Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 23
lượt xem 3
download
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 23 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt; thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình xử lí chất thải trồng trọt;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 23
- Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Bài 23: CÔNG NGHỆ VI SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI TRỒNG TRỌT Thời gian thực hiện: (3 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình xử lí chất thải trồng trọt 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: + Tự tìm hiểu về ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt và xử lí chất thải trồng trọt. + Tự nhận biết được một số loại chế phẩm vi sinh . - Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ nhóm rõ ràng, phối hợp, tương tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Nhận thức công nghệ: + Hiểu được các ứng dụng công nghệ vi sinh. + Phân tích, so sánh được các lĩnh vực ứng dụng công nghệ vi sinh - Sử dụng công nghệ: + Nhận biết được một số loại chế phẩm vi sinh. + Vận dụng được kiến thức vào thực tiễn. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trung thực: Nghiêm túc học tập, trung thực trong học tập, làm bài, báo cáo kết quả. - Trách nhiệm: Hoàn thành bài học đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Sgk, sgv, kế hoạch bài dạy. - Các mẫu chế phẩm vi sinh. - Giấy A0. - Phiếu học tập. - Bút lông, nam châm. - Phiếu đánh giá. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu
- a) Mục tiêu: - Tạo tâm lý hứng thú cho học sinh, tâm thế sẵn sàng, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu bài mới. - Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh. b) Nội dung: - Quan sát hình 23.1 trang 124/Sgk, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Vai trò của chế phẩm vi sinh: - Cải tạo và bảo vệ môi trường nước, đất trồng. - Xử lí phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng và thức ăn chăn nuôi d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu Hs quan sát hình 23.1 trang 124/Sgk và trả lời Câu hỏi: Hãy giải thích vai trò của chế phẩm vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt? - Thực hiện nhiệm vụ: + Làm việc cá nhân: Hs quan sát hình 23.1 trang 124/Sgk, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. - Báo cáo, thảo luận: + Làm việc cả lớp: gọi 1-2 học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ + Học sinh khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến. - Kết luận, nhận định: + Giáo viên nhận xét từ đó rút ra vấn đề (nội dung cơ bản) của bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1. Tìm hiểu về ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng a) Mục tiêu: Trình bày được tác dụng của chế phẩm vi sinh và nêu được thành phần một số chế phẩm vi sinh trong cải tạo và bảo vệ đất trồng. b) Nội dung: Học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi, ghi vào vở các nội dung sau: Câu hỏi 1: Chế phẩm vi sinh có tác dụng như thế nào trong cải tạo đất? Câu hỏi 2: Kể tên một số chế phẩm vi sinh cải tạo đất trồng? Câu 3: Cách sử dụng? c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm học sinh được ghi vào vở cá nhân. - Tác dụng: Cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu cho đất do: cung cấp hệ vsv có ích thúc đẩy khả năng cố định đạm, phân giải lân, phân hủy độc tố …cho đất, tiêu diệt mầm bệnh trong đất, tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn đất. - Một số chế phẩm vi sinh cải tạo đất trồng: Chế phẩm EM dạng bột, dạng lỏng... - Sử lí đất bằng cách rắc chế phẩm xuống đất d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1.1/trang 124 trong sgk, hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi 1, 2 mục b Câu hỏi 1: Chế phẩm vi sinh có tác dụng như thế nào trong cải tạo đất?
- Câu hỏi 2: Kể tên một số chế phẩm vi sinh cải tạo đất trồng? - Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ học tập, ghi lại kết quả vào vở ghi. Giáo viên quan sát, hỗ trợ nhóm khi các nhóm gặp khó khăn. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi bất kì nhóm học sinh trả lời các câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm - Kết luận kiến thức học sinh ghi lại vào vở cá nhân. Nội dung 2. Tìm hiểu về ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước a) Mục tiêu: Nêu được ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước. b) Nội dung: Học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi, ghi vào vở các nội dung sau: Câu hỏi 1 : Tại sao chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo môi trường nước? Câu hỏi 2: Kể tên một số chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo và bảo vệ môi trường nước? Câu 3: Cách sử dụng? c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm học sinh được ghi vào vở cá nhân. - Chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo và bảo vệ môi trường nước do có chứa các vsv hiếu khí, kị khí có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, chất gây ô nhiễm trong nước, khử mùi hôi, tiêu diệt mầm bệnh, ức chế vsv có hại để làm sạch nước, tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. - Một số chế phẩm: Redoxy-3C của Đức, men vi sinh xử lí nước thải EMIC Việt Nam - Sử dụng bằng cách rắc hoặc đổ chế phẩm trực tiếp xuống nước d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1.2/trang 125 trong sgk, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1 : Tại sao chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo môi trường nước? Câu hỏi 2: Kể tên một số chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo và bảo vệ môi trường nước? Câu 3: Cách sử dụng? - Thực hiện nhiệm vụ: + Hs hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ học tập, ghi lại kết quả vào vở ghi. + + Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét. - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi bất kì nhóm học sinh trả lời các câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm + Kết luận kiến thức như mục sản phẩm, học sinh ghi lại vào vở cá nhân. Nội dung 3. Tìm hiểu về ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng a) Mục tiêu: Nêu được tác dụng của chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm làm phân bón . b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi Câu 1: Nêu nguyên lí hoạt động của chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm làm phân bón? Câu 2: Cho biết thành phần và công dụng của chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm làm phân bón.
- Câu hỏi 3: Kể tên một số chế phẩm vi sinh có tác dụng xử lí phụ phẩm làm phân bón? Câu 4: Cách sử dụng? c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm học sinh được ghi vào vở - Chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm làm phân bón có chứa vi khuẩn thuộc chi Bacillus, chi Streptomyces, nấm Trichoderma...có tác dụng phân hủy chất hữu cơ thải như rơm, rạ, thân ngô, khoai, vỏ cà phê...tiêu diệt vsv có hại. - Sử dụng bằng cách pha chế phẩm với nước theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất rồi tưới đều chế phẩm lên đống ủ và che phủ bằng bạt hoặc nylon. - Một số chế phẩm: Chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ EMIC Việt Nam, chế phẩm vi sinh EMZEO phân giải, khử mùi hôi phế thải hữu cơ... d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 6 nhóm theo cặp bàn và nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: + Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 23.3 trang 125 và hình 23.4 trang 126 trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 mục b. ghi nội dung kiến thức vào vở + GV nhận xét, kết luận, chốt nội dung ghi vào vở Nội dung 4. Tìm hiểu về ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi a) Mục tiêu: Nêu được ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, kể tên một vài chế phẩm có trên thị trường. b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu mục 2.2 trong sgk, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi, ghi vào vở. Câu hỏi 1: Nêu nguyên lí hoạt động của chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi? Câu hỏi 2: Kể tên một số chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi có trên thị trường? Câu 3: Cách sử dụng? c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm học sinh được ghi vào vở cá nhân. - Chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi có các vsv lợi khuẩn như vi khuẩn lactic, nấm men Saccharomyces cerevisiae...có tác dụng ủ chua, cải thiện thành phần dinh dưỡng, giảm độc tố trong phụ phẩm thức ăn chăn nuôi. - Một số chế phẩm vi sinh thương mại như: Nấm men thuốc bắc, cám lên men emzeo... - Sử dụng bằng cách trộn chế phẩm vi sinh với phụ phẩm và ủ d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2.2 trang 126 trong sgk, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi 1, 2 mục b - Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ học tập, ghi lại kết quả vào vở ghi. Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét, kết luận.
- - Báo cáo, thảo luận: GV gọi bất kì nhóm học sinh trả lời các câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, kết luận kiến thức, học sinh ghi nội dung kiến thức vào vở cá nhân. Nội dung 5. Thực hành ủ chua phụ phẩm trồng trọt thành thức ăn cho trâu bò a) Mục tiêu: Hs làm được thực hành ủ chua phụ phẩm trồng trọt thành thức ăn cho trâu bò b) Nội dung: Học sinh hoạt động theo nhóm tổ, lớp chia 4 tổ và tiến hành làm thực hành. c) Sản phẩm: Kết quả thực hành ủ chua một số phụ phẩm bã mía, rơm, lá và thân cây ngô, sắn, cám gạo, bột ngô với men vi sinh. d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu nhóm hs làm thực hành theo quy trình các bước như sgk trang 127 - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh các nhóm tiến hành làm thực hành tại nhà - Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm mang sản phẩm, trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá kết qủa sản phẩm của các nhóm bằng phiếu đánh giá kết quả. Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình ? ? ? Sản phẩm ? ? ? 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức (mục tiêu ban đầu của bài học) - Học sinh trả lời được một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh đọc các câu hỏi, suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng. - Hoàn thành phiếu học tập và ghi kết quả vào vở. Phiếu học tập Loại Chế phẩm vi Chế phẩm vi sinh Chế phẩm vi sinh Chế phẩm vi sinh sinh cải tạo và cải tạo và bảo vệ xử lí phụ phẩm xử lí phụ phẩm bảo vệ đất trồng môi trường nước trồng trọt làm phân trồng trọt làm thức Nội dung bón ăn chăn nuôi Tác dụng
- Thành phần Cách sử dụng c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: - Gv giao nhiệm vụ học tập: - Hs hoàn thành phiếu học tập - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng có chứa A. Các loại virus có ích cho đất trồng. B. Các loại vi khuẩn và nấm có ích cho đất trồng C. Các chất hóa học tiêu diệt vi sinh vật có hại D. Virus và nấm tiêu diệt vi khuẩn có hại Câu 2. Sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước bằng cách nào? A. Trộn chế phẩm với cát sạch rồi rắc xuống nước B. Rắc hoặc đổ trực tiếp xuống nước C. Khi trời mưa mới rắc, đổ xuống nước D. Khi trời nắng mới rắc, đổ xuống nước Đáp án Câu 1: B Câu 2: B 4. Hoạt độn g 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Hs biết sử dụng một số chế phẩm vi sinh vào thực tế đời sống. b) Nội dung: Học sinh 4 nhóm tương ứng 4 tổ trong lớp thực hiện nhiệm vụ sau: - Nhóm1: Sưu tầm một số chế phẩm vi sinh ứng dụng trong cải tạo và bảo vệ đất trồng có bán trên thị trường . - Nhóm 2: Sưu tầm một số chế phẩm vi sinh ứng dụng trong cải tạo và bảo vệ môi trường nước có bán trên thị trường . - Nhóm 3: Sưu tầm một số chế phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lí phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng. - Nhóm 4: Sưu tầm một số chế phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi. Sau 2 tuần các nhóm mang sản phẩm đến nộp cho giáo viên. c) Sản phẩm: Chế phẩm học sinh sưu tầm mua được.
- d) Tổ chức thực hiện: - Gv giao nhiệm vụ học tập - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà. - Báo cáo, thảo luận: Sau 2 tuần, học sinh mang nộp sản phẩm - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét cho điểm 5. Phụ lục Bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hành, báo cáo nhóm (100 điểm - Quy ra điểm 20) GV Tự ĐG Nội dung Tiêu chí đánh giá Điểm đánh ĐG chéo giá Chăm chỉ, tự giác tham gia hoạt động, phân 1. Tham gia hoạt động thực hành 20 công nhiệm vụ rõ ràng, thuyết trình tốt 2. Các bước thực hành Đúng quy trình các 20 bước 3. Kĩ thuật thực hành Đúng kĩ thuật 20 4. Kết quả thực hành Có sản phẩm, số lượng 20 sản phẩm 5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường Đảm bảo an toàn và vệ 20 sinh môi trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
97 p | 77 | 12
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 6
4 p | 57 | 7
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 9
3 p | 28 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 7
4 p | 22 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 3
5 p | 27 | 4
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 5
6 p | 49 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 4
5 p | 34 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 8
3 p | 21 | 3
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 20
9 p | 26 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
11 p | 41 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
6 p | 42 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 23
6 p | 26 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 18
3 p | 45 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 17
4 p | 30 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 16
4 p | 18 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 15
8 p | 22 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 2
4 p | 21 | 2
-
Giáo án môn Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 1
6 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn