Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 2
lượt xem 8
download
Phần 2 của cuốn sách "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo" gồm những nội dung về: vụ tranh chấp giữa Malaixia và Xingapo về yêu cầu cải tạo đất của Xingapo đối với vùng đất trong và chung quanh eo biển Johor từ năm 2003 đến năm 2005; vụ tranh chấp chủ quyền giữa Guyana và Xurinam năm 2007; vụ kiện của Philíppin với Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông năm 2013;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 2
- VỤ TRANH CHẤP GIỮA MALAIXIA VÀ XINGAPO VỀ YÊU CẦU CẢI TẠO ĐẤT CỦA XINGAPO ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT TRONG VÀ CHUNG QUANH EO BIỂN JOHOR TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2005 1. Sơ lược về vị trí địa lý Eo biển Johor (còn gọi là eo biển Tebrau, eo biển Johor, Selat Johor, Selat Tebrau và Tebrau Reach) là một eo biển phân cách giữa Malaixia ở phía bắc và Xingapo về phía nam. Eo biển này có chiều dài khoảng 1.400m và là một khu vực mang tính lịch sử của cả hai nước. 2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp Khu vực đường thủy tại eo biển này đã được Malaixia và Xingapo phân định vào năm 1966. Sau khi tách khỏi Malaixia năm 1965, Xingapo đã bắt đầu tiến hành việc cải tạo đất đối với vùng nước bên trong eo biển Johor, tăng diện tích đất liền của quốc gia này lên 100km2. Việc cải tạo bắt đầu tại bờ Tuas (thuộc phía tây eo biển Johor) vào tháng 6-2000 và tại bờ Pulau Tekong (thuộc phía đông 60
- eo biển Johor) vào tháng 11-2000. Malaixia đã nhiều lần đưa ra thông báo phản đối việc cải tạo đất này của Xingapo, và cho rằng vùng nước này thuộc chủ quyền của Malaixia. Tuy vậy, Xingapo cho rằng tuyên bố của Malaysia là không có cơ sở. Ngày 5-9-2003, Malaixia nộp đơn khởi kiện ra Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chống lại việc cải tạo đất của Xingapo. 3. Yêu sách của các bên Malaixia cho rằng, hành vi của Xingapo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận tải đường biển và nghề đánh bắt cá của Malaixia, vi phạm chủ quyền lãnh hải và gây ra những thiệt hại không thể bù đắp đối với môi trường biển lân cận. Nước này cho rằng, Xingapo phải dừng ngay lập tức hoạt động cải tạo đất tại hai bờ biển Pualu Tekong và Tuas của eo biển Johor. Trái lại, Xingapo tuyên bố họ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán vụ việc này với Malaixia, và thực tế, cuộc đàm giữa hai nước đã bắt đầu vào ngày 13 và 14-8-2003. Điều 283 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) quy định các bên trong tranh chấp phải đạt được một giải pháp thông qua việc đàm phán trước khi một bên sử dụng đến thủ tục tố tụng trước Tòa. Liên quan đến tranh chấp này, Malaixia đã không đàm phán với Xingapo để đưa ra một giải pháp thích hợp, cũng không 61
- tìm cách giải quyết vụ việc thông qua đàm phán. Thay vào đó, Malaixia đã chấm dứt cuộc đàm phán chỉ sau một buổi họp với Xingapo và tiến hành hành vi pháp lý đơn phương là khởi kiện tại ITLOS. Theo đó, Xingapo yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết buộc Malaixia phải ngồi vào bàn đàm phán theo đúng quy định của luật pháp quốc tế nhằm tìm kiếm một biện pháp hòa bình. Xingapo cho rằng, căn cứ vào pháp luật quốc tế có liên quan, Malaixia đã không chứng minh được sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn các thiệt hại không thể bù đắp đối với Malaixia. Hơn nữa, Malaixia cũng không chứng