YOMEDIA
ADSENSE
Giảm thiểu rủi ro và chống tiêu cực trong doanh nghiệp
270
lượt xem 59
download
lượt xem 59
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'giảm thiểu rủi ro và chống tiêu cực trong doanh nghiệp', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giảm thiểu rủi ro và chống tiêu cực trong doanh nghiệp
- Để giảm thiểu rủi ro và chống tiêu cực trong doanh nghiệp (27/07/2006 14:10) Theo nguồn của IFC/MPDF cung cấp thì hiện nay 58% các công ty tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của những yếu kém trong quản trị. Với môi trường kinh tế như vậy, các cổ đông ngày càng quan tâm đến việc các công ty mà họ góp vốn đầu tư đang được quản lý và kiểm soát như thế nào. Tuy nhiên, tại Việt Nam các khái niệm về quản trị, quản lý rủi ro cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ cũng chưa được hiểu một cách th u đáo. Trong khi đó, sự chuyển mình của nền kinh tế và sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán cũng như các qui định pháp luật có liên quan càng đòi hỏi về một hệ thống quản trị và kiểm soát nội bộ cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một đội ngũ chuyên viên tư vấn của PwC sẽ làm dịch vụ có thể tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về triển khai các cơ cấu quản trị như: Ban giám đốc, ban kiểm soát và quản lý cấp cao; tiến hành đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro trong toàn doanh nghiệp; đánh giá sự tuân thủ với các quy định theo luật định; đánh giá và cải tiến các quy trình và thủ tục kiểm soát nội bộ... Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh/ lập ngân sách kinh doanh; quản lý và đo lường kết quả hoạt động; tái cơ cấu tổ chức và tài chính... Cuối cùng là tư vấn về hiệu quả của công nghệ thông tin, trong đó thiết kế, triển khai và đánh giá các biện pháp kiểm soát và bảo mật CNTT; lập kế hoạch CNTT và các dịch vụ xây dựng chiến lược... Các chuyên viên PwC cho biết, hiện PwC đã thực hiện rà soát các quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của một loạt các doanh nghiệp và tổ chức ở Việt Nam. Đối với một số công ty trong nước đang tăng trưởng mạnh, PwC rà soát và xây dựng các quy trình kiểm soát nội bộ mới. Gần đây nhất, PwC đã được một nhà tài trợ quốc tế hàng đầu mời thực hiện đánh giá kiểm soát nội bộ cho các đối tác triển khai dự án của nhà tài trợ này ở Việt Nam. Đây là cách làm chuyên nghiệp mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận để phát huy hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Những thay đổi Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh: 7,7% trong năm 2004 và 8,5% trong năm 2005. Trước đây, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giữ vai trò chủ đạo, nhưng hiện nay doanh nghiệp tư nhân đã chiếm 33% giá trị sản xuất. Đến cuối năm 2005 đã có 2.900 DNNN cổ phẩn hoá, và 38.000 doanh nghiệp được thành lập trong 9 tháng đầu năm 2005, đã góp tăng 170 triệu USD vốn đầu tư cho nền kinh tế. Những đổi mới này đã tạo được chỗ đứng cho nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Điều đáng mừng nhất là Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, một mặt sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế chung của thế giới; mở rộng thị trường đặc biệt là về các sản phẩm nông nghiệp; tăng đầu tư nước ngoài; tạo việc làm cho người lao động; nông dân nghèo ở vùng sâu vùng xa sẽ có cơ hội thay đổi cuộc sống từ việc nuôi trồng các giống cây mới do các công ty quốc tế sử dụng công nghệ sinh học...Mặt khác các doanh nghiệp cũng phải "tự thân vận động" nếu không, sẽ tự mình đào thải mình ra khỏi môi trường kinh tế năng động. Với bối cảnh thay đổi đó, doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản trị và kiểm soát nội bộ, mới có thể tăng cao lợi ích cho mỗi thành viên. Việc làm này nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu rủi ro và củng cố lòng tin của các bên có lợi ích liên quan và tăng giá trị của cổ đông. Bởi điều mà các nhà đầu tư lo ngại chính là việc tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp. Hiện nay, Luật doanh nghiệp mới của nước ta đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2006, luật này xác định 4 loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần; công ty TNHH (một thành viên hoặc
