intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 8: Thực hành chuyển động rơi tự do, gia tốc RTD - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý

Chia sẻ: Trần đình Lý | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

841
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài soạn giáo án Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do giáo viên giúp học sinh nắm được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện. Khắc sâu kiến thức về chuyển động nhanh dần đều và sự rơi tự do.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 8: Thực hành chuyển động rơi tự do, gia tốc RTD - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý

GIÁO ÁN VẬT LÝ 10

Thực hành  

  KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

I. Mục tiêu.

a. Về kiến thức:

- Nắm được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện

- Khắc sâu kiến thức về chuyển động nhanh dần đều và sự rơi tự do.

- Nghiệm lại đặc điểm của sự rơi tự do để thấy được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa s và t2

- Xác định được gia tốc rơi tự do từ kết quả thí nghiệm.

b. Về kĩ năng:

- Biết thao tác chính xác với bộ TN để đo được thời gian rơi t của một vật trên những quãng  đường khác nhau.

- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian t, và quãng đường đi s theo thời gian t2. Từ đó rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng  nhanh dần đều.

- Vận dụng công thức tính được gia tốc g và sai số của phép đo g.

II. Về phương pháp:

Đặt vấn đề, nếu tình huống, thuyết trình trực quan

III. Chun b.

Mỗi nhóm hs:

- Đồng hồ đo thời gian hiện số; hộp công tắc ngắt điện 1 chiều cấp cho nam châm điện và bộ đếm thời gian.

- Nam châm điện N; cổng quang điện E; trụ bằng sắt làm vật rơi tự do; qủa dọi; giá đỡ thẳng đứng có vít điều chỉnh thăng bằng; một chiệc khăn bông nhỏ; giấy kẻ ô li; kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài.

IV. Tiến trình giảng dạy.

1. Ổn định lớp

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Ghi chú

10A3

 

 

 

10A5

 

 

 

10A6

 

 

 

10A7

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ (4’)    

- Thế nào là phép đo một đại lượng vật lí?

- Các loại phép đo và các loại sai số?

- Cách xác định sai số và cách viết kết quả đo được.

 

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Sự rơi tự do là gì? đặc điểm của sự rơi tự do? Công thức tính gia tốc rơi tự do?

- Phát biểu khái niệm sự rơi tự do?

- Mục đích của bài thực hành là gì?

 

- Phương pháp tiến hành như thế nào?

 

 

 

 

 

 

- Gv giới thiệu các dụng cụ đo (giới thiệu cụ thể từng chức năng của đồng hồ đo hiện số).

- Giải thích cho hs rõ cách hoạt động của bộ đếm thời gian.

- Hướng dẫn hs cách điều chỉnh giá đỡ, cách xác định vị trí ban đầu và cách xác định quãng đường s

- Cổng quang điện chỉ hoạt động khi nào?

 

- Chú ý: Sau khi động tác nhấn để ngắt điện vào nam châm cần nhả nút ngay lập tức trước khi vật rơi đến cổng E.

 

- Gv hướng dẫn các nhóm lắp ráp TN. (như SGK)

 

- Chú ý theo dõi các nhóm để chỉnh sửa kịp thời nếu cần. Nhất là thao tác làm thí nghiệm của hs, phải chú ý qui tắt an toàn.

 

 

 

- Gv kiểm tra và ghi nhận kết quả của các nhóm.

- Đánh giá giờ thực hành của từng nhóm và chung cả lớp.

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài thực hành.

- Từng hs suy nghĩ trả lời các câu hỏi của gv.

- Mục đích: Nghiên cứu chuyển động rơi tự do và đo gia tốc rơi tự do.

- Phương pháp tiến hành: Đo được thời gian rơi tự do giữa 2 điểm trong không gian & khoảng cách giữa 2 điểm đó, sau đó vận dụng công thức tính gia tốc để xác định gia tốc rơi tự do.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ đo.

- Từng em lắng nghe.

 

 

- Dựa vào dụng cụ để trả lời: Khi nút nhấn trên hộp công tắc ở trạng thái nhả.

 

 

 

Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm.

- B1: Hs các nhóm lắp ráp TN, kiểm tra điều chỉnh thông số các thiết bị theo yêu cầu.

- B2: Dịch cổng quang điện E để có các quãng đường (s1 = 0,200m) và đo thời gian rơi tương ứng. Ghi lại kết quả đo được.

- B3: Tiếp theo với các quãng đường s2 = 0,300m; s3 = 0,400m; s4 = 0,500m; s5 = 0,600m.

- B4: Nhấn khoá K, tắt điện đồng hồ đo hiện số để kết thúc TN.

- Thu gom dụng cụ thí nghiệm.

Hoạt động 4: Tổng kết thí nghiệm

HS làm  báo cáo kết quả TN.

 

BÁO CÁO THỰC HÀNH

SGK

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Thực hành Khảo sát chuyển động rơi tự do và xác định gia tốc rơi tự do. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 8 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 8: Thực hành Khảo sát chuyển động rơi tự do và xác định gia tốc rơi tự do

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2