intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 12 - Bài 30: Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo án Hóa học 12 - Bài 30: Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng" giúp học sinh tiến hành các thí nghiệm so sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước; nhôm phản ứng với dung dịch kiềm; phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 12 - Bài 30: Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

  1. Tiết 51. Bài 30 THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được: Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - So sánh khả năng phản ứng cùa Na, Mg và Al với nước. - Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm. - Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng. 2. Kỹ năng: - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hanh an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. Trọng tâm: - So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước. - Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm. - Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3. 3. Tư tưởng: Cẩn thận, nghiêm túc khi thực hành môn Hóa học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Ống ngiệm + giá để ống nghiệm + cốc thuỷ tinh + đèn cồn. - Các kim loại: Na, Mg, Al; các dung dịch: NaOH, AlCl3, NH3, phenolphtalein. 2. Học sinh: Đọc trước phần cách tiến hành thí nghiệm trong SGK III. PHƯƠNG PHÁP Thực hành theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi bảng
  2. I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: Công việc đầu bước thực hành. - GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành, những lưu ý cần thiết. Hướng dẫn HS các thao tác của từng thí nghiệm như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm. + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút. + Cắt miếng kim loại Na. + Thả chất rắn vào chất lỏng. HS: Nghe TT - GV: có thể tiến hành một số tính chất mẫu cho HS quan sát. HS: Quan sát * Hoạt động 2: * Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản - GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm, ứng của Na, Mg, Al với H2O quan sát hiện tượng xảy ra. - Cách TH: SGK HS: Thực hiện thí nghiệm như SGK. - Hiện tượng: + Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra mạnh, bọt khí thoát ra nhanh và nhiều, dung dịch nhuốm màu hồng nhanh chóng. + Ở ống nghiệm (2) phản ứng xảy ra chậm, chỉ có ít bọt khí thoát ra, ở ống nghiệm (3) hầu như chưa thấy phản ứng xảy ra. + Khi đun nóng hai ống (2) và (3) thì phản ứng xảy ra nhanh hơn và bọt khí thoát ra ở ống (2) nhiều hơn so với ống (3). - Giải thích: * Hoạt động 3: *Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung - GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm, dịch kiềm quan sát hiện tượng xảy ra. - Cách TH: SGK HS: Thực hiện thí nghiệm như SGK. - Hiện tượng: Lúc đầu chưa thấy có bọt khí thoát ra, sau một lúc thì bọt khí thoát ra nhanh hơn, do lúc đầu dung dịch NaOH hoà tan Al2O3 bao bọc bên ngoài, sau đó Al tan trong dung dịch NaOH và khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn. - Giải thích: * Hoạt động 4: *Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của - GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm, Al(OH)3 quan sát hiện tượng xảy ra. - Cách TH: SGK HS: Thực hiện thí nghiệm như SGK. - Hiện tượng: + Kết tủa keo trắng ở cả hai ống nghiệm.
  3. + Thêm H2SO4 loãng và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt. + Thêm NaOH và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt. - Giải thích: Hoạt động 5: II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH - GV: Nhận xét, đánh giá buổi thực hành, yêu cầu HS viết tường trình. HS: Viết TT theo mẫu có sẵn và nộp cho GV 4. Củng cố bài giảng: HS Thu dọn hoá chất, vệ sinh PTN. 5. Bài tập về nhà: Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2