intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Lý 7 bài 23 - GV.P.Dương

Chia sẻ: Hoàng Thúy Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

366
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài học này học sinh có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ, tác dụng hóa học tác dụng sinh lý của dòng điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Lý 7 bài 23 - GV.P.Dương

BÀI 23 : TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện ,tác dụng hóa học của dòng điện, tác dụng sinh lý của dòng điện .

2. Kĩ năng:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản

- Nêu  được ví dụ cụ thể về tác dụng từ, tác dụng hóa học tác dụng sinh lý của dòng điện.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học.

- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Cả lớp: 

+Tranh vẽ chuông điện hình 23.2 SGK.

2.Chuẩn bị của học sinh

Mỗi nhóm: 

+Những dụng cụ cần thiết để mắc mạch điện như hình 23.1 SGK

+Những dụng cụ cần thiết để mắc mạch điện như hình 23.3 SGK.            

III.  Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

* Kiểm tra bài cũ:

GV. Nêu câu hỏi gọi học sinh trả lời

- Hãy nêu tác dụng nhiệt của dòng điện?

- Hãy nêu tác dụng phát sáng của dòng điện?

*Yêu cầu trả lời

 Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện là chất khí này phát sáng.

_ Yêu cầu học sinh nhận xét.

_ Giáo viên bổ sung chính xác. nhận xét, ghi điểm

*.Tổ chức tình huống học tập:(1’)

_ Treo ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện (ở trang đầu chương ởII ) được phóng to cho học sinh quan sát.

_ Yêu cầu học sinh nói sơ về cơ chế hoạt động của cần cẩu dùng nam châm điện?

_ Nhận xét và bổ sung chính xác.

_ Với cơ chế hoạt động như thế thì cần cẩu dùng nam châm điện có những ứng dụng gì trong lao động sản xuất?

_ Qua phân tích cơ chế hoạt động ta thấy rằng cần cẩu này hoạt động nhờ vào nam châm điện.

_ Vậy nam châm điện là gì?Và chúng hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

Bài học hôm nay chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này.

Tiết 25:  TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ

             TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN

2.Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Làm thí nghiệm để phát hiện tác dùng từ của dòng điện. (12’)

_Giáo viên phát cho mỗi nhóm một nam châm (nam châm vĩnh cửu ).

_ Các em quan sát: khi đặt các vật bằng sắt hay thép lại gần nam châm thì hiện tượng gì xảy ra?

HS.Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép, điều đó cho ta thấy nam châm có tính chất gì?

HS. Tính chất từ

_ Yêu cầu học sinh nhắc lại và ghi bảng.

_ Mỗi nam châm gồm có mấy cực từ?

_ Hãy so sánh lực hút của hai cực từ với các vị trí khác trên nam châm?

_ Giáo viên đưa kim nam châm cho học sinh quan sát .

_ Khi  đặt kim nam châm lại gần đầu một thanh nam châm thẳng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

GV.Yêu cầu học sinh quan sát H23.1 nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm;

HS. Dụng cụ: 1 cuộn dây dẫn, 1 kim nam châm, 1 nguồn điện, 1 công tắc, dây dẫn

Cách tiến hành: Bố trí thí nghiệm như hình vẽ

B1. đưa 1 đầu cuộn dây lạ gần các đinh sắt nhỏ, mẩu dây đồng, đóng công tắc, quan sát hiện tượng

B2. đưa 1 kim nam châm lại gần đầu cuộn dây, đóng công tắc, quan sát hiện tượng sảy ra với kim nam châm

- Giáo viên phát mỗi nhóm một kim nam châm để các em làm thí nghiệm kiểm chứng.

_ Giáo viên phát cho mỗi nhóm những dụng cụ cần thiết để tạo nên một nam châm điện như hình 23.1.

_GV. Yêu cầu một học sinh đọc cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó giáo viên hướng dẫn một lần nữa.

_ Sau khi các nhóm mắc xong, giáo viên thông báo:

_ Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu câu C1 và làm thí nghiệm  để quan sát xem hiện tượng gì xảy ra.

C1. a.

Khi công tắc ngắt: Không có hiện tượng gì.

Khi đóng công tắc: Đầu cuộn dây hút đinh sắt và không hút các dây đồng, dây nhôm.

b. Khi đưa 1 trong hai cực của nam châm lại gần thì cực này của nam châm hoặc bị hút hoăch bị đẩy

- Nếu đảo đầu cuộn dây cực của nam châm lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại.

_ Qua kết quả thí nghiệm học sinh điền vào chổ trống.

Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là.. nam châm điện

Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt thép.

_ Học sinh ghi bài.

_ Qua kết quả thí nghiệm và dựa vào kết luận học sinh tự giải quyết vấn đề đầu bài.

_ Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu kết quả thí nghiệm, nhận xét và điền vào chổ trống phần kết luận.

_ Giáo viên gọi học sinh lên điền vào chổ trống.

_ Giáo viên nhận xét, giải thích và ghi bảng phần kết luận.

Kết luận:

Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là.. nam châm điện

Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt thép.

GV. Vậy em nào có thể giải quyết vấn đề được đưa ra từ đầu?

I.Tác dụng từ:

1.Tính chất của nam châm:

  • Nam chõm cú khả năng hỳt cỏc vật bằng sắt ta núi NC cú tớnh chất từ.

  • Mỗi NC cú hai cực đú là : Cực bắc và cực nam

 

2.Nam châm điện:

 

C1. a.

Khi công tắc ngắt: Không có hiện tượng gì.

Khi đóng công tắc: Đầu cuộn dây hút đinh sắt và không hút các dây đồng, dây nhôm.

b. Khi đưa 1 trong hai cực của nam châm lại gần thì cực này của nam châm hoặc bị hút hoăch bị đẩy

- Nếu đảo đầu cuộn dây cực của nam châm lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại.

 

Kết luận:

Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là.. nam châm điện

Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt thép.

C2.

+ Khi đóng công tắc có dòng điện chạy qua cuộn dây--> cuộn dây trở thành nam châm điện. Cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông --> chuông kêu.

C3 . Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.

- Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện chạy quakhông hút sắt. do tính đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì vào tiếp điểm.

 

C4. Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông làm chuông kêu mạch lại bị hở... cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng.

 

 

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 23 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 7- Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2