Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 4
download
Hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng và toàn thể dân tộc Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích: Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải thông qua giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÔNG QUA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Thu Hằng1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: hangntt1@utc.edu.vn Tóm tắt: hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng và toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ đó đang đặt ra những yêu cầu về xây dựng con người mới có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của ông cha ta để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Sinh viên chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, cần phải tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết cho sinh viên. Bài viết tập trung phân tích: giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải thông qua giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khóa: truyền thống yêu nước, giảng viên, sinh viên, giảng dạy, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong gia đoạn hiện nay, Việt Nam phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng. Bên cạnh cơ hội, dân tộc ta cũng gặp không ít thách thức, đặc biệt, mặt trái của xu thế hội nhập và nền kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và cả một bộ phận sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Trong khi đó, ở một số trường đại học, việc giáo dục cho sinh viên về truyền thống, đạo đức, lối sống; quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc cũng chưa được coi trọng đúng mức. Thực tế này dẫn đến việc một bộ phận sinh viên không nhận thức rõ được lòng tự hào, tự tôn dân tộc; mơ hồ về ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, đất nước. Vì vậy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên được đặt ra một cách cấp thiết trong quá trình giảng dạy ở trường đại học, nhất là những môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam -482-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương). Truyền thống yêu nước có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên hiểu một cách khái quát nhất, truyền thống yêu nước là một bộ phận cấu thành hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành trong quá trình dựng nước và gữi nước, được truyền lại, tiếp nối, phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác cho đến ngày nay. Khi nói về truyền thống yêu nước, Bác Hồ kính yêu đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [1]. Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Bác thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của tầng lớp thanh niên – sinh viên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà. Để phát huy vai trò và sức mạnh của sinh viên - tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục sinh viên một cách toàn diện và chu đáo. Do ý thức một cách sâu sắc về vấn đề này nên trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ, dành cho họ một sự quan tâm thích đáng. Trong đó, việc giáo dục tinh thần, truyền thống yêu nước là điều mà Người đặc biệt chú ý. Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để giáo dục, thuyết phục và tập hợp thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng. Trước lúc đi xa, trong “Di chúc” thiêng liêng, Người còn ân cần căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa” chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” [2]. Tinh thần yêu nước, như Bác đã khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[3]. Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam. Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần được khơi dậy một cách mạnh mẽ, cần được đề cao và phải tiếp tục tỏa sáng để đưa chúng ta bước qua đói nghèo, tụt hậu. Do đó, giáo dục cho sinh viên kế thừa và phát huy giá trị truyền thống yêu nước trong tình hình hiện nay, tức là phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần tích cực xây dựng xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là việc làm có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. -483-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 2.2. Vai trò của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tự hào dân tộc, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng. Từ đó sinh viên hình thành thái độ sống tích cực, tạo bước chuyển biến từ nhận thức đến hành động cụ thể vì lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội. Từ đặc thù của môn học, có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục giá trị truyền thống yêu nước cho sinh viên. Sự nghiệp chấn hưng đất nước, đưa nền kinh tế nước ta phát triển ngang với những cường quốc lớn đang đòi hỏi thế hệ sinh viên ngày hôm nay những cống hiến, những hy sinh lớn lao mà nếu như không có tình yêu quê hương đất nước thiết tha, không có lý tưởng sống cao đẹp thì không thể nào làm được. Bên cạnh đó vấn đề tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, những thói hư tật xấu nảy sinh trong nền kinh tế thị trường cũng đòi hỏi người sinh viên phải biết tôi luyện, giữ mình trong mọi hoàn cảnh. Họ phải trở