Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 1)
lượt xem 4
download
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 1) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hiểu thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng; xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 1)
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN LỚP 3 BÀI 77: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Giao tiếp toán học:Hiểu thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước. Trung điểm của một đoạn thẳng. Tư duy và lập luận toán học: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan. Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hành đo đoạn thẳng Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.Một mảng giấy hình CN kích thước 20 x 30 cm HS: Sách giáo khoa. Một mảng giấy hình CN kích thước 4 x 6 cm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại Quan sát hình SGK và cho biết bạn nào đứng ở giữa ? Thọ đứng ở giữa Sơn và Thủy 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được điểm ở giữa hai điểm cho trước và nhận biết được trung điểm của một đoạn thẳng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành 1. Giới thiệu điểm ở giữa Vẽ hình như sách giáo khoa lên bảng. Hỏi: HS quan sát.
- + Em có nhận xét gì về 3 điểm A, O, B. HS quan sát và nhận xét: 3 điểm A, O, B cùng nằm trên 1 đường thẳng hoặc 3 điểm A, O, B thẳng hàng. GV chỉ vào hình vẽ, giới thiệu và ghi bảng: A, O, B là HS quan sát và nhắc lại. 3 điểm thẳng hàng. Ta nói O là điểm ở giữa hai điểm A và B. Yêu cầu HS nhắc lại. GV vẽ thêm một vài hình ảnh, yêu cầu HS nêu 3 điểm Nêu 3 điểm thẳng hàng và điểm ở giữa. thẳng hàng và nêu điểm ở giữa. + Ba điểm M, H, K thẳng hàng. Ta nói H là điểm ở giữa hai điểm M và K. + Ba điểm C, E, D thẳng hàng. Ta nói E là điểm ở giữa hai điểm C và D. + Ba điểm S, T, U thẳng hàng. Ta nói T là điểm ở giữa hai điểm S và U. Lắng nghe Lưu ý: Chỉ khi nào 3 điểm thẳng hàng thì mới có điểm ở giữa 2 điểm. 2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng Theo dõi. Vẽ một đoạn thẳng AB (dài 40 cm), tiếp theo vẽ điểm M (như SGK) M là điểm ở giữa hai điểm A và B. M gọi là gì? HS đo và nhận xét: Độ dài đoạn thẳng MA Vị trí điểm M có gì đặt biệt ? yêu cầu 1 HS lên bảng bằng độ dài đoạn thẳng MB. đo đoạn thẳng MA và đoạn thẳng MB HS quan sát. GV viết: MA = MB Học sinh nhắc lại. Giới thiệu: M là điểm ở giữa hai điểm A và B, MA = MB, ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Giáo lưu ý HS : Khi có cả 2 điều (M là điểm ở giữa hai điểm A và B, độ dài MA = MB thì M mới là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vẽ hình khác, yêu cầu học sinh nêu trung điểm. Tìm trung điểm (...) 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Xác định được trung điểm, điểm giữa của đoạn thẳng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành Bài 1: HS thảo luận nhóm đôi HS thảo luận nhóm Yêu cầu nhóm trình bày có giải thích Các nhóm trình bày theo yêu cầu. a/ Ba điểm C, D, E thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng). Điểm D ở giữa hai điểm C và E. b/ D là trung điểm của đoạn thẳng CE ( Điểm D ở giữa hai điểm C và E; CD = DE do đo hoặc đếm số ô vuông) + G không phải là trung điểm của đoạn thẳng HE (điểm G nằm ở giữa hai điểm H và E nhưng GH không bằng với GE) Giáo viên nhận xét chốt kiến thức Lắng nghe Bài 2: a/ HS quan sát cách xác định trung điểm, yêu cầu a) N là điểm ở giữa hai điểm S và T,
- HS giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng NS= NT (= 3 cm) ST? b/ HS thực hiện như câu a. b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B, MA= MB (= 5 cm) Bài 3: Yêu cầu HS lấy mảnh giấy hình chữ nhật đã được HS lấy mảnh giấy hình chữ nhật đã được chuẩn bị. chuẩn bị. GV: nếu không có thước, làm sao xác định được trung HS lắng nghe. điểm các cạch của mảnh giấy hình chữ nhật ? HS thảo luận nhóm bốn, thực hành rồi trình bày trước Thực hiện theo yêu cầu lớp. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. HS thảo luận, Đại diện nhóm trình bày, các GV làm mẫu nhóm khác nghe và nhận xét. HS làm theo. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại, thực hành Khi nào thì mới có điểm ở giữa 2 điểm? Chỉ khi nào 3 điểm thẳng hàng. Khi nào điểm ở giữa được gọi là trung điểm? Khi có cả 2 điều: Điểm đó là điểm ở giữa hai điểm và chia đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau. Chuẩn bị bài sau: Xem trước bài Điểm ở giữa. Trung HS chuẩn bị bài sau. điểm của đoạn thẳng (TT) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ............................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7: Bảng chia 3
4 p | 127 | 10
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 3)
5 p | 19 | 4
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7: Bảng nhân 3
4 p | 41 | 4
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 2)
4 p | 48 | 4
-
Giáo án môn Toán lớp 3: Ôn tập phép cộng, phép trừ
9 p | 19 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 35: Kiểm tra cuối năm
3 p | 25 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 34
22 p | 20 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 8: Một phần hai, một phần ba, một phần tư, một phần năm
4 p | 21 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 1)
4 p | 46 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 3
19 p | 20 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 1: Ôn tập phép cộng, phép trừ (Tiết 1)
4 p | 28 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 29
29 p | 19 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 13
27 p | 26 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 6
20 p | 47 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 4
27 p | 14 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 3
22 p | 17 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 2
23 p | 23 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 1
18 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn