intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài 7: Những điều trông thấy (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:67

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài 7: Những điều trông thấy (Nguyễn Du và tác phẩm) (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Du đề đọc hiểu một số tác phẩm của đại thi hào. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ. So sánh được hai văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau viết cùng đề tài liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài 7: Những điều trông thấy (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. BÀI 7 : NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU) Số tiết: (3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nguyễn Du: Tác giả và tác phẩm. - Văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: - Vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Du đề đọc hiểu một số tác phẩm của đại thi hào.. - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ.. - So sánh được hai văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau viết cùng đề tài liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bàn được đọc.. - Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lập cấu trúc và biện pháp tu từ đối trong sáng tác văn học. - Viết được bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Giới thiệu (dưới hình thức nói) về một tác phẩm văn học theo lựa chọn cá nhân.. 3. Phẩm chất Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn truyện Thơ Nôm và trân trọng những giá trị mà đại thi hào dân tộc Nguyễn Du để lại. Trân trọng những di sản văn học; dồng cảm, chia sẻ với tinh thân nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thông của dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - PHT số 1,2,3 - Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới b) Nội dung: Gv tổ chức trò chơi vượt chướng ngại vật (Có 18 chữ cái) / Vịnh Kiều, chơi Kiều,…/xem video về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du c) Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi (có 4 thí sinh tham gia trò chơi) d) Tổ chức thực hiện: nh * Bước 1
  2. Câu 1: Là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Câu 2 Đầu lòng hai ả tố nga […] là chị, em là Thúy Vân Câu 3: Là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Câu 4: Truyện Kiều là truyện thơ của tác giả nào. Ông có tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. 1 L U C B A T C1 Đ/S 2 T H U Y K I E U C2 Đ/S 3 C H U N O M C3 Đ/S 4 N G U Y E N D U C4 Đ/S * Bước 2: Học sinh đoán từ khoá hôm nay sau bước tranh: (Truyện Kiều) HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gợi ý: Từ khóa Truyện Kiều - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Cách 2: Giáo viên gợi ý khởi động: – Sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều, HS cần có sự chuẩn bị ở nhà. Trên lớp, GV có thể yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. – GV nhận xét, nhấn mạnh vị trí của Nguyễn Du trong nền văn học và trong đời sống văn hoá của dân tộc.
  3. – GV có thể tham khảo các thông tin sau về một số sinh hoạt văn nghệ liên quan đến Truyện Kiều để việc tổ chức hoạt động khởi động đạt hiệu quả tốt: + Hình thức đố Kiều: Hỏi: “Truyện Kiều anh thuộc đã làu/ Đổ anh đọc được một câu hết Kiều"; Đáp: “Trăm năm trong cõi người ta/ Mua vui cũng được một vài trống canh”; Hỏi: “Truyện Kiều anh đọc đã lâu/ Độ anh dọc được một câu năm người”; Đáp: "Này chồng, này mẹ, này cha/ Này là em ruột, này là em dâu"; Hỏi: “Nàng Kiều lưu lạc gian truân/ Với người tình, đã mấy lần chia tay?"; Đáp: “Dùng dáng một bước một xa,/ Chia tay Kim Trọng châu sa đầm ngày/ Chén đưa nhớ buổi hôm nay/ Chia tay chàng Thúc hẹn ngày năm sau/ Đành rằng chờ đó ít lâu/ Chia tay Từ Hải, lòng đau nhớ nhà/ Chiếc thân bèo nồi, sóng sa/ Ba lần li biệt xót xa, tội tình" + Hình thức lấy Kiều: Câu thơ lấy Kiểu: "Lòng riêng riêng những bàn hoàn/ Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng” (Hồ Chí Minh, Đi thuyền trên sông Đáy); câu Kiều được lấy: “Nói riêng riêng những bản hoàn, Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thầm khăn". Câu lấy Kiều trong diễn văn của Bin Clin-tơn (Bill Clinton), Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam: “Sen tàn cúc lại nở hoa, Sâu dài ngày ngăn đông đã sang xuân" (câu số 1795 – 1796 trong Truyện Kiều). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. + Vịnh kiều: Tổng vịnh Truyện Kiều" Phạm Quý Thích Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan, Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan. Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng,
  4. Gót ngọc khôn đành giấc thuỷ quan. Nửa gối đoạn trường tan giấc điệp, Một dây bạc mệnh dứt cầm loan. Cho hay những kẻ tài tình lắm, Trời bắt làm gương để thế gian. (Lê Xuân Lít (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu), 200 nam nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, Sđd, tr. 397) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs trả tham gia trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và văn bản chính b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Hs tiếp thu kiến thức và câu trả lời của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Giới thiệu bài học - Gv chuyển giao nhiệm vụ - Chủ đề bài học: Những điều trông thấy Cho biết chủ đề, thể loại chính của chủ đề và các văn bản - Thể loại chính: Truyện thơ Nôm chính ? - Các văn bản: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. + Trao Duyên Bước 2: Hs trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + Độc “Tiểu Thanh Kí” - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ + Kính gửi cụ Nguyễn Du - GV lắng nghe, gợi mở + Thuý Kiều Hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác - Gv tổ chức hoạt động phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học - Hs trả lời câu hỏi + Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh… Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: - Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.
  5. - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ. - Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Khám phá Tri thức ngữ văn - Gv chuyển giao nhiệm vụ 1. Tác giả Nguyễn Du HS được chia thành ba đội, mỗi đội thực hiện các nhiệm a. Nguyễn Du (1765 – 1820 vụ sau: - Đại thi hào dân tộc Việt Nam + HS đọc nội dung về tác gia Nguyễn Du trong phần Tri - Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên thức Ngữ văn (SGK/ tr. 33, 34) và hoàn thiện PHT số 1 - Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tiểu sử Nguyễn Du - Thân phụ của ông là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), làm Tể Gia đình tướng triều Lê, đóng thời là một học giả, nhà thơ. Thân mẫu Thời đại của ông là bà Trần Thị Tần (1740 – 177 quê Kinh Bắc (nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). 10 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, ông phải đến sống nhờ người anh khác mẹ là Nguyễn Khản. - Năm 1783, Nguyễn Du đi thi, đỗ tam trường (tương đương Tú tài), làm một chức quan nhỏ dưới triều Lê; thời Tây Sơn, sống cuộc đời lưu lạc bần hàn; sau thời Tây Sơn, ông lại được mời ra làm quan cho triều Nguyễn (lên đến chức Hữu Tham tri bộ Lễ, tương đương chức Thứ trưởng bấy giờ). - Sống trong một giai đoạn mà gia cảnh và lịch sử đất nước có nhiều biến đổi lớn lao, cuộc đời ông cũng lắm phen chìm nổi, + HS đọc Sáng tác của Nguyễn Du và nội dung về văn đau thương, buồn nhiều, vui ít. Ông qua đời ở tuổi 55 (ngày 16 nghị luận trong Tri thức Ngữ văn (SGK/ tr. 34,35) và tháng 9 năm 1820). Dù cuộc đời khá ngắn ngủi, nhưng cũng hoàn thành PHT số 2- điền từ còn thiếu vào vị trí đánh nhờ từng sống nhiều nơi, chứng kiến, nếm trải nhiều cảnh đời dấu dâu bể, lại có tài năng lớn, tâm hồn nhạy cảm thiên phú nên Sáng tác Nguyễn Du Nguyễn Du đã trở thành một đại thi hào dân tộc. Thơ chữ Hán 2. Sáng tác Nguyễn Du gồm hai bộ phận: Hán Và chữ Nôm. Sáng tác chữ Nôm - Sáng tác chữ Hán của ông gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, Kiệt tác văn chương gồm 78 bài, được viết từ lúc còn chìm nổi lênh đênh đến khi nghệ thuật làm quan ở Bắc Hà (1786 – 1804); Nam trung tạp ngâm, gồm 40 bài, được sáng tác trong giai đoạn làm quan ở Quảng Bình và Huế (từ năm 1805 đến năm 1813); Bắc hành tạp lục, gồm + HS đọc phần điểm nhìn trong truyện thơ; nhân vật và 131 bài, được sáng tác trên đường đi sứ Trung Quốc (từ năm đối thoại, độc thoại nội tâm; Bút pháp miêu tả nội tâm 1813 đến năm 1814). trong truyện thơ và Truyện kiều; Biện pháp tu từ đối: - Sáng tác chữ Nôm của ông tiêu biểu là: Truyện Kiều (tức đặc điểm và tác dụng trong Tri thức Ngữ văn (SGK/ Kim Vân Kiều tân truyện, hay Đoạn trường tân thanh), được tr35) và hoàn thành PHT số 3 - điền từ còn thiếu vào vị sáng tác khi làm quan ở Huế hoặc có thể khởi thảo từ trước đó, trí đánh dấu khi còn ở quê nhà; Văn tế thập loại chúng sinh (thường gọi Điểm nhìn trong truyện Văn chiêu hồn), được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX. thơ 3. Kiệt tác văn chương nghệ thuật luôn có sức sống vượt thời Nhân vật và đối thoại, gian. độc thoại nội tâm a. Điểm nhìn trong truyện thơ: Thường được sử dụng điểm Bút pháp miêu tả nội tâm nhìn ngôi thứ ba. trong truyện thơ và b. Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm Độc thoại nội Truyện kiều tâm: Những lời nói thầm trong tâm trí. Biện pháp tu từ đối: đặc c. Bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện thơ và Truyện kiều điểm và tác dụng Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật; bằng những dòng thơ miêu tả phong - HS tiếp nhận nhiệm vụ cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân - Hs làm việc cá nhân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật, - GV quan sát, thảo luận
  6. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận d. Biện pháp tu từ đối: đặc điểm và tác dụng - HS trình bày sản phẩm Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức thơ, câu văn. Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Vòng quay văn học để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi Vòng quay văn học Câu 1 : Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì? A. Gắn chặt tình đời và tình người C. Tình yêu cuộc sống B. Tình yêu con người D. Đề cao cảm xúc Câu 2 : Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (tú tài) vào năm nào? A. 1781 B. 1783 C. 1785 D. 1789 Câu 3 : Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du? A. Thanh Hiên B. Tố Như C. Bạch Vân D. Ức Trai Câu 4 : Cha Nguyễn Du đã từng làm tể tướng ở triều đại nào? A. Nhà Trần B. Nhà Tây Sơn C. Nhà Lê – Trịnh D. Nhà Nguyễn Câu 5 : Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du? A. Ức trai thi tập B. Nam Trung tạp ngâm C. Thanh Hiên thi tập D. Truyện Kiều Câu 6 : Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây? Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu A. Đoạn trường tân thanh B. Bắc hành tạp lục C. Văn chiêu hồn D. Thăng long thành giả ca Câu 7 : Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du được đánh giá như thế nào? A. Ông hoàng của thơ Nôm B. Nhà thơ nhân đạo C. Nhà văn chính luận kiệt xuất D. Nhà thơ trữ tình chính trị Câu 8 : Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ? A. Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc. B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ. C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ. D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước. Câu 9 : Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa : A. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. C. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. D. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Câu 10 : Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là: A. Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người. B. Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân. C. Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người. D. Tất cả các ý trên. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  7. (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ Khất thực - GV chuyển giao nhiệm vụ Phiên âm Hán Việt Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên, chữ Nôm của Nguyễn Du và viết Triển chuyển nê đồ tam thập niên. đoạn văn (khoảng 200 chữ) giới Văn tự hà tằng vi ngã dụng ? thiệu bài thơ đó. Cơ hàn bất giác thụ nhân liên! - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Dịch nghĩa Bước 2: HS trao đổi thảo luận, Tựa kiếm dài, ngạo nghễ nhìn trời xanh, thực hiện nhiệm vụ Lăn lộn trong đám bùn dơ ba mươi năm nay. 1 Hãy phân tích khái niệm truyện thơ Văn chương nào đã dùng được việc gì cho ta ? Nôm (tính tự sự, hình thức kế chuyện Đâu ngờ phải đói rét để người thương bằng thơ, viết bằng chữ Nôm). Lưu biệt Nguyễn đại lang - Chỉ ra một số điểm khác biệt giữa Phiên âm Hán Việt hai nhóm truyện: truyện thơ Nôm Tây phong tiêu táp phất cao lâm, bình dân và truyện thơ Khuynh tận ly bôi ngoại dạ thâm. – Nêu đặc điểm nội dung và nghệ Loạn thế nam nhi tu đối kiếm, thuật của truyện thơ Nôm. Tha hương bằng hữu trọng phân khâm. Lưu ý HS những phân tích, so sánh “Cao sơn lưu thuỷ” vô nhân thức, mở rộng về đặc điểm của tác giả và Hải giác thiên nhai hà xứ tầm? văn học trung đại Việt Nam. Lưu thủ giang nam nhất phiến nguyệt, Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo Dạ lai thường chiếu lưỡng nhâm tâm. luận Dịch nghĩa - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs Gió tây hiu hắt thổi qua rừng cây cao. trình bày sản phẩm Hãy cạn chén rượu biệt ly này rồi cùng nhau nói - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản chuyện đến khuya. biện câu trả lời của bạn. Trai thời loạn nhìn thanh kiếm mà thẹn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực Chia tay bạn, ở đất khách, càng thấy bùi ngùi. hiện nhiệm vụ Khúc đàn cao sơn lưu thuỷ, ai người hiểu? - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, Rồi đây biết tìm anh nơi đâu ở góc bể chân trời? chốt lại kiến thức Chỉ còn lại mảnh trăng phía nam sông Đêm đêm soi chung tấm lòng hai ta. Thơ Nôm: Truyện Kiều,… IV. Phụ lục
  8. Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 7. NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU) TIẾT: VĂN BẢN 1. TRAO DUYÊN (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ yêu cầu cần đạt: - Hiểu được tâm trạng đầy mâu thuẫn, bế tắc, đau đớn của Thúy Kiều trong đêm trao duyên cho Thúy Vân, nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng - Thấy được nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bac học, ngôn ngữ bình dân. - Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du với con người, đặc biệt là những người tài hoa bạc mệnh như Kiều. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập. - Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí. - Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù - Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Du và các kiến thức được giới thiệu trong bài học trước “Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp” để hiểu đoạn trích theo đặc trưng của thể loại truyện Nôm. - Nhận biết sự tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian. - Phân tích và đánh giá được vị trí của đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm “Truyện Kiều” và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. 3. Phẩm chất - Cảm thông và chia sẻ trước tình cảm đôi lứa bị chia lìa II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, video… 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính, tivi III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. .Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về văn bản Trao duyên. b. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về tác phẩm c. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ + GV đặt câu hỏi yêu cầu HS đọc, suy ngẫm trả lời
  9. Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận dược sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đac bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của các bạn về trải nghiệm đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ +HS đọc, suy nghĩ trả lời câu hỏi + Trình bày trước lớp những gì mình suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Gọi ngẫu nhiên từ 1 đến 3 bạn HS + Chia sẻ ý kiến Bước 4: Kết luận, nhận định + GV đưa ra gợi ý: + GV nhận xét, bổ sung + Chốt lại ý kiến - GV dẫn dắt vào bài: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” Đó chính là tiếng lòng của Nguyễn Du,ông đã bày tỏ sự đồng cảm, thương xót đối với những người tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa,đặc biệt là những người phụ nữ. Cũng giống như Đạm Tiên, Thúy Kiều cũng là một người tài hoa, đức hạnh nhưng cuộc đời nàng lại chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Để tìm hiểu một phần bi kịch trong cuộc đời của nàng Cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du để hiểu rõ hơn tâm trạng của Thúy Kiều đêm trao duyên và bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng và “Trao duyên” – đây là một trong những đoạn trích mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về đoạn trích “Trao duyên” b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến đoạn trích Trao duyên c. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung về đoạn I. Đọc và tìm hiểu chung trích 1. Vị trí đoạn trích GV hướng dẫn HS đọc văn bản SGK: - Trao duyên sau khi bán mình → tình thế éo le - GV yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, → nỗi đau đớn, bất lực, vẻ đẹp phẩm chất của đúng giọng điệu, chú ý yếu tố biểu cảm trong văn Kiều. bản. - Đoạn trích từ câu 711 đến câu 756, thuộc Yêu cầu HS đọc bằng mắt phần cước chú. phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ Kiều” - GV gọi một số HS chia sẻ các kết quả đọc theo → Vị trí đặc biệt: khép lại những ngày tháng các chỉ dẫn bên phải văn bản êm đềm, hạnh phúc, mở ra cuộc đời lưu lạc bất
  10. hạnh. - GV đưa câu hỏi để HS thảo + Trình bày những 2. Bố cục: Chia làm 3 phần nét chung và hiểu biết của em về đoạn trích “Trao - Phần 1: 12 câu đầu: Nỗi niềm trong đêm của duyên”.( Vị trí cũng như bố cục đoạn trích) Kiều - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ luận (HS làm việc - Phần 2: 12 câu thơ tiếp theo: Kiều tìm cách cặp đôi) thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Phần 3: 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn - Các nhóm thảo luận vấn đề dò Thúy vân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Phần 4: 10 câu cuối: Kiều đối diện với thực - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng. cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt kiến thức * Hoạt động 2. 2: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của Trao duyên b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trao duyên c. Tổ chức thực hiện PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhiệm vụ Trước khi trao kỉ vật Khi trao kỉ vật Sau khi trao kỉ vật Sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều
  11. HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Thao tác 2.1: Đọc và tìm hiểu chi tiết văn II. Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản bản 1. Xác định ngôi kể và dấu hiệu để nhận biết - Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ Ngôi kể Dấu hiệu nhận biết GV đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời. - Dấu hiệu 1. Sự phân biệt giữa: + lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ * Câu 1: “rằng”, hai dòng thơ cuối) Thứ ba + Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa hai + lời của nhân vật: được đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích nguyên văn chị em Thuý Kiều - Thuý Vân được thật lại theo lời nói của các nhân vật ngôi kể nào? Những đấ hiệu nào giúp bạn nhận - Dấu hiệu 2. Cách người kể gọi tên nhân vật, thuật lại nguyên văn cách xưng hô “chị” - biết điều đó? “em” của nhân vật + HS làm việc cặp đôi, hoàn thành theo gọi ý - Dấu hiệu 3. Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm. sau: Ngôi kể Dấu hiệu nhận biết - Dấu hiệu 1 - Dấu hiệu 2 2. Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi - Dấu hiệu 3 nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy. NHÂN VẬT THUÝ VÂN THUÝ KIỀU Số dòng thơ biểu 4 dòng (thơ lục 38 dòng (thơ lục * Câu 2. Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của
  12. mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính đạt lời thoại bát) bát) bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật Tỉ lệ trên toàn văn 4/48 38/48 và giải thích sự khác biệt ấy. bản + Thúy Kiều là người kể, người nói chính, do vậy cần một câu chuyện có đầu đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiều nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị khó khăn nên lời thoại dài hơn. + Thúy Vân là người nghe, chia sẻ nên chỉ cần hỏi han, gợi chuyện cho Kiểu bày tỏ. 3. Vai trò lời thoại của Thuý Vân đối với sự tiến triển của câu chuyện - Lời của Thuý Vân chỉ gói gọn trong 4 dòng thơ lục bát * Câu 3. Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như “Cơ trời dâu bể đa đoan thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện? Một nhà để chị riêng oan một mình Cớ chi ngồi n hẫn tàn canh? Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” - Lời “ân cần hỏi han” của Thúy Vân là một cách mang lại tình cảm chị em ấm áp đối với người chị đang rất mực cô đơn, với gánh nặng tinh thần chưa biết chia sẻ cùng ai. - Lời của Thúy Vân đã tạo tình huống, cơ hội tự nhiên cho Thúy Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng. - Thuý Kiều được lời như cởi tấm lòng, mạnh bạo tự tin để trao duyên, nhờ em thay mình lấy Kim Trọng. - Thuý Vân chỉ “ân cần hỏi han” rồi lặng lẽ, chăm chú lắng nghe (không ngắt lời chị) nhờ đó câu chuyện và ý nguyện “trao duyên” của Kiều được biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn (đến mức nói xong nàng ngất đi). 4. Nhận biết và phân tích được: a. Sự kết hợp tự sự với biểu cảm trong lời thoại của Thuý Kiều Lời thoại của Kiều trong văn bản là kết hợp tự * Câu 4. Tóm tắt lời thoại của Thuý Kiều và cho sự với biểu cảm. Khi thì kể lại cho Thúy Vân biết: nghe hoàn cảnh của mình để em có thể thông a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, cảm, chấp nhận giúp mình. Khi thì bày tỏ cảm
  13. biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm? xúc, nội tâm buồn tủi, dằn vặt, đau đớn, xót xa. b. Nhận biết, đánh giá được sự chuyển đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756 của Thuý Kiều b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của “Trăm nghìn gửi lạy tình quân Thuý Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” thoại hay độc thoại nội tâm? - Thuý Kiều đang nói Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, thực chất cũng gần như độc thoại). “Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” - Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại) “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” - Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng. (đối thoại mà như độc thoại) => Dạng lời thoại như vậy có tác dụng thể hiện tâm trạng phức tạp của Thuý Kiều trong cuộc “Trao duyện”. Nguyễn Du đã hiểu rõ tâm trạng đó và miêu tả một cách tường tận, sinh động với khả năng thấu cảm của một nghệ sĩ thiên tài. 5. Sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho * Câu 5. Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Vân: Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho - Trước khi trao kỉ vật: Thuý Vân. + KIều một mình đắm chìm trong trạng thái bối - GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành PHT1 rối, thao thức, đằn vặc cao độ: - Học sinh làm việc theo nhóm “Nỗi riêng riêng những bàng hoàng + Nhóm 1. sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Dầu trong trắng đĩa, lệ càng thắm khăn” Kiều trước trao kỉ vật cho Thuý Vân. Kiều thức trắng với nỗi niềm chua xót, dòng lệ + Nhóm 2. sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý hai bên đã khô, không dứt đầm khăn Kiều trong trao kỉ vật cho Thuý Vân. -> Nỗi đau chua xót chưa tìm được phương kế + Nhóm 3. sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý nào, quanh quẩn, quẩn quanh, càng thêm rối rắm Kiều sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. mà chỉ mình biết thôi. + Khi cơ hội đến từ lời “hỏi han” ân cần của
  14. Thuý Vân. Thuý KIều trước hết nói đến sự khó Tính chất khác thường làm nảy sinh, chi phối xử của mình: tâm trạng của nhân vật; tính chất hệ trọng của “Hở môi ra cũng thẹn thùng việc trao duyên đặt Thuý Kiều vào một tình Để lòng thì phụ tấm lòng với ai” huống khác thường, chắc chắn sẽ tác động mạnh Lòng Kiều đang rối như tơ vò: nếu “hở môi” thì mẽ đến tâm lí, hành vi, ngôn ngữ của nàng. thẹn, mà không nói sẽ phụ tấm chân tình. Hình dung, nhận thức về khó khăn, thách thức; + Sau đó là lời cậy nhờ tha thiết: những dằn vặt, cân nhắc của Thuý Kiều trong “Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em…” việc “Trao duyên”. Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa, để trả nghĩa cho chàng Kim. - Khi trao kỉ vật: + Thuý Kiều nói rõ từng thứ một: “Chiếc vành với bức tờ mây Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” * chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng tặng Thuý Kiều * bức tờ mây: bức chữ thề nguyền, giao ước kết đôi giữa hai người * phím đàn: phím đàn mà Thuý Kiều từng gảy cho Kim Trọng nghe * mảnh hương nguyền: mảnh hương trầm đốt trông đêm thề nguyền còn sót lại… -> Đó đều là những thứ vô cùng quý giá đối với Kiều, nhưng đã trao duyên thì đành phải trao kỉ vật làm tin. “Duyên này thì giữ, vật này của chung” + Thuý Kiều đã phải vượt lên trên sự dằn vặt, lưu luyến, tiếc nuối khi dùng đến các từ ngữ chỉ kỉ vật như “của chung”, “ngày xưa”; trong lời nói với Thuý Vân, nàng hình dung mai sau mình trở về như một hồn ma trong gió và cầu xin một niềm cảm thương, một ân huệ khiêm nhường nhất: “Dạ đài cách mặt khuất lời Rải xin chén nước cho người thác oan” -> Kiều đã ý thức được thân phận của mình, nàng đã tự khóc cho mình. Đó là tiếng khóc cho số phận - Sau khi trao kỉ vật: + Trao xong kỉ vật Kiều càng nghĩ nhiều đến Kim
  15. Trọng và tình yêu. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” -> Tình cảm nàng dành cho Kim Trọng và mối tình đầu phải tính đến bằng “muôn vàn”; ân tình nàng dành cho Kim Trọng cũng không sao kể siết nên đã bái biệt bằng: “trăm nghìn… lạy”… + Chợt nghĩ đến phận mình, nàng lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, dằn vặt trước sự thật phũ phàng, mất mát không thể bù đắp “Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” -> Kiều nhận ra tình yêu tan vỡ, tình yêu đã dang dở, hạnh phúc đã chia lìa, đó là một thực tại không thể cứu vãn + Nàng nức nỡ gọi tên Kim Trọng rồi nói lời vĩnh biệt xót xa “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” -> Câu thơ như là một tiếng kêu thét, một lời gọi, lời than, với tiéng nấc nghẹn ngào, diễn tả nỗi đau tuyệt vọng lên đến tột đỉnh. => Có lẽ Thuý Kiều đã dành hết sự tỉnh táo cuối cùng để hoàn thành cái việc rất khó là thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng. Vì thế sau khi trao duyên, đối diện với Kim Trọng và với lương tâm thì đã quá sức chịu đựng của nàng. => Phải là người từng tích luỹ biết bao nhiêu “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trước những “bể dâu” và phải là người có “con mắt nhìn xuốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ xuốt nghìn đời thì tác giả mới miêu tả được nỗi lòng Thuý Kiều sâu sắc, thấu tình đến vậy. 6. Xác định chủ đề của văn bản "Trao duyên" và vai trò văn bản thế nào * Câu 6. Xác định chủ đề của văn bản "Trao trong việc góp phần thể hiện chủ đề duyên" và cho biết, phần văn bản này có vai trò chính của "Truyện Kiều". thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề chính - Chủ đề chung của “Truyện Kiều”: tiếng kêu của "Truyện Kiều". đau thương về cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng
  16. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ Kiều - HS suy nghĩ và thảo luận nhóm nội dung PHT - Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong số 01 tình yêu của Thúy Kiều - tiếng kêu trước nỗi đau - GV quan sát, hỗ trợ góp ý. đầu đời của nàng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận -> Văn bản Trao duyên có vai trò quan trọng - GV gọi đại diện một số cặp lên trả lời các yêu trong việc góp phần thể hiện chủ đề chung cầu. của Truyện Kiều: Nỗi đau này kéo theo nhiều nỗi - Các HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét, bổ đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc của sung. nàng Kiều; Bước 4: Kết luận, nhận định tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật trong câu GV nhận xét, chuẩn kiến thức chuyện và giúp độc giả cảm nhận được sự đau * GV bổ sung khổ trong bi kịch tình yêu của Kiều, nhận thức - Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, được giá trị của tình yêu và sự chung thủy trong là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu cuộc sống. chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện. Nhờ vào câu hỏi han ân cần của Thúy Vân mà Thúy Kiều mới bày tỏ lòng mình và mở lời nhờ cậy em mình. - Lời thoại của Thúy Vân tuy có dung lượng ngắn nhưng lại là chi tiết vàng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”. - Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng - là lời độc thoại. Lời của Thúy Kiều là những lời tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đồng thời là lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng.Các trường hợp trên là những lời nói ra, nhưng không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc “trao duyên” dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Vân đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Hình như nàng đang nói với người yêu vắng mặt (Kim Trọng đang ở Liêu Dương cách xa nghìn trùng) hoặc đang nói với chính mình (độc thoại). Đó không phải là lời nói thầm trong lòng nên không phải là độc thoại nội tâm. Có thể gọi đó là dạng lời “nửa đối thoại nửa độc thoại” (hay lời “độc thoại hoá đối thoại”theo quan niệm của Trần
  17. Đình Sử). * Hoạt động 2.3. Hướng dẫn Tổng kết a. Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. TỔNG KẾT + HS xem lại bài phân tích 1. Nghệ Thuật + GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu những nét chính về nội dung - Miêu tả tâm lí nhân vật, sắc xảo, tinh tế và nghệ thuật của đoạn trích ? + Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, đậm chất trữ tình - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân gian. + HS dựa vào sách bài học và vở bài soạn trả lời câu hỏi 2. Nội dung + HS suy nghĩ và tìm hiểu câu trả lời - Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, bế tắc, tiếc + Trình bày trước lớp câu trả lời của mình nuối, tuyệt vọng, của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Ca ngợi tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao quý của Thúy + Gọi ngẫu nhiên 3 bạn HS Kiều + Trình bày câu trả lời - Tác giả cảm thông sâu sắc thân phận của Thúy Kiều + Các bạn HS khác nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến + Ghi lên bảng C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đoạn trích trao duyên b. Sản phẩm: Đáp án của HS c. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: + GV yêu cầu học sinh trả lời nhanh một số câu trắc nghiệm A A C A D bằng cách trình chiếu lần lượt các câu hỏi, sau đó chốt câu trả lời đúng: Câu 1 : Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào? A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình. B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình. C. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh. D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố. Câu 2 : Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì ? A. Miêu tả tâm lí nhân vật B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh C. Dựng đối thoại, độc thoại D. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn Câu 3 : Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du ở đâu? A. Việc tạo tình huống. B. Việc vận dụng các thành ngữ. C. Việc miêu tả nội tâm nhân vật. D. Việc xây dựng đối thoại. Câu 4 : Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều
  18. tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì? A. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn. B. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn C. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép. D. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói. Câu 5: Hình ảnh ẩn dụ trâm gãy gương tan có ngụ ý gì? A. Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người, cướp của. B. Tiếc nuối những kỉ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa. C. Tiếc nuối, cảm thương cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng. D. Diễn tả tình trạng tình yêu tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiểu và Kim Trọng. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh liên hệ bài vừa học + Suy nghĩ rồi giơ tay trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời học sinh nhanh nhất giơ tay trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết bài tập thực tiễn. b. Sản phẩm: Chia sẻ của HS c. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV giao nhiệm vụ Vẽ một bức tranh hay dựng một hoạt cảnh sân khấu hoá về HS vẽ một bức tranh hay dựng một hoạt cảnh sân khấu hoá cuộc trao duyên về cuộc trao duyên Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành bài tập sáng tạo. - GV khích lệ, giúp đỡ Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, chất lượng sản phẩm học tập của các nhóm. - Cho điểm hoặc phát thưởng
  19. Ngày soạn: BÀI 7 : NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU VĂN BẢN 2: ĐỘC “TIỂU THANH KÍ” ( Tiết :03) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Vận dụng được nhừng hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản Độc “Tiểu Thanh kí”. - Nhận xét và phân tích được một số chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản: chủ thể trữ tình, tình cảm , cảm xúc, cảm hứng chủ đạo. - So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Độc ”Tiểu Thanh kí” - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố và những chi tiết quan trọng của văn bản: chủ thể trữ tình, cảm xúc, tình cảm, cảm hứng chủ đạo… 3. Phẩm chất - Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước vấn đề của đời sống. - Đồng cảm, chia sẻ với những số phận bất hạnh trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ NGỮ LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - PHT số 1,2,3 - Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng 11 2. Kiếm tra bài cũ: - Đọc thuộc đoạn trích “Trao duyên”, cho biết cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào cho em biết được điều đó?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2