Giáo dục và tư vấn hướng nghiệp
lượt xem 131
download
Thông thường chúng ta có thể thấy rằng ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên thực tế giờ đây đã có phần thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học kĩ thuật có nhiều bước đột phá, những yêu cầu công việc cũng đa dạng hơn. Một người học tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kĩ sư cơ khí có thể làm nhân viên thiết kế Web, một cử nhân tâm lý có thể làm hướng dẫn viên du lịch…và rất nhiều người thực sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục và tư vấn hướng nghiệp
- bài kiểm tra Môn: Giáo dục và tư vấn hướng nghiệp Họ và tên: Hoàng Thị Phương Thảo Lớp: K1A Tâm Lý – Giáo Dục Đề bài: Câu 1: Anh/chị hiểu thế nào là tư vấn hướng nghiệp? Hãy trình bày cách tiến hành quy trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông? Câu 2: Anh/chị hãy xây dựng họa đồ (viết bản mô tả) nghề Làm vườn Bài làm: Câu 1: Thông thường chúng ta có thể thấy rằng ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên thực tế giờ đây đã có phần thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học kĩ thuật có nhiều bước đột phá, những yêu cầu công việc cũng đa dạng hơn. Một người học tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kĩ sư cơ khí có thể làm nhân viên thiết kế Web, một cử nhân tâm lý có thể làm hướng dẫn viên du lịch…và rất nhiều người thực sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Như vậy, làm thế nào để có thể tiếp tục định hướng con đường nghề nghiệp của chính mình và định hướng cho các em học sinh phổ thông chọn nghề hiệu quả? Vâng, để làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là tư vấn hướng nghiệp [Type text] Page 1
- 1. Thế nào là tư vấn hướng nghiệp Trong giáo dục phổ thông tư vấn hướng nghiệp được hiểu là: Sự định hướng hoạt động của học sinh nhằm hình thành ở các em khuynh hướng nghề nghiệp trên cơ sở nghiên cứu một quá trình lâu dài hoặc một thời gian về những đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh Như vậy tư vấn hướng nghiệp là sự mở rộng khái niệm tư vấn nghề, tư vấn nghề nghiệp là khái niệm rông hơn, bao gồm cả việc cho học sinh lời khuyên về chọn nghề và lời khuyên về hướng học tập. Tư vấn nghề xuất hiện lần đầu tiên ở các nước công nghiệp do xu thế cá biệt hóa cao công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm hoàn chỉnh hệ thống đào tạo nhân lực đối với hoạt động lao động. Tư vấn hướng nghiệp được tiến hành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, có những quy luật phát triển đặc thù, đồng thời được xem là biện pháp tác động trực tiếp đến con người. Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp các yêu cầu về kinh tế, kĩ thuật, tổ chức và xã hội được cụ thể hóa ở quy tắc, các phương pháp, các chỉ dẫn, các chuẩn mực và được thể hiện ở chính những hành vi của con người có sứ mạng giúp thanh thiếu niên chọn nghề như cha mẹ, giáo viên, cán bộ tư vấn, nghệ nhân… cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội khác Tuy nhiên quan niệm về tư vấn hướng nghiệp lại tùy hoàn cảnh, đặc điểm mỗi nước lại có cách nhìn và bước đi riêng: - Mỹ, Canada thì gọi là Hướng dẫn chọn nghề hay hướng dẫn con đường mưu sinh. Vì hướng dẫn chọn nghề là quá trình giúp học sinh chọn nghề, là quá trình chuẩn bị cho học sinh đi làm, cũng là quá trình giúp con người thành đạt trong nghề. Và ông Parsons (Mỹ) đã thành lập phòng tư vấn nghề đầu tiên năm 1908 tại Thành phố Boston. Nhiệm vụ của phòng tư vấn nghề là tư vấn cho thanh niên có nhu cầu tìm kiếm việc làm và giúp họ chọn được những nghề phù hợp với năng lực, sở trường của họ. [Type text] Page 2
- - Ở Liên Xô cũ thì gọi là hướng nghiệp và cho rằng hướng nghiệp gồm 3 khâu chính là : Định hướng nghề, tư vấn nghề, và tuyển chọn nghề. Tư vấn nghề có nhiệm vụ chuẩn bị tư tưởng và thực tế cho học sinh tốt nghiệp trung học sẵn sàng tham gia lao động là chọn nghề, tức là kết hợp con người do nhà trường đào tạo với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - Nhật Bản gọi tư vấn nghề là hướng dẫn tiền đồ, tức là hướng dẫn học sinh sau tốt nghiệp hoặc sẽ học lên hoặc sẽ bước vào cuộc sống lao động xã hội. Ở Nhật Bản, họ đã xác định rõ ràng cho học sinh từng nấc thang cụ thể để tiến tới bậc cao nhất trong sự nghiệp của mỗi học sinh, tùy vào năng lực, sở thích mỗi người để mỗi người tự phát triển chính mình. Dưới đây là hình ảnh minh họa: [Type text] Page 3
- Hình ảnh: Từng nấc thang trong tư vấn nghề (hướng dẫn tiền đồ) của Nhật Bản - Anh, Pháp, Đức, Úc thì gọi là Tư vấn nghề - Trung Quốc thì gọi giống Mỹ: Hướng dẫn chọn nghề - Hồng Công thì gọi là phụ đạo nghề - Tư vấn nghề ở Việt Nam có cách đây 50 năm nhưng thực sự phát triển từ 1981 sau khi có QĐ 126/QĐ-CP của Chính phủ. Tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông Việt Nam thể hiện ở lời khuyên của giáo viên đối với học sinh trong trường hợp các em khó tự xác định được mình, dựa trên những tri thức về phẩm chất, năng lực, tính cách của các em cũng như yêu cầu của nghề nghiệp, nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay tư vấn nghề nghiệp ở các trường phổ thống phát triển khá mạnh, nhiều trường đã tổ chức thành một buổi ngoại khóa trước toàn trường. Ví dụ như trường THPT Nguyễn Chí Thanh đã tổ chức tư vấn nghề cho học sinh như hình ảnh bên. [Type text] Page 4
- Như vậy tư vấn hướng nghiệp có rất nhiều cách định nghĩa và cũng khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung tư vấn hướng nghiệp đều là sự định hướng nghề nghiệp, cho học sinh lời khuyên để mỗi em tự xác định được nghề nghiệp của mình phù hợp với sở thích, năng lực, tính cách và cả nhu cầu nhân lực của xã hội để từ đó các em phát huy hết khả năng của mình trong học tập cũng như công việc 2. Quy trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông 2.1 Xây dựng quy trình tư vấn hướng nghiệp Quy trình tư vấn hướng nghiệp với học sinh phổ thông gồm 1 hệ thống phép đo những đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng học sinh vào thời điểm thích hợp từ lớp dưới trở lên lớp trên, đối chiếu với yêu cầu của hệ thống nghề được cụ thể hóa trong các họa đồ nghề nhằm xác định lĩnh vực phù hợp nhất, từ đó cho học sinh lời khuyên về quyết định chọn nghề, chuẩn bị học nghề, làm nghề ở nhiều thành phần kinh tế Xây dựng quy trình hướng nghiệp đối với học sinh là lập các bước tiến hành nhằm: Cung cấp cho cán bộ tư vấn, giáo viên biết cách tổ chức, thực hiện tư vấn hướng nghiệp một cách cụ thể. Giúp phụ huynh học sinh có thể xem xét, tự xem xét, tự đánh giá sự phù hợp nghề của mình a. Yêu cầu đặt ra đối với quy trình tư vấn hướng nghiệp - Tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh phổ thông cần thực hiện theo diện nghề rộng hay theo nhóm nghề mà không theo từng nghề hoặc từng chuyên môn. Các nghề trong mỗi nhóm có cùng một khuynh hướng về tính chất, đối tượng lao động Ví dụ: theo nhóm nghề khối kinh tế, kĩ thuật, khối xã hội… [Type text] Page 5
- - Đối với mỗi cá nhân học sinh thì việc tìm hiểu các thông tin cũng như đo đạc các chỉ số về tâm lý, thể chất của học sinh cần theo phương châm thiết thực phù hợp với giai đoạn hiện nay - Phân chia nhóm nghề chuyên môn: phân chia nghề nghiệp, chuyên môn thành các nhóm lớn để xác định các năng lực tương ứng là yêu cầu không thể thiếu để đối chiếu sự phù hợp nghề. Cụ thể phân ra thành 7 nhóm nghề dựa vào các căn cứ sau: + Danh mục nghề đào tạo và tình hình phân bố nghề hiện nay của nước ta + Một số tài liệu thì đề cập đến chức năng quan hệ công cụ và đối tượng lao động Ví dụ: như điều khiển, điều chỉnh thiết bị lắp đặt và kiểm tra các thiết bị, quan sát, sử dụng dụng cụ chính xác + Chức năng quan hệ giữa người lao động với người xung quanh như phục vụ, hướng dẫn, dạy dỗ, huấn luyện… Ví dụ: nghề tư vấn tâm lý, giáo viên… + Tính chất của quan hệ lao động trong các nhóm nghề chuyên môn như các kiểu: Người – tự nhiên, người – kĩ thuật b. Xây dựng quy trình tư vấn hướng nghiệp b 1. Xây dựng quy trình tư vấn hướng nghiệp đầy đủ - Thực hiện 1 quy trình tư vấn hướng nghiệp đầy đủ cho học sinh là tiến hành tìm hiểu hầu hết các chỉ số chủ yếu về sinh lý, tâm lý nhằm thu được nhiều thông tin để xác định sự phù hợp nghề - Trình tự tìm hiểu, đo đạc thường bao gồm: + Đo chỉ số sinh lý + Đo các chỉ số tâm lý: tìm hiểu hứng thú, năng lực, tính cách + Xác định sự phù hợp nghề và cho lời khuyên [Type text] Page 6
- - Đo ch ỉ số sinh lý: các chỉ số khi đo thân thể như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực; các chỉ số thể lực như chỉ số lồng ngực; đặc biệt trên bình diện tư vấn hướng nghiệp và y học lao động còn có 3 chỉ số đó là: + Chỉ số thời gian phản ứng cảm giác vận động là sự phản ứng linh hoạt của thần kinh trung ương để đáp ứng một tín hiệu ánh sáng, một âm thanh hoặc một hoạt động. Khả năng phản ứng cảm giác vận động biểu thị bừng chỉ số thời gian ngắn nhất kể từ lức có tín hiệu cho tới khi ngắt được tín hiệu kích thích Ví dụ: Trong hoạt động nghề nghiệp thì các nhóm nghề tiếp xúc với thiết bị máy móc, điều khiển các phương tiện: máy kéo, ô tô, tàu thủy, máy bay…con người đó cần đạt tới những chỉ số thời gian phản ứng nhanh miligiay + Chỉ số rung tay: biểu thị khả năng cử động linh hoạt của ngón tay, sự mềm dẻo của bàn tay và sự phối hợp hài hòa giữa mắt và tay để thực hiện các thao tác của công việc Ví dụ: Các chuyên môn có quan hệ chặt chẽ với chỉ số rung tay đó là nhóm nghề mỹ nghệ, nhóm nghề lắp ráp điện tử, vi kĩ thuật + Chỉ số bền bỉ, dẻo dai: biểu thị bằng thời gian gắng sức để duy trì 1 lực nhất định của cơ tay trong trạng thái tĩnh. Sức bền bỉ dẻo dai là yếu tố có mặt trong hầu hết nhóm nghề và chuyên môn. Ví dụ: Một số nghề làm việc trong trạng thái tâm lý và thần kinh căng thẳng: nghề phải tiếp xúc với nhiều người, làm việc trên cao (vận thăng), làm việc trong điều kiện vật lý đặc biệt, điều khiển các thiết bị máy móc chính xác + Chỉ số chú ý: tùy theo nhóm nghề tìm hiểu thuộc tính: tập trung chú ý, phân phối chú ý, di chuyển chú ý hay khối lượng chú ý Ví dụ: nghề lái xe cần khả năng tập trung chú ý rất cao [Type text] Page 7
- + Trí nhớ: bao gồm trí nhớ chủ định, trí nhớ không chủ định, trí nhớ trực tiếp hay máy móc, trí nhớ gián tiếp hay trí nhớ logic + Trí tưởng tượng không gian là năng lực hình dung những hình ảnh trong trí óc, là năng lực tái tạo, xây dựng những hình ảnh không gian mới và vận dụng những năng lực đó trong quá trình giải quyết nhiệm vụ do nghề đặt ra. Ví dụ: Kĩ sư xây dựng, hay những người làm nghề thiết kế cần có óc tưởng tượng phong phú để vẽ ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu xã hội + Năng lực tư duy: Đo năng lực này nhằm đánh giá năng lực tư duy logic, tư duy phân tích, tổng hợp + Tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp + Tìm hiểu tính cách và khí chất + Tìm hiểu kĩ năng giao tiếp Như vậy quá trình tìm hiểu và đo đạc các chỉ số tâm lý, sinh lý đối chiếu với họa đồ nghề, với yêu cầu của từng nghề, nhóm nghề để xác định sự phù hợp nghề và cho học sinh lời khuyên b 2. Xây dựng quy trình tư vấn hướng nghiệp: Để xây dựng được quy trình tư vấn hướng nghiệp tốt cần phải biết xây dựng quy trình thử nghiệm vì vậy cần căn cứ vào những yêu cầu đã đặt ra với một quy trình tư vấn hướng nghiệp chúng ta nên tiến hành. Đó là: - Xây dựng tài liệu tra cứu: Mối quan hệ nhóm nghề và mối quan hệ của các nhóm nghề và các phép đo năng lực nghê. Cán bộ tư vấn lựa chọn những trắc nghiệm cụ thể phù hợp. Việc tích lũy thông tin phụ thuộc thời gian và nguồn tư liệu được cung cấp Xây dựng quy trình tư vấn hướng nghiệp theo các bước - Xác định xu hướng nghề nghiệp của học sinh: sử dụng phiếu điều tra có câu hỏi liên quan [Type text] Page 8
- - Xác định tính cách và khí chất học sinh thì có thể sử dụng trắc nghiệm tìm hiểu tính cách và khí chất của Ayzenck với 57 câu hỏi - Lập phiếu tư vấn hướng nghiệp và xác định sự phù hợp nghề và cho học sinh lời khuyên 2.2 Tiến hành quy trình tư vấn hướng nghiệp a. Giới thiệu các thông tin về nghề nghiệp Thông qua các phương tiện thông tin như sách báo, phim ảnh…cán bộ tư vấn hướng nghiệp giới thiệu một cách có hệ thống những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần phát triển để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, những nghề đang cần nhiều nhân lực Ví dụ: Ở Ba vì mới sát nhập vào Hà Nội rất có thế mạnh về các thắng cảnh đẹp vì vậy mà có thể quan tâm đầu tư phát triển du lịch từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, mặt khác lại có thể phát triển các nghề thủ công truyền thống cần nhiều lao động như đan nón, đan rổ… b. Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh Dùng các bảng điều tra, các số liệu đã thu thập, xử lý cán bộ tư vấn có thể có một cách nhìn bao quát bước đầu về nhân cách, năng lực và thiên hướng của những học sinh đến học nghề c. Tìm hiểu toàn diện nhân cách học sinh - Đo đạc các chỉ số tâm lý: Xuất phát từ các bạn họa đồ nghề, từ các yêu cầu tâm sinh lý do nghề đặt ra cho người lao động, dùng các test, các dụng cụ đo, thu thập các dữ liệu có liên quan đến dự định nghề nghiệp của các em chẳng hạn như : các chỉ số sinh lý là thì giác, thính giác, xúc giác, vận động giác; các chỉ số tâm lý là tri giác quan hệ không gian, tri giác quan hệ thời gian, khả năng thích ứng bù, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… [Type text] Page 9
- - Tìm hiểu gia cảnh học sinh: Đối với tư vấn hướng nghiệp, trong các phương pháp đo nhân cách không thể thiếu được phương pháp lấy tiền sử. Đó là phương pháp nhằm tìm hiểu gia cảnh học sinh và chính bản thân học sinh để giúp cho những người làm công tác tư vấn định hướng khi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Những ý kiến của bố mẹ học sinh cho thấy cội nguồn trang thái tâm lý và sức khỏe hiện nay của học sinh để giúp học sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn Ví dụ: Thông thường trong gia đình bố mẹ làm nghề gì thì hướng cho con cái theo nghề đó, như bố mẹ làm giáo viên thì cũng muốn con cái làm giáo viên, và gia đình có thế lực về ngành gì thì cũng hướng con cái theo để vừa có thể truyền kinh nghiệm cho con cái vừa có thể đảm bảo yên tâm đầu ra cho con mình - Tìm hiểu năng lực nghề nghiệp của học sinh: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra, không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được. Trước khi có lời khuyên chọn nghề chúng ta phải kiểm tra năng lực nghề nghiệp của học sinh, năng lực này được hiểu như là khả năng tiền ẩn về nghề nghiệp mà học sinh định chọn Ví dụ: Vừa học giỏi Văn lại yêu thích văn thơ thì em học sinh này sẽ rất phát triển ở nghề xã hội liên quan đến văn học. Nhưng nếu em ấy giỏi Văn nhưng lại không yêu thích Văn thì rất khó có thể theo đuổi nghề được vì yếu tố quan trọng đầu tiên để thành công đó là phải có lòng hăng say và yêu thích nghề nghiệp d. Lập hồ sơ học sinh Hồ sơ này không đơn điệu như một quyển sổ y bạ, cũng không đơn giản như một quyển học bạ. Trong hồ sơ cần ghi lại toàn bộ bước đường phát triển ngày một tiếp cận nghề nghiệp tương lai của học sinh [Type text] Page 10
- e. Theo dõi, quan sát học sinh trong quá trình học tập văn hóa, lao động kĩ thuật, học nghề: - Qua quá trình học tập ở trường và học nghề ở trường phổ thông học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực học tập và tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp Ví dụ: trong nhiều trường trung học phổ thông học sinh được học tin học thì nếu em nào có khả năng hoặc say mê đặc biệt với tin học thì giáo viên dễ dàng phát hiện ra và bồi dưỡng cũng như hướng em ấy theo ngành tin để phát triển hứng thú và năng lực của mình - Cán bộ tư vấn có thể căn cứ vào kết quả học tập, lao động, xếp loại học sinh để có thể có những dự kiến góp ý vao kế hoạch nghề nghiệp của học sinh sau này Ví dụ: Cán bộ tư vấn có thể xem học bạ để dựa vào bảng điểm có thể thấy được em nào phù hợp với nhóm ngành khoa học tự nhiên hay em nào phù hợp với khoa học xã hội từ đó có thể có những cơ sở nhất định để hướng nghiệp cho các em f. Tư vấn - Đối chiếu các số liệu thu thập được trong khảo sát đặc điểm tâm – sinh lý và cả quá trình học tâp, lao động của học sinh, cán bộ tư vấn khẳng định nguyện vọng ban đầu của học sinh có phù hợp hay không hoặc nên chuyển hướng sang những nghề cùng nhóm, những nghề gần gũi hoặc đôi khi chuyển sang những nghề khác hẳn Ví dụ: Căn cứ vào sở thích, kết quả học tập thì em A rất có khuynh hướng phù hợp với nghề Y nhưng sau cả quá trình kiểm tra thì đã phát hiện ra em A bị dị dứng với máu và rất run sợ đến mức hốt hoảng khi nhìn thấy xác chết. Như vậy cán bộ tư vấn sẽ khuyên cho em A chuyển sang những nghề cùng nhóm như nghiên cứu sinh hoặc giảng dạy bộ môn sinh học… [Type text] Page 11
- Như vậy: Câu 2: III- Tiến hành xây dựng họa dồ nghề ( bản mô tả nghề ) các nhóm nghề . Họa đồ nghề ( bản mô ta nghề làm vườn ) 1. Tên nghề : Nghề làm vườn 2. Đặc điểm hoạt động của nghề : a) Đỗi tượng lao động : các loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao . Đây là những sinh vật sống rất đa dạng , phong phú bao gồm : các loại cây ăn quả , các loại hoa , cây cảnh , cây lấy gỗ , cây dược liệu … quan hệ với đất trồng khí hậu . b) Mục đích lao động : Làm vườn nhằm tận dụng hợp lý đất , điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng . Kĩ thuật áp dụng cho làm vườn đồi hỏi phải thâm canh , sử dụng hợp lý năng lượng mặt trời , đất đai bao gồm các công việc sau : - Làm đất là công việc đầu tiên của việc gieo trồng . - Gieo trồng : Tiến hành sử lý hạt và gieo trồng cây con - Chăm sóc : Thực hiện các thao tác làm cỏ , vun xới tưới nước , bón phân trừ sâu … - Thu hoạch : Nhổ , hái rau , cắt hoa , hái quả , gặt lúa , chặt cây … - Chọn nhân giống : Bằng các PP lai tạo , giâm , chiết cành , ghép cây … [Type text] Page 12
- - Chọn nhân giống : Bằng các PP lai tạo , giâm chiết cành , ghép cây … c) Công cụ lao động : cày cuốc , bừa dầm sẻng , máy bơm , quang gánh , xe cải tiến … d) Điều kiện lao động : Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời , không khí trong lành cũng như chịu ảnh hưởng của nhiệt độ , mưa nắng , gió sương , tiếp xúc với các loại hóa chất ( Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích …) thường xuyên. Tư thế làm việc thay đổi theo từng công việc, kết hợp đi lại, đứng, ngồi để chăm sóc theo dõi cây 3. Các yêu cầu đối với nghề - Phải có sức khỏe tốt, chịu được khí hậu và thời tiết - Mắt tinh tường, bàn tay khéo léo. Ví dụ để chăm sóc, tỉa cây và đặc biệt là phải khéo tay để râm, triết cây từ đó nhân rộng giống cây hoặc cho lai tạo tạo năng suất cao - Phải yêu thích nghề làm vườn, cần cù, cẩn thận, nhẹ nhàng, có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, có óc thẩm mỹ Ví dụ: có khả năng quan sát để có thể thấy được khi nào cây bị bệnh cần phun thuốc, đặc biệt là khi chăm sóc cây chanh dễ bị sâu trong thân khó phát hiện nên cần phải có khả năng quan sát tốt thì mới phát hiện được để kịp thời bắt sâu cho cây trồng - Có ước vọng tạo ra những giống cây tốt, thành thạo các kĩ thuật làm vườn và trở thành người kinh doanh vườn giỏi 4. Những chống chỉ định cần thiết Đó là các bệnh thấp khớp, thần kinh tọa, ngoài da 5. Nơi đào tạo nghề: nghề làm vườn không có đào tạo riêng [Type text] Page 13
- - Là một nghề chuyên sâu trong ngành trồng trọt, thương được đào tạo tại khoa trồng trọt các trương sơ cấp ở các Trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nông nghiệp được phân bố khắp các nới trên cả nước 6. Triển vọng của nghề làm vườn - Nghề làm vườn được phát triển mạnh, được nhân dân tham gia đông đảo, trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất nước ta với ¾ diện tích là đồi núi chính vì vậy mà việc phát triển nghề trồng trọt là rất phù hợp và có nhiều tiềm năng - Nhà nước có chủ trương chính sách cụ thể. Ví dụ: trước có các chính sách khoán 5, khoán 10. Hiện nay có cách chính sách hỗ trợ như ở vùng Tây Nguyên hỗ trợ trồng và tiêu thụ sản phẩm cà phê… - Hội làm vườn từ TW đến địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, xuất bản tài liệu, sách hướng dẫn kĩ thuật Ví dụ: hiện nay có sách hướng dẫn kĩ thuật trồng đào rất hữu ích cho bà con muốn học cách trồng đào hiệu quả - Phổ biến kinh nghiệm làm vườn giỏi của các cá nhân - Vinh danh, biểu dương khen thưởng những người làm tốt 7. Nơi làm việc hoặc hoạt động nghề [Type text] Page 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Trả lời 120 câu hỏi và giải quyết 10 bài tập tình huống.
63 p | 627 | 95
-
Nghiên cứu cơ sở lý luận về nên kinh tế định hướng
19 p | 306 | 75
-
Thực trạng và định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
7 p | 133 | 12
-
Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục đại học
7 p | 77 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Hướng nghiệp nghề luật và phương pháp học luật (Mã học phần: LUA102093)
12 p | 23 | 4
-
Một số vấn đề về định hướng giá trị chính trị xã hội cho sinh viên hiện nay
6 p | 36 | 2
-
Hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục: Phần 2
243 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn