intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn định vĩ mô

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

244
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thâm hụt ngân sách, lạm phát và mất cân đối vĩ mô Nhìn vào những nước đã từng trải qua lạm phát cao sẽ thấy rằng, lạm phát ở những nước này thường là hệ quả của việc in tiền nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Như vậy, thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt, và điều này đến lượt nó dẫn tớilạm phát. Từ góc độ này nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, mặc dù Luật Ngân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn định vĩ mô

  1. Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn định vĩ mô Thâm hụt ngân sách, lạm phát và mất cân đối vĩ mô Nhìn vào những nước đã từng trải qua lạm phát cao sẽ thấy rằng, lạm phát ở những nước này thường là hệ quả của việc in tiền nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Như vậy, thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt, và điều này đến lượt nó dẫn tớilạm phát. Từ góc độ này nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, mặc dù Luật Ngân sách 1993 không cho phép nhà nước in tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách, nhưng với lượng tiền đồng trong lưu thông lớn như hiện nay (khoảng 16% GDP) thì chỉ cần duy trì tốc độ in thêm tiền đúng bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế (giả sử là 8%) thì nhà nước cũng đã có thêm được 1,3% GDP để tài trợ cho thâm hụt ngân sách (chưa kể đến “thuế lạm phát” cao ở Việt Nam trong mấy năm qua). Bên cạnh một số nguyên nhân khách quan khác, thì lạm phát ở Việt Nam còn do đầu tư công và nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả. Chính sự kém hiệu quả này, đến lượt mình, lại làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng, và “vòng xoáy đi xuống” của kinh tế vĩ mô sẽ lại tiếp diễn. Cũng cần nhấn mạnh thêm là “dòng xoáy đi xuống” này một khi đã được khởi động thì rất khó dừng lại chứ đừng nói tới khả năng đổi chiều. Vì vậy, nhóm giải pháp thứ hai của Thủ tướng yêu cầu “cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng
  2. ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách” cần phải được thực hiện một cách triệt để và nhất quán. Nếu không giảm được thâm hụt ngân sách thì nhóm giải pháp thứ nhất - thắt chặt tiền tệ - sẽ bị vô hiệu hóa đáng kể, và vì vậy không thể đạt được mục tiêu mong muốn là kiềm chế lạm phát. Bài viết này sẽ thảo luận thêm một số vấn đề liên quan đến tình trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam, sau đó bình luận một số biện pháp nhằm thắt chặt chi tiêu công của Chính phủ, và cuối cùng trình bày một số khuyến nghị về chính sách. Tại sao cần giảm thâm hụt ngân sách? Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động. Theo số liệu chính thức, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện nay là 5% GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán). Thế nhưng theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam - theo cách tính quốc tế, không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản chi ngoài dự toán - lên tới 7% GDP (Hình 1). Không những thế, thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây luôn được duy trì ở mức cao, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù thâm hụt ngân sách tăng đột biến trong năm 2007chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó đã làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai, từ -0,5% năm 2006 lên tới -8% năm 2007. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng
  3. lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, và do vậy, khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách ngân sách (hay chính sách tài khóa) của Chính phủ trong thời gian qua chỉ hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và qua đó giảm tổng cầu. Cụ thể là Chính phủ chỉ thị: (i) Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước; (ii) Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN); (iii) Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. Tổng đầu tư của Nhà nước (từ ngân sách, tín dụng nhà nước và thông qua DNNN) luôn chiếm trên dưới 50% tổng đầu tư của toàn xã hội (Hình 2). Vì vậy, không nghi ngờ gì, nếu Nhà nước có thể cắt giảm một số khoản đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi. Cũng tương tự như vậy, lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước có thể cắt giảm chi thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách năm 2007).
  4. Mặc dù chính sách cắt giảm chi tiêu công là hoàn toàn đúng đắn, song hiệu lực của những biện pháp cụ thể đến đâu thì còn chưa chắc chắn vì ít nhất có bốn lý do. Thứ nhất, việc cắt giảm, thậm chí giãn tiến độ đầu tư công không hề dễ dàng, nhất là khi những dự án này đã được các cơ quan lập pháp các cấp quyết định; đã được đưa vào quy hoạch của các bộ, ngành, địa phương; đã được triển khai; và nhất là khi chúng gắn với lợi ích thiết thân của những cơ quan liên quan đến dự án. Thứ hai, Nhà nước hầu như không thể kiểm soát các khoản đầu tư của các DNNN, một mặt là do chính sách phân cấp trong quản lý đầu tư, và mặt khác là do một số tập đoàn lớn đã tự thành lập ngân hàng riêng. Thứ ba, với tốc độ lạm phát như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng mức đầu tư công theo đúng dự toán cũng đã được coi là một thành tích đáng kể. Thứ tư, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng vì việc giảm chi thường xuyên rất khó khăn nên đây thường là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm. Hơn thế, với thực tế ở Việt Nam thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không nhiều. Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương (chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường xuyên), sau đó phải trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi chính sách chế độ, tiền đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế, các khoản chi thường xuyên đã được thực hiện v.v… Theo ước lượng của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3.000 tỉ đồng chi hội họp và mua sắm xe - tức là giảm được khoảng 0,8% tổng chi ngân sách. Giảm thâm hụt ngân sách bằng cơ chế quản lý đầu tư công
  5. Chính sách giảm tổng cầu thông qua thắt chặt chi tiêu công là đúng đắn, cần thiết nhưng chưa đủ. Nỗ lực giảm chi tiêu công của Chính phủ chỉ thực sự có hiệu lực nếu như Chính phủ đồng thời có cơ chế để đảm bảo những khoản đầu tư còn lại có hiệu quả. Đầu tiên là phải có cơ chế quản lý đầu tư công sao cho những dự án kém hiệu quả (như chương trình 5 triệu tấn đường hay đánh bắt xa bờ) bị loại bỏ ngay từ đầu. Sau đó, phải đảm bảo dự án được tiến hành đúng tiến độ và không bị thất thoát, lãng phí (như dự án 112 và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản - được ước lượng là thất thoát trung bình 30%). Một trong những biện pháp có thể được sử dụng để cải thiện cơ chế quản lý đầu tư công là thành lập một hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công là do quá trình ra quyết định đầu tư của chính quyền địa phương và các bộ ngành chủ quản chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và do vậy thiếu khách quan. Vì vậy, nhiệm vụ của ủy ban độc lập này là đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vượt quá một quy mô đầu tư nhất định nào đó. Kết luận của Hội đồng thẩm định này sau đó được công bố rộng rãi. Tương tự như vậy, báo cáo kiểm toán các DNNN và dự án đầu tư công lớn cũng phải được công khai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2