intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Chia sẻ: Tran Thi Minh Kieu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

899
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng tôi đã chọn lọc được những giáo án bài: Tự hoàn thiện bản thân hay để làm tư liệu tham khảo giúp giáo viên dễ dàng tìm kiếm tài liệu chuẩn bị cho bài học. Đồng thời giáo viên giúp cho học sinh biết được thế nào là hoàn thiện bản thân, biết nhận thức bản thân đối chiếu với yêu cầu đạo đức xã hội, đặt mục tiêu phấn đấu rèn luyện tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội tiến bộ, coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân. Đây sẽ là những tài liệu bổ ích dành cho quý giáo viên tham khảo và nâng cao kĩ năng biên soạn ngày càng có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

  1. BÀI 16 Tiết 27 TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân. - Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các gí trị đạo đức xã hội. 2. Kĩ năng. - Biết tự nhận thức bản thân, đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội. - Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các gía trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. 3. Thái độ. Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điều tốt của người khác. II. Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học - Phương pháp diễn giải. - Kết hợp giữa phương pháp thảo luận, tự liên hệ với diễn giải. - Hình thức làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, nhóm và theo lớp. - Phương pháp tự liên hệ để khai thác vốn kinh nghiệm đạo đức của các em trong quá trình học bài này. III. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, GDCD lớp 10, truyện "Bác Hồ tập phát âm". - Các truyện tám gương trong lớp, trong trường, ngoài xã hội về tự hoàn thiện bản thân. - Giấy khổ to ghi tóm tắt yêu cầu đối với HS khi đặt mục tiêu, kế hoạch. - Giấy trắng khổ A4 để làm bài tập đặt mục tiêu, kế hoạch phấn đấu rèn luyện tự hoàn thiện bản thân. IV. Hoạt động dạy và học.
  2. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các bệnh dịch hiểm nghèo là những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay? Câu 2: HS chúng ta phải làm gì để góp phần nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện nay? 3. Bài mới. Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI. GV cử một HS có giọng đọc tốt đọc truyện Bác Hồ tập phát âm. GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi nghe câu chuyện về Bác? Để hiểu được phẩm chất tốt đẹp của Bác, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2 GIỚI THIỆU NỘI DUNG CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV tổ chức cho hs làm bài tập tự nhận 1. Đơn vị kiến thức 1: Tự nhận thức về bản thân. thức về bản thân. HS trả lời bài tập cá nhân. GV: Chiếu câu hỏi lên máy hoặc ghi lên bảng phụ. Em hãy tự nhận thức về mình về một số đặc tính của bản thân. - Người mà em yêu quý nhất...................... - Điều quan trọng nhất mà em ước và đạt được trong cuộc đời?................................... - Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ
  3. cho mình không bao giờ vi phạm?.............. - Môn học mà em thích nhất?..................... - Một năng khiếu sở trường của em?........... - Những điểm em thấy hài lòng về mình?....................................................... - Em còn hạn chế gì?.................................. HS tự điền vào phiếu. GV cho HS cia sẻ kết quả tự nhận thức về bản thân theo nhóm đối xem mình có điểm gì giống với các bạn. GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp trao đổi. HS thảo luận theo các câu hỏi.: + Vì sao có sự giống nhau, khác nhau giữa người này với người khác về đặc tính? + Tự nhận thức về mình có dễ dàng không? + Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc toàn nhược điểm không? + Để phát triển tốt hơn, mỗi người cần phải làm gì? + Thế nào là tự nhận thức về bản thân? HS trình bày quan điểm cá nhân. Hs cả lớp trao đổi. GV kết luận. Tự nhận thức về bản thân là khả năng tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân. Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người. Tự nhận thức về bản thân là điều không dễ dàng, có người thường đánh giá cao về mình, có người lại mặc cảm tự ti về bản thân. Để phát triển tốt hơn, mỗi người phải biết phát huy những điểm mạnh
  4. và khắc phục những điểm yếu. HS ghi bài. Tự nhận biết vè bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành GV chuyển ý: Mỗi người đều có bản sắc vi, việc làm, điểm mạnh yếu của riêng với những tiềm năng, tình cảm, sở bản thân. thích, thói quen, điểm mạnh, yếu...không ai giống ai. Chúng ta cần tự tin vào bản thân, biết phát huy cái tốt, khắc phục cái xấu để ngày càng tiến bộ. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân (GV 2. Đơn vị kiến thức 2: Tự hoàn chia nhóm theo sổ điểm danh) thiện bản thân. Trước khi thảo luận, GV cử một HS có giọng đọc tốt đọc 1 lần cho cả lớp nghe 2 mẩu chuyện trong SGK trang 115 và mẩu chuyện về Cao Bá Quát trong phần bài tập trang 117. HS cả lớp theo dõi truyện đọc, suy nghĩ? GV giao câu hỏi cho 4 nhóm. Nhóm 1: Nêu suy nghĩ của bản thân về các nhân vật trong truyện? Chúng ta rút ra bài học gì? Nhóm 2: Theo em thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Ví dụ? Nhóm 3: Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? Lấy VD về người không tự hoàn thiện? Nhóm 4: Yêu cầu đạo dức của xã hội là gì? Hãy suy nghĩ xem để tự hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu đạo đức xã hội, em phải
  5. làm gì? (Tự đánh giá mình theo yêu cầu của đạo đức xã hội) Gv quy định thời gian và phân công chỗ ngòi cho các nhóm. GV trong quá trình thảo luận của HS, cần nhắc nhở hoặc gợi ý về câu hỏi khó. HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. HS các nhóm trao đổi, bổ sung ý kiến. GV nhận xét, bổ sung, liệt kê, sắp sếp các ý kiến của các nhóm. GV tổng kết phần thảo luận. HS ghi bài. a, Thế nào là tự hoàn thiện bản thân. - Là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, học hỏi những điều hay, diều tốt ở người khác để bản thân ngày càng tiến bộ hơn. b, Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân. - Xã hội ngày càng phát triển, do đó việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. - Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên,
  6. GV chuyển ý. giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn. 3.Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? a, Yêu cầu chung. - Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo giá trị đạo đức xã hội. - Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội để thực hiện ,mục tiêu tự hoàn thiện bản thân. b, Chúng ta cần làm gì? - Tự nhận thức đúng bản thân về mặt tốt đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. - Có kế hoạch phấn đẩuèn luyện theo từng móc thời gian. - Xác định rõ biện pháp cần thực hiện. - Xác định thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua, quyết tâm thực hiện. GV ổn định lớp và cho Hs làm bài tập củng - Biết tìm sự giúp đỡ của những cố kiến thức. người tin cậy. 4. Cñng cè. Ho¹t ®éng 3 LUYỆN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC.
  7. GV cho HS làm bài tập nhanh vào phiếu. Hs nhận phiếu. Bài 1: Theo em ý kiến nào sau đây là đúng: a. Có hiểu đúng về mình mới quyết định đúng, lựa chọn đúng. b. Tự đánh giá quá cao hoặc quá thấp dễ mắc sai lầm. c. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ dàng. Bài 2: Biểu hiện nào sau đây là tự hoàn thiện bản thân. - Vượt khó khăn trở ngại. - Khắc phục khuyết điểm. - Học hỏi điều tốt. - Rèn luyện trong lao động, học tập. Bài 3: Những câu tục ngữ nào sau đây nói lên tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân. - Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Có chí thì nên. - Dốt đến đâu học lâu cũng biết. - Mưu cao chẳng bằng chí dày. - HS trả lời nhanh vào phiếu. GV chọn kết quả của 3 em có đáp án nhanh nhất của 3 bài tập. HS cả lớp theo dõi đáp án, bổ sung đối chiếu đáp án của mình. - GV nhận xét đưa ra đáp án đúng. - HS chữa bài tập. ĐÁP ÁN Bài 1: Đáp án đúng a, b, c. Bài 2: Tất cả các ý kiến trên. Bài 3: Tất cả các câu tục ngữ. GV kết luận toàn bài Tự nhận thức bản thân, tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của mọi người nói chung và HS chúng ta nói riêng và là chuẩn mực đ ạo đ ức c ủa xã h ội giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  8. 5. Dặn dò.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2