minh được các thiệt hại mà quốc gia này phải gánh chịu là những thiệt hại không thể bù đắp; việc Malaixia phản đối hoạt động cải tạo đất tại eo biển Johor là không phù hợp với Hiệp định song phương mà hai quốc gia này ký kết vào năm 1927 và năm 1995; Malaixia không có thẩm quyền đối với vùng đất mà Xingapo đang cải tạo. Chính vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có cơ sở. 4. Nội dung của phán quyết1 Hai mươi ba thẩm phán của ITLOS đã tuyên bố Xingapo là bên thắng cuộc trong vụ việc này và bác bỏ yêu cầu của Malaixia trong việc ngăn chặn hoạt động cải tạo đất tại bờ biển Pulau Tekong và Tuas của eo biển Johor. Tòa kết luận Xingapo được phép tiếp tục hoạt động cải tạo 1. Xem tại https://www.pcacases.com/web/sendAttach/1126 62
- đất trong thời gian này và yêu cầu hai quốc gia tìm kiếm một giải pháp khác. Theo đó, Malaixia và Xingapo phải hợp tác, tham vấn với nhau nhằm: - Thành lập một nhóm chuyên gia độc lập và phù hợp với mục đích: (i) Thực hiện việc nghiên cứu nhằm xác định rõ và đề xuất các giải pháp hợp lý để xử lý những tác động xấu của việc cải tạo đất trong phạm vi thẩm quyền được đồng ý bởi Xingapo và Malaixia, với thời hạn không quá một năm kể từ ngày có hiệu lực của phán quyết của Tòa. (ii) Đưa ra nhanh nhất có thể một bản báo cáo tạm thời đối với những công việc đang thực hiện trong khu vực D của bờ Pulau Tekong; (iii) Trao đổi thông tin, đánh giá các rủi ro và hệ quả của chúng đối với việc cải tạo đất của Xingapo; (iv) Thi hành những cam kết được đưa ra trong phán quyết này, không được có bất kỳ hành vi nào đi ngược lại với việc thi hành một cách hiệu quả và tham vấn để đạt được những biện pháp tích cực tại khu vực D của bờ Pulau Tekong. - Về phía Xingapo, Tòa yêu cầu Xingapo không được thực hiện việc cải tạo đất gây ra những tác động xấu đến quyền lợi của Malaixia hoặc các thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường biển, phải tham khảo bản báo cáo và các ý kiến tư vấn của nhóm chuyên gia độc lập. 63
- - Các bên tham gia đồng ý mở rộng các điều khoản liên quan của Ủy ban hợp tác về Môi trường Malaixia - Xingapo (MSJCE) để thêm vào những điều dưới đây: (i) Trao đổi thông tin, thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của mình ở eo biển Johor; (ii) Thực hiện các hoạt động giám sát liên quan đến môi trường của mình ở eo biển Johor và giải quyết bất kỳ tác động bất lợi nào nếu cần thiết. Các hoạt động giám sát bao gồm: + Kiểm tra, giám sát chất lượng nước để bảo vệ môi trường biển và cửa sông; + Kiểm tra, giám sát hệ sinh thái và hình thái biển. Hai bên sẽ lập tức cùng nhau thực hiện các yêu cầu của Tòa án trọng tài trong các trường hợp liên quan tới cải tạo đất của Xingapo và xung quanh eo biển Johor (Malaixia đối với Xingapo) thông qua các điều khoản của Hiệp định giữa hai nước. 5. Các vấn đề rút ra từ vụ việc tranh chấp Thứ nhất, một trong những vấn đề được quan tâm trong vụ việc này chính là liệu Tòa Trọng tài quốc tế được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này hay không. Điều 283 UNCLOS 1982 quy định rõ nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là phải trao đổi ý kiến. Cụ thể là: “Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên 64
- liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác...”. Liên quan đến việc trao đổi quan điểm giữa các bên, Điều 286 UNCLOS 1982 cũng quy định: “Mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này”. Trong vụ tranh chấp này, các chuyên gia từ Xingapo và Malaixia đã trao đổi các tài liệu vào cuối tháng 7 và gặp nhau vào ngày 13 và 14-8- 2003. Đó là điểm mở đầu quá trình tham vấn khi các bên xem xét tài liệu của nhau. Và khi sự tham vấn giữa các bên không đạt được một kết quả tích cực, Malaixia không có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện việc trao đổi quan điểm với Xingapo nữa. Hơn nữa, các bên đã không bắt đầu việc tham vấn trước khi bắt đầu thủ tục thành lập Tòa trọng tài. Malaixia tuyên bố rõ ràng rằng việc đàm phán không ngăn cản họ có quyền yêu cầu thành lập Tòa trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS 1982 hoặc quyền yêu cầu Tòa quốc tế về luật biển (ITLOS) đưa ra các biện pháp tạm thời. Căn cứ theo quy định của các điều khoản UNCLOS 1982, Malaixia có quyền đưa vụ kiện ra ITLOS và yêu cầu Xingapo chấm dứt việc cải tạo đất trong thời gian vụ kiện đang được xem xét. Vì vụ tranh chấp thuộc phạm vi của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII 65
- UNCLOS 1982, nên Tòa hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này1. Thứ hai, liệu ITLOS có thẩm quyền để đưa ra biện pháp tạm thời hay không? Xingapo cho rằng Tòa Trọng tài sẽ không được thành lập cho đến ngày 9-10-2003, để xem xét các yêu cầu của Malaixia về việc ban hành biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn việc cải tạo đất của Xingapo. Điều này có nghĩa là việc ban hành các biện pháp tạm thời là không cần thiết cho đến khi thành lập Tòa trọng tài. Điều 287 UNCLOS 1982 quy định các quốc gia thành viên được tự do lựa chọn các cơ quan sau: (a) Tòa án quốc tế về Luật biển thành lập theo Phụ lục VII; (b) Tòa án quốc tế; (c) Một tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982; (d) Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo phụ lục VIII để giải quyết một hoặc nhiều loại tranh chấp đặc biệt. ITLOS là một trong nhiều cơ quan có thể đưa ra phán quyết ràng buộc các bên theo quy định của UNCLOS 1982. Một bên tranh chấp, bằng văn bản, có thể chọn ITLOS hoặc bất kỳ cơ quan giải quyết tranh chấp khác tại bất cứ thời điểm nào của vụ tranh chấp. Tòa án quốc tế về Luật biển hoặc Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển có thể quy định, sửa đổi hay hủy bỏ các biện pháp tạm thời, nếu như họ 1. Xiong Lianmin: Case concerning Land Reclamation by Singapore in and around the Straits of Johor Malaysia vs. Singapore, China Oceans Law Review, Vol. 2005 NO.1, tr.566. 66
- thấy hiển nhiên rằng Tòa án cần được lập ra sẽ có thẩm quyền giải quyết và nếu như họ xét thấy rằng, tính chất khẩn trương của tình hình đòi hỏi phải làm như vậy. Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên tranh chấp và ngăn chặn các thiệt hại nghiêm trọng có thế xảy ra cho môi trường biển trong quá trình xem xét vụ việc. Như vậy, thẩm quyền ban hành biện pháp tạm thời có thể thuộc phạm vi của ITLOS trước khi Tòa trọng tài được thành lập. Theo đó, ITLOS đã đưa ra kết luận rằng ITLOS có thể ban hành các biện pháp tạm thời trong quá trình thành lập một Tòa trọng tài. 67
