Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay" để từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng của đất nước cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay
- GIÁO DỤC VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ThS. Trương Minh Hoài Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Đà Lạt Email: hoaitm@dlu.edu.vn Tóm tắt: Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Vì vậy việc giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ cho sinh viên nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ có vai trò rất quan trọng. Bài viết của tác giả tập trung nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ từ đó giáo dục cho sinh viên thấy được truyền thống lịch sử hào hùng của đất nước, sinh viên càng thêm tự hào, yêu quý dân tộc, Tổ quốc Việt Nam. Từ khóa: giáo dục, vai trò, tầm quan trọng, chiến thắng Điện Biên Phủ, sinh viên, hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ có vai trò rất quan trọng trong giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng của đất nước cho sinh viên. Từ đó sinh viên càng thêm tự hào, yêu quý dân tộc, Tổ quốc Việt Nam. Tuy vậy hiện nay một bộ phận nhỏ sinh viên chưa hiểu được vai trò, tầm quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước thực trạng đó tác giả chọn chủ đề “Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay” làm nội dung nghiên cứu của bài viết để từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng của đất nước cho sinh viên. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ 2.1.1. Vai trò, tầm quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ Về so sá nh lực lương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta là ̣ cuộc kháng chiến của một dân tộc nhỏ, yếu chống lại sự xâm lược của một đế quốc hù ng ma ̣nh. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã bô ̣c lô ̣ rõ sự thâm đô ̣c qua chính sá ch cai tri về chính tri,̣ kinh tế , xã hô ̣i và văn hóa nhằ m mưu đồ thống trị lâu dài đất nước ta. ̣ Bởi thế, trong Bản chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” ngày 22/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nêu rõ đường lối kháng chiến của ta là kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện và kháng chiến trường kỳ. Tướng Navarre (Pháp) xây dựng lực lượng chiến đấu ở Điện Biên Phủ bằng một tập đoàn cứ điểm “mạnh chưa từng có ở Đông Dương” với lực lượng quân cơ động 318
- chiến đấu mạnh, vũ khí chiến tranh hiện đại và có sự chi viện liên tục hoàn toàn bằng không quân từ Hà Nội và Hải Phòng dưới sự viện trợ khổng lồ của Mỹ. Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp cho 6 tiểu đoàn dù với khoảng 4.500 lính nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh nhằm ngăn chặn Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc giải phóng vùng đất này. Sau khi nghiên cứu kỹ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ, Navarre (Pháp) “chấp nhận” chiến đấu ở Điện Biên Phủ bằng một tập đoàn cứ điểm mạnh với lực lượng quân cơ động chiến đấu mạnh, vũ khí chiến tranh hiện đại và sự chi viện hoàn toàn bằng không quân từ Hà Nội và Hải Phòng dưới sự viện trợ khổng lồ của Mỹ1. Navarre từng tự hào rằng, Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là “cỗ máy nghiền nát mọi cuộc tấn công của Việt Minh”, là “con nhím khổng lồ”… Nỗ lực tìm một “lối thoát danh dự” của thực dân Pháp tại Đông Dương đã không thể mang lại điều chúng muốn mà ngược lại, đó lại là vũng lầy, đặt dấu chấm hết cho tham vọng duy trì thuộc địa Đông Dương bởi chính đội quân Việt Nam - đội quân không sở hữu sức mạnh quân sự mà là một sức mạnh khác vô cùng to lớn: Lòng yêu nước. Nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, “Tập trung đại bộ phận lực lượng chủ lực thiện chiến của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt những lực lượng tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo, đây là chiến dịch có ý nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao rất quan trọng; phải đánh thắng; chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo, quyết tâm chiến lược đó, quân và dân ta đã khẩn trương chuẩn bị tốt mọi mặt và bước vào trận quyết chiến chiến lược bằng khát vọng độc lập dân tộc cháy bỏng cùng ý chí quyết chiến, quyết thắng cao độ. Trước thực tiễn chiến trường và quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” ngay trước giờ mở màn chiến dịch. Đây là một quyết định sáng suốt, thể hiện tài thao lược quân sự, phù hợp với thực tế diễn biến chiến dịch và chính là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến thắng lợi cuối cùng. Trải qua “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non; gan không núng; chí không mòn”, ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castrie, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 1 Nguyễn Dương (2019), Pháp chuẩn bị cho "Pháo đài bất khả xâm phạm" Điện Biên Phủ như thế nào?, Báo Dân Trí, ngày 7/5/2019. 2 Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.14. 319
- Đây là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, của ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trên thế giới và của lương tri thời đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ vào ngày 20/7/1954, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam; đồng thời là một sự kiện quan trọng báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. 2.1.2. Ý nghĩa Chiến dịch Điện Biên Phủ Ngày 7/5/1954 dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, vang dội năm châu kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kể từ đó, ngày 7/5 đã đi vào lịch sử và trở thành một sự kiện đặc biệt của đất nước. 70 năm đã trôi qua, chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của dân tộc ta được làm nên không chỉ bằng tài trí, khối óc mà cả xương máu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Sự kiện lịch sử vĩ đại này viết tiếp truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những tấm gương chiến đấu kiên cường, hy sinh dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ ta có giá trị giáo dục to lớn, xây dựng những tư tưởng tình cảm, đạo đức đúng đắn, gợi dậy trong trái tim thế hệ trẻ niềm kính yêu, sự ngưỡng mộ và ý chí quyết tâm noi gương các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, trong mỗi trái tim người Việt nói chung và thế hệ trẻ nói riêng đều trào dâng niềm kiêu hãnh, tự hào với tinh thần chiến sĩ Điện Biên mãi như ánh hào quang lấp lánh, lan tỏa trong lịch sử dân tộc và trở thành một trong những động lực tinh thần giúp thế hệ trẻ có thêm điểm tựa vững vàng để hướng tới tương lai. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, của ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trên thế giới và của lương tri thời đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 320
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời, là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân, dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa mang tầm thời đại sâu sắc, làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Lễ kỷ niệm 10 năm chiến thắng “chấn động địa cầu” ngày 7/5/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào Sổ cảm tưởng của Bảo tàng Điện Biên Phủ: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”3. 2.2. Việc giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa Chiến dịch Điện Biên Phủ cho sinh viên giai đoạn hiện nay 2.2.1. Những điểm tích cực trong nhận thức Chiến dịch Điện Biên Phủ của sinh viên hiện nay Tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông, các thế hệ sinh viên hôm nay đã và đang phát huy tinh thần xung kích, vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng tình nguyện chung tay xây dựng quê hương, đất nước, đang ngày đêm làm việc hăng say, thi đua lao động, sản xuất từ những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, không ngừng học hỏi rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tự nhủ với bản thân rằng, ngày càng phải cố gắng phấn đấu và rèn luyện hơn nữa, tích cực phát triển kinh tế và vận động những người thân xung quanh cũng như tầng lớp thế hệ trẻ đoàn viên thanh thiếu niên làm sao để đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, để Chiến dịch Điện Biên Phủ mãi mãi vang danh. Chính vì vậy, nhiều phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”; đẩy mạnh các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, “Đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn an ninh chính tri,̣ trâ ̣t tự, an toà n xã hô ̣i… ngày càng được nhân rộng. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.271. 321
- 2.2.2. Những hạn chế trong nhận thức về Chiến dịch Điện Biên Phủ của sinh viên hiện nay Một bộ phận sinh viên hiện nay chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của của chiến thắng Điện Biên Phủ, dẫn đến thiếu ý thức trong việc phát huy truyền thống của ông cha ta trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay sống thờ ơ, vô cảm, sống thiếu trách nhiệm, xem nhẹ sự đóng góp của bậc tiền bối, của anh hùng liệt sĩ,… Chưa có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận những giá trị truyền thống cách mạng, chưa có lòng nhiệt thành tìm hiểu và tri ân nguồn cội. Ngày nay một bộ phận giới trẻ còn có lối sống thực dụng, ích kỷ, ít quan tâm đến những đau thương mất mát của các thế hệ cha ông đi trước để có được nền độc lập, tự do của đất nước. Một số ít sinh viên hễ nghe ai nói chuyện lịch sử dân tộc là các bạn có thể lắc đầu, tặc lưỡi bảo: “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi”; hay “Suốt ngày cứ ăn mày dĩ vãng, than nghèo, kể khổ hoài”, “Quá khứ có mang ra ăn được đâu mà cứ đào bới lại miết!”… Chưa có phương pháp giáo dục thích hợp, chưa lôi cuốn được thế hệ trẻ trên tinh thần tự nguyện. Các em tham gia tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa các chiến thắng lịch sử với tâm thế bị động, trả nợ, chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một bộ phận sinh viên thường rơi vào trường hợp có thời gian nhưng rất ít khi nghiên cứu, tìm hiểu về truyền thống cách mạng mà thường lướt web, internet, mạng xã hội để giải trí. Thậm chí, họ sống trong thế giới ảo, không phân định được thông tin đúng, sai trên các trang mạng xã hội; từ đó, có những suy nghĩ và phát ngôn thiếu chuẩn mực, lệch lạc, thổi phồng khuyết điểm, khoét sâu những mặt trái, tiêu cực xã hội, gây bất lợi cho sự nghiệp cách mạng… Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật. 2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục vai trò, tầm quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ cho sinh viên hiện nay Nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc về giá trị của hoà bình tự do mà các thế hệ cha anh đã hy sinh máu xương để có được đặc biệt trong chiến thắng Điện Biên Phủ, từ đó thêm tự hào, phấn đấu, rèn luyện, tiếp nối, phát huy truyền thống, đóng góp tích cực vào 322
- công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể: Các giảng viên nói chung và giảng viên Khoa lý luận chính trị nói riêng của các trường Đại học trong quá trình giảng dạy tích cực vận dụng, lồng ghép vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ để sinh viên thấy được giá trị lớn lao và tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức các Hội thi kể chuyện, nói chuyện chuyên đề, chiếu phim tư liệu lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ, phát động các phong trào tri ân, uống nước nhớ nguồn… cho của thế hệ trẻ hôm nay là điều vô cùng cấp thiết. Việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ cho sinh viên cần đề cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên là nòng cốt trong công tác tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường Đại học thường xuyên tổ chức Hội thi sân khấu hóa như nhạc kịch, Hội thi tuyên truyền ca khúc cách mạng … để ôn lại lịch sử dân tộc một cách sinh động, gần gũi, dễ tiếp thu, dễ nhớ. Tuyên truyền giáo dục bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, phóng sự đặc biệt tuyên truyền qua mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok … để mọi tầng lớp Nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng nhận thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn bảo vệ các giá trị trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Giáo dục truyền thống cách mạng là một việc làm thống nhất, phối hợp, đồng loạt ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành với gia đình của sinh viên. Để đạt hiệu quả thống nhất, ý thức tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ cần triển khai giáo dục một cách toàn diện, đồng loạt và nhất quán. 3. KẾT LUẬN Việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên nói chung và giáo dục vai trò, ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội với đội ngũ thanh thiếu niên vững vàng về bản lĩnh chính trị, tuyệt đối không dao động và luôn trung thành với Tổ quốc, với Đảng, và với dân tộc. 323
- 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Quốc phòng - Tỉnh ủy Điện Biên (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2] Trần Nam Chuân (2014), Văn hóa – Giáo dục trong chiến thắng Điện Biên Phủ, Tạp chí cộng sản, ngày 30/04/2014, nguồn: https://tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/- /2018/27160/van-hoa---giao-duc-trong-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu.aspx. [3] Nguyễn Dương (2019), Pháp chuẩn bị cho "Pháo đài bất khả xâm phạm" Điện Biên Phủ như thế nào?, Báo Dân Trí ngày 7/5/2019, nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/phap- chuan-bi-cho-phao-dai-bat-kha-xam-pham-dien-bien-phu-nhu-the-nao- 20190507134438411.htm. [4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [5] Vương Đức Thương – Nguyễn Văn Tuệ (2022), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 7/5/2022, nguồn https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-ban-hung- ca-thoi-dai-ho-chi-minh-609593. [6] Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 324
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục tâm lý trẻ trong gia đình
237 p | 431 | 171
-
Hoạt động chắp ghép - một phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ mầm non
6 p | 326 | 17
-
Khái niệm về tầm nhìn trong xây dựng chiến lược giáo dục
4 p | 99 | 8
-
Tư vấn trẻ em qua quan điểm trị liệu hệ thống
6 p | 98 | 8
-
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục trong chiến lược “trồng người”
6 p | 106 | 8
-
Nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong trường đại học
11 p | 13 | 6
-
Tư vấn tâm lý - giáo dục tiền học đường cho trẻ một số ca thực chứng và khuyến nghị dành cho phụ huynh
6 p | 54 | 6
-
Thực trạng và giải pháp quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á
6 p | 45 | 4
-
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và về vai trò của người thầy trong sự nghiệp trồng người
6 p | 84 | 4
-
Giáo dục giá trị hòa bình qua hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học
5 p | 97 | 3
-
Vận dụng quan điểm liên thông trong giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT và Trung tâm KT TH-HN
4 p | 8 | 3
-
Vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay
6 p | 10 | 3
-
Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3 p | 25 | 3
-
Giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay
6 p | 47 | 2
-
Vai trò của người lãnh đạo trong phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học
3 p | 4 | 2
-
Giáo dục đạo đức Phật giáo đối với cư sĩ: Khảo sát một số chùa tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
12 p | 39 | 1
-
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho thanh niên quân đội hiện nay
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn