intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Khoa học lớp 5 – Bài 50: Ôn tập vật chất và năng lượng

Chia sẻ: Tỉnh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án với mục tiêu giúp các em học sinh nắm kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Khoa học lớp 5 – Bài 50: Ôn tập vật chất và năng lượng

  1. KHOA HỌC – Tiết 55 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I. Mục tiêu:  Ôn tập về : ­ Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. ­ Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ II. Chuẩn bị : ­ Phiếu học tập ­ Dụng cụ thí nghiệm III. Các hoạt động dạy­ học 1.Khởi động ­ HĐTQ tổ chức trò chơi “Mưa rơi” 2. Bài mới  Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về nước * Mục tiêu : Hs ôn lại tính chất của nước ở 3 thể và sự chuyển thế của nước. * Cách tiến hành:  ­ Yêu cầu HS thực hiện theo phiếu giao việc sau: PHIẾU GIAO VIỆC SỐ 1 1) So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau: Nước ở thể lỏng Nước ở thể khí Nước ở thể rắn Có mùi không? Có vị không? Có nhìn thấy  bằng mắt thường  không? Có hình dạng  nhất định không? 2) Điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi  tên cho thích hợp:
  2. Nước ở thể lỏng Nước ở thể rắn Nước ở thể lỏng Hơi nước 3) Trao đổi với bạn bên cạnh và bạn trong nhóm kết quả làm việc của em ­HĐTQ điều khiển lớp chia sẻ kết quả trươc lớp. ­Nhận xét. Hoạt động 2: Củng cố vật chất và năng lượng * Mục tiêu: Củng cố kiến thức vật chất và năng lượng * Cách tiến hành:  PHIẾU GIAO VIỆC SỐ 2 1) Dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ? Câu 2: Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Câu 3: Giải thích tại sao bạn trong hình 2( SGK) lại có thể nhìn thấy quyển  sách. Câu 4: Rót vào hai chiếc cốc giống nhau một lượng nước lạnh như nhau ( lạnh  hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng khăn bông. Sau một thời gian,  theo bạn cốc nước nào còn lạnh hơn? Giải thích lí do lựa chọn của bạn. 2) Chia sẻ với bạn bên cạnh và bạn trong nhóm ý kiến của em. ­HĐTQ điều khiển lớp chia sẻ kết quả trươc lớp. ­Nhận xét. Hoạt động 3: Quan sát và thí nghiệm * Mục tiêu: Củng cố kiến thức quan sát và làm thí nghiệm * Cách tiến hành: ­Yêu cầu mỗi nhóm bốc thăm làm 1 trong các thí nghiệm để chứng tỏ: 1/ Nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định 2/ Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. 3/ Vật bằng kim loại dẫn nhiết tốt hơn vật bằng nhựa. 4/ Vật nóng hơn truyền nhiệt cho vật lạnh hơn. 5/ Không khí có ở trong mọi chỗ rỗng của vật. 6/ Âm thanh truyền được qua chất rắn 7/ Nước ở thề rắn có hình dạng nhất định. 8/ Ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền váo mắt. ­Các nhóm thảo luận, tiến hành thí nghiệm. ­Đại diện nhóm trình bày. ­Các nhóm nhận xét, bổ sung. ­Gv  nhận xét chung. Củng cố­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học. ­ Chuẩn bị tranh ảnh sưu tầm vầ nước, không khí, ánh sáng, nhiệt để tiết sau  triển lãm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2