Giáo án bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý
lượt xem 39
download
Thông qua bài soạn giáo án Sai số của phép đo các đại lượng vật lí giáo viên giúp học sinh phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp, hiểu được các khái niệm cơ bản về sai số của phép đo các địa lượng vật lí và cách xác định sai số của phép đo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý
GIÁO ÁN VẬT LÝ 10
SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ
I. Mục tiêu
1) Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
- Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý.
- Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống
2) Kỹ năng
- Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
- Tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
- Viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. Chuẩn bị
1) Giáo viên
- Một số dụng cụ đo như: thước, ampe kế, nhiệt kế, …
- Bài toán tính sai số để học sinh vận dụng.
2) Học sinh
- Đọc bài thực hành đo các đại lượng vật lý như: chiều dài, thể tích, …
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định
Lớp |
Ngày dạy |
Sĩ số |
Ghi chú |
10A3 |
|
|
|
10A5 |
|
|
|
10A6 |
|
|
|
10A7 |
|
|
|
2. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về phép đo các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
Nội dung |
1 HS đo khối lượng vật. 1 HS đo chiều dài cuốn sách.
HS trả lời. Điều chỉnh cân thăng bằng, đặt vật lên 1 đĩa cân, đĩa cân bên kia đặt các quả cân. Khi 2 quả cân thăng bằng thì khối lượng bằng tổng khối lượng các quả cân. Dùng thước đặt dọc theo sách để đo chiều dài. Là phép so sánh. Dùng thước đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao để tính thể tích.
- HS ghi nhí. |
Yêu cầu 1 HS lên đo khối lượng 1 vật, 1 HS khác đo chiều dài 1 quyển sách. Khối lượng của vật là ? Chiều dài cuốn sách là bao nhiêu ? Làm cách nào được KQ này ? Cái cân và thước gọi là dụng cụ đo. Thực chất của phép đo các đại lượng vật lý là gì ? Phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp. Làm thế nào để xác định thể tích của hình hộp chữ nhật ? Phép đo như vậy gọi là phép đo gián tiếp. Phép đo mà không có dụng cụ trực tiếp mà thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp. Việc phân chia phép đo trực tiếp hay gián tiếp là dựa vào dụng cụ đo. |
I. Phép đo các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI: 1) Phép đo các đại lượng vật lý: - Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị. - Phép đo trực tiếp: là phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo. - Phép đo gián tiếp: là phép xác định một đại lượng vật lý thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp. 2) Đơn vị đo: Tại Việt Nam sử dụng hệ đơn vị SI.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm sai số, giá trị trung bình của phép đo.
HS đọc SGK để tìm hiểu khái niệm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
- Thảo luận - trả lời
- Ghi nhí |
Yêu cầu HS đọc SGK mục II.1,2,3 để tìm hiểu khái niệm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
Sai số hệ thống là do đâu ? Sai số ngẫu nhiên là do đâu ?
- Phân biệt 2 cụm từ: sai số trong khi đo và sai sót trong khi đo. Nếu là sai sót thì phải tiến hành đo lại.
|
II.Sai số phép đo: 1) Sai số hệ thống: - Là sai số do đặc điểm cấu tạo của dụng cụ hoặc do sơ suất của người đo gây ra. 2) Sai số ngẫu nhiên: - Là sai số do hạn chế khả năng giác quan của con người dẫn đến thao tác đo không chuẩn, hoặc do điều kiện bên ngoài tác động gây ra. 3) Giá trị trung bình: - Giá trị trung bình khi đo nhiều lần một đại lượng A: \(\overline A = \frac{{{A_1} + {A_2} + ... + {A_n}}}{n}\) là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng A.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách XĐ sai số của phép đo, cách viết kết quả đo và khái niệm sai số tỉ đối.
Đọc SGK để tìm hiểu thông tin. Trả lời câu hỏi của GV. |
Yêu cầu HS đọc SGK để tìmhiểu thông tin. Thế nào là sai số tuyệt đối ứng với lần đo ? Sai số tuyệt đối trung bình được tính theo công thức nào ?
Cách viết kết quả đo một đại lượng A ? Chữ số nào được coi là chữ số có nghĩa ? Khi viết kết quả đo, sai số tuyệt đối thu được thường chỉ viết từ 1 đến tối đa là 2 chữ số có nghĩa. Vậy dựa vào đâu để biết trong 2 phép đo đó thì phép đo nào chính xác hơn ? Thông báo khái niệm sai số tỉ đối.
|
4).Cách xác định sai số của phép đo: a.Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: \(\overline {\Delta A} = \frac{{\Delta {A_1} + \Delta {A_2} + ... + \Delta {A_n}}}{n}\) b.Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:
\(\Delta A = \overline {\Delta A} + \Delta A'\) 5) Cách viết kết quả đo: Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng:
\(A = \overline A \pm \Delta A\) 6) Sai số tỉ đối: Sai số tỉ đối \(\delta A\) của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm: \(\delta A = \frac{{\Delta A}}{{\overline A }}.100\% \) Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác. 7) Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp: Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng. Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sai số của phép đo các đại lượng vật lí. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 7 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 7:Sai số của phép đo các đại lượng vật lí
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
- Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 10 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Trắc nghiệm Sai số của phép đo các đại lượng vật lí - Vật lý 10 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 8: Thực hành Khảo sát chuyển động rơi tự do và xác định gia tốc rơi tự do
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Đại Số lớp 8: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
5 p | 435 | 27
-
Giáo án bài Chính tả (Tập chép): Người thầy cũ. ui/uy, tr/ch - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
3 p | 204 | 22
-
Giáo án bài Chính tả: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Phân biệt c/k. Bảng chữ cái - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
4 p | 312 | 21
-
Giáo án Đại số 7 - Năm học 2012 - 2013
153 p | 102 | 17
-
Giáo án bài Chính tả (Tập chép): Chuyện bốn mùa. P.biệt l/n - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
3 p | 167 | 16
-
Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 3 Văn thuyết minh - Ngữ văn 8
3 p | 490 | 14
-
Sinh học 7 - CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
6 p | 431 | 13
-
Giáo án Sinh học 7: CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
7 p | 382 | 12
-
Giáo án bài Chính tả (Nghe viết): Thư Trung thu - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
3 p | 160 | 11
-
Giáo án bài Tập đọc nhạc: TĐN số 8 – Âm nhạc 6 – GV.Trần Hoàng Như
3 p | 275 | 8
-
Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 45 : CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
10 p | 217 | 6
-
Tiết 132 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 VÀ BÀI TIẾNG VIỆT
4 p | 226 | 5
-
Giáo án bài 7: Tập đọc nhạc: TĐN số 8 – Âm nhạc 6 – GV.Nguyễn Minh Thịnh
2 p | 111 | 4
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 7
6 p | 20 | 4
-
Giáo án âm nhạc 7 - trường THCS Lý Tự Trọng part 9
5 p | 79 | 3
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo: Bài 7
5 p | 26 | 3
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 7 (Sách Cánh diều)
23 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn