intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam" nhằm gợi mở những khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho các trường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước. Điều này sẽ giúp sinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hình thành và phát triển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam

  1. DỰ ÁN BẢO TỒN NGHỆ THUẬT MÚA “OTSU-E”, NHẬT BẢN - KHUYẾN NGHỊ GIÁO DỤC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TỪ MÚA RỐI NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TS. Izawa Ryosuke152 TS. Phạm Văn Luân153 Tóm tắt Trong các trường phổ thông và đại học tại Nhật Bản, việc giáo dục văn hóa -nghệ thuật dân tộc hầu như không được thực hiện một cách có chủ đích, ngoại trừ các trường chuyên ngành văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương được học sinh tiểu học và trung học cơ sở nhiệt tình học tập. Tại trường Cao đẳng Shiga, Nhật Bản, chúng tôi cùng sinh viên thực hiện dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống là múa “Otsu-e”, một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Otsu, tỉnh Shiga. Từ kinh nghiệm hoạt động của đoàn Múa rối nước Dừa Xanh ở các trường học tỉnh Bến Tre, chúng tôi gợi mở những khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho các trường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước do. Điều này sẽ giúp sinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hình thành và phát triển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Từ khóa: Bảo tồn di sản phi văn hóa vật thể; Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc; Múa rối nước; Nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản; Việt Nam. 1. Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc ở các trường Phổ thông và trường Cao đẳng - Đại học Nhật Bản Ở Nhật Bản, giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc được thực hành ở các trường phổ thông và đại học có chuyên ngành về văn hóa hay nghệ thuật. Ví dụ, tại một trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Shiga, Nhật Bản, trong khoa Âm nhạc, học sinh không chỉ được trải nghiệm nhạc cổ điển Nhật Bản mà còn nghiên cứu về những âm sắc đặc biệt trong âm nhạc dân tộc Nhật. Và điều đó được thực hiện với mục tiêu giáo dục là nuôi dưỡng bản sắc dân tộc và hiểu biết về nguồn gốc của mình thông qua âm nhạc. Ngoài ra, để có thể nhận bằng giáo viên dạy Âm nhạc cho các trường cấp 2 và cấp 3, sinh viên cần phải hoàn thành các khóa học về âm nhạc truyền thống Nhật Bản. Hơn nữa, việc thực hành chơi nhạc cụ dân tộc như đàn koto (đàn tranh kiểu Nhật) cũng được tích hợp vào chương trình giáo dục, tại các trường Cao đẳng - Đại học chuyên ngành nghiên cứu âm nhạc, các lớp học về âm nhạc truyền thống của Nhật Bản được tổ chức thường xuyên. Tại một buổi học về âm nhạc tại Trường Cao đẳng Shiga nơi các đồng tác giả đang làm việc, chúng tôi tổ chức giảng dạy các bài hát đồng dao Nhật Bản (cả những bài hát được hát trước và sau chiến tranh) và giới thiệu các giai điệu độc đáo của dân tộc cho 152 . Nghệ sĩ dân gian Ogasawara Hiroo- Trường Cao đẳng Shiga, Nhật Bản 153 . Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh 410
  2. sinh viên. Tuy nhiên, khi sinh viên đã học các môn học như vậy tại các trường Cao đẳng - Đại học và trở thành giáo viên, đặc biệt là ở các trường học thông thường không chuyên sâu về âm nhạc, việc giảng dạy âm nhạc dân tộc Nhật Bản còn tùy thuộc vào giáo viên và không được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, ở các trường Cao đẳng - Đại học có các ngành học về thiết kế, còn có trường hợp lồng ghép thực hiện giáo dục nghệ thuật dân tộc ở các môn học về trà đạo hoặc chương trình xem biểu diễn nghệ thuật múa rối Bunraku (múa rối truyền thống Nhật Bản).... Tuy nhiên, ở những trường Cao đẳng - Đại học này, sinh viên được dạy học về văn hóa và nghệ thuật dân tộc Nhật Bản như một trường hợp (ví dụ) tương đương với văn hóa và nghệ thuật dân tộc ở phương Tây, không có điểm nhấn hay hướng đến mục tiêu giáo dục bản sắc hoặc các hiệu quả giáo dục nghệ thuật dân tộc cũng như đề cập trực tiếp đến giáo dục bản sắc dân tộc. Hình 1: Một bài đồng dao Nhật Bản (giáo trình của Trường Cao đẳng Shiga) (Yunoki và các tác giả khác, 2018). Như vậy, ở Nhật Bản, giáo dục về văn hóa và nghệ thuật dân tộc nói chung được đặt bên cạnh những nội dung giáo dục văn hóa và nghệ thuật khác và được dạy như một môn học bình thường, không có mục tiêu giáo dục cao hơn được xác định. Mặt khác, ở các trường không có khoa chuyên ngành về văn hóa và nghệ thuật, việc giảng dạy về văn hóa và nghệ thuật dân tộc thường không được thực hiện. Mặc dù có một số sinh viên được trải nghiệm giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc như trà đạo hoặc “Kado” (hoa đạo; nghệ thuật cắm hoa kiểu Nhật)... thông qua các hoạt động câu lạc bộ, nhưng cơ hội được giảng dạy trong lớp học là rất ít. Có một thực tế là ở Nhật Bản, trường học dường như có sự tích cực hơn trong giáo dục về văn hóa, nghệ thuật dân tộc hay kỹ thuật truyền thống địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn từ trường cấp 1 đến cấp 2, do hầu hết học sinh đi học tại trường trong cùng khu vực mà họ sống, nên các trường đều tổ chức các buổi học về lịch sử và văn hóa truyền thống của khu vực đó để học sinh có thể hiểu rõ hơn các chủ đề của giáo dục nghệ thuật truyền thống. Vì vậy, trong phần tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu về dự án bảo tồn văn hóa địa phương được thực hiện tại Trường Cao đẳng Shiga – nơi chúng tôi đang triển khai thực hiện, đặc biệt là 411
  3. chia sẻ về sự tham gia của sinh viên trong quá trình triển khai dự án và các hiệu quả giáo dục dự án mang lại. 2. Dự án bảo tồn nghệ thuật múa truyền thống "Ōtsu-e" tại trường Cao đẳng Shiga 2.1. Về nghệ thuật múa Otsu-e và dự án bảo tồn Nghệ thuật múa truyền thống "Otsu-e" là một di sản văn hóa phi vật thể dân gian được xếp hạng cấp tỉnh/ thành phố của thành phố Otsu tỉnh Shiga [8], được nhảy kèm theo tiếng nhạc Shamisen (một loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản có ba dây) và lời hát. Múa "Otsu-e" ra đời bằng cách thêm vào điệu nhảy một loại hình ca nhạc “Otsu-e-busi” là một loại ca nhạc ngắn gọn giải trí đã phát triển tại khu phố vui chơi Otsu vào cuối thời Edo (Thế kỷ18) và đã trở nên phổ biến trên toàn quốc vào thời Minh Trị. Xưa kia vốn là một đặc sản của Otsu. Múa "Otsu- e" có đặc trưng chúnh là gắn với việc sử dụng 10 loại "mặt nạ" và 5 loại dụng cụ nhỏ. Hình 2: Cảnh biểu diễn của múa "Otsu-e" 「10種の面で舞披露 保存会が大津絵踊り /滋賀」2019/11/17 毎日新聞 地方版 https://mainichi.jp/articles/20191117/ddl/k25/040/228000c Để bảo tồn múa "Otsu-e", từ năm 1988, một Hội bảo tồn đã được thành lập, tuy nhiên, người kế tục chưa được đào tạo đầy đủ và việc bảo tồn múa "Otsu-e" cho tương lai đang là một thách thức. Hiện tại, có 5 người đang tiếp tục điều hành công việc của Hội, nhưng trong số đó có 2 người đã cao tuổi, nên chỉ có 3 người thực sự có thể thực hành nhảy múa. Vì múa "Otsu-e" yêu cầu ít nhất 3 người biểu diễn, nên việc giải quyết vấn đề kế tục, trao truyền và thực hành bảo tồn nghệ thuật Otsu-e đang trở thành một công việc có tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Dự án bảo tồn nghệ thuật múa truyền thống "Otsu-e" tại trường Cao đẳng Shiga Dự án có mục đích bảo tồn lâu dài nghệ thuật múa truyền thống "Otsu-e" bằng cách sử dụng kỹ thuật Motion Capture ghi lại các bước nhảy và tái tạo chúng trong không gian 3D thông qua số hóa. Điều này cho phép việc tái tạo các bước nhảy trong không gian 3D giữ lại đặc điểm đặc trưng của múa "Otsu-e" một cách dễ dàng hơn so với việc tái tạo trên video hoặc 412
  4. các hình ảnh 2D và tạo ra hiệu ứng tích cực cho mục đích giáo dục nghệ thuật dân tộc ở đây là trường hợp múa truyền thống "Otsu-e". Dự án này được thực hiện trong vòng 2 năm và triển khai theo các bước sau: 1. Hợp tác với Hội Bảo tồn múa “Otsu-e” để quay video nhìn từ nhiều góc độ. 2. Dựa trên video, thực hiện phát hiện khung xương và motion capture. 3. Tạo mô hình 3D của nhân vật. 4. Sử dụng dữ liệu motion capture để tái tạo chỉ chuyển động trong không gian Unity. 5. Tạo mô hình 3D của các mặt nạ được sử dụng trong múa “Otsu-e”. 6. Gán các texture và mặt nạ vào mô hình 3D. 7. Kiểm tra và điều chỉnh chuyển động nếu cần. 8. Công bố và tiến hành công tác truyền thông trên Internet. Hình 3: Tạo mô hình mặt nạ - Ảnh tác giả. Hình 4: Mô hình 3D một mặt nạ- Ảnh tác giả. 413
  5. Hình 5: Mô hình 3D của các mặt nạ - Ảnh tác giả. Hình 6: Mô hình 3D của các dụng cụ- Ảnh tác giả. Các bước trên được chỉ đạo bởi các giáo viên trong quá trình sinh viên thực hiện, kết quả của quá trình làm việc này được trình bày bởi chính sinh viên trong buổi gặp gỡ giao lưu giữa các trường Cao đẳng - Đại học trong khu vực. Bài thuyết trình được tổ chức trực tuyến, mục đích không chỉ dành cho các tổ chức trong trường Cao đẳng - Đại học mà còn dành cho cộng đồng địa phương và người dân trong khu vực, giúp họ có thể hiểu rõ về hoạt động dự án của chúng tôi. Hiệu quả giáo dục nghệ thuật dân tộc cho sinh viên được kỳ vọng thông qua dự án bảo tồn này bao gồm ba điểm sau: 1. Có thể học được kỹ thuật có thể áp dụng vào việc bảo tồn không chỉ là nghệ thuật múa Otsu mà cả các nghệ thuật sân khấu dân tộc và di sản văn hóa phi vật thể khác. 2. Có thể phát triển sự quan tâm, tình cảm và hiểu biết về văn hóa – nghệ thuật dân tộc và các giá trị truyền thống. 3. Tham gia hoạt động bảo tồn không chỉ với tư cách một khán giả thụ động mà còn là một bên liên quan, sinh viên có thể chủ động trải nghiệm lại quá trình đã thưởng thiwsc, thực hành, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật với ý thức của người sáng tạo nghệ thuật dân tộc thực thụ. 414
  6. Hình 7: Sinh viên trong lớp - Ảnh tác giả. 3. Gợi ý vận dụng dự án bảo tồn múa "Otsu-e" vào nghệ thuật Múa Rối nước 3.1. Hiệu quả giáo dục của nghệ thuật Múa Rối nước Ở Việt Nam, theo chúng tôi, hiệu quả giáo dục nghệ thuật dân tộc của Múa Rối nói chung cũng như Múa Rối nước nói riêng rất lớn, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ em. Ví dụ, theo Hoàng (1992), nghệ thuật múa rối được cho là phù hợp với giáo dục trẻ em, đặc biệt là giáo dục về tính cách, đạo đức và thẩm mỹ. Và lý do cho điều này được mô tả từ bảy góc độ như sau. 1. Trẻ em có trí tưởng tượng phong phú: Múa Rối yêu cầu sự tưởng tượng cao hơn so với các nghệ thuật sân khấu được diễn bởi người thật, và nó phù hợp với những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng. 2. Múa Rối có thể biểu diễn bất kỳ nội dung nào: Múa Rối thích hợp để biểu diễn các câu chuyện về thần thoại, truyện ngụ ngôn, hoặc những câu chuyện có nhân vật chính là động vật và thực vật. Và những câu chuyện đó thường chứa đựng nhiều truyền thống và bài học dành cho trẻ em. 3. Múa Rối mang tính biểu tượng: Những con rối trong múa rối thường biểu hiện một đặc điểm đặc biệt và là một biểu tượng duy nhất. Và trẻ em thường nhìn nhận thế giới theo cách đó. 4. Con Rối chính là một tác phẩm nghệ thuật: Trẻ em thường yêu thích và ghi nhận những hình ảnh nghệ thuật sâu sắc trong trái tim khi nhìn thấy con rối, chính nó là một tác phẩm nghệ thuật. 5. Trẻ em cảm thấy thân thuộc với buổi biểu diễn khi nhìn thấy những vai diễn được thể hiện qua con rối: Trẻ em thường xem đồ chơi là bạn của mình, hoặc chơi cùng như một người anh em lớn trong gia đình hoặc ở trường mẫu giáo. 6. Múa Rối ban đầu được tạo ra để giải trí, vì vậy trẻ em có thể học mà vẫn đang vui vẻ: Múa rối không chỉ phù hợp với việc giáo dục về mặt thẩm mỹ mà còn cho phép trẻ em học hỏi một cách thú vị. 7. Sự phù hợp với âm nhạc: Khi xem xét mối liên kết sâu sắc giữa múa rối và âm nhạc hoặc ca khúc cũng như sự phù hợp giữa âm nhạc và ca hát với tuổi thơ, ta nhận thấy tính chất của nghệ thuật tạo hình con rối và tính chất của âm nhạc tương thích với nhịp đập của tâm trí trẻ thơ. Như vậy, nghệ thuật Múa Rối, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, có hiệu quả giáo dục cao. Chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về Rối nước ở Việt Nam, đã chứng kiến nhiều lần trẻ em tiếp xúc với Múa Rối là nghệ thuật dân gian đặc sắc dân tộc. Ví dụ, khi chúng tôi đến thăm một trường mẫu giáo vào năm 2019, có một "phòng văn hóa truyền thống". Đây là nơi trưng bày nhiều vật dụng đại diện cho văn hóa dân gian của Việt Nam như con rối của rối Nước và mặt nạ truyền thống. Tại đó, người ta có thể thấy các vũ điệu và trò chơi nhịp điệu đi kèm với các bài hát dân ca. Trong hoạt động đó, các em nhỏ đã nhảy múa và chơi nhạc trên nhiều nhịp điệu khác nhau phù hợp với một bài hát dân ca. Trong số các dụng cụ âm nhạc được trẻ sử dụng, có các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, tạo điều kiện cho các em tự nhiên tiếp xúc với nhịp điệu, lời ca và nhạc cụ truyền thống của Việt Nam trong bầu không khí văn hóa dân gian. Các em được tạo ra những cơ hội tiếp xúc với các yếu tố truyền thống này một cách tự nhiên. Những con rối trong phòng không chỉ để trang trí, chúng còn được sử dụng trong các buổi biểu diễn đặc biệt do giáo viên tổ chức vào những dịp đặc biệt. 415
  7. Hình 8: Những con rối Múa Rối nước trong "phòng văn hóa truyền thống" Nhà trẻ Hoa Hồng, 13/2/2019- Ảnh tác giả. Múa Rối nước không chỉ mang lại giá trị giáo dục mà còn có giá trị như một tài nguyên du lịch đặc trưng của Việt Nam. Thực tế, tại các nhà hát ở thành phố, hầu hết khán giả đều là khách du lịch nước ngoài (Hình 9). Tuy nhiên, có thể thấy nhiều gia đình người Việt đến xem biểu diễn tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội) hoặc các nơi có đoàn Múa Rối nước như Bến Tre... (Hình 10, 11). Hình 12 là cảnh biểu diễn sử dụng hồ bơi tạm thời tại Văn Miếu trong dịp Tết. Ở đây, cũng có nhiều gia đình đến xem và trẻ em cũng thích thú với buổi biểu diễn. Hình 9: Khán giả người nước ngoài ở Nhà hát Múa Rối nước Thăng Long (2/2019) - Ảnh tác giả. Hình 10: Buổi biểu diễn tại Bảo tàng dân tộc học (2/2013) - Ảnh tác giả. 416
  8. Hình 11: Một buổi biểu diễn Múa Rối nước của đoàn Dừa Xanh, Bến Tre (6/2023) - Ảnh tác giả. Hình 12: Buổi biểu diễn tại Văn Miếu (2/2013) - Ảnh tác giả. Như vậy, trong thời đại ngày nay, dù có đủ các loại hình giải trí, có nhiều ý kiến cho rằng giới trẻ hiện nay không quan tâm nhiều đến Múa Rối nước. Tuy nhiên, trong các lễ hội và trong giáo dục mầm non, ta có thể thấy văn hóa truyền thống và nghệ thuật dân tộc vẫn được coi trọng, đặc biệt là dành cho trẻ em. Ở Việt Nam, có thể cảm nhận được giá trị thực sự của nghệ thuật Rối nước là một phương tiện trong việc giáo dục văn hóa và nghệ thuật, nhất là ở trường hợp đoàn Múa Rối nước Dừa Xanh ở Bến Tre. [9] Hình 12: Trẻ em xem Múa Rối nước tại Nông trại sân chim Vàm Hồ, Ba Tri, Bến Tre (12/2023) - Ảnh tác giả. 417
  9. 3.2. Vấn đề kế thừa kỹ thuật ở phường/đoàn Múa Rối nước hiện nay Chúng tôi đã có cơ hội thăm các phường rối nước ở miền Bắc vào năm 2015, nhưng tại bất kỳ phường nào cũng có vẻ như việc huy động vốn và việc truyền đạt cho thế hệ trẻ đều là vấn đề cấp bách. Ở một trong những phường đã ghé thăm, phường Rạch, tỉnh Nam Định, báo cáo viên 2 có thể thấy nhiều con rối của các vở kịch xưa cổ chỉ biết qua tài liệu (xem Hình 12). Tuy nhiên, các con rối này được xếp chồng chất trong một cái nhà gỗ ở bên bờ hồ, nơi dự kiến sẽ là sân khấu biểu diễn, và tình trạng bảo quản không tốt (xem Hình 13). Báo cáo viên 2 chỉ cảm nhận được sự tồi tệ từ việc con rối đang phai mờ, và cảm nhận được sự tồn tại của vấn đề tài chính và nhân sự. Hình 12: Con Rối của phường Rạch (3/2015) - Ảnh tác giả. Hình 13: Con Rối bị mục nát của phường Rạch (3/2015) - Ảnh tác giả. Tôi cũng đã có cơ hội gặp gỡ cụ Phan Văn Thuyên, cựu giám đốc đoàn Rối Nước phường Rạch. Cụ Thuyên có thể đọc và viết được chữ Hán và chữ Nôm, và đã viết các tên tiết mục rối nước bằng chữ Hán và chữ Nôm. Cụ kế thừa được kiến thức này từ cha mình. Trong một cuốn sách nghiên cứu, có đề cập đến tên của một nhà nho đã viết kịch bản cho đoàn Rối Nước (Nguyễn, 1987), cho thấy việc đóng góp của các nhà nho ở phường xưa trong việc tạo ra và truyền bá kịch bản và lời thoại. Tuy nhiên, người có thể đọc và viết chữ Hán và chữ Nôm hiện nay ở phường rất hiếm hoặc không còn nữa, dẫn đến tình trạng trao truyền, kế thừa di sản văn hóa phi vật thể cổ truyền đang gặp phải những thách thức to lớn. Nhìn về phương Nam, trường hợp tỉnh Bến Tre là địa phương có Múa Rối nước mạnh nhất hiện nay tình trạng “mù kiến thức và thực hành chữ Hán Nôm” còn đáng báo động hơn. Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre [10] tìm khắp Bến Tre co mỗi nhà nghiên cứu Tục Tâm (Thị trấn Giồng Trôm, Hội viên Phân Hội Văn nghệ Dân gian, thuộc Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình 418
  10. Chiểu) là cộng tác viên tich cực nhất tham gia “giải mã” chữ Hán Nôm trong các nghiên cứu của nhóm và TS. Phạm Văn Luân nhưng vẫn cần đến sự trợ giúp, hiệu đính của GS. Shimizu Masaaki, ĐH Osaka. Hình 14: Nghệ nhân Tiến Hòa (bìa phải), Trưởng Đoàn Tấn Vũ (bìa trái) chuẩn bị các con Rối - Ảnh HT. Như vậy, việc phát huy hiệu quả giáo dục và nỗ lực bảo tồn của hình thức nghệ thuật dân tộc như Múa Rối nước là một nghệ thuật chuyển tải nhiều giá trị khác nhau, được thực hiện tại các trường học, nhóm nghiên cứu, hội đoàn thể và cơ quan chuyên môn tại Việt Nam. Trong phần tiếp theo, chúng tôi trình bày về khả năng đóng góp của các phương pháp của dự án bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống múa Otsu-e tại Trường Cao đẳng Shiga mong được gợi mở những định hướng hợp tác bảo tồn Múa Rối nước nhằm khơi dậy tiềm năng của nó trong giáo dục học sinh sinh viên thông qua các khía cạnh đa dạng của giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc như đưa Nói thơ Vân Tiên, thổi hồn ca dao dân ca Việt Nam, đờn ca tài tử Nam Bộ.... vào Múa Rối nước. Hình 14, 15: Múa Rối nước Lục Vân Tiên (6/2022) - Ảnh MRNDX. 3.3. Gợi ý vận dụng phương pháp giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc từ dự án bảo tồn múa "Otsu-e" thông qua Múa Rối nước ở trường Đại học Việt Nam Như đã trình bày trong phần trên, việc sử dụng phương pháp như vậy cho phép ghi lại các buổi biểu diễn của rối nước thông qua video, sau đó lưu trữ chúng dưới dạng dữ liệu 3D. Ngoài ra, múa rối nước cần nhiều thiết bị và dụng cụ không chỉ là Thủy đình và các con rối, mà còn có các sào điều khiển, sợi dây, máy và nhiều dụng cụ khác. Tương tự như việc số hóa các mặt nạ và dụng cụ khác của múa Otsu-e thành dữ liệu 3D, tất cả các dụng cụ này cũng có thể được lưu trữ dưới dạng số hóa và lưu trữ kỹ thuật số. Dữ liệu này không chỉ hữu ích cho việc bảo tồn kỹ thuật, mà còn có thể được sử dụng trong việc đào tạo và quảng bá cho 419
  11. việc phát triển kế thừa, và hoạt động quảng cáo và thông tin như các hoạt động bảo tồn múa truyền thống dân gian “Otsu-e”. Hình 16: Những sào điều khiển và con Rối - Ảnh tác giả. Trong Rối nước, có các phần như kịch bản, chế tác con rối và cách thức điều khiển đã được các phường hay là đoàn Rối nước giữ gìn, thực hành kỹ lưỡng. Từ thực tiễn hoạt động của đoàn Múa Rối nước Dừa Xanh ở Nông trại sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cũng như tại các trường học trong tỉnh Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh... do đòan thực hiện, chúng tôi nhận thấy: việc các bên liên quan như khán giả bên ngoài sân diễn tham gia vào các hoạt động Múa Rối nước sẽ có hiệu ứng tích cực góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua những yếu tố như cách thức vận động con rối hay máy điều khiển cần phải tôn trọng ý kiến của các phường hay là đoàn Rối nước. Nghệ nhân Nguyễn Tiến Tiến Hòa (68 tuổi) cho biết: “Hồn cốt các vở diễn Múa Rối của Đoàn Dừa Xanh là vở diễn học hỏi, tiếp biến sáng tạo văn hóa được từ phương Bắc... nhưng có sự biến tấu phù hợp với công chứng ngày nay ở phương Nam. Ví dụ như, Múa Rối nước miền Bắc có “Chú Tễu” thì trong đây chúng tôi thay bằng nhân vật “Ba Phì” gắn liền với đời sống sông nước của người đi khai hoang, lập ấp Nam Bộ. Chất liệu làm con Rối ngoài Bắc là cây Sung, chúng tôi thay thế bằng cây Quao có nhiều ở Bến Tre cũng có đặc tính nhẹ, dễ chế tác… Các em thiếu nhi rất thích các vở diễn như: Sự tích Chú Cuội; Thánh Gióng; sự tích Táo quân; trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, trích truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… có dấu ấn riêng của Rối nước xứ dừa, Nam Bộ”. Theo trưởng Đoàn Múa rối nước Dừa Xanh Phạm Tấn Vũ: “...đoàn có hai đội biểu diễn với tổng số 16 diễn viên mưu sinh chính bằng nhiều nghề khác nhau như: Giáo viên, kỹ sư, lái xe, nhân viên bán hàng và cả cán bộ về hưu… Trong đó, nhiều bạn trẻ chỉ mới tuổi đôi mươi nhưng rất nhiệt huyết với nghệ thuật múa rối nước. Chúng tôi rất tự tin về hoạt động của đoàn vì quá trình chuẩn bị, dàn dựng những vở diễn mới chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ, tư vấn chuyên môn và khích lệ của các chuyên gia cả trong và ngoài nước, như khi cho ra đời vở Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, chúng tôi vinh hạnh có TS. Phạm Văn Luân, trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, GS. Shmizu Masaaki, trường ĐH Osaka góp ý rất tận tình... ”. Được biết, với cách trình diễn mới lạ, chuyển tải thông điệp giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc, từ đầu năm 2024 đến nay Đoàn Múa Rối Dừa Xanh đã được hai điểm du lịch tại các địa phương đặt hàng biểu diễn phục vụ khách du lịch, Đoàn còn diễn phục vụ Lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh và Tiền Giang; Lễ hội 94 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Đồng Tháp và chương trình Sắc xuân miệt vườn (thành phố Cần Thơ)…Những hoạt 420
  12. động sôi nổi đó của riêng Đoàn Múa rối nước Dừa Xanh, Bến Tre đã minh chứng tiềm năng và giá trị không thể thay thế của Múa Rối nước trong giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc. Hình 17, 18: Múa Rối nước Dừa Xanh tại Cần Thơ (1/2024) - Ảnh MRNDX. Từ kinh nghiệm thực hiện dự án bảo tồn nghệ thuật múa truyền thống "Otsu-e" và qua khảo sát tình hình phát triển Múa Rối nước ở miền Bắc và miền Nam của Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng định việc đưa giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên nói riêng tham gia các hoạt động bảo tồn nghệ thuật như Múa Rối nước đã đem lại sự đổi mới tích cực trong giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường từ Tiểu học đến Đại học. Qua quá trình phân tích các động tác các nghệ sĩ điều khiển và con rối và suy nghĩ về việc bảo tồn, học sinh sinh viên sẽ có những trải nghiệm quý báu, kể cả từ những khó khăn trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể truyền thống cũng đem lại những bài học quý báu về giáo dục nghệ thuật dân tộc. Qua trải nghiệm này, học sinh sinh viên hiểu sâu hơn về nghệ thuật Rối Nước, điều mà không thể có được nếu chỉ thông qua việc tổ chức xem biểu diễn như lâu nay chúng ta thường thấy. 4. Kết luận Ở Nhật Bản, việc giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thường được tiến hành tại các trường Đại học có chuyên ngành về các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Tuy nhiên, so với nghệ thuật và văn hóa của các quốc gia khác, ở Nhật Bản có thể ít được nhấn mạnh hơn. Trong giáo dục tại các trường học ở Nhật Bản, có vẻ như sự chú trọng được đặt nhiều hơn vào việc giáo dục về văn hóa và nghệ thuật của địa phương của họ hơn là văn hóa và nghệ thuật dân tộc Nhật Bản. Tại Trường Cao đẳng Shiga, dự án bảo tồn di sản văn hóa dân gian phi vật thể của thành phố Otsu, là múa "Otsu-e", được thực hiện chủ yếu bởi sinh viên. Các hoạt động có ý nghĩa này bao gồm việc lưu trữ dữ liệu bằng công nghệ số hóa cho cả buổi biểu diễn và các dụng cụ sử dụng trong buổi biểu diễn. Chúng tôi tin rằng phương pháp này có thể được vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam trước hết ở các trường Đại học chuyên ngành, gần gũi với Bến Tre – nơi có đoàn đoàn Múa Rối nước Dừa Xanh (như trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh...), từ đó tổ chức lưu trữ dữ liệu của các buổi biểu diễn, các con rối, sào điều khiển, sợi dây và các dụng cụ khác của Múa Rối nước, vượt qua ranh giới ngôn ngữ, nghệ thuật tạo nên hiệu ứng giáo dục văn hóa và nghệ thuật cổ truyền dân tộc một cách tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, việc giao học sinh sinh viên tham gia hay chủ trì thực hiện những hoạt động phù hợp khi trình diễn Múa Rối nước sẽ giúp học sinh sinh viên hiểu sâu hơn về nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình, từ đó có cách ứng xử phù hợp./. 421
  13. Tài liệu tham khảo A- Tiếng Việt Hoàng, Kim Dung. 1992. Nghệ thuật múa rối và vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em. Nxb Văn hóa dân tộc Nguyễn, Huy Hồng. 1987. Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình. Sở Văn hóa thông tin Thái Bình B- Tiếng Nhật 柚木たまみ、松井典子、水嶋育(2018)『子どもの音楽表現・うたあそび』 、三学出版 デジタルアーカイブジャパン推進委員会・実務者検討委員会(2020)、「3か 年総括報告書 我が国が⽬指すデジタルアーカイブ社会の 実現に向けて」、p.7 デジタルアーカイブジャパン推進委員会・実務者検討委員会(2020)、「令和4 年度博物館法改正の背景」 文化庁委託調査(2020年), 「博物館の機能強化に関する調査」、p.3 2023年度大学地域連携課題解決支援事業報告書(2023), 「大津市無形民族文化 財 大津絵踊り の3Dデジタル化プロジェクト」 「10種の面で舞披露 保存会が大津絵踊り /滋賀」毎日新聞2019年11月 17日 地方版 https://mainichi.jp/articles/20191117/ddl/k25/040/228000c 閲覧日2024年3月22日 「文化財の一覧」大津市ホームページ https://www.city.otsu.lg.jp/material/files/group/67/20240321_cultural_property_1-2- 2.xlsx 閲覧日2024年4月1日 https://nhandan.vn/dua-nghe-thuat-mua-roi-nuoc-ve-ben-tre-post783394.html truy cập ngày 22/3/2024. https://xudua.com/nghe-thu-cong-truyen-thong-tri-thuc-dan-gian-nghe-lam-tom- kho-tinh-ca-mau-duoc-ghi-danhla-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia/ truy cập ngày 22/3/2024. 422
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2