- VỤ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN GIỮA GUYANA VÀ XURINAM NĂM 2007 1. Sơ lược về vị trí địa lý khu vực tranh chấp Guyana và Xurinam là hai quốc gia nằm ở phía đông bắc của Nam Mỹ, bên bờ Đại Tây Dương. Lãnh thổ của Guyana có diện tích xấp xỉ 214,970 km2. Biên giới trên bộ của Guyana được chia cách với Vênêxuêla bởi một con sông ở hướng tây nam, giáp với Braxin ở phía đông nam và Xurinam ở phía đông. Ở phía bắc, Guyana giáp với Đại Tây Dương. Guyana trở thành quốc gia độc lập vào năm 1966, sau hơn 160 năm là thuộc địa của Anh. Lãnh thổ của Xurinam có diện tích xấp xỉ 163,820km2. Xurinam có chung đường biên giới với Guyana ở hướng tây, Braxin ở hướng nam và Guyana thuộc Pháp ở hướng đông. Ở hướng bắc, Xurinam giáp với Đại Tây Dương. Xurinam giành độc lập từ Hà Lan vào năm 1975, sau hơn 170 năm là thuộc địa. Bờ biển của Guyana và Xurinam nằm ở vị trí gần kề với nhau, giao điểm giữa hai bờ biển gặp nhau gần cửa sông 68
- Corentyne với hình thể rộng và mặt lõm không đều. Cả Guyana và Xurinam đều không ký kết thỏa thuận đường biên giới trên biển quốc tế với các quốc gia lân cận. 2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp Vì tầm ảnh hưởng về chính trị của Vênêxuêla là vô cùng to lớn, nên cả ba quốc gia trong khu vực này là Guyana (thuộc địa cũ của Anh, còn gọi là Guyana thuộc Anh), Xurinam (thuộc địa cũ của Hà Lan) và Guyana thuộc Pháp (thuộc địa của Pháp) không thể đàm phán thỏa thuận phân định ranh giới biển cho các bên. Thực tế thì, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bên không thể phân định ranh giới biển, trong đó có tranh chấp từ trước đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vụ thứ nhất là tranh chấp chủ quyền giữa Vênêxuêla và Guyana đối với phần đất mở rộng của phía tây sông Essequibo. Trong vụ này, phần đất liền và phần lãnh hải mà các bên tranh chấp kéo dài đến hơn 130 hải lý, vì thế ở một khía cạnh nhất định thì ranh giới biển và ranh giới đất liền là phần không thể tách rời và rất khó phân định. Hai vụ tranh chấp còn lại liên quan đến phân định ranh giới biển theo các cách khác nhau. Nhìn chung, phạm vi tranh chấp là phần lãnh thổ nằm sâu trong đất liền nhưng lại ảnh hưởng đến các vấn đề biên giới biển, chịu sự tác động của yếu tố chính trị. Cả Guyana và Xurinam đều tuyên bố chủ quyền đối với vùng New River Triangle; còn Xurinam thì có tranh chấp với Guyana thuộc Pháp về 69
- chủ quyền đối với khu vực thượng lưu sông là ranh giới giữa hai quốc gia này1. Các tranh chấp chưa được giải quyết trên dẫn đến một tình trạng phức tạp và chồng chéo trong việc đàm phán ranh giới cả về phần đất liền lẫn phần lãnh hải, gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề khác có liên quan. Những nỗ lực để thiết lập một biên giới giữa Guyana và Xurinam từ thời thuộc địa. Năm 1799, biên giới giữa Xurinam và Berbice, một thuộc địa sau đó nằm ở phần phía đông của Guyana, đã được sự đồng ý của chính quyền thuộc địa chạy dọc theo bờ phía tây của sông Corentyne. Một Ủy ban Ranh giới hỗn hợp bao gồm các thành viên đến từ Anh, Hà Lan và Braxin được thành lập vào năm 1934 để thiết lập các điểm phía nam và phía bắc của biên giới với độ chính xác cao hơn. Điểm phía nam tiếp giáp giữa ba ranh giới của Guyana thuộc Anh, Xurinam và Braxin, được thành lập tại đầu nguồn của sông Kutari, một nhánh của sông Corentyne. Năm 1936, Ủy ban Ranh giới hỗn hợp thực hiện khuyến nghị rằng cuối phía bắc của biên giới giữa Guyana thuộc Anh và Xurinam cần được cố định tại một điểm cụ thể trên bờ phía tây của sông Corentyne, gần các cửa sông, một điểm sau đó gọi là “điểm 61” hoặc “điểm 1936”. Lý do căn bản để định vị 1. Peggy A. Hoyle: The Guyana - Suriname maritime boundary dispute and its regional contex, IBRU Boundary and Security Bulletin, Summer 2001, xem thêm http://www.guyana.org/guysur/THE_GUYANA-SURINAME_ MARITIME_BOUNDARY_DISPUTE.pdf 70
- biên giới dọc theo bờ phía tây của sông Corentyne là vùng đất trũng và định vị các trạm biên giới trên bờ phía tây với mục đích để cho phép Hà Lan thực hiện giám sát tất cả lưu lượng chảy của sông. Năm 1966, ngay sau khi Guyana giành được độc lập, Vương quốc Anh đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Guyana và Xurinam được gọi là “Cuộc đàm phán Marlborough House”. Những cuộc đàm phán này đã thất bại do các bên không đạt được thỏa thuận về vị trí của ranh giới đất đai. Liên quan đến biên giới biển, Guyana ủng hộ sử dụng các nguyên tắc cách đều để phân định. Còn theo Xurinam, việc phân định ranh giới phải được tiến hành một cách phù hợp với sự cân nhắc các yếu tố địa lý khác. Trong năm 1977 và năm 1978, Guyana và Xurinam từng áp dụng pháp luật trong nước liên quan đến biên giới trên biển của họ. Ngày 30-6-1977, Guyana ban hành Luật ranh giới hàng hải năm 1977, trong đó quy định biên giới trên biển của Guyana được xác định theo sự đồng thuận với các quốc gia liền kề hoặc, trong trường hợp không có sự đồng thuận thì được xác định bằng đường trung tuyến. Ngày 14-4-1978, Xurinam ban hành các luật liên quan đến phần mở rộng của lãnh hải và việc thành lập một khu kinh tế tiếp giáp lãnh hải, mà không xác định đường ranh giới của lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế. Trong năm 1980, Xurinam thành lập công ty dầu khí quốc gia Staatsolie. Từ đó đến nay, công ty Staatsolie đã hoạt động độc quyền ở tất cả các khu vực mở rộng 71
- ngoài khơi của Xurinam. Năm 1989, ranh giới trên biển giữa Guyana và Xurinam đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán được tổ chức tại Paramaribo giữa Tổng thống Hoyte của Guyana và Tổng thống Shankar của Xurinam. Hai bên đồng ý với phương thức và việc sử dụng chung khu vực biển, giải quyết vấn đề biên giới và những nhượng bộ mà các bên đã ký kết vẫn còn có hiệu lực. Cả hai đưa ra thảo luận về việc cấp giấy phép đánh bắt cá và tuần tra các vùng biển thuộc khu vực chồng chéo theo các thủ tục tố tụng giữa năm 1977 và năm 2004. Trong số các thỏa thuận Guyana cho phép khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp của thềm lục địa được cấp trong năm 1998 có trường hợp giấy phép cấp cho Công ty CGX Resources (“CGX”), một công ty Canađa. Ngoài ra, cũng hoạt động trong các khu vực tranh chấp theo giấy phép do Guyana cấp còn có Công ty dầu Maxus (Guyana) và Công ty thăm dò và sản xuất Esso (Guyana). Ngày 08-6 và ngày 18-8-2000, công ty Staatsolie cho biết Esso đã hoạt động không có giấy phép trong vùng Xurinam, và điều này là không thể chấp nhận. Vào tháng 9-2000, Esso viện dẫn các điều khoản bất khả kháng trong thỏa thuận với Guyana và đã ngừng hoạt động trong khu vực nhượng quyền. Sau đó, Maxus cũng hạn chế các hoạt động thăm dò trong khu vực nhượng quyền. Vào ngày 6-6-2000, Thủ tướng Chính phủ của Tơriniđát và Tôbagô đã tham dự cuộc họp giữa các Bộ trưởng ngoại giao của Guyana và Xurinam. Cả hai ngoại trưởng đều 72
- bày tỏ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Guyana dự thảo Biên bản ghi nhớ để đạt được tất cả các ưu đãi thăm dò hiện tại và giấy phép phải được tôn trọng cho đến khi có một thỏa thuận cuối cùng về biên giới biển. Tuy nhiên, Xurinam đã không chấp nhận. Các ngoại trưởng của Guyana và Xurinam đã đồng ý thành lập một Ủy ban kỹ thuật. Ủy ban này sẽ bắt đầu làm việc ngay lập tức và triệu tập các cuộc họp chung giữa các ủy ban biên giới quốc gia của mình nhưng không đạt được thỏa thuận nào. Sau đó, các cuộc đàm phán đã được tổ chức giữa Tổng thống Jagdeo của Guyana và Tổng thống Wijdenbosch của Xurinam từ ngày 14 đến ngày 17-7-2000 tại Vịnh Montego và Kingston. Tuy nhiên, đã không có thỏa thuận nào đạt được trong các cuộc đàm phán này. Các Uỷ ban Biên giới quốc gia đã tổ chức một số cuộc họp chung trong năm 2002 và năm 2003 nhưng cũng không thể đạt được thỏa thuận chung nào. Mười một tháng sau khi cuộc họp cuối cùng của Ủy ban Biên giới quốc gia diễn ra và nhìn thấy sự thiếu khả quan trong các cuộc đàm phán ngoại giao với Xurinam, Guyana bắt đầu thủ tục tố tụng vào ngày 24-4-2004. 3. Quy trình tố tụng Guyana bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài liên quan đến việc phân định biên giới biển với Xurinam và liên quan đến hành vi vi phạm bị cáo buộc của luật pháp 73
- quốc tế với Xurinam trong tranh chấp lãnh thổ hàng hải. Guyana đã đáp ứng những thủ tục tố tụng theo quy định tại Điều 286 và Điều 287 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và phù hợp với Phụ lục VII của Công ước này (Guyana phê chuẩn Công ước ngày 16-11-1993 và Xurinam phê chuẩn ngày 09-7-1998). Trong Thông báo và Tuyên bố yêu cầu bồi thường của mình, Guyana cho rằng các bên được xem là đã chấp nhận việc xét xử theo Phụ lục VII của Công ước. Guyana lưu ý cả hai bên đã đưa ra tuyên bố theo quy định của UNCLOS 1982 liên quan đến sự lựa chọn của nước mình về thủ tục bắt buộc và không bên nào đưa ra tuyên bố quy định tại Điều 298 UNCLOS 1982 liên quan đến trường hợp ngoại lệ tùy chọn để áp dụng các thủ tục bắt buộc trong phần 2. 4. Yêu sách của các bên 4.1. Yêu sách của Guyana Guyana đưa ra các tuyên bố của mình trong bản Thông báo và Tuyên bố yêu cầu bồi thường ngày 24-02- 2004, cho rằng Xurinam phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình vì việc sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại sự toàn vẹn 74
- lãnh thổ của Guyana hay đối với công dân, chủ quyền và những đối tượng khác có mặt hợp pháp tại khu vực hàng hải trên lãnh thổ có chủ quyền của Guyana hoặc các khu vực hàng hải khác mà Guyana có thẩm quyền hợp pháp là vi phạm UNCLOS 1982. Xurinam có nghĩa vụ phải bồi thường theo yêu cầu với một số tiền được xác định cho các thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của mình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 33.851.776 đôla Mỹ. 4.2. Yêu sách của Xurinam Trong Biên bản trả lời phản đối ban đầu vào ngày 23-5-2005, Xurinam yêu cầu Tòa Trọng tài phân xử và tuyên bố rằng: Tòa Trọng tài không có thẩm quyền để xác định yêu cầu bồi thường của Guyana; trong trường hợp Tòa không chấp nhận đệ trình đầu tiên của Guyana thì đệ trình thứ hai và thứ ba của Guyana cũng không được chấp nhận. 5. Lập luận của các bên 5.1. Lập luận của Guyana Guyana đã tuân theo tất cả các yêu cầu cho việc đệ trình tranh chấp này nhằm giải quyết theo Phần XV của UNCLOS 1982. Guyana xác nhận giữ vững các quyền của mình trong các Điều 15, 74, 83 và 279 của UNCLOS 1982 và các yêu cầu trong tranh chấp liên quan đến đường biên giới biển giữa Guyana và Xurinam. 75
- Guyana chứng minh các nỗ lực giữa hai quốc gia để giải quyết tranh chấp biên giới biển sau tháng 6-2000, đề cập đặc biệt đến việc thành lập một Ủy ban chuyên môn chung và đàm phán trong văn phòng của Thủ tướng Chính phủ Giamaica. Điều này thể hiện những nỗ lực của các bên để giải quyết tranh chấp biên giới biển từ năm 1975 đến năm 2000 và đẩy mạnh những nỗ lực sau tháng 6-2000, hủy bỏ các yêu cầu trong Điều 279 của UNCLOS 1982 để tìm kiếm một giải pháp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Guyana cho rằng đã có sự trao đổi đầy đủ các quan điểm giữa hai quốc gia, và Guyana đã tuân thủ các yêu cầu của Điều 283 của UNCLOS 1982. Theo quan điểm của Guyana, tất cả các khả năng giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba đã bị thất bại vào tháng 2-2004, và không có điều kiện để đàm phán thành công. Theo Guyana, Điều 286 của UNCLOS 1982 cho phép nước này viện dẫn một quyết định ràng buộc theo Mục 2 Phần XV của UNCLOS 1982, và cả Guyana lẫn Xurinam đều không đưa ra tuyên bố nào theo quy định tại Điều 287 của UNCLOS 1982 như một phương pháp lựa chọn giải quyết tranh chấp. Guyana cho biết thêm, cả Guyana và Xurinam đều đã không đưa ra tuyên bố theo Điều 298 của UNCLOS 1982 bởi Guyana không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục có thể được quy định tại Mục 2 Phần XV của UNCLOS 1982. 76
- Guyana cho rằng, các tranh chấp này liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 15, 74, 83 và 279 của UNCLOS 1982 và không liên quan đến các vấn đề khác ngoài việc phân định biên giới biển. Guyana phản bác lập luận của Xurinam rằng Tòa Trọng tài có thẩm quyền để phân định biên giới biển. Guyana cho rằng, theo quy định tại Điều 9 của Công ước, Tòa có thẩm quyền để xác định vị trí của cửa sông Corentyne, nơi mà các bên đồng ý rằng mốc biên giới đất liền cuối cùng của họ được thành lập. Guyana tiếp tục khẳng định Xurinam đã sai khi cho rằng cửa sông Corentyne nên được xác định theo Điều 10, chứ không phải là Điều 9, xác nhận thẩm quyền của Tòa án theo khoản 1 Điều 288 UNCLOS 1982. Guyana cũng trình bày rằng Tòa án vẫn có thể giải thích và áp dụng Điều 74 và 83 của UNCLOS 1982. Để hỗ trợ cho lập luận này, Guyana trích dẫn vụ kiện Vịnh Maine, khi Tòa án quốc tế thực hiện một sự phân định biển giữa Canađa và Hoa Kỳ từ một điểm trên biển được chỉ định. 5.2. Lập luận của Xurinam Xurinam cho rằng Tòa không có thẩm quyền đối với yêu cầu đầu tiên của Guyana về việc bồi thường liên quan đến việc phân định biển giữa Guyana và Xurinam nếu không có thỏa thuận về điểm 1936, và tuyên bố thứ hai, thứ ba của Guyana là không thể chấp nhận. 77
- Xurinam đồng ý với Guyana rằng thẩm quyền của Tòa được thành lập dựa trên Phần XV của UNCLOS 1982, nhưng lại cho rằng Điều 288 của UNCLOS 1982 quy định “một Tòa Trọng tài quy định tại Điều 287 có thẩm quyền xét xử đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này” không cho phép Tòa Trọng tài có thẩm quyền đối với yêu cầu đầu tiên của Guyana nếu không có thỏa thuận về điểm 1936. Xurinam cho rằng lịch sử soạn thảo các điều khoản giải quyết tranh chấp của Công ước cho thấy quy định giải quyết tranh chấp của nó không bao giờ có ý định làm tăng thẩm quyền để phân định lãnh thổ. Hơn nữa, Điều 15, 74 và Điều 83 của UNCLOS 1982 không thừa nhận việc xác định mốc ranh giới đất cuối cùng để Tòa xem xét thẩm quyền của mình trong những trường hợp này. Xurinam cho rằng, Tòa án thiếu thẩm quyền để phân định ranh giới bằng cách xác định một đường chắn ngang trên cửa sông Corentyne theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của UNCLOS 1982. Xurinam cho rằng, yêu cầu thứ hai và thứ ba của Guyana là không thể chấp nhận vì Guyana đã hành động không thiện chí và không minh bạch. Xurinam khẳng định rằng hành động trục xuất các tàu CGX vào tháng 6-2000 của Guyana là sai trái và không được chấp nhận vì Xurinam vẫn chưa đồng ý yêu cầu của Guyana trong khu vực biển, do đó Guyana không thể đòi quyền thi hành hợp pháp trong khu vực tranh chấp. 78
- Đối với yêu cầu thứ ba của Guyana, Xurinam cho rằng Guyana đã không minh bạch. Đồng thời ghi chép cũng cho thấy Guyana đã không thực hiện đàm phán một cách thiện chí. Xurinam lập luận, các cuộc đàm phán của các bên kể từ sự việc tháng 6-2000 cho thấy Guyana yêu cầu việc phục hồi hoạt động của CGX một cách bất hợp lý trong khi cung cấp không đủ thông tin, gây nguy hại cho việc cho giải quyết tranh chấp và vi phạm Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS 1982. Xurinam tiếp tục lập luận rằng, Guyana cố tình che giấu các thông tin liên quan đến nhượng bộ dầu khí của nước này. Theo đó, Xurinam cho rằng, Tòa Trọng tài không có thẩm quyền để xác định yêu cầu phân định biển của Guyana và tuyên bố thứ hai, thứ ba của Guyana là không thể chấp nhận. 6. Kết luận của Tòa về thẩm quyền để xác định biên giới biển Cả hai nước Cộng hòa Hợp tác Guyana và Cộng hòa Xurinam đều là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Vì thế, họ phải tuân theo các điều khoản quy định trong Công ước và đặc biệt là các điều khoản liên quan đến sự phân chia ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai quốc gia. Cả Guyana và Xurinam đều không đưa ra bất kì tuyên bố nào theo Điều 298 UNCLOS 1982, cũng không có những cuộc tranh luận 79
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công pháp quốc tế (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
61 p | 556 | 123
-
Giải quyết tranh chấp về biển
16 p | 190 | 38
-
Vai trò các tác nhân trong tranh cãi Biển Đông là gì?
12 p | 97 | 28
-
Việt Nam và phương án sử dụng Tòa trọng tài theo phụ lục VII Công ước luật biển 1982 trước những yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông
9 p | 146 | 16
-
Một số phán quyết của trọng tài và tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới từ năm 1928 đến năm 2016
13 p | 121 | 16
-
Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại
15 p | 128 | 13
-
Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 1
61 p | 23 | 9
-
Vai trò và thách thức đối với Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác ASEAN về giải quyết tranh chấp biển Đông
12 p | 57 | 8
-
Luật biển Quốc tế hiện đại: Vai trò, thách thức và khuyến nghị
11 p | 44 | 7
-
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Quốc tế - ThS. Nguyễn Hữu Khánh Linh
93 p | 49 | 6
-
Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo Pedra Branca và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
11 p | 91 | 5
-
Giải quyết tranh chấp biển đảo giữa El Salvador và Honduras tại Tòa án Công lí quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam
12 p | 87 | 5
-
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tàu cá tại tòa án: Thực trạng và giải pháp
20 p | 8 | 4
-
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật quốc tế
93 p | 40 | 4
-
Phán quyết điển hình của tòa trọng tài thường trực La Haye về giải quyết tranh chấp biển đảo và bài học kinh nghiệm
6 p | 49 | 4
-
Bài giảng Luật kinh tế: Phần 2 (Dùng đào tạo trình độ Đại học)
98 p | 13 | 4
-
Luật quốc tế về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Phần 2
100 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn