intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án ngữ văn lớp 11: Hầu trời - Tản Đà

Chia sẻ: Nhu Huyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

1.037
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “Hầu trời”; thấy được quan niệm mới về nghề văn và nét cách tân nghệ thuật trong bài thơ.Mới quý thầy cô cùng tham khảo giáo án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án ngữ văn lớp 11: Hầu trời - Tản Đà

  1. GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 Tuần Tiết 76 Lớp 11. Phân môn: đọc văn Ngày soạn : HẦU TRỜI Tản Đà I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “Hầu trời”; thấy được quan niệm mới về nghề văn và nét cách tân nghệ thuật trong bài thơ. II- CHUẨN BỊ DẠY VÀ HỌC SGK, SGV, thiết kế bài giảng lên lớp Tranh ảnh về Tản Đà- thơ văn về Tản Đà III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS @ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Mục tiêu Củng cố lại kiến thức bài cũ Cách thức tiến hành Kiểm tra bài soạn của HS Kiểm tra kiến thức của HS : Thế nào là
  2. nghĩa sự việc ?cho ví dụ minh họa ( BT1/9) Nhấn mạnh : HS trả bài cũ– Chuẩn Nghĩa sự việc và liên hệ Bài học về nghĩa sự bị bài mới việc bài Hầu trời Kết luận : Đánh giá chung @ Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo tâm thế cho bài mới HS chú ý theo dõi Cách thức tiến hành : HS lắng nghe Thuyết giảng về Tản Đà Nhấn mạnh : Cuộc đời - sự nghiệp- vị trí trong văn học – tác phẩm chính Kết luận : Con người hai thế - là cầu nối của văn học trung đại và hiện đại.Sinh ra trong buổi giao thời .Ông xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của TTS thành thị “ bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu”. Học chữ Hán từ nhỏ nhưng ại sáng tác bằng CQN. Rất ham học hỏi để tiến kịp thời đại ; là nhà nho nhưng ít chịu khép
  3. mình trong khuôn phép nho gia và ông đến Lắng nghe với thơ văn bằng tâm hồn – tài năng và bản lĩnh . Chúng ta sẽ vào bài @ Hoạt động 3: I . TÌM HIỂU CHUNG Bước 1: Tìm hiểu tác giả Mục tiêu: - Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác phẩm HS đọc phần KQCĐ Cách thức tiến hành : HS đọc phần tiểu GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn, tóm dẫn, tóm tắt ý chính tắt ý chính về cuộc đời sáng tác của Tản về cuộc đời sáng tác Đà? của Tản Đà? Nhấn mạnh : Vai trò của tác giả và vị thế của tác giả trong văn học Cá nhân theo dõi , Kết luận : lắng nghe 1/ Tác giả: a) Cuộc đời: - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939). Bút danh được ghép từ tên sông Đà & tên núi Tản Viên. - Quê ở Hà Tây. HS tự ghi bài - Xuất thân : dòng dõi khoa bảng
  4. - Ông chủ trương cải cách XH theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện. - Tản Đà là 1 trong những người VN đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn và xuất bản, ông nếm đủ vinh nhục, lận đận trong đời. Nhưng vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch. b) Sáng tác: - Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều thể loại văn hóa. Ông “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh). Ông đã đặt dấu gạch nối giữa VH truyền thống & VH hiện đại. - TPTB: + Thơ: Khối tình con I, II, III Còn chơi + Văn xuôi: Giấc mộng lớn Giấc mộng con I, II + Tuồng : Tây Thi, Thiên thai ... + TP dịch : “Kinh thi”, thơ Đường, Liêu trai chí dị...  Tản Đà là cây bút tiêu biểu của văn
  5. học VN giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ. Bước 2: văn bản Mục tiêu : Tiếp cận văn bản Hầu trời: về hoàn cảnh sáng tác, thể loại chủ đề Cách thức tiến hành: yêu cầu HS nêu hoàn cảnh sáng tác thể loại của thơ và bố cục văn bản ? nêu chủ đề ? Nhấn mạng : HS đọc từ câu Nội dung bài thơ và chủ đề 2598 nêu xuất xứ, Kết luận : chủ đề, bố cục của 2/ Bài thơ “Hầu trời”: đoạn thơ? a) Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921) b) Tóm tắt câu chuyện “Hầu trời”: - Lí do và thời điểm được gọi lên “hầu Trời” Cá nhân theo dõi - Cuộc đọc thơ đầy “đắc ý” cho Trời & lắng nghe chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết” Tự ghi - Trần tình với Trời về tình cảnh khốn
  6. khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành “thiên lương” ở hạ giới. - Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên. Cá nhân tóm nội c) Chia đoạn : SGK yêu cầu chỉ học từ dung bài và chia bố câu 25  98 (SGK/tr.8) cục - Câu 25  câu 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe - Câu 53  câu 98: Tản Đà trò chuyện cùng với Trời & thể hiện quan niệm mới về nghề văn. d) Chủ đề: ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu trời” Cá nhân theo dõi @Hoạt động 3: II. ĐỌC HIỂU VẰN BẢN lắng nghe Bước 1: Đọc văn bản Tự ghi bài Mục tiêu: Đọc văn bản Cách thực hiện: GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc luân phiên HS đọc văn bản
  7. Nhấn mạnh : Giộng đọc : to rõ , phấn khởi - Cá nhân theo dõi , hùng hồn , khí thế , bản lĩnh. Ý thức cái tôi đọc thầm , đọc bằng TĐ tâm Bước 2: Tìm hiểu nội dung từ câu :Câu 1 đến câu 4. Mục tiêu : Cách vào đề của TĐ ? nhận xét dùng ngôn từ? Cách thực hiện : Nhận xét cách mở đầu của tg? Câu đầu gợi không khí gì?điệp từ “ thật ” khẳng định điều gì? HS suy nghĩ và trả lời + GV: xác định mô típ nt của T Đ về đối tượng “ trời” mà tg hay thể hiện Nhấn mạnh : Lời vào bài hấp dẫn và độc đáo : có duyên, HS lần lượt phân tích rất kì lạ, hấp dẫn người đọc trả lời. Kết luận : 1. Cách vào đề của tác gỉa.( 4 câu đầu) - Hư cấu về một giấc mơ.Nhưng tg muốn người đọc cảm nhận điều cơ bản ở đây là mộng mà như tỉnh, hư mà như
  8. thực. - Gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người đọc Bước 2: tìm hiểu nội dung từ câu : 25- 52. Mục tiêu: - Thái độ của thi nhân khi đọc thơ - Thái độ của người nghe thơ Cách thức tiến hành : . Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc thơ văn cho trời nghe như thế nào? Qua cách đọc ấy ta thấy điều gì ở nhá thơ? Thái độ và tình cảm cảu người nghe như thế HS:đọc VB. nào? Những biểu hiện của cái tôi ngông trong tp HS đọc từ câu là gì? 2552, thái độ của Nhấn mạnh : Tản Đà khi đọc thơ? Nhận xét về cái “tôi” Thái độ của Tản Đà? . Quan điểm “cái tôi” của thi sĩ khi đọc thơ Hầu trời Kết luận : 2/ Câu 25  52: Tản Đà đọc thơ
  9. a) Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: Cá nhân theo dõi , “Đọc hết văn vần sang văn xuôi. Hết văn góp ý thuyết lí lại văn chơi” ... “Đọc đã thích”, ... Lắng nghe “ran cung mây” ...  cao hứng, đắc ý, tự hào Tìm các câu thơ tả thái độ của người nghe thơ như thế nào? Qua miêu tả thái độ của người nghe, Tản Đà ngụ ý gì? Hoàn cảnh thực tế Tản Đà phải sống như thế nào? Tản Đả đã chớm nhận ra điều gì? Kết luận : b) Thái độ của người nghe thơ: Tự ghi bài - Chư tiên: “Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài mỗi vỗ tay” Liệt kê, điệp từ  người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động...  tài năng thu hút của Tản Đà.
  10.  Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình - Trời khen: “văn thật tuyệt”, “văn trần được thế chắc có ít...”, “đẹp như sao băng”, mạnh như mây chuyển”, “êm như gió thoảng, tinh như sương. Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết”. Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm Kể lại việc Trời khen mình cũng chính là một hình thức tự khen. Các nhà nho trước Tản Đà đều khoe tài nhưng chữ “tài” mà họ nói tới gắn với khả năng “kinh bang tế thế”. Trước Tản Đà, chưa ai nói trắng ra cái hay, cái “tuyệt” của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời.  Ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao.  Tản Đà tìm đến tận trời để bộc lộ tài năng thơ ca của mình, thể hiện “cái tôi” rất “ngông”, táo bạo.Giọng kể rất đa dạng, hóm hỉnh, nhà thơ có ý thức gây ấn tượng cho người đọc. @ HOẠT ĐỘNG 4: GV bình giảng :Chuyện tác giả đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
  11. Mục tiêu : Giúp HS nhận định cái hay của Thi sĩ Cách thức tiến hành : Chọn chi tiết hấp dẫn để bình giảng Nhấn mạnh: Bình vấn đề nhà thơ lên đọc thơ Hầu trời Kết luận : - Cách kể tả rất tỉ mỉ, cụ thể. - Trời sai pha nước nhấp giọng rồi mới truyền đọc. - Thi sĩ trả lời trịnh trọng, đúng lễ nghi. HS lắng nghe và học - - Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và tập cách bình giảng có phần tự hào, tự đắc vì văn thơ của mình. Luyện bình giảng - Người nghe vừa khâm phục vừa sợ hãi như hòa cùng cảm xúc của tác giả. Chọn ý tưởng tâm - Trời khen văn thơ phong phú, giàu có đắc nhất để bình lại lắm lối đa dạng. giảng - Giọng kể đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc 2/ Câu 53  câu 98: Tản Đà trò chuyện
  12. với trời: Mục tiêu : Việc TĐ trò chuyện với trời Cách thức tiến hành : Gv gọi HS đọc đoạn thơ và nêu câu hỏi: Qua cảnh trời hỏi và T.Đà tự xưng tên tuổi, HS đọc đoạn thơ : 53 quê quán, đoạn trời xét sổ nhận ra trích tiên – 98 Khắc Hiếu bị đày vì tội ngông, tg muốn nói Và thảo luận câu hỏi điều gì về bản thân? HS suy luận và trả lời Cá nhân làm việc Nhấn mạnh : Tinh thần ý thức dân tộc- tính nhóm dân tộc cao + HS:suy nghĩ, trả Kết luận : lời a) Tản Đà tự xưng tên tuổi: “Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa cầu HS thảo luận và Sông Đà, núi Tản, nước Nam trả lời: Việt” Chuyện đối thoại Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang giữa trời và tác giả 2/2/3, giọng thơ dí dỏm: Tản Đà “tâu trình” về thân thế, quê rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình trong quán. hẳn một khổ thơ .
  13. @ GV Bình giảng : (mở rộng kiến thức cho HS) HS:trao đổi trả lời. - Nguyễn Du xưng tự chữ (Tố Như), Bổ sung và lắng nghe Nguyễn Công Trứ xưng biệt hiệu (Hi Văn), còn Tản Đà xưng đầy đủ họ tên, quê quán  thể hiện ý thức cá nhân , ý Tự ghi bài thức dân tộc rất cao ở Tản Đà. - Niềm tự hào và khẳng định tài năng của bản thân tác giả. - Phong cách lang mạn tài hoa, độc đáo, tự ví mình như một vị tiên bị trời đày. - Hành động lên trời đọc thơ, trò chuyện với trời, định bán văn ở chợ trời của T Đ thật khác thường, thật ngông.Đó là bản ngã, tính cách độc đáo của Tản Đà. - Xác định thiên chức của người nghệ sĩ . là đánh thức, khơi dậy, phát triển cái thiên lương hướng thiện vốn co của mỗi con người. HS lắng nghe - Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằnh những ước mơ lên trăng, lên tiên. Ông vẫn muốn cứu đời, giúp đời. Nên có đoạn thơ giàu tính hiện thực xen vào bài thơ lãng mạn.
  14. b) Khát vong của thi nhân: Mục tiêu : Khát vọng của TĐ: Cách thức tiến hành : HS làm việc nhóm HS đọc từ câu 6568, thảo luận: Tản Đà ý thức rất rõ điều gì? Nhận xét về việc xưng Cá nhân phát biểu tên của Tản Đà? HS lắng nghe và tự Nhấn mạnh : khát vọng thực hiện “ thiên ghi lương ở đời” Kết luận : Khát vọng thực hiện việc “thiên lương” cho nhân gian Thiên lương: lương tri (tri giác trời cho); lương tâm (tâm tính trời cho); lương năng (tài năng trời cho)  Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình. c) Hoàn cảnh thực tai của thi nhân: Mục tiêu : Đánh giá cuộc sống trần thế và nổi khổ HS đọc và suy luận cảu con người
  15. Cách thức tiến hành: câu hỏi GV yêu cầu : HS đọc câu 7578, Tản Đà Cá nhân trả lời và HS khát khao điều gì? Khát vọng của Tản Đả khác bổ sung cho thấy ông là người như thế nào? Nhấn mạnh :Ý thức về bản thân và đời sống HS chú ý lắng nghe – nghệ thuật ẩn dụ nêu cách nhìn nhận ở đời và tự ghi bài hiện tại nghiệt ngã - “thực nghèo khó,... thước đất cũng không có,... văn chương hạ giới rẻ như bèo...” Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong xã hội thực dân nửa phong kiến  Ý thức về bản thân, khát vọng “thiên lương” >< hoàn cảnh thực tại - “Sức trong non yếu ngoài chen rấp Một cây che chống bốn năm chiều”  tương phản, ẩn dụ : nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. - “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” :  ẩn dụ  nhà thơ có bản lĩnh hơn đời, tâm hồn trong sáng và cốt cách thanh cao...
  16. Cô đơn giữa cõi trần bao la -> Thi nhân phải lên tận cõi tiên để khẳng định mình, để tìm tri kỉ  cảm thấy chán ngán cõi trần, muốn thoát li thực tại.  Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực có sự đan xen, nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. d) Tản Đà quan niêm về nghề văn: Mục tiêu : Quan niệm về nghề văn Cách thức tiến hành : HS đọc từ câu 7998, thảo luận để tìm và cắt nghĩa các câu thơ nói lên quan niệm về nghề văn của Tản Đà? HS đọc và phân tích Hoàn cảnh thực tế Tản Đà phải sống như nhóm thế nào? Tản Đả đã chớm nhận ra điều gì? Cá nhân theo dõi và Nhấn mạnh : Quan niệm về nghề văn bổ sung của Tản Đà rất mới mẻ, hiện đại khác hẳn Lắng nghe quan niệm của thế hệ trước ông .Biểu hiên của cái “ngông”: - Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng
  17. Kết luận : - “Trời lại sai con việc nặng quá”: câu cảm thán gần với lời nói thường  sứ mệnh Tự ghi cho cả, lớn lao mà nhà văn nhà thơ phải gánh vác (Là việc “thiên lương” của nhân loại) - “Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó”  khẩu ngữ  nhà thơ phải chuyên tâm với nghề, không ngừng học hỏi, mở mang vốn sống... - "Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều”  NT so sánh, điệp ngữ  viết văn là một nghề kiếm sống, có người bán, người mua, có thị trường tiêu thụ, không dễ chiều độc giả... - “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (câu 53): khẩu ngữ gần gũi đời thường. Tản Đà đã thấy được “dài”, “giàu”, “lắm lối” (nhiều thể loại) là “phẩm hạnh” đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những “phẩm hạnh” mang tính chất truyền thống như “thời văn chuốt
  18. đẹp”, “khí văn hùng mạnh”, “tinh” ...  Tản Đà đã chớm nhận ra rằng đa dạng về loại, thể là 1 đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác mới, tiêu chí đánh giá hẳn nhiên là phải khác xưa.  Quan niệm về nghề văn của Tản Đà rất mới mẻ, hiện đại khác hẳn quan niệm của thế hệ trước ông @ Hoạt động 5 : Biểu hiên của cái “ngông”: Mục tiêu : Phân tích cái ngông: Cách thức tiến hành : Biểu hiện “ cái ngông” ? Thử liên hệ so sánh những việc làm biểu hiện cái ngông của các nho sĩ thể hiện trong HS làm việc nhóm : các tp : Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, 10 phút và phát biểu Hầu trời? ý kiến Nhấn mạnh : cái tôi ý thức bản lĩnh của thi sĩ Kết luận : Cá nhân theo dõi , chú ýlắng nghe và rút ra nhận định bản thân - Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng
  19. - Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên. - Xem mình là 1 “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông” - Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành “thiên lương”) - So sánh: o Giống Nguyễn Công Trứ ở chỗ: ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khuôn khổ” của mình trước thiên hạ. Khác Nguyên Công Trứ ở chỗ, Tản Đà không còn xem vấn đề “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” là chuyện hệ trọng. Tài năng mà Tản Đà khoe với thiên hạ là tài văn chương  Nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.
  20. @Hoạt động 6: III. TỔNG KẾT: Bước 1: Nội dung Mục tiêu : NHấn mạnh nội dung bài thơ? Cách thức tiến hành: HS nhận định chung Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý vè bài thơ và rút ra chí của thi ca trung đại ,vậy em hãy nhận xét nhận xét qua bài thơ Hầu trời có đúng vậy không? Giải thích Cá nhân phát biểu ý Nhấn mạnh : kiến ở Tản Đà khát vọng được thể hiện “cái Hs lắng nghe tôi” cá nhân rất phóng túng, một phong cách “ngông”, ý thức cao về tài năng Tự ghi bài Kết luận : 1 Nội dung: - Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý chí của thi ca trung đại - Qua bài thơ “Hầu trời”, ta thấy được ở Tản Đà khát vọng được thể hiện “cái tôi” cá nhân rất phóng túng, một phong cách “ngông”, ý thức cao về tài năng của mình, mong ước được khẳng định mình giữa cuộc đời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2