thành những con người có ý chí bền vững, có lòng dũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp kém. Để làm tốt vai trò là người chủ nước nhà trong tương lai, rõ ràng là sinh viên phải có tình yêu đất nước nồng nàn. Hơn ai hết, họ phải ý thức được một cách sâu sắc vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối Tổ quốc, với đồng bào. Là những người đang độ sức xuân, là mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của sinh viên không chỉ là học tập, rèn luyện mà còn phải biết cống hiến và hy sinh. Ngày nay còn nhiều bạn trẻ đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước. Thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang làm hư hỏng không ít một bộ phận sinh viên trong cuộc sống hôm nay. Không những thế có những sinh viên còn cho rằng tình yêu non sông đất nước là một cái gì đó quá trừu tượng, xa vời, không có ý nghĩa thiết thực. Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, không có niềm tin, không có sự định hướng một cách đúng đắn. Không có lý tưởng cao cả để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm chí vô nghĩa. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay như đua xe máy, nghiện ngập… Thực ra, tinh thần yêu nước, ý thức về vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc không phải là những điều gì đó quá xa xôi, trừu tượng mà ngược lại chúng thật gần gũi, thật cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn một cách tự nhiên, giản dị từ tình yêu làng xóm, quê hương. Từ những xúc cảm -484-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải bồi hồi với cây đa, bến nước, sân đình, từ những rung động thiết tha với lũy tre làng, với những mái nhà đơn sơ, với những con đường thân thuộc, tâm hồn mỗi một chúng ta được nuôi dưỡng và hun đúc để rồi chúng ta nhận ra một cách thật tự nhiên và chân thành rằng tất cả những điều đó chính là tình yêu Tổ quốc, tình yêu đối với non sông, đất nước. Như trăm sông đổ về biển cả, tình yêu đó ngày càng vững bền, đằm thắm. Trước đây, khi đất nước còn chiến tranh, sinh viên yêu nước là người có ý chí căm thù quân cướp nước, biết cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, góp phần hy sinh xương máu cho đất nước sạch bóng quân thù. Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, người sinh viên yêu nước là người biết đi đầu gương mẫu trong mọi việc. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và những thử thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của sinh viên, của tuổi trẻ lại càng vinh dự và nặng nề. Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế hệ trẻ - sinh viên. Chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay không? Chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một quốc gia giàu có vững mạnh, phát triển về mọi mặt được hay không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực của sinh viên - tuổi trẻ, tất cả đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể. Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Tình hình giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay Về đội ngũ giảng viên: Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Giao thông vận tải có 8 giảng viên, trong đó 100% giảng viên có trình độ sau đại học (có 3/8 giảng viên đạt trình độ tiến sĩ ; 5/8 là giảng viên chính). Thầy, cô vừa là những người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên, vừa là những nhà nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn cao, vững vàng về nghiệp vụ, có bề dày trong giảng dạy. Các thầy cô hầu hết đứng trong hàng ngũ của Đảng nên thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng rất tâm huyết với việc truyền đạt những giá trị về truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh trong các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Về chương trình, nội dung đào tạo: nội dung môn học bao gồm 8 chương được thiết kế một cách hệ thống, hợp lý, khoa học. Nội dung được chia thành 30 mục lý thuyết, 45 mục tự học và 12 chủ đề thảo luận nhóm; thực hiện giảng dạy thành 32 tiết lý thuyết (50 phút/ tiết), 26 tiết thảo luận và 145 tiết tự học. Các chương 1,2,3 được thiết kế giảng trên lớp đã khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến năm 1975; nội dung 3 chương đã tái hiện một thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn của cả dân tộc Việt Nam trước các kẻ thù hùng mạnh như Pháp, Nhật, Mỹ để làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các chương 4,5,6,7,8 với nội dung được thiết kế để giảng dạy phần Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; đặc biệt nhấn mạnh tới đường lối của thời kỳ đổi mới và những thành tựu đã đạt được -485-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, đối ngoại… Môn học kết hợp với các chủ đề thảo luận theo các đề mục trong từng chương, sẽ giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến nay; thấy được sự đoàn kết, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử…..Các nội dung trên đã truyền tải được giá trị của truyền thống yêu nước, những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, tăng thêm lòng tự hào của sinh viên về Tổ quốc, nhân dân Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp nhận giá trị truyền thống yêu nước của sinh viên: trong những năm vừa qua, giảng viên bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trường Đại học Giao thông vận tải đã tích cực, chủ động tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận phát triển năng lực sinh viên, tạo ra bước chuyển biến trong cách tiếp nhận tri thức của sinh viên từ thụ động sang chủ động. Vì vậy, môn học đã trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử, từ đó bồi dưỡng thêm các giá trị truyền thống yêu nước cho sinh viên một cách tự giác chứ không mang tính áp đặt như trước đây. Điều này thể hiện rõ nét ở sự linh hoạt trong việc kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá cũng như các chủ điểm thảo luận, hầu hết đều tập trung vào việc giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc cho sinh viên trường ĐHGTVT. Về ý thức, thái độ của sinh viên: trong việc kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Có thể thấy đại đa số sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải những năm gần đây đã có nhận thức đúng đắn về giá tri và chuẩn giá trị xã hội, một số giá trị truyền thống của dân tộc vẫn được sinh viên lựa chọn, những giá trị tinh thần vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của sinh viên hiện nay. Theo số liệu thống kê của Nhà trường trong 5 năm gần đây, số lượng sinh viên được kết nạp vào Đảng hằng năm đều tăng. Điều này cho thấy, phần lớn sinh viên đều có tinh thần yêu nước, có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước của ông cha, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào con đường chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước để ra sức học tập, phấn đấu rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh những thành tựu, những ưu điểm thi công tác giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên vẫn có những hạn chế, bất cập. Các chủ thể giáo dục chưa đặt hết tâm huyết của mình trong việc giáo dục các giá trị truyeeng thống yêu nước cho sinh viên trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Do đó hoạt động giảng dạy vẫn nặng về truyền đạt kiến thức, hình thức kiểm tra đánh giá tuy có phong phú đa dạng nhưng phần lớn dành cho việc đánh giá mức độ thu nhận kiến thức hơn so với việc giáo dục các giá trị truyền thống yêu nước và chưa hướng đến việc kiểm tra ý thức thái độ trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước. Mặt khác, một bộ phận sinh viên chưa vững vàng về lập trường chính trị, thiếu niềm tin vào lý tưởng của Đảng, thờ ơ với những sự kiện chính trị, xã hội của đất nước và ít quan tâm đến các hoạt động chung, ý chí phấn đấu chưa cao. Vẫn còn một số ít sinh viên chưa nhận thức đúng về những giá trị đạo đức truyền thống, chưa ý thức rõ ràng về việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, còn có biểu hiện xem nhẹ hoặc phai nhạt lý tưởng cách mạng. Cũng có một bộ phận sinh viên thiếu hiểu biết, dễ dàng bị kích động, lợi dụng, lôi kéo từ các -486-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải thế lực thù địch, làm xuyên tạc lịch sử dân tộc, xuyên tạc đường lối của Đảng, có những biểu hiện tha hóa trong các quan hệ gia đinh, bạn bè, thầy cô và xã hội. Đó là một thực tế khiến cho công tác giáo dục truyền thống yêu nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại. 2.4. Một số giải pháp Một là, phát huy hơn nữa vai trò của giảng viên với tư cách là chủ thể của quá trình giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Thông qua hoạt động giảng dạy trong toàn bộ nội dung chương trình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên làm toát lên sự đấu tranh kiên cường, anh dũng và bền bỉ của dân tộc ta để làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Điều này sẽ tạo cho sinh viên niềm tự hào về truyền thống yêu nước của cha anh dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó củng cố niềm tin cho sinh viên vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên cơ sở niềm tin của sinh viên, giảng viên gắn kết mục tiêu môn học với ngành nghề được đào tạo để định hướng nghề nghiệp theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích trên, giảng viên bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cần thay đổi nội dung và hình thức giảng dạy các vấn đề lịch sử dân tộc gắn liền sự lãnh đạo của Đảng. Giảng viên phải nâng cao chất lượng giáo dục để biến những giờ lý luận, khô khan thành những giờ truyền cảm hứng yêu nước cho sinh viên. Đồng thời giảng viên cũng cần thay đổi cả hình thức kiểm tra, đánh giá: có thể cho sinh viên viết tiểu luận hoặc thảo luận, thuyết trình về các vấn đề dân tộc, đất nước hiện nay; hướng dẫn các em phương hướng giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể. Hai là, giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh bằng tấm gương người tốt việc tốt Có thể tăng cường các chủ đề thảo luận về các nhân vật lịch sử bằng tài năng và đạo đức của họ để giáo dục nhân cách cho sinh viên hoặc thông qua các điển hình tiên tiến trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay để thúc đẩy khát vọng vươn lên, khuyến khích sự nỗ lực học tập vì ngày mai lập nghiệp. Cần hướng dẫn sinh viên có phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp với thực tiễn cuộc sống, giúp các em định hướng nghề nghiệp tốt, rèn luyện tay nghề qua đó gắn những phẩm chất đạo đức, truyền thống dân tộc để các em nhận thức được, để từ đó tránh những lối sống tiêu cực và biết đấu tranh với cái xấu, những vấn đề tiêu cực, những lối sống thiếu lành mạnh, biết bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống Ba là, giảng viên tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải là trường đào tạo thuộc khối kỹ thuật nên tuyển sinh đầu vào thuộc các khối tự nhiên vì thế đại đa số sinh viên đều rất ngại học môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam, có tư tương phân biệt “môn -487-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải chính, môn phụ”. Hiện tượng này phản ánh được sự thiếu hụt kiến thức xã hội kiến thức nền tảng – cái làm nên sự phát triển toàn diện của mỗi con người. Do đó, giảng viên mon học cần tổ chức nhiều hoạt động giúp sinh viên hiểu biết, mở mang thêm trí tuệ về một số lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa nghệ thuật và lịch sử truyền thống dân tộc…làm cơ sở để bồi dưỡng thêm nhân cách, tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên. Qua đây sẽ nâng cao tầm hiểu biết cho sinh viên về mọi mặt, tạo hành trang cho sinh viên có đầy dủ những điều kiện tốt nhất để giúp các em hoàn thành mục tiêu, lý tưởng của mình khi ra trường. Bốn là, tổ chức các hoạt động ngoại khóa Trường Đại học Giao thông vận tải đóng tại thủ đô Hà Nội – là nơi có rất nhiều các khu du lịch văn hóa và các di tích lịch sử nổi tiếng: Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Khu Di tích K9, Thành Cổ Loa, các bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam, Bảo tàng Quân đội…Hơn nữa, phương tiện đi lại trên địa bàn thủ đô rất đa dạng và thuận tiện, kinh phí rẻ, phù hợp với sinh viên. Nhà trường tạo điều kiện, giáo viên đã tổ chức đưa sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, như thăm những khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng, tham gia các lễ hội văn hóa…. góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc của sinh viên về truyền thống yêu nước, đoàn kết; sinh viên càng thêm yêu hơn vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình. Các hoạt động ngoại khóa rất bổ ích, hấp dẫn và thật sự là cầu nối giữa lý luận với thực hành, giữa nhà trường với đời sống xã hội. Lôi kéo đông đảo sinh viên tham gia sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên. 3. KẾT LUẬN Bài báo đã làm rõ khái niệm, sự hình thành và phát triển truyền thống yêu nước Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Đây là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh vĩ đại giúp nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, cũng là động lực chính giúp dân tộc Việt Nam ngày càng vươn xa ra thế giới. Phân tích vai trò, tình hình và ddeef ra các giải pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam. Bởi mục tiêu của giáo dục đại học là rèn về đức, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, đặc biết biết kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc để hội nhập và phát triển ngày càng sâu rộng, nâng cao vị thế của Việt nam trên đấu trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 167. [2] Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 510. [3] Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 171. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN, Nxb CTQG, H, 2013. -488-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua di tích lịch sử - cách mạng ở Thanh Hóa
10 p | 114 | 9
-
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay
10 p | 78 | 7
-
Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua hệ thống di tích lịch sử cách mạng ở thành phố Đà Nẵng
5 p | 54 | 5
-
Ebook Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: Phần 2
77 p | 13 | 5
-
Nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh
3 p | 9 | 4
-
Một số hình thức giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua hệ thống di tích lịch sử ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
6 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên hiện nay
8 p | 54 | 4
-
Ebook Lịch sử truyền thống Cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 4-Quận 10 (1930-2015): Phần 1
75 p | 8 | 3
-
Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Việt Nam dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
9 p | 20 | 3
-
Lễ khao Lề thế lính Hoàng Sa với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
6 p | 17 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Trà Nam (1945-2015): Phần 1
110 p | 13 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Nhùng (1962-2020): Phần 1
82 p | 5 | 2
-
Ebook Giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa: Phần 2
92 p | 5 | 2
-
Giáo dục truyền thống cách mạng và biên soạn tài liệu lịch sử địa phương tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
3 p | 70 | 2
-
Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học cơ sở
3 p | 13 | 2
-
Thanh niên Hà Tĩnh với chiến dịch Điện Biên Phủ và một số giải pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên hiện nay
7 p | 5 | 2
-
Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay
7 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn