Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (Tiết 1+2)
lượt xem 4
download
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (Tiết 1+2) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó; vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (Tiết 1+2)
- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Chủ đề: Gia đình Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: – Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Các hình trong bài 2 SGK, bài hát về chủ đề gia đình. HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp các sự kiện, ngày kỉ niệm của gia đình; giấy trắng, keo, hồ dán, hộp màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên và mối quan hệ trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới. Cách tiến hành: ‒ GV tổ chức cho HS tham gia hát các bài hát về gia đình dưới hình thức trò chơi “Ca sĩ tí hon”. HS tham gia hát. ‒ GV phổ biến luận chơi: GV chia lớp thành hai đội. Hai đội sẽ thi đua hát các bài hát có nội dung HS lắng nghe. về chủ đề gia đình. Đội trưởng sẽ đại diện oẳn tù tì giành lượt hát trước. Đội sau không được hát lại bài hát của đội trước. Cứ chơi lần lượt đến khi có
- đội không hát được. Đội còn lại sẽ giành chiến thắng. GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Kỉ Lắng nghe – Mở SGK niệm đáng nhớ của gia đình”. 2. HĐ khám phá kiến thức Hoạt động 1: : Kỉ niệm, sự kiện của gia đình * Mục tiêu: HS nêu được tên, thông tin sự kiện của gia đình bạn An và bạn Hùng. * Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang Học sinh quan sát, thảo luận 12 và làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: nhóm đôi và trả lời câu hỏi +An và Hùng đang kể cho nhau nghe sự kiện gì của gia đình? +Sự kiện đó diễn ra vào thời gian nào? – GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. – GV mời HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. HS chia sẻ. 2 HS trả lời nhận xét lẫn nhau. + An đang kể về sự kiện gia đình bạn An chuyển sang ngôi nhà mới, còn Hùng kể về sinh nhật của em gái mình. + Sự kiện của gia đình bạn An diễn ra vào ngày 6 tháng 3 năm 2021, còn sự kiện của gia đình GV NX, tuyên dương. bạn Hùng diễn ra vào ngày 11
- *Kết luận: Mỗi gia đình đều có những kỉ niệm tháng 5. và sự kiện riêng. Cả lớp lắng nghe. Hoạt động 2: Cảm xúc của các thành viên khi tham gia ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình * Mục tiêu: HS nhận biết được cảm xúc của các thành viên khi tham gia ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình. * Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK trang Học sinh quan sát và suy 13 và trả lời các câu hỏi: nghĩ. + Gia đình bạn An đang làm gì? Mọi người có cảm xúc như thế nào trong ngày đó? – GV mời HS trình bày ý kiến trước lớp. HS chia sẻ trước lớp. Gia đình bạn An đang chúc mừng sinh nhật mẹ. Ba, chị Hà và An đã chuẩn bị một bàn tiệc trang trí rất đẹp. Ba tặng mẹ một món quà. Chị Hà và An tặng hoa cho mẹ. Mẹ chắp tay cầu nguyện. Cả gia đình An – GV nhẫn xét, tuyên dương. rạng ngời hạnh phúc, yêu * Kết luận: Những ngày kỉ niệm của gia đình là thương nhau. dịp để các thành viên quây quần, bày tỏ tình cảm HS lắng nghe. và gắn kết với nhau. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- * Mục tiêu: HS nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình. * Cách tiến hành: – HS làm việc cặp đôi, chia sẻ: + Ngày sinh nhật của một số thành viên trong gia đình em. Thảo luận nhóm đôi + Những việc gia đình em thường làm trong ngày đó. – GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. – GV và HS cùng nhận xét và đưa ra kết luận. GV NX, tuyên dương. HS chia sẻ. Kết luận: Mỗi gia đình đều có những ngày kỉ HS lắng nghe. niệm riêng. Đó là những sự kiện có ý nghĩa quan trọng và khó quên đối với tất cả các thành viên trong gia đình. 3. Hoạt động tiếp nối sau bài học * Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người thân trong gia đình về các ngày kỉ niệm, sự kiện quan HS lắng nghe và thực hiện. trọng; thu thập thông tin, tranh ảnh các ngày kỉ niệm, sự kiện đó để chuẩn bị cho tiết 2. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Chủ đề: Gia đình Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: – Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình. – Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Các hình trong bài 2 SGK, bài hát về chủ đề gia đình. HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp các sự kiện, ngày kỉ niệm của gia đình; giấy trắng, keo, hồ dán, hộp màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu
- biết đã có của HS về ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình. Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS nghe hát bài “Nhật kí của mẹ” HS nghe và hát theo. (https://www.youtube.com/watch?v=3Waf1Gy9d90) – GV đặt câu hỏi: HS suy nghĩ và trả lời + Bài hát nói về sự kiện gì của gia đình? + Bài hát nói về quá trình trưởng thành khôn lớn của + Cảm xúc của các thành viên ở sự kiện đó như con. thế nào? + Các thành viên trong gia đình – GV mời HS trả lời. rất vui và hạnh phúc. – GV nhận xét, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: “Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình”. 2. HĐ khám phá kiến thức Hoạt động 1: Sự thay đổi của gia đình theo Lắng nghe – Mở SGK thời gian * Mục tiêu: HS nhận xét được sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian. * Cách tiến hành: – – GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trong SGK trang 14 và làm việc nhóm đôi: Học sinh quan sát, thảo luận + Nhận xét sự thay đổi của gia đình bạn An theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi thời gian. (Nhận xét sự thay đổi về ngoại hình, tính cách, công việc,...). – GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. HS chia sẻ. Hình 1: Bạn An vừa tròn sáu tháng tuổi. Cả nhà An sinh sống ở vùng nông thôn. Hình 2: Khi bạn An 3 tuổi. Cả gia đình rời quê lên thành phố sinh sống. Hình 3: Bạn An lên 6 tuổi. GV NX, tuyên dương. Ngày đầu tiên đi học, ba mẹ
- *Kết luận: Theo thời gian, bạn An và các thành dẫn An đến trường. viên trong gia đình có sự thay đổi về ngoại hình, Cả lớp lắng nghe. tính cách, công việc và nơi sinh sống, học tập. Hoạt động 2: Chia sẻ về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình * Mục tiêu: Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó. * Cách tiến hành: – GV phát cho HS phiếu thông tin (SGK trang 14), hướng dẫn HS cách thực hiện và hoàn thành Học sinh lắng nghe và thực phiếu. hiện làm phiếu – GV mời 2 đến 3 HS trình bày trước lớp. – GV tuyên dương HS đã thu thập được nhiều HS chia sẻ trước lớp. thông tin về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia HS lắng nghe. đình. * Kết luận: Gia đình mỗi bạn đều có những ngày kỉ niệm của gia đình là dịp để các thành viên quây quần, bày tỏ tình cảm và gắn kết với nhau, là những kỉ niệm đáng nhớ. Hoạt động 3: Thực hành vẽ đường thời gian * Mục tiêu: HS vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình. * Cách tiến hành: – GV tổ chức cho HS quan sát hình vẽ đường thời HS lắng nghe. gian trong SGK trang 15, nhận biết các bước thực hành: + Bước 1: Vẽ một đường thẳng và mũi tên thể hiện đường thời gian.
- + Bước 2: Sắp xếp những thông tin về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình theo thứ tự thời gian. + Bước 3: Viết thông tin, vẽ hoặc dán tranh ảnh của gia đình lên đường thời gian. HS thực hành vẽ. – GV yêu cầu HS thực hành vẽ đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình. HS chia sẻ trước lớp. – GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp: + Giới thiệu đường thời gian của bản thân và gia đình em với các bạn. + Bản thân em và gia đình đã có những thay đổi như thế nào theo thời gian? HS lắng nghe. – GV nhận xét và rút ra kết luận. Kết luận: Theo thời gian, các thành viên trong gia đình có những thay đổi về ngoại hình, công việc,… Sự thay đổi đó sẽ trở thành kỉ niệm mà các thành viên trong gia đình luôn nhớ đến. HS đọc từ khoá của bài: GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Đường thời gian ‒ Kỉ niệm “Đường thời gian ‒ Kỉ niệm – Sự kiện”. – Sự kiện”. 3. Hoạt động tiếp nối sau bài học * Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. * Cách tiến hành: HS lắng nghe và thực hiện. GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ đường thời gian với các thành viên trong gia đình và dán vào góp học tập ở nhà. Nhận xét, tuyên dương sau tiết học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................
- ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 8
6 p | 63 | 8
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 6
8 p | 37 | 8
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 18
6 p | 72 | 6
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 4
9 p | 30 | 6
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 5
9 p | 43 | 6
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 9
7 p | 25 | 5
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 7
7 p | 48 | 5
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 3
9 p | 35 | 5
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 17
5 p | 134 | 5
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 16
8 p | 37 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 15
8 p | 15 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 14
10 p | 25 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 12
10 p | 17 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 11
10 p | 27 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 10
9 p | 16 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 2
10 p | 22 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 1
9 p | 28 | 4
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức: Tuần 13
9 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn