intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10_Bài 24

Chia sẻ: Nguyễn Minh Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

98
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Hiểu được quá trình thành lập, phát triển và suy tàn của hai quốc gia cổ Cham-pa và Phù Nam từ thế kỉ II đến thế kỉ X. - Nắm được thể chế chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, phạm vi lãnh thổ của hai quốc gia này từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10_Bài 24

  1. Bài 24 QUỐC GIA CỔ CHAM-PA VÀ PHÙ NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Hiểu được quá trình thành lập, phát triển và suy tàn của hai quốc gia cổ Cham-pa và Phù Nam từ thế kỉ II đến thế kỉ X. - Nắm được thể chế chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, phạm vi lãnh thổ của hai quốc gia này từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Những điểm giống và khác nhau, có quan hệ với quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc. 2. Tư tưởng, tình cảm Giúp HS thấy được cư dân Cham-pa và Phù Nam là những thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. 3. Kĩ năng Bồi dưỡng kĩ năng xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ không gian, thời gian. II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ Giao Châu và Cham-pa thế kỉ IV - X. - Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích Đồng Nai, Óc Eo ở Nam Bộ. Sưu tầm một số tranh ảnh về đền tháp Chăm và văn hoá Phù Nam. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang? Câu hỏi 2: Những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? 2. Dẫn dắt vào bài mới Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Óc Eo, vào thế kỉ II, trên đất nước ta đã hình thành hai quốc gia cổ Cham-pa và Phù
  2. Nam. Quá trình thành lập, phát triển và suy tàn của hai quốc gia cổ Cham-pa và Phù Nam từ thế kỉ II đến thế kỉ X như thế nào? Thể chế chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, phạm vi lãnh thổ của hai quốc gia này từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Những điểm giống và khác nhau, có quan hệ với quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân 1. Quốc gia cổ Cham-pa hình - GV dùng lược đồ Giao Châu và thành và phát triển Cham-pa thế kỷ VI đến X để xác định địa bàn Chăm-pa: Được hình thành trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) gồm khu vực đồngg bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ. - HS theo dõi lược đồ ghi nhớ. - GV tiếp tục thuyết minh kết hợp chỉ lược vùng đất này thời Bắc thuộc bị nhà Hán xâm lược và cai trị. Vào cuối thế kỷ II nhân lúc tình hình Trung Quốc rối loạn, Khu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ, sau đó Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp, lãnh thổ ngày càng mở rộng phía bắc đến Hoành Sơn - Quảng Bình, phía nam đến Bình Thuận - Phan Rang. Thế kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa. - HS theo dõi và ghi chép địa bàn, - Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa sự hình thành Nhà nước Chăm-pa. Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II
  3. Khu Liên thành lâp quốc gia Cổ Lam Ấp, đến thế kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt. - GV xác định trên lược đồ vị trí - Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu - kinh đô Chăm-pa. Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định. - Tình hình Chăm-pa từ thế kỷ II - Hoạt động 2: Nhóm - cá nhân X. - GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của từng nhóm. + Nhóm 1: Tình hình kinh tế của Chăm-pa từ thế kỷ II - X. + Nhóm 2: Tình hình chính trị - xã hội. + Nhóm 3: Tình hình văn hoá. - HS theo dõi SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời. - GV nhận xét bổ sung câu trả lời + Kinh tế: của từng nhóm, cuối cùng kết - Hoạt động chủ yếu là trồng lúa luận. nước. - HS theo dõi, ghi nhớ. - Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. - GV minh họa kỹ thuật xây tháp - Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, của người Chăm-pa bằng một số vũ khí, đóng gạch và xây dựng, tranh ảnh sưu tầm được như khu kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao. di tích Mĩ Sơn, tháp Chàm, tượng + Chính trị - Xã hội: Chăm... - Theo chế độ quân chủ chuyên chế. - Chia nước làm 4 châu, dưới
  4. châu có huyện, làng. - XH gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. - GV nhấn mạnh văn hoá Chăm- + Văn hoá: pa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn - Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ hoá Ấn Độ. Phạn (Ấn Độ). - Theo Ba-la-môn giáo và Phật giáo. - Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết. Hoạt động: Cá nhân 2. Quốc gia Cổ Phù Nam - GV thuyết trình kết hợp sử dụng a) Sự hình thành lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời phạm vi lãnh thổ thành phần dân cư Phù Nam : Trên địa bàn châu tổ sông Cửu Long đã hình thành nền văn hoá cổ cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm văn hoá Óc Eo, trên cơ sở văn hoá Óc Eo đã hình thành quốc gia cổ Phù Nam vào thế kỉ I của cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo sống trên đồng bằng sông Cửu Long, phát triển vào thế kỉ III -V. - HS nghe, ghi nhớ. - Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (Thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (Thế kỷ III - V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính. b) Tình hình kinh tế, chính trị và - Hoạt động 2: Cá nhân văn hoá - GV yêu cầu HS đọc SGK để
  5. thấy được tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của Phù Nam. - Trước hết GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình kinh tế của Phù Nam. - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Nghề - Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp nông trồng lúa, chăn nuôi; nghề kết hợp với thủ công, đánh cá, thủ công rất phát triển: gốm, kim buôn bán. loại, kim hoàn, ngoại thương biển. - GV nêu câu hỏi: Xã hội Phù Nam có những giai cấp nào? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ. GV nhấn mạnh: Thể chế chính trị quân chủ theo kiểu Ấn Độ: Do vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành. - Tiếp theo GV trình bày và phân - Chính trị: Theo thể chế quân chủ tích về đời sống văn hoá của cư đứng đầu là vua nắm mọi quyền dân Phù Nam. hành; - Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ. - Văn hoá: Ở nhà sàn, theo Phật giáo Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. 4. Sơ kết bài học GV tổ chức sơ kết bài học bằng việc cho HS làm bài tập. Lập bảng thống kê về hai quốc gia Cham pa và Phù Nam theo nội dung sau Đời sống văn hoá: tôn Tên Thể chế chính Đời sống quốc giáo, phong tục, tập trị, xã hội kinh tế gia quán, tôn giáo
  6. Chăm - pa Phù Nam 5. Dặn dò, bài tập - Học bài cũ, đọc trước bài mới. - Trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. Chương III THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN THẾ KỶ X)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2