Giáo án GDCD lớp 12: Chủ đề - Quyền bình đẳng của công dân trong 1 số lĩnh vực của đời sống xã hội
lượt xem 4
download
Giáo án GDCD lớp 12: Chủ đề "Quyền bình đẳng của công dân trong 1 số lĩnh vực của đời sống xã hội" được biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh hiểu được thế nào là công dân bình đẳng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. Nêu được khái niệm nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh. Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày; Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân; Đồng tình với việc xử lí hành vi tham nhũng của người có chức quyền trong bộ máy nhà nước. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo giáo án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án GDCD lớp 12: Chủ đề - Quyền bình đẳng của công dân trong 1 số lĩnh vực của đời sống xã hội
- CHỦ ĐỀ 3: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (4 tiết) (gồm bài 3,4 thực hiện vào tuần 6,7,8,9.) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. - Nêu được khái niệm nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh. - Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong thực tế. - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh. - Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày; Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân; Đồng tình với việc xử lí hành vi tham nhũng của người có chức quyền trong bộ máy nhà nước. 2. Năng lực Học xong bài học này, học sinh có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền bình đẳng của công dân; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện các quyền bình đẳng của công dân; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm các quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu các quyền bình đẳng của công dân; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân; có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện các quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 3. Phẩm chất: Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các các quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm các quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân; tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật; đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm các quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 4. Nội dung tích hợp môn GDCD: Căn cứ vào hướng dẫn và yêu cầu chung để lồng ghép và tích hợp cho phù hợp II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Tổ chức dạy online, xử lí tình huống, kể chuyện III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIAI ĐOẠN 1 – BÀI GIẢNG TỰ DO: HS TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG, SGK VÀ CHÉP NỘI DUNG SAU VÀO VỞ ( tiết 1 và 2) 1.Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và theo quy định của PL-
- - Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau - Cụ thể như sau: + Bất kì công dân nào nếu đủ điều kiện PL đều được hưởng quyền: Bầu cử, ứng cử,thừa kế……….. + Quyền và nghĩa vụ không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giàu , nghèo… 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí - Bất kì công dân nào vi phạm Pl đều phải chịu trách nhiệm về hành vi, vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của PL 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảmbảo quyền bình đẳng của công dân trước PL. - Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình 4.Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân gia đình - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội - Hôn nhân đúng pháp luật: Kết hôn đúng tuổi( nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi), khi kết hôn phải đăng kí kết hôn tại phường xã nơi cư trú của một trong hai người * Bình đẳng giữa vợ và chồng - Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng và giữ gìn nhân phẩm và danh dự của nhau , tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng… + Lựa chọn nơi cư chú + Tín ngưỡng, tôn giáo + GD con cái… - Trong quan hệ tài sản: + Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung: - Tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng cho chung trong thời kì hôn nhân + Vợ và chồng còn có quyền sở hữu tài sản riêng: - Là tài sản có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân… * Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái - Cha mẹ ( kể cả bố dượng, mẹ kế ) đều có trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái - Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con , ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con ( kể cả con nuôi ) - Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên - không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội * Bình đẳng giữa ông bà và cháu - Ông bà nội và ngoại có quyền trông nom, chăm sóc, gd con cháu - Các cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
- *Bình đẳng giữa anh, chị ,em - Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau với tư cách là thành viên trong gia đình - Anh, chị, em có bổn phận yêu thương chăm sóc, giúp đỡ nhau - Có nghĩa vụ đùm bọc nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ. * Tóm lại: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau 5. Bình đẳng trong lao động a. Thế nào là bình đẳng trong lao động? - Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong việc: + Tìm kiếm việc làm + Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lo động. + Bình đẳng giữa lao động nam và nữ * Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động: - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động + Quyền lao động: Công dân tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kì người sử dụng lao động, bất kì nơi nào PL không cấm. +Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền LĐ là: Mọi người đều có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng không bị phân biệt, đối xử: Dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình… - Theo quy định của luật lao động : + Người 15 tuổi được tham gia giao kết hợp đồng lao động + Người 18 tuổi được tham gia mọi hợp đồng lao động * Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động - Hợp đồng LĐ là: Thỏa thuận giữa người LĐ và người sử dụng lao động về việc trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ cảu mỗi bên trong quan hệ LĐ -Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: + Tự do, tự nguyện, bình đẳng + Không trái PL và thỏa ước tập thể + Giao kết trực tiếp giữa người lao động và sử dụng lao động - Các loại hợp đồng lao động: + Hợp đồng lao động theo công việc: 15 tuổi + Hợp đồng lao động xác định thời hạn: 15 đến 18 tuổi + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 18 tuổi trở lên * Bình đẳng giữa lao động nam và nữ - Bình đẳng LĐ nam và nữ nghĩa là: + Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm
- + Bình đẳng về tiêu chuẩn và độ tuổi khi tuyển dụng + Bình đẳng tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc… - Tuy nhiên LĐ nữ được quan tâm đến cơ thể, sinh li, chức năng làm mẹ… - Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ trong những trường hợp sau: + Kết hôn, nghỉ thai sản + Nuôi con dưới 12 tháng tuổi ( Trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động) + Không sử dụng lao động nữ trong những việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại có ảnh hưởng tới chức năng làm mẹ và nuôi con. - Tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động là công đoàn 6. Bình đẳng trong kinh doanh a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? - Mọi cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia các quan hệ từ việc lựa chọn ngành nghề , địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh , đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của PL b. Nội dung bình đẳng trong kinh doanh - Thứ nhất: Mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh - Thứ hai : Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong ngành nghề PL không cấm - Thứ 3. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong khuyến khích phát triển, hợp tác, cạnh tranh…. - Thứ 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về: + Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh + Tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng lao động + Tự do liên doanh với các cá nhân tổ chức tong và ngoài nước theo PL + Tự chủ kinh doanh - Thứ 5. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ: + Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí + Nộp thuế và thự hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước + Bảo đảm đúng quyền và nghĩa vụ , lợi ích của người LĐ trong doanh nghiệp + Tuân thủ PL về: Bảo vê MT, cảnh quan, di tích LS… * SAU ĐÓ HS LÀM NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM SAU: 1. Mức độ nhận biết và thông hiểu Câu 1: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người? A. Khả năng về kinh tế, tài chính. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh. C. Các mối quan hệ xã hội. D. Trình độ học vấn cao hay thấp.
- Câu 2: Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về A. bổn phận. B. trách nhiệm. C. quyền. D. nghĩa vụ. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. được giảm nhẹ hình phạt. B. được đền bù thiệt hại. C. bị xử lí nghiêm minh. D. bị tước quyền con người. Câu 4: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi địa bàn cư trú. B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội. C. Đăng kí hồ sơ đấu thầu. D. Bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 5: Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật là việc mọi doanh nghiệp đều phải A. thực hiện việc san bằng lợi nhuận. B. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. C. chia đều nguồn ngân sách quốc gia. D. duy trì mọi phương thức sản xuẩt. Câu 6: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân. B. trong quan hệ tài sản. C. trong quan hệ việc làm. D. trong quan hệ nhà ở. Câu 7: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân. B. trong quan hệ tài sản. C. trong quan hệ việc làm. D. trong quan hệ nhà ở. Câu 8: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình được thể hiện qua quan hệ nào? A. Việc làm, thu nhập. B. Tài sản, nhân thân. C. Chức vụ, địa vị. D. Tài năng, trí tuệ. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây? A. Đại diện. B. ủy nhiệm. C. Trung gian. D. Trực tiếp. Câu 10: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng về A. quyền tự do lao động. B. công bằng trong lao động. C. hợp đồng lao động. D. thực hiện quyền lao động. Câu 11: Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua A. ý muốn của người lao động. B. hợp đồng dân sự. C. ý muốn của người sử dụng lao động. D. hợp đồng lao động. 2. Mức độ thông hiểu Câu 12: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí . D. nghĩa vụ pháp lí. Câu 13: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền? A. Giữ gìn bí mật quốc gia. B. Chấp hành quy tắc công cộng. C. Giữ gìn an ninh trật tự. D. Tiếp cận các giá trị văn hóa. Câu 14: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp. C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. Câu 15: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
- A. Cha, mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập phát triển. B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. C. Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. D. Cha mẹ có quyền quyết định trong việc chọn ngành học cho con Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. B. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc. C. Bình đẳng giữa vợ và chồng. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em. Câu 17: Anh A là giám đốc một công ty tư nhân, do nghĩ xe ô tô là do mình mua nên tự mình có quyền bán xe. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm nội dung nào về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? A. Mua bán tài sản. B. Sở hữu tài sản chung. C. Chiếm hữu tài sản. D. Khai tác tài sản. Câu 18: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Tổ chức hội nghị khách hàng. C. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo. D. Tham gia bào hiểm nhân thọ. Câu 19: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp. C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. Câu 20: Anh T nộp hồ sơ đăng kí và được cấp giấy phép mở đại lí phân phối xe mô tô. Anh T đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Nâng cấp phương thức quản lí. B. Tích cực tuyển dụng chuyên gia. C. Lựa chọn hình thức kinh doanh. D. Chủ động mở rộng quy mô. 3. Mức độ vận dụng Câu 21: Vợ anh A là chị B giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh doanh cùng bạn nhưng bị thua lỗ. Phát hiện sự việc, anh A đã đánh đập và ép vợ đến làm việc tại xưởng mộc do anh làm quản lí mặc dù chị không đồng ý. Chị B và anh A cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Hợp tác và đầu tư B. Hôn nhân và gia đình. C. Lao động và công vụ. D. Sản xuất và kinh doanh. Câu 22: Anh S chỉ muốn chia tài sản cho các con riêng của anh và vợ trước. Bởi vậy, anh S đã ép buộc vợ sau của mình là chị Q không được sinh con nhưng chị Q không đồng ý. Hành vi của anh S đối với chị Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản. B. Một chiều. C. Phụ thuộc. D. Nhân thân. Câu 23: Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây? A. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm. B. Bảo vệ lợi ích khách hàng. C. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp. D. Giao kết hợp đồng lao động. Câu 24: T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M. Hết thời gian thử việc, do T bị ốm nên công ty M đã kí kết hợp đồng lao động chính thức với bạn của T là anh Q. Việc giao kết hợp đồng lao động này của công ty M đã vi phạm nguyên tắc nào? A. Tự nguyện. B. Bình đẳng. C. Giao kết trực tiếp. D. Tự do. Câu 25: Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, chị L đã tìm cách hợp pháp hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
- A. Tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Phổ biến quy trình kĩ thuật, C. Chủ động liên doanh, liên kết. D. Độc lập tham gia đàm phán. Câu 26: Cửa hàng bán đồ điện của ông T bị yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh vì lí do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ nào dưới đây? A. Gây mất trật tự an toàn xã hội. B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. C. Kinh doanh ngành pháp luật cấm. D. Nộp thuế trong kinh doanh. 4. Mức độ vận dụng cao Câu 27: Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay? Câu 28: Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động? Câu 29: Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao? Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không? Vì sao? GIAI ĐOẠN 2 – TIẾT HỌC ẢO: GV GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA HS VỀ NỘI DUNG TIẾT TỰ HỌC, CHỐT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, HƯỚNG DẪN HS LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 tiết) Hoạt động 1: GV giải đáp thắc mắc của HS - HS lần lượt đặt các câu hỏi thắc mắc liên quan đến việc tự học, tự nghiên cứu Hoạt động 2: GV chốt kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy. a) Mục đích: Chốt kiến thức trọng tâm, giúp HS nắm được kiến thức cơ bản. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK c) Sản phẩm: Sơ đồ tư Hoạt động 3 luyện tập: a) Mục tiêu: Giúp học nắm vững được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
- b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đưa ra, làm các câu hỏi này vào vở ghi c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài tập + Nội dung câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Theo quy của pháp luật, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. việc làm. D. chỗ ở. Câu 2: Theo quy của pháp luật, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn tự do tín ngưỡng là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. việc làm. D. chỗ ở. Câu 3: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi A. cơ quan và trường học. B. gia đình và xã hội. C. dòng họ và địa phương. D. đồng nghiệp và hàng xóm. Câu 4: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 5: Theo quy của pháp luật, tài sản chung của vợ, chồng là những tài sản mà hai vợ chồng có được A. sau khi kết hôn. B. trong gia đình. C. trước khi kết hôn. D. do thừa kế riêng. Câu 6: Theo quy của pháp luật, bình đẳng giữa vợ và chồng trong sở hữu tài sản chung được hiểu là vợ, chồng có quyền A. sở hữu, sử dụng, mua bán tài sản. B. chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. C. chiếm hữu, phân chia tài sản. D. sử dụng, cho, mượn tài sản. Câu 7: Theo quy của pháp luật, vợ chồng phải có trách nhiệm tôn trọng giữ gìn, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. việc làm. D. chỗ ở. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, việc hai vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. định đoạt. B. nhân thân. C. đơn phương. D. ủy thác. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc hai vợ, chồng cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong A. quan hệ nhân thân. B. quan hệ về tài sản. C. việc nuôi dạy con cái. D. tìm kiếm việc làm. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, việc hai vợ, chồng cùng nhau sử dụng thời gian nghỉ để chăm sóc con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. định đoạt. B. nhân thân. C. đơn phương. D. ủy thác.
- Câu 11: Theo quy định của pháp luật, việc người chồng tự ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Đạo đức và ứng xử. B. Tài sản và lợi nhuận. C. Hôn nhân và gia đình. D. Gia đình và xã hội. Câu 12: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình được thể hiện qua quan hệ nào? A. Việc làm, thu nhập. B. Tài sản, nhân thân. C. Chức vụ, địa vị. D. Tài năng, trí tuệ. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh khi có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. giao dịch. D. giám hộ. Câu 14: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha, mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập phát triển. B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. C. Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. D. Cha mẹ có quyền quyết định trong việc chọn ngành học cho con - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tập trắc nghiệm vào vở ghi, chú ý vận dụng các kiến thức đã học trả lời, cũng như thời gian quy định do giáo viên đặt ra - Báo cáo, thảo luận: Giáo viên có thể gọi mỗi học sinh trả lời một câu, hoặc nhiều học sinh cùng lên trình bày kết quả để có cơ sở so sánh và đối chiếu cũng như đánh giá mức độ nhận thức chung của các học sinh với bài học - Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học 4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng nội dung kiến thức về nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải thích một số tình huống cụ thể a) Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn b) Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý c) Sản phẩm: Học sinh viết thành một bài viết hoàn chỉnh trình bày cách giải quyết của mình đối với tình huống đó d) Cách thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây? Bài làm: Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay so với các gia đình truyền thống trước đây có sự khác biệt đó là: Ngày nay, các gia đình vẫn coi trọng lòng chung thuỷ, đề cao lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Đặc biệt, coi trọng quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau. Tuy nhiên, so với trước đây thì ngày nay, con cái không biết nghe lời cha mẹ, ông bà, quen thói hưởng thụ, đôi khi bố mẹ chỉ lo làm ăn kinh tế và quên đi việc chăm sóc và quan tâm cho con cái nên con dễ có thói hư tật xấu. - Báo cáo, thảo luận: Giáo viên sử dụng thời gian kiểm tra bài cũ ở tiết sau để yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm
- - Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn