Giải thích hiện tượng : Bờ sông bên lở bên bồi
lượt xem 8
download
"Dòng sông bên lở ... bên bồi.." Có thể ít nhất, hơn một lần, bạn đã được nghe câu này trong giai điệu của những bài hát hoặc trong những đoạn văn, bài thơ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải thích hiện tượng : Bờ sông bên lở bên bồi
- Giải thích hiện tượng : Bờ sông bên lở bên bồi "Dòng sông bên lở ... bên bồi.." Có thể ít nhất, hơn một lần, bạn đã được nghe câu này trong giai điệu của những bài hát hoặc trong những đoạn văn, bài thơ ... Thế nhưng, có bao nhiêu người nghe mà đã hiểu hết cái ý nghĩa "Vật lý" chứa đựng trong nó ... Từ vòng xoáy của nước trong bồn tắm … Khi xả nước vào bồn tắm, nếu để ý, bạn sẽ thấy ở vùng gần nơi nước chảy xuống, vòng xoáy của nước nói chung là xoay ngược chiều kim đồng hồ. Nếu bạn cố tình dùng tay làm cho nước xoay theo chiều kim đồng hồ một lúc, nó sẽ xoay chậm dần, một lúc sau lại xoay ngược chiều kim đồng hồ. Bạn cứ làm thử xem, có thể sẽ làm cho bạn ngạc nhiên đấy! Chẳng lẽ nước lại có tính nết kỳ quặc như vậy ? Thực ra, chẳng phải nước có “tính nết” kỳ quặc như vậy đâu! có thể bạn không tin nhưng đó chính là trái đất tự xoay đã “dở trò” đấy. Ngay từ hơn 150 năm trước một nhà vật lí học người Pháp tên là Coriolis đã chú ý đến hiện tượng này. Thuở ấy ông đang dạy học ở Học viện công nghệ Pháp, một dịp ngẫu nhiên đã khiến ông bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của vật thể trên bề mặt vật quay. Trái đất là một vật quay lớn, cứ 24 giờ nó quay một vòng, tại
- một điểm trên xích đạo, một ngày đã chuyển động 40000 kilômét, tốc độ hướng về đông vào khoảng 0,46km/s, nhưng ở Bắc kinh một ngày lại đại thể chỉ cần chuyển động 30000 km, tốc độ hướng đông vào khoảng 0,35km/s. Như vậy, những vật thể ở bắc bán cầu trái đất nếu vị trí càng gần phía nam thì theo sự quay của trái đất, tốc độ sẽ càng lớn. Đến dòng chảy của con sông … Nếu có một dòng nước từ nam chảy về bắc, nó sẽ vì quán tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông; còn nếu từ bắc chảy về nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về phía tây, giống như có ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về đông, nước từ bắc chảy tới nam sẽ lệch về tây và sẽ chảy theo ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình trên, ở nam bán cầu sẽ ngược lại hoàn toàn. Corilis đã chú ý đến hiện tượng đó trước tiên và đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống từ lý luận tới thực nghiệm, người đời sau gọi loại lực làm hình thành vòng xoáy là lực Corilis. Trong bồn tắm, chậu rửa tay vòng xoáy không dễ dàng làm người ta chú ý, bạn đừng vì thế mà cho rằng lực Corilis ảnh hưởng đối với đời sống con người không lớn. Ở bắc bán cầu bờ sông bên phải của sông ngòi bị bào mòn tương đối lớn, đó là vì lực Corilis đẩy nước sông chay theo hướng ngang. Và những điều khác nữa … Cũng như vậy khi xe lửa từ hướng nam chạy tới hướng bắc, nói chung cũng va đập tương đối mạnh vào mặt phẳng đường sắt. Khi nghiên cứu bắn pháo và phóng vệ tinh cũng phải xem xét tới ảnh hưởng của lực Corilis. Lực Corilis còn ảnh hưởng đến sự chuyển động của không khí trên bề mặt trái đất, chính là do nó mới sinh ra dòng không khí xoáy với năng lượng rất lớn, trong đó gió xoáy là một loại. Gió xoáy là một đại lực sĩ, nó có thể làm đổ nhà đổ cây, và còn có thể cuốn những vật ở trên mặt đất lên không trung, mỗi năm gây ra tổn thất tới hằng tỷ, hàng chục tỷ đô la Mỹ.
- Năm 1978 gió xoáy tập kích vào Tolago tốc độ gió đạt tới 52 m/s, tốc độ ở trung tâm dòng không khí xoáy bằng và xấp xỉ tốc độ âm thanh. Một trong những tác dụng phá hoại của gío xoáy là lực hút của nó, mà nguồn gốc của lực hút này là do sự chuyển động xoáy đó chính là lực Coriolis. Có thể thấy, nếu như lực Corilis lúc bình thường không được người ta chú ý, còn một khi nổi giận thì nguy hại là rất lớn. Ai phát minh ra vô tuyến đ iệ n Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn Popov không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nhưng đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: ai là người phát minh ra vô tuyến điện hay chưa? Thời cổ đại, người ta truyền tin bằng cách chạy bộ hoặc phi ngựa, vừa tốn thời gian, vừa tốn công sức. Đến thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của sản xuất tư
- bản chủ nghĩa, những cách truyền tin cổ xưa không tài nào đáp ứng được nhu cầu truyền tin nhanh chóng, cho dù có sử dụng những phương pháp mới như bằng xe lửa, tàu thuyền. Sau khi điện bước lên vũ đài khoa học, mọi người khao khát mở ra một cuộc cách mạng tin tức trong điện học. Để giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật nan giải đó, rất nhiều người đã tốn biết bao nhiêu công sức và tâm huyết trên con đường khoa học đầy trắc trở này. Cuối cùng họ cũng đổi lấy được hàng loạt các thành quả khoa học to lớn: cuối thập niên 30 thế kỷ XIX, người Mỹ Breese Morse (1791 – 1872) đã chế tạo thành công chiếc máy điện báo hữu dụng, và xây dựng đường điện báo hữu tuyến đầu tiên giữa Washington và Baltimore và năm 1844. Năm 1876, người Mỹ Bell (1847 – 1922) phát minh ra điện thoại ống nghe. Đến thập niên 90 lại có người phát minh ra điện báo vô tuyến truyền tin. Nhưng vô tuyến điện do ai phát hiện ra trước tiên? Cho đến nay đó vẫn là vấn đề mà người ta còn tranh cãi mãi không thôi. Có người cho rằng, vô tuyến điện là do Markeni người Ý (1841 – 1937) phát hiện ra trước tiên. Bởi vì vào năm 1894, khi Markeni mới 20 tuổi đã tìm ra tính chất của sóng điện từ trong bảng cáo phó qua đời của Hertz, từ đó nảy sinh ra ý tưởng lợi dụng sóng điện từ tiến hành thông tin bằng vô tuyến điện. Từ đó, ông thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn vô tuyến, bắt đầu sản xuất cuộn dây cảm ứng phát sóng điện từ và bộ tách sóng. Nhưng ông không hài lòng với việc điện báo vô tuyến chỉ sử dụng được trong phạm vi ngắn. Năm 1901, Markeni xây dựng một trạm phát sóng cao ngất trời tại Anh, phát tín hiệu sóng điện từ sang bờ bên kia Đại Tây Dương. Nhưng có rất nhiều học giả Liên Xô cho rằng, người đầu tiên phát minh ra vô tuyến điện không phải là Markeni, mà là nhà khoa học người NgaPopov. Những học giả này nói: Popov phát minh ra điện báo vô tuyến đầu tiên vào năm 1895. Không bao lâu sau khi Popov phát minh ra điện báo vô tuyến, có 27 ngư dân bị băng trôi lạc đến biển Polo, nhờ có điện báo vô tuyến mà được cứu sống. Nhưng điện báo vô tuyến của Popov chưa được sử dụng tại Nga. Năm 1895, khi ông xin Chính phủ chi viện 1000 Rup để trang bị thiết bị thí nghiệm điện báo vô tuyến, Bộ trưởng Lục quân trả lời: “Ta không cho phép sử dụng tiền cho những điều hoang tưởng như thế”. Phát minh này sau đó được Markeni tận dụng, ông ra sức tìm cách
- chiếm quyền ưu tiên phát minh vô tuyến điện này cho mình. Thậm chí, đã có người khẳng định: Phát minh của Popov mà Sa hoàng đương cục bảo thủ không thèm sử dụng đã bị gã gian thương người ý Markeni chiếm lấy, hắn đã mạo nhận phát minh vĩ đại này là của mình. Có học giả ra sức điều hoà sự tranh cãi này, cho rằng sáng tạo công cụ thông tin vô tuyến điện là do Markeni và Popov dường như hoàn thành cùng lúc. Họ nói: Phát minh ra vô tuyến điện là thành tựu khoa học kỹ thuật quan trọng nhất thế kỷ XIX. Năm 1888, nhà khoa học Đức Hertz phát hiện ra sóng điện từ khi đang thực nghiệm phóng điện, hoàn toàn chứng thực suy đoán về sóng điện từ của James Maxwell. Lợi dụng loại sóng vô tuyến điện này tiến hành thông tin, dường như là do công trình sư người ý Markeni và nhà khoa học Nga Popov hoàn thành cùng lúc. Tóm lại, những ý kiến trên đều khác nhau, rốt cuộc, người phát minh ra vô tuyến điện đầu tiên là Markeni hay Popov, cho đến nay người ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khí tượng biển - Ths Phạm Đức Nghĩa
269 p | 166 | 51
-
ĐỘNG LỰC HỌC BIỂN - PHẦN 3 - THỦY TRIỀU - CHƯƠNG 1
40 p | 176 | 37
-
Lý thuyết dao động - Chương 5
19 p | 210 | 37
-
Lý sinh học phần 9
17 p | 147 | 30
-
Bộ Đề Thi TRĂC NGHIỆM SINH HỌC: Hướng tiến hoá của sinh giới
15 p | 149 | 25
-
Khí tượng biển - Chương 1
19 p | 143 | 24
-
ĐỘNG LỰC HỌC BIỂN - PHẦN 3 - THỦY TRIỀU - CHƯƠNG 2
10 p | 104 | 18
-
Thuyết tương đối rộng: Quá khứ, hiện tại và tương lai
5 p | 96 | 15
-
CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
6 p | 214 | 9
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực sử dụng đất và một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Phước
12 p | 141 | 6
-
Tiếng ca phiền muộn của những cồn cát ( Matthew Chalmers Matthew )
8 p | 62 | 5
-
Xu thế và tần suất lặp lại của hiện tượng nóng và lạnh cực đoan trên khu vực miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1961–2018
12 p | 6 | 4
-
Chèn chuỗi DNA chọn lọc vào cây trồng
7 p | 49 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá nguy cơ xói lở vùng ven biển Sóc Trăng và đề xuất giải pháp công trình giảm thiểu bằng mô hình toán
12 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cd2+ trong dung dịch nước bằng vật liệu lá thông ba lá tại Đà Lạt
4 p | 60 | 2
-
Cấp nước bền vững thích ứng điều kiện khan hiếm nước khu vực Nam Trung bộ: Thách thức và giải pháp
8 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân sự cố xói ngầm ở cống Cẩm Đình - Hà Nội
8 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn