intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông từ phương pháp học dựa trên khám phá

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông từ phương pháp học dựa trên khám phá", tác giả sẽ giới thiệu nội dung của phương pháp tự học dựa vào khám phá và khả năng ứng dụng phương pháp này vào giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông từ phương pháp học dựa trên khám phá

  1. GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỪ PHƯƠNG PHÁP HỌC DỰA TRÊN KHÁM PHÁ ThS. NCS Huỳnh Hồng Diễm141 Tóm tắt Hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc đã được lồng ghép vào các chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông và đại học. Đây là một trong những chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và nhà nước với mong muốn bảo vệ những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của nhân dân. Tuỳ vào những quan điểm, triết lý giáo dục khác nhau mà việc giáo dục văn hoá – nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong nhà trường có những cơ sở lý thuyết khác nhau. Bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu nội dung của phương pháp tự học dựa vào khám phá và khả năng ứng dụng phương pháp này vào giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. ABSTRACT: Currently, many traditional art forms of the nation have been integrated into educational programs in schools and universities. This is one of the correct and timely policies of the Party and State with the desire to protect the traditional cultural and artistic values of the people. Depending on different perspectives and educational philosophies, the education of the nation's traditional culture and arts in schools has different theoretical foundations. In this article, the author will introduce the content of the discovery-based self- study method and the possibility of applying this method to ethnic folk dance art education in high schools in Vietnam. TỪ KHOÁ: Giáo dục, khám phá, múa, nghệ thuật, phương pháp học. KEYWORDS: Education, discovery, dance, art, learning methods. 1. Dẫn nhập Lịch sử phát triển giáo dục trên thế giới đã cho thấy, giáo dục nghệ thuật đã có từ rất lâu. Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Nhật,… đã xem giáo dục nghệ thuật như là một phần không thể tách khỏi nền giáo dục quốc dân, cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá đất nước. Ở Việt Nam, Luật giáo dục (2019), Quốc hội khóa 14 đã ghi rõ mục tiêu giáo dục của Việt Nam là: nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế [Điều 2]. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng nêu rõ tính chất và nguyên lý giáo dục của Việt Nam 141 Trường múa Thành phố Hồ Chí Minh 368
  2. là: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội [Điều 3]. Như vậy, giáo dục văn hoá – nghệ thuật sẽ đóng góp một phần rất quan trọng vào mục tiêu chung của nền giáo dục, đồng thời phản ánh một phần về tính chất và nguyên lý giáo dục của đất nước ta. Về nội dung và phương pháp giáo dục, Luật Giáo dục cũng viết rằng: Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [Điều 7]. Như vậy, văn hoá – nghệ thuật dân tộc nói chung, nghệ thuật múa dân gian dân tộc nói riêng và phương pháp học dựa trên khám phá mà tác giả bài biết này đề cập là hoàn toàn phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành. 2. Chủ trương của Đảng và thực hiện của Chính phủ trong việc giáo dục nghệ thuật cho người học Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, được thông qua tại Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo là Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Trung ương Đảng cũng xác định một trong những mục tiêu tổng quát là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, Đảng nhấn mạnh: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hoá những chủ trương trên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khi xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông được Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. Chương trình này cho thấy nội dung giáo dục nghệ thuật được định hướng nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về các lĩnh vực nghệ thuật; hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh; giáo dục thái độ tôn trọng, khả năng kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu với thế 369
  3. giới, đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hoà về đức, trí, thể, mĩ cho học sinh. Ngay từ bậc học mầm non, giáo dục nghệ thuật đã được chú trọng nhằm giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,... Đến bậc phổ thông, giáo dục nghệ thuật được thực hiện thông qua nhiều môn học, mà cốt lõi là môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc nhóm môn công nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Như vậy, có thể thấy: trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục nghệ thuật được xây dựng theo quan điểm tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc và mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong các lĩnh vực này thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc, mĩ thuật và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên, đồng thời “bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học” [Nguyễn Trọng Hoàn, 2019]. 3. Khái quát về phương pháp học dựa trên khám phá Phương pháp học dựa trên khám phá là 1 trong 3 phương pháp thuộc nhóm phương pháp học tập sáng tạo. Khi nói đến phương pháp học tập sáng tạo là hàm ý nhấn mạnh đến việc mọi hoạt động hướng đến phát triển các kỹ năng tư duy của người học. Nhóm phương pháp này phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 21 đến nay cùng với sự cải tiến, cải cách mạnh mẽ của nền giáo dục trên toàn thế giới, nhất là những quốc gia có nền giáo dục phát triển. Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục, phương pháp này có thể do nhà giáo dục John Dewey đề xuất. Phương pháp học dựa trên khám phá tập trung vào các kỹ năng tư duy sau: tư duy sáng tạo, tư duy độc lập, tư duy giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự nhận thức. Các kỹ năng này được hình thành sau một thời gian dài học tập với một quy trình: 1- Quan sát 2- Đặt câu hỏi 3- Tìm hiểu các nguồn thông tin để xác định các kiến thức đã được tìm ra 4- Lập kế hoạch tìm hiểu/khám phá 5- Thẩm định lại những gì đã được tìm ra bằng các chứng cứ từ thực nghiệm 6- Sử dụng các công cụ để thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu 7- Đề xuất câu trả lời, giải thích hoặc dự đoán 8- Trình bày kết quả 9- Đánh giá và phản hồi. Với phương pháp học dựa trên khám phá, mức độ can thiệp của giáo viên vào quá trình học của người học rất đa dạng, gần như kiểm soát hoàn toàn đến không kiểm soát. Đồng thời, 370
  4. nhiệm vụ khám phá được giao có mức độ phức tạp khác nhau tuỳ vào năng lực, kỹ năng vốn có của người học. Mục tiêu cuối cùng là các trách nhiệm của người dạy ngày càng được chuyển qua cho người học và người học hoàn toàn độc lập trong các khám phá của mình. Về mặt phân loại, phương pháp học dựa trên khám phá có thể phân thành 3 hình thức cơ bản sau: 1- Các khám phá do người dạy điều hướng: với hình thức này, người dạy sẽ xác định trước câu hỏi cần khám phá, phương pháp tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này và cách trình bày kết quả. Người học chỉ cần làm theo hướng dẫn của người dạy. 2- Các khám phá do cả người dạy và người học điều hướng. Với hình thức này, người học sẽ được tiếp cận với một tình huống/bối cảnh mà người dạy chuẩn bị trước và giáo viên sẽ đặt ra câu hỏi về tình huống/bối cảnh đó. Người học sẽ đề ra các phương pháp khám phá và trình bày kết quả nghiên cứu. 3- Các khám phá do học sinh chủ động điều hướng. Với hình thức này, người học tự xác định nội dung, phương pháp học và cách trình bày kết quả của mình. Câu hỏi này hoàn toàn do người học đề ra khi tiếp cận với một tình huống/bối cảnh mà người dạy đã chuẩn bị trước. Toàn bộ quá trình, phương pháp khám phá và trình bày kết quả sau đó đều do người học quyết định [Giản Tư Trung, 2023, tr. 216-220]. 4. Ứng dụng phương pháp học dựa trên khám phá vào giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam Nghệ thuật múa dân gian dân tộc là các tác phẩm múa được sáng tác, dàn dựng trên cơ sở chất liệu múa là những nét - những bản sắc - những giá trị văn hoá mang tính dân gian, đậm chất truyền thống của các dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Vì vậy, tác phẩm múa khai thác chất liệu văn hoá dân gian của dân tộc nào thì sẽ thể hiện rất rõ thông qua ngôn ngữ múa. Như vậy, nghệ thuật múa dân gian dân tộc là những tác phẩm múa rất đặc thù, độc đáo. Thế nhưng với kinh nghiệm và những trải nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật múa hơn 25 năm qua, với những vị trí công việc khác nhau như diễn viên, biên đạo, huấn luyện và giáo viên dạy múa, tác giả tham luận nhận thấy rằng những nội dung của phương pháp học dựa trên khám phá được đề cập ở trên hoàn toàn có thể ứng dụng vào việc giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Dưới đây là một số đề xuất ứng dụng khả dĩ: Stt Vấn đề ứng dụng Các phương án thực hiện - Cho học sinh xem 1 hoặc nhiều tác phẩm múa dân gian Tạo tình huống/bối cảnh dân tộc khác nhau; 1. để học sinh quan sát. - Giáo viên thị phạm các động tác múa dân gian dân tộc trước mặt học sinh; 371
  5. - Cho học sinh xem các biểu đạt văn hoá dân gian của các tộc người thông qua: trang phục, động tác trong lao động, tri thức dân gian,… Từ những gì mà học sinh quan sát được ở trên, giáo viên đặt ra các câu hỏi, hoặc đề nghị chính học sinh đặt ra các câu hỏi như: - Tác phẩm múa đã được xem là biểu thị bản sắc văn hoá của dân tộc nào? - Động tác múa mà giáo viên đã thị phạm là múa dân gian 2. Đặt câu hỏi cho học sinh của dân tộc nào? - Các biểu đạt văn hoá dân gian mà học sinh đã được xem là của dân tộc nào? - Những biểu đạt văn hoá đó phản ánh triết lý/tư tưởng nhân văn gì? Những tư tưởng đó có còn phù hợp trong xã hội ngày nay? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các nguồn tài liệu thứ cấp, sơ cấp đảm bảo độ tin cậy để trả lời cho những câu hỏi trên. Tìm hiểu các nguồn - Giáo viên giới thiệu các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao 3. thông tin để xác định các để học sinh chủ động tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu. kiến thức đã được tìm ra - Giáo viên mời những chuyên gia, nhà nghiên cứu về văn hoá – đặc biệt là những người nghiên cứu chuyên sâu về biểu tượng/ký hiệu văn hoá để nói chuyện, giải thích cho học sinh. Sau khi xác định được các nguồn thông tin đáng tin cậy, Lập kế hoạch tìm giáo viên yêu cầu từng học sinh (cá nhân) hoặc nhóm học 4. hiểu/khám phá sinh xây dựng các kế hoạch tìm hiểu/khám phá để tìm đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu trên. Thẩm định lại những gì Học sinh đề nghị giáo viên thẩm lại mức độ chính xác của 5. đã được tìm ra bằng các các kết quả khám phá được từ những câu hỏi nghiên cứu ở chứng cứ từ thực nghiệm trên. Học sinh sáng tác, dàn dựng những tác phẩm múa dân gian Đề xuất câu trả lời, giải 6. dân tộc mới trên cơ sở kết quả trả lời của những câu hỏi thích hoặc dự đoán nghiên cứu ở trên. Tổ chức chương trình biểu diễn báo cáo những tác phẩm 7. Trình bày kết quả múa mà học sinh đã sáng tác, dàn dựng mới ở trên. 372
  6. - Giáo viên đưa ra những đánh giá về năng lực tư duy, sáng tạo nghệ thuật thông qua các tác phẩm múa được biểu diễn báo cáo. - Giáo viên đề nghị học sinh đánh giá chéo tác phẩm múa của nhau về các tiêu chí: mức độ sáng tạo nghệ thuật, mức 8. Đánh giá và phản hồi độ chuẩn xác về các biểu đạt văn hoá tộc người, tính biểu tượng của ngôn ngữ múa. - Giáo viên mời những diễn viên, biên đạo, huấn luyện, giáo viên múa khác tham gia đánh giá, phản hồi về kết quả sáng tạo nghệ thuật múa của học sinh từ những chất liệu văn hoá dân gian dân tộc đã được tiếp cận. Tạm kết Tác giả tham luận cho rằng để giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hoàn toàn có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp học dựa trên khám phá để giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc đã được đề cập ở trên chỉ là một trong số phương pháp đó. Tất nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Mặt khác, khả năng phát huy hiệu quả trong thực tế giảng dạy cũng khác nhau tuỳ vào năng lực giảng dạy của giáo viên, khả năng tiếp thu, thực hành và chuyển hoá của học sinh, những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ. Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp nào và sử dụng ở mức độ nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm của giáo viên, của ban lãnh đạo cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông. Do đó, những giải pháp ứng dụng mà tác giả tham luận đưa ra có tính chất tham khảo, gợi mở trong một diễn đàn khoa học công khai, dân chủ, mang màu sắc kinh nghiệm và quan điểm khoa học của cá nhân tác giả tham luận chứ hoàn toàn không đại diện tiếng nói cho bất kỳ chủ thể nào khác. Tác giả tham luận sẽ cầu thị tiếp nhận những đóng góp mang tính xây dựng của quý đại biểu tham gia hội thảo, của quý đọc giả đã tiếp cận bài viết này. Tác giả tham luận cũng xin quý vị lượng thứ nếu bài viết có nội dung nào chưa phù hợp xét từ góc độ khoa học. Tài liệu tham khảo Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2018. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Giản Tư Trung. 2023. Sư phạm khai phóng: Thế giới, Việt Nam & Tôi, Nxb. Tri Thức. Phạm Bích Huyền. 2017. Hoạt động giáo dục nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn quốc gia, Nxb. Thế giới. 373
  7. Lê Hưởng. 2017. Nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật. Nguyễn Trọng Hoàn. 2019. “Giáo dục nghệ thuật trong việc hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh” – Bài viết đăng trên website của Bộ GĐ & ĐT: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung- hoc/Pages/default.aspx?ItemID=6135. Quốc hội khóa 14. 2019. Luật giáo dục - Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019. Phạm Thị Thành. 1999. Nghệ thuật sân khấu dành cho trẻ em Việt Nam, Nxb. Sân khấu. 374
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2