intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14: Bài 2

Chia sẻ: Giang Hạ Vân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14: Bài 2 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh chia sẻ được với bạn những cách em liên lạc với người thân, bạn bè; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hình ảnh minh họa; đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; biết cách sử dụng lời xưng hô phù hợp khi viết thư;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14: Bài 2

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY  MÔN: TIẾNG VIỆT ­ LỚP 3 BÀI 2: THƯ THĂM BẠN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. ­ Năng lực ngôn ngữ:  + Chia sẻ  được với bạn những cách em liên lạc với người thân, bạn bè;  nêu được phỏng đoán của bản thân về  nội dung bài đọc qua tên bài và hình  ảnh minh hoạ. +  Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.  + Biết cách sử dụng lời xưng hô phù hợp khi viết thư. ­ Năng lực văn học: Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn Nhã Uyên viết thư  cho bạn Thu Vân để hỏi thăm và kể về việc học tập của mình ở trường mới. 2. Năng lực chung.  ­ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động ­ Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết   cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. ­ Năng lực giải quyết vấn đề  và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ  tình   huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt. ­ Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được vai trò của tình bạn trong cuộc sống,   từ  đó trân trọng tình cảm bạn bè, biết yêu mến, quan tâm, chăm sóc bạn bè,   chia sẻ động viên bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.  ­ Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao. ­ Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: một số bức thư viết tay, bảng phụ ghi đoạn Thu Vân xa nhớ …đến   đọc thơ… ­ HS: SGV, bút, thước,.. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
  2. 2 ­GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia  –   HS   hoạt   động   nhóm   đôi   hoặc  sẻ với bạn những cách em liên lạc với người thân, bạn  nhóm nhỏ, chia sẻ  với bạn những   bè. cách em liên lạc với người thân,  bạn bè. HS có thể nói về hình thức  (trao   đổi  trực   tiếp,  nhắn  tin,  gọi  điện thoại, viết thư,...), nội dung,   thời gian,...  – HS đọc tên bài và quan sát hình  thức trình bày để  phỏng đoán nội  dung bài đọc.  – HS nghe GV giới thiệu bài mới,  – GV cho HS đọc tên bài và quan sát hình thức trình bày   quan sát GV ghi tên bài đọc mới  để phỏng đoán nội dung bài đọc.  Thư thăm bạn. – GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc mới Thư  thăm bạn. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.1 Hoạt động Đọc (27 phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa  từ trong bài.  b. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Đọc mẫu ­ GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: toàn bài đọc giọng rõ  ­ HS lắng nghe ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan  trọng: lời xưng hô, từ để hỏi, để kể,... b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ GV hướng dẫn: ­ HS lắng nghe và luyện đọc + Cách đọc một số từ ngữ khó: vẫn, khoẻ, dễ mến, kể  chuyện, diễn kịch,... + Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, VD: thân  thiện (tử tế và thiện cảm); hiền hoà (hiền lành và ôn  hoà);... ­ Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. c. Luyện đọc đoạn ­ Chia đoạn: 3 phần: Phần đầu thư, phần chính, phần  cuối thư ­ Luyện đọc câu dài: ­ HS lắng nghe và luyện đọc +Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Mình/ rất thích sinh  hoạt Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt/ và thường cùng  các bạn kể chuyện, diễn kịch, đọc thơ,...//; Dù vậy,/  mình vẫn luôn nhớ Huế,/ nhớ dòng sông Hương hiền  hoà,/ nhớ thầy cô/ và các bạn./; ... ­ Luyện đọc từng đoạn: ­ HS lắng nghe và luyện đọc ­ HS đọc luân phiên  d. Luyện đọc cả bài:
  3. 3 ­ Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài... ­ HS đọc luân phiên cả bài 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Bạn Nhã Uyên viết thư cho bạn Thu Vân để hỏi thăm và  kể về việc học tập của mình ở trường mới. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm ­ GV cho HS trả lời câu 1 đến câu 4:  Câu hỏi 1. Bạn Nhã Uyên viết thư cho ai? Bạn xưng hô  ­ Bạn Nhã Uyên viết thư cho Thu  thế nào? Vân, xưng "bạn với mình". ­ Bạn Nhã Uyên hỏi thăm sức  Câu hỏi 2. Bạn Nhã Uyên hỏi thăm những gì? khỏe cả nhà Thu Vân. ­ Bạn Nhã Uyên kể: Câu hỏi 3. Bạn Nhã Uyên kể những gì? Đã quen với việc học ở Hà  Nội Thầy cô giáo rất thân  thiện, dễ mến Thích sinh hoạt câu lạc bộ  em yêu tiếng việt và  thường cùng các bạn kể  chuyện, diễn kịch, đọc  thơ... Như Huế, sống Hương ,  bạn bè và thầy cô  ­ Phần cuối thư, bạn viết lời hỏi  Câu hỏi 4. Phần cuối thư, bạn viết những gì? thăm sức khỏe gia đình và chúc  Thu Vân luôn vui vẻ và đáng yêu. ­ Nội dung bài đọc: Bạn Nhã Uyên  viết thư cho bạn Thu Vân để hỏi  ­ GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung  thăm và kể về việc học tập của  bài học. mình ở trường mới. ­ Theo em, tình cảm của Nhã Uyên  với quê hương và bạn bè: sâu đậm  và thấm thiết. Câu hỏi 5. Theo em, tình cảm của Nhã Uyên với quê  hương và bạn bè thế nào? 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu:  b. Phương pháp, hình thức tổ chức ­ GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu  ­ Nội dung bài đọc: Bạn Nhã Uyên  nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó  viết thư  cho bạn Thu Vân để  hỏi  bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật  thăm và kể  về  việc học tập của  và một số từ ngữ cần nhấn giọng. mình ở trường mới. ­ GV đọc mẫu đoạn Thu Vân xa nhớ …đến đọc thơ… ­ HS nghe GV đọc mẫu đoạn Thu  Vân xa nhớ …đến đọc thơ… ­  GV cho  HS luyện đọc lại đoạn  trên  trong nhóm nhỏ  ­   HS   luyện   đọc   lại   1   đoạn   (tự  hay đọc trước lớp.  chọn   hoặc   có   hướng   dẫn)   trong  nhóm nhỏ hay đọc trước lớp. 
  4. 4 ­ GV tổ chức HS thi đọc/ đọc trước lớp hay cho HS khá  ­   HS   đọc/   thi   đọc   trước   lớp   hay  giỏi đọc cả bài. cho HS khá giỏi đọc cả bài. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức ­ Gọi HS nhắc lại nội dung bài học ­ HS nhắc lại nội dung bài học ­ Chuẩn bị: tiết 2 ­ HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
  5. 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY  MÔN: TIẾNG VIỆT ­ LỚP 3 BÀI 2: THƯ THĂM BẠN (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. ­ Năng lực ngôn ngữ: Biết cách sử dụng lời xưng hô phù hợp khi viết thư.   Nói về một người bạn của em dựa vào gợi ý  2. Năng lực chung.  ­ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động ­ Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết   cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. ­ Năng lực giải quyết vấn đề  và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ  tình   huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt. ­ Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được vai trò của tình bạn trong cuộc sống,   từ  đó trân trọng tình cảm bạn bè, biết yêu mến, quan tâm, chăm sóc bạn bè,   chia sẻ động viên bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.  ­ Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao. ­ Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: SGK, SGV,  ­ HS: SGK, bút, …. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: ­ GV cho Học sinh hát bài Lá thư gửi thầy. Học sinh hát bài Lá thư gửi thầy. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
  6. 6 B.4 Hoạt động Trao đổi với bạn bè về lời xưng hô khi viết thư (12 phút) a. Mục tiêu: Trao đổi với bạn bè về lời xưng hô khi viết thư b. Phương pháp, hình thức tổ chức ­ Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý  ­ HS xác định yêu cầu BT và phân  (nếu có).  tích gợi ý (nếu có).  ­ Yêu cầu HS thực hiện BT theo cặp hoặc nhóm nhỏ  ­ HS thực hiện BT theo cặp. hoặc nói trước lớp trên cơ sở hình ảnh, tranh minh hoạ  hoặc từ ngữ, câu gợi ý hoặc câu hỏi.  ­ Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp.  ­ Một số nhóm HS nói trước lớp.  Gửi bạn bè: Tớ  ­ cậu, bạn  ­ mình Gửi   thầy   cô:  Thầy   (cô)   ­  em Gửi người thân:  o ông bà ­ con o bố mẹ ­ con o anh chị ­ em ­ Yêu cầu HS và GV đánh giá kết quả  thực hành và  kết nối vào bài học.  B.5 Hoạt động Nói và nghe (13 phút) a. Mục tiêu: Nói về một người bạn của em dựa vào gợi ý  b. Phương pháp, hình thức tổ chức ­ Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý  ­ HS xác định yêu cầu BT: Nói về  (nếu có).  một người bạn của em dựa vào  gợi ý: + Tên + Hình dáng + Tính tình + Tình cảm ­ Yêu cầu HS thực hiện BT theo cặp hoặc nhóm nhỏ  ­ HS thực hiện BT theo cặp  trên cơ  sở  hình  ảnh, tranh minh hoạ  hoặc từ  ngữ, câu  gợi ý hoặc câu hỏi.  ­ Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp.  ­ Một số nhóm HS nói trước lớp.  ­ Yêu cầu HS và GV đánh giá kết quả thực hành và kết  Trong lớp em có nhiều bạn nhưng  nối vào bài học.  em   ấn   tượng   nhất   là   bạn   Thủy  Tiên. Bạn có dáng người tròn trịa,  hơi   thấp.   Nước   da   của   bạn   ấy  trắng hồng, sạch sẽ. Bạn có một  khuôn mặt tròn, khi cười hay nói,  em   thấy   má   bạn   có   hai   cái   lúm  đồng tiền xinh xinh. Mắt bạn đen  láy và tròn, miệng nhỏ, che đi mấy  cái răng cửa bị sún. Lúc nào đi học,  bạn cũng được mẹ bím cho hai cái  đuôi   sam   lủng   lẳng   dưới   cái   nơ  ruy băng màu đỏ  tươi.  Ở lớp, bạn  ngoan, tốt bụng và học giỏi nên cô  giáo thương và các bạn cũng mến 
  7. 7 bạn  ấy nữa. Em và bạn cũng hay  chơi với nhau rất vui vẻ. Em rất   quý mến bạn và  mong  ước  sang  năm lên lớp 4, tụi em vẫn là bạn  thân của nhau. * Hoạt động nối tiếp: (3phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức ­ Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. ­ HS lắng nghe ­ Chuẩn bị: tiết 3, đọc lại bài thư thăm bạn IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
  8. 8 KẾ HOẠCH BÀI DẠY  MÔN: TIẾNG VIỆT ­ LỚP 3 BÀI 2: THƯ THĂM BẠN (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. ­ Năng lực ngôn ngữ: Nhận diện được cấu tạo, nội dung một bức thư  và  biết cách viết lời thăm hỏi trong thư gửi cho bạn bè. Thi đọc thơ  về tình bạn  và nói được về hình ảnh hoặc câu thơ em thích. 2. Năng lực chung.  ­ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động ­ Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết   cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. ­ Năng lực giải quyết vấn đề  và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ  tình   huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất. ­ Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt. ­ Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được vai trò của tình bạn trong cuộc sống,   từ  đó trân trọng tình cảm bạn bè, biết yêu mến, quan tâm, chăm sóc bạn bè,   chia sẻ động viên bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn. ­ Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.  ­ Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao. ­ Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: SGV, SGK, thẻ từ màu xanh và hồng ở BT1 ­ HS: SGK, bút, vở,… III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát bài “ Trái Đất này là của chúng mình” Hát   bài   “   Trái   Đất   này   là   của  chúng mình” B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
  9. 9 B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (20 phút) a. Mục tiêu: Nhận diện được cấu tạo, nội dung một bức thư và biết cách viết lời thăm hỏi  trong thư gửi cho bạn bè.  b. Phương pháp, hình thức tổ chức Bài 1: Nhận diện thể loại: ­ GV gọi HS đọc đề – HS xác định yêu cầu của BT 1,  ­ GV cho HS đọc lại bài thư thăm bạn đọc lại bài Thư thăm bạn, đọc các  thẻ màu hồng và ­ GV cho HS thảo luận nhóm các thẻ màu xanh. – HS thảo luận nhóm chọn các thẻ  màu xanh phù hợp với mỗi thẻ  màu hồng. − HS làm bài vào VBT. – Một vài cá nhân/ nhóm HS chia  sẻ kết quả trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – HS rút ra cấu tạo và những nội  ­ GV chốt những nội dung chính của một bức thư dung chính của một bức thư dưới  sự hỗ trợ của GV. Bài 2:  ­ HS xác định yêu cầu của BT 2 và  ­ GV gọi HS đọc đề đọc các gợi ý.   – HS chia sẻ trong nhóm những  ­ GV cho HS thảo luận nhóm nội dung muốn thăm hỏi, thông  báo với bạn.  – HS viết bài vào VBT.  – Một vài HS chia sẻ kết quả  ­ GV mời HS đọc bài trước lớp.  Hà Nội, ngày 7 tháng 4 nằm 2022 Ông bà ngoại kính mến! ­ GV nhận xét Ông bà ngoại dạo này có khỏe  không? Dừa thu hoạch có nhiều  hơn lúc trước không? Bây giờ là  thời điểm cháu đang ôn tập thi kì  II nên những ngày ngày nghỉ cuối  tuần cũng không thể về quê được.  Cháu nhớ ông bà lắm! Mặc dù bài vở học kì này nhiều và  khó, nhưng cháu hết sức cố gắng  để đạt được danh hiệu học sinh  giỏi. Cháu nhất quyết không phụ  lòng cha mẹ vất vả lo cho cháu ăn  học và sự tin tưởng của ông bà  ngoại. Sau khi thi xong, nhất là  trong dịp hè sắp tới, cháu sẽ về  quê ở lâu dài bên ông bà ngoại. Ba mẹ cháu ở trên này cũng khỏe  cùng với cuộc sống tốt. Em trai  cháu đã nói bập bẹ và chập chững 
  10. 10 bước đi rồi. Cuối thư, cháu chúc  ông bà ngoại sống vui và sống mãi  với con cháu. Cháu của ông bà ngoại Kí tên Minh Thư – HS nghe bạn và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức ­ Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. ­ hs lắng nghe ­ Thi đọc thơ về tình bạn – HS thi đọc thơ trong nhóm nhỏ.  – Mỗi nhóm cử  một HS thi trước  lớp và nói về  câu thơ  hoặc hình  ảnh em thích trong bài thơ đã đọc.  – HS bình chọn bạn đọc hay nhất.  – HS nghe GV nhận xét hoạt động  vận dụng. ­ Chuẩn bị: tiết sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2