- nhiều thành viên); công ty hợp danh; công ty tư nhân. Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ có thời gian 4 năm để chuyển sang một loại hình mới. Đến năm 2010 sẽ không còn tồn tại loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định nội bộ (về bán hàng, mua hàng, quy tắc hành xử...); các quy định về thuế; các quy định về môi trường; luật lao động; quy định về kế toán; những cam kết với khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp phải đảm bảo công tác báo cáo tài chính minh bạch do quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam chặt chẽ hơn. Tổng giám đốc; HĐQT cần thông tin phù hợp để ra quyết định. Cổ đông hiện tại và tiềm năng cần thông tin chính xác và trung thực về công ty. Công ty cũng cần thể hiện khả năng chi trả các khoản vay qua báo cáo tài chính minh bạch. Nhà đầu tư lo ngại TS Lê Thị Băng Tâm cho rằng: "Quản trị doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định không chỉ trong các công ty Nhà nước, công ty cổ phần mà đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế". Đối với nhà đầu tư như ông Chris Freund - Tổng giám đốc Mekong Capital băn khoăn: "Khi đầu tư vào các công ty tư nhân, vấn đề lo ngại nhất cho chúng tôi về quản trị doanh nghiệp là sự thiếu minh bạch. Hầu hết các công ty tư nhân thiếu các hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ được xây dựng tốt. Điều này gây khó khăn cho các cổ đông khi tìm hiểu khả năng tài chính thực tế của công ty mà mình đầu tư". Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều những rủi ro khi hội nhập với nền kinh tế thế giới do sự cạnh tranh tăng cao. Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định: Quản lý rủi ro để phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh là chiến lược quan trọng của mỗi quốc gia cũng như của doanh nghiệp. Doanh nghiệp của chúng ta hôm nay cũng đi theo một hướng nâng cao giá trị cổ đông thông qua tăng cường năng lực quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề có tầm quan trọng sống còn trong chiến lược phát triển của các công ty cổ phần- loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong các nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp muốn tăng trưởng thì phải quản lý được những rủi ro có thể sẽ xảy ra với mình. Một trong những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm là quản lý rủi ro trong việc hoạch định chiến lược. Các mục tiêu chiến lược và các mục tiêu ở tầm vĩ mô của doanh nghiệp phải phù hợp và hỗ trợ tầm nhìn sứ mệnh doanh nghiệp. Các mục tiêu phản ánh các lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo về cách doanh nghiệp tạo giá trị cho các bên hữu quan. Ban lãnh đạo xác định các rủi ro liên quan đến các lựa chọn chiến lược, xem xét những ảnh hưởng của chúng, và phân bổ các nguồn lực giữa các đơn vị kinh doanh, có tính đến mức rủi ro chiến lược có thể chấp nhận được của doanh nghiệp cùng các kế hoạch chiến lược của đơn vị kinh doanh, nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn từ các nguồn lực đầu tư. Đồng thời, đối với các sự kiện và rủi ro khi xảy ra sẽ có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược hoặc việc đạt được các mục tiêu. Các sự kiện có tác động tích cực được coi là các cơ hội. Hơn nữa, Ban lãnh đạo cũng là người xác định các sự kiện ở tầm doanh nghiệp và ở mức hoạt động, các sự kiện ít có khả năng xảy ra sẽ vẫn được xem xét nếu chúng có tác động lớn đến việc đạt được một mục tiêu quan trọng. Trong kinh doanh sẽ có những rủi ro chiến lược có thể chấp nhận được, các doanh nghiệp có thể mô tả mức rủi ro chiến lược có thể chấp nhận được là sự cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng, rủi ro và lợi nhuận; hoặc là các biện pháp gia tăng giá trị cổ đông được điều chỉnh trên cơ sở rủi ro.
- Mỗi doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào hội nhập nhất thiết phải thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, đó là một quy trình và là biện pháp để đạt mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích. Kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi con người, đó là yếu tố quan trọng nhất. Vì có con người tinh thông nghiệp vụ, có đạo đức thì doanh nghiệp mới có sự giám sát tốt các hoạt động liên tục bằng việc đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống kiểm soát. Kết hợp các đánh giá liên tục và các đánh giá riêng biệt, các hoạt động quản lý và giám sát, các hoạt động kiểm toán nội bộ. Hoạt động kiểm toán nội bộ chính là việc kiểm tra một cách khách quan các bằng chứng nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một đánh giá độc lập về các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát hoặc quản trị. TBTC 89
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn