intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Chia sẻ: Mã Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

1.171
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp cho học sinh nắm được kiến thức bài Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, mời các bạn tham khảo bộ sưu tập này. Những giáo án bài học này giúp cho học sinh nắm được những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục… ở Việt Nam. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát triển mới. Hy vọng qua bộ sưu tập giáo viên có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

BÀI 12 – PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

 TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

 

I. Mục tiêu

  • Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

  • Biết rõ những thay đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình Việt Nam
  • Hiểu rõ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm chuyển biến kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở Việt nam đến nội dung tính chất của cách mạng Việt Nam có nhiều thay đổi
  • Biết được những sự kiện tiêu biểu và khái quát được phong trào dân tộc và dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 có bước phát triển mới

2. Kĩ năng

  • Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích số liệu.

3. Tư tưởng, thái độ

  • Lên án chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân nói chung, thực dân Pháp nói riêng.
  • Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất để giành độc lập,  tự do cho dân tộc,…

II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp học

2. Kiểm tra bài cũ

  • GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
    • 1. Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
    • 2. Hãy cho biết các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

3. Bài mới

Chuẩn kiến thức

 (Kiến thức cần đạt)

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

* Hoàn cảnh:

- Pháp tuy là nước thắng trận sau chiến tranh, nhưng bị thiệt hại nặng nề " Để bù lấp vào chỗ thiếu hụt đó, chúng tăng cường vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

 

* Nội dung khai thác:

 

- Kinh tế: Tăng cường đầu tư vốn vào công nhân và nông nghiệp: Trong nông nghiệp, Pháp chủ yếu đầu tư đồn điền cao su; trong công nghiệp chủ yếu khai thác mỏ than, thiếc, kẽm, sắt. Một số ngành ngành công nghiệp nhẹ như dệt, xay xát, muối,... cũng được đầu tư

 

- Phát triển giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, các đô thị mở rộng.

 

- Mở ngân hàng Đông Dương, độc quyền phát hành giấy bạc, nắm mọi huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, tìm cách tăng thuế để bóc lột nhân dân ta,…

Hoạt động 1

GV nêu vấn đề: Vì sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần hai ở Đông Dương? Nội dung của cuộc khai thác là có gì khác với cuộc khai thác thuộc địa lần trước? Những chính sách khai thác về kinh tế?

HS: Tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.

Ở đây, GV cần lưu ý mấy nội dung sau:

 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do nhu cầu của thị trường thế giới, nhất là thị trường Pháp nên giá cao su tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu đó, tư bản Pháp đã đổ xô vào kinh doanh cao su. Năm 1919 diện tích trồng cao su là 15.850 ha đến năm 1925 tăng lên 18000 ha và 5 năm sau, diện tích trồng cao su đã tăng lên gấp 4 lần, đạt 78.620ha. Như vậy, so với đợt khai thác lần trước (1897 – 1914), đợt khai thác này thực dân Pháp thực hiện quy mô mở rộng hơn, nhằm vơ vét thật nhiều của cải ở thuộc địa mang về chính quốc.

- Đặc biệt nổi bật của tòan bộ cơ cấu kinh tế Việt Nam thời thuộc địa là sự phát triển mất cân đối ; nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ bên cạnh nền công nghiệp mỏng manh, trong công nghiệp chỉ phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp nặng : hóa chất, luyện kim, cơ khí, năng lượng hầu như không phát triển để buộc nền kinh tế nước ta phải phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

- GV sử dụng lược đồ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp cho HS quan sát những nơi chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa (mỏ than ở Quảng Ninh, đồn điền cao su, cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,…)

HS: Quan sát, lắng nghe và ghi chép ý chính

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 Và xem thêm giáo án bài tiếp theo: Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở VN 1925-1930

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0