Bài 37: MÁY BIẾN THẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-HS nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến thế.
-Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến thế.
2. Kĩ năng:
-Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế,
-Vận dụng được công thức \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\) để tính một đại lượng chưa biết.
-Nghiệm lại được công thức \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\) của máy biến thế.
3. Thái độ:
-Ham hiểu biết và thêm yêu thích bộ môn.
II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học)
III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm)
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV : Chuẩn bị một số máy biến áp nhỏ, bóng đèn 6V- 3W, vôn kế V, dây nối.
Hình vẽ 37.1 phóng to. Bảng 1 kẻ sẵn như SGK.
2. HS : Tìm hiểu trước bài học
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. Ổn định lớp
Ngày giảng
|
Lớp
|
Sĩ số
|
18/ 1 /2013
|
9A
|
|
18/ 1 /2013
|
9B
|
|
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ:
- Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học.
- Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập
- Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs.
Câu hỏi
|
Đáp án sơ lược
|
Biểu điểm
|
-HS 1:
Nêu nguyên nhân hao phí điện năng trên đường dây tải điện và viết công thức tính điện năng hao phí?
-Chữa bài tập 36.1; 36.2 SBT.
|
+Nguyên nhân và công thức: SGK
+Bài 36.1: Nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì điện trở của đường dây tăng gấp đôi, công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ tăng hai lần (Chọn A)
+Bài 36.2: Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì điện trở của đường dây giảm 2 lần nên công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm 2 lần (Chọn B).
|
5đ
2đ
3đ
|
-HS 2: Nêu cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện.
Chữa bài tập 36.3
|
+Nêu cách làm giảm hao phí điện năng
+Bài 36.3: Muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt nên dùng cách tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây lên hai lần sẽ có lợi hơn vì: Nếu tăng hiệu điện thế lên hai lần thì giảm công suất hao phí đi bốn lần vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
|
7đ
3đ
|
Hoạt động 3. Giảng bài mới:
Hoạt động 3.1: *ĐVĐ: như SGK Bài mới.
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế
- Mục đích: Hiểu được cấu tạo của máy biến thế, nhận biết được máy biến thế.
- Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, mô hình máy biến thế.
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
*Cấu tạo :
-GV đưa hình vẽ 37.1 phóng to lên bảng,yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo của máy biến thế.
HS quan sát hình vẽ và trả lời.
?Số vòng dây của 2 cuộn giống hay khác nhau?
?Lõi sắt có cấu tạo như thế nào?
? Dòng điện từ cuộn dây này có sang cuộn dây kia được không? Vì sao?
-GV cho HS quan sát mô hình máy biến
thế nhỏ, yêu cầu chỉ rõ từng bộ phận của máy biến thế.
-GV bổ sung : Lõi sắt gồm nhiều lá sắt
ghép lại với nhau chứ không phải là một thỏi đặc.
|
-HS(Tb) : Số vòng dây của hai cuộn khác nhau.
-HS đọc SGK và trả lời : Lõi sắt có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
-HS(khá) : Không vì hai cuộn dây đặt cách điện với nhau.
|
Hoạt động 3.3: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế
- Mục đích: Hiểu được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế
- Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, mô hình máy biến thế.
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
GV cho HS thực hiện C1.
-GV yêu cầu HS dự đoán bóng đèn có sáng không, ghi kết quả HS dự đoán lên bảng.
-GV làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán trên.
-HS quan sát thí nghiệm.
-GV cho HS trả lời C2 (HS khá):
? Nếu đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một HĐT xoay chiều U1 thì từ trường của cuộn sơ cấp có đặc điểm gì?
? Lõi sắt có nhiễm từ không? Nếu có thì đặc điểm từ trường của lõi sắt đó như thế nào?
+Từ trường có xuyên qua cuộn thứ cấp không?
→Hiện tượng gì xảy ra với cuộn thứ cấp?
Rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
|
HS: Nếu đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một HĐT xoay chiều U1 thì từ trường của cuộn sơ cấp có đặc điểm bị biến thiên.
HS: Lõi sắt có nhiễm từ, là từ trường biến thiên
HS: Có
HS: trong cuộn thứ cấp xuất hiện một dòng điện xoay chiều →giữa hai đầu cuộn thứ cấp có một HĐT xoay chiều.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 37: Máy biến thế. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 37 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 37: Máy biến thế
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 38: Thực hành Vận hành máy phát điện và máy biến thế