intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục văn hóa pháp đình: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

89
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Văn hóa pháp đình của tác giả Trần Quốc Phú gồm 2 phần, sau đây là phần 1. Nội dung Tài liệu đi sâu về văn hóa vật thể pháp đình. Văn hóa phi vật thể pháp đình, thực chất là đề cập tới việc xử lý các mối quan hệ trong tố tụng và việc ứng xử trong phiên tòa (cả trước và sau) của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, trung tâm là vai trò của Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư tại các phiên tòa nói chung và ở phiên tòa hình sự nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục văn hóa pháp đình: Phần 1

  1. T R Ẩ N Ọ l ()( PHÚ NHẢ XI ẢT HẤN TI! PHÁF HÀ NỎI - 2006
  2. LỜI GIỚI THIỆU Biểu hiện của luật pháp là công lý. Ngưòi thể hiện vai trò công lý là Toà án, nhưng Toà án là một cơ quan được câ’u thành bổi nhiều chủ thể. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong Toà án còn có thư ký, chuyên viên pháp lý, thẩm tra viên... nhưng trong đó ngưòi tiêu biểu, người đại diện cho nền công lý chính là Thẩm phán. Pháp đình có nghĩa là Toà án. Vì vậy, nói tới văn hoá Toà án chính là nói tới văn hoá pháp đình dưới hai phạm trù; văn hoá vật thể pháp đình và văn hoá phi vật thể pháp đình, vai trò và ý nghĩa của nó trong việc đề cao pháp chế, công bằng, đề cao tính dân chủ trong thực thi pháp luật mà nhân vật trọng tâm, nhân vật ''điều hành" để dẫn đến công lý là Thẩm phán. Chính vì vậy, trong cuốn sách tác giả có nhã ý để cập nhiều tối vai trò của Thẩm phán. Đã có nhiều luật gia nghiên cứu các đề tài như: văn hoá tư pháp, văn hóa ứng xử của Kiểm sát viên
  3. trong hoạt động xét xử, Luật sư góp phần bảo vệ pháp chế và văn hoá, văn hóa xét xử dưới cái nhìn công luận, văn hoá ứng xử trước phiên toà của bị cáo, người àm chứng, ngưòi bị hại.., Trong nhửng đề tài này, các luật gia đề cập tới nhiều và rấ^t sâu về phạm trù văii hoá phi vật thể, nhưng hầu như chưa ai đề cập một cách thoả đáng vê thứ hai của văn hoá, đó là văn ho;i vật thê pháp đình. Chính vì vậy, cuốn sách nhỏ này đi sâu hơn nữci vê thứ hai - văn hoá vật thể pháp đình. Văn hoá vật thể pháp đình đề cập tới cơ sỏ vật chất của Toà án, một phần không thể thiếu đê tạo nêu một nền văn hoá pháp đình Việt Nam mang bản sắc dân tộc và phù hớp với sự phát triển của thời đại. Văn hoá phi vật thể pháp đình, thực chất là đề cập tới việc xử lý các môi quan hệ trong tô tụng và việc ứng xứ trong phiên toà (cả trưốc và sau) của những ngưòi tiên hành tô tụng và tham gia tô tụng mà nhân vật trung tâm là vai trò của ngưòi Thẩm phán, trong đỏ có hai nhân vật khác cũng không thể không nói đến là vai trò của Kiểm sát viên và L uật sư tại các phiên toà nói chung và ở phiên toà hình sự nói riêng, Ngoài ra, tác giả đã đê cập tới một sô^ vấn để khác về mặt ván hoá pháp đình như: trang phục của Thẩm phán, thuật ngữ xét hỏi, các công cụ bổ trỢ cho xét xử. Nhà xuất bản Tư pháp xin trân trọng giới thiệu 6
  4. đến bạn đọc cuôn sách ''Văn h o á p h á p cfm/ỉ”'của tác giíi Trần Quốc Phú một cán bộ đã nhiều nám công tác trong ngành Toà án - tư pháp. Hà Nội, tháng 8 năm 2006 NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP 7
  5. Chương i MỘT VÀI NÉT CHUNG VỀ VĂN HOÁ ■ Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hoá đưa ra nhũng khái niệm khác nhau, nhấn mạnh những rnặt mà họ chủ tâm nghiên cứu trong từng lĩnh vực cụ thể của mỗi một quốc gia, dân tộc... Theo ô n g TayLor E.B, nhà nhân loại học thì "Văn hoá là một tổng thề phức tạp, bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực củng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Sinh thời, ô n g NeHaran - Thủ tướng An Độ - một danh nhân văn hoá đã nói với một ngữ điệu rât hay, rất vàn hoá: “Van hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại của con người hay không'? Tát nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? N hãt định là phải. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiếu ỉĩĩình không? Tôi cho là như vậy”. Còn Bác Hồ kính yêu của chúng ta - cũng là một danh nhân văn hoá thế giối nói về văn hoá một cách 9
  6. Văn hoá pháp đỉnh giản dị, dễ hiểu, rất Việt Nam: “Vì lẽ sinh tồn, củn^ như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ưà phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phot minh đó tức là văn hoá". Từ “uổn hoá” có rấ t nhiều nghĩa, nó được dùng đế chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng đế chỉ học thức (trình độ văn hoá), lôi sôVig (nếp sông văn hoá); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn), của một chuyên ngành (ván hoá pháp đình, văn hoá thể thao, văn hoá thương mại, văn hoá các dân tộc Việt Nam, làng văn hoá du lịch...). Trên sân khấu, các địa phương thể hiện đặc trưng văn hoá của mình như: múa xoè, múa sạp Thái (Sơn La), tấu cồng chiêng Mưòng (Hòa Bình), múa khèn Ô Mông (Lào Cai), lễ hội Lùng Tùng Tày - Nùng (Lạng Sdn), h á t xoan (lễ hội Phú Thọ), múa chuông dân tộc Dao (lễ hội Hà Tây), hát chèo (lễ hội Thái Bình)... Dưới góc độ triết học, văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh 10
  7. Chương I. Một vài nét chung về văn hoá thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử. Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự tha>' thế các hình thái xã hội'". Trong từ điển có hàng trăm định nghĩa nói về văn hoá. Những định nghĩa của các từ văn hoá này được xếp thành các loại như: mô tá, lịch sử, chuẩn mực, tâm lý, cơ cấu. di truyền... Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bán năm 1997, trang 1062 thì: “Văn hoá là tổng thê nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trinh lịch sử, đó là những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sông tinh thần, là trí thức, là kiến thức khoa học, là trinh độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biếu hiện của văn m inh”. Nói đến văn hoá, các nhà nghiên cứu thường chia làm hai phạm trù: văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. V ăn hoá p h i v ả t thê là một bộ phận của văn hoá nói chung. Theo nghĩa rộng đó là toàn bộ kinh nghiệm 11 ) Viộn xa hội học - u ý ban khoa học và xã hội nhân ván quôc gia, T ừ điển xả hội học - Nxb. Chính irỊ quôc gia, H. 1987. 11
  8. Văn hoá pháp đình tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. Văn hoá phi vật thể tồn tại dưới nhiều hình thái. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử... đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thấm mỹ, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng. Theo nghĩa hẹp, văn hoá phi vật thể đưỢc coi là phần của nền văn hoá, gắn với cuộc sông, tâm linh của con ngưòi thể hiện những giá trị, lý tưởng kiến thức'”. Văn hoá vậ t th ê \à một phần của văn hoá nhân loại, thê hiện đòi sông tinh thần của con người dưcíi hình thức vật chất, là kết quả của hoạt động sáng tạo, 3Ìến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mỹ nhàm phục vụ cho cuộc sông. Văn hoá vật thể quan tâm đến chât lượng và đặc điểm của đôi tượng thiên nhiên, đên hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành Từ điên bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa Hà Nội, H.200Õ, tập 4, tr. 813, tr. 817. 12
  9. Chương I. Một vài nét chung vể văn hoá những sản phẩm vật chất giúp ích cho cuộc sông của C()n ngưòi. Trong văn hoá vật thế. ngưòi ta đã sử dụng nhiều kiểu phương tiện: tài nguyên, năng lượng, dụng cụ lao động, công nghệ sẩn xuất, cơ sở hạ tầng sinh sòng của con ngùời, phương tiện giao thông, truyền thông, nhà cửa, công trình xáy dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc và giái trí, các ])hương tiện tiêu khiển, tiêu dùng, môi quan hệ kmh tế... Tóm lại. mọi loại giá trị vật chất đều là kết quá lao dộng của con người. Như vậy, chúng ta thấy: vãn hoá Vcật thể luôn tiềm ẩn trong nó các giá trị văn hoá phi vật thê, và ngược lại các giá trị văn hóa phi vật thê cũng phải được thể hiện thông qua một hình thái vật thê nào đó. Đàn hầu ai gây thì nghe Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu..." Trong một đêm đông lạnh giá dưới mái tranh, bên một dòng sông êm đêm, ta thoáng nghe tiếng đàn thánh thót vút lên, bay xa thâm vào lòng người tới tận ndi sâu thẩm nỗi buồn thương da diêt từ một chiêc đàn chỉ có một d
  10. Văn hoá pháp đình đàn bầu thánh thiện Việt Nam. Nếu ai đă đến thăm các địa phận giáo hội Bùi Chu Nam Định, Phát Diệm - Ninh Bình sẽ được “mắí thây tai nghé" tổng thể công trình khuôn viên nhà thờ của đạo Thiên Chúa, thật là quy mô, hiện đại, kiểu dáng kiến trúc phương Tây vượt xa trình độ kinh tê và dân trí của xã hội Việt Nam ở thòi kỳ đó - thời kỳ còn đang vô cùng nghèo nàn, lạc hậu của những nám đầu thê kỷ trước. Chúng ta đã từng biết sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo vào thòi kỳ trung đại là một bưốc đột phá trong sự phát triển của nền văn hoá các nước phương Tây. Thiên Chúa giáo đã góp phần quan trọng trong việc phát triển ý thức cá nhân của phương Tây. Theo quan niệm của Thiên Chúa giáo, con ngưòi do Chúa sáng tạo ra và cấp cho mỗi người một linh hồn riêng và mỗi ngưòi đều bình đẳng trước Chúa. Thiên Chúa giáo đã nội cảm hoá triệt để con người thành nhân cách tự do và duv nhât, đã kéo con người ra khỏi những sỏ thuộc bộ lạc hay nhà nước để khiến mỗi người thành hiện thân như nhau của một nhân loại có giá trị phổ quát, Có được một tính siêu việt riêng theo hình ảnh của đấng sáng tạo ra mình, con ngưòi là một linh hồn có giá trị tuyệt vòi và chịu trách nhiệm vê sự cứu vót vĩnh viễn của mình trưốc Chúa. Và do đó, con người 14
  11. Chương I. Một vài nét chung vể văn hoá thấy mình thoát khỏi mọi ràng buộc, phụ thuộc vào nhà nước. Từ đó, con người được hoán cải ở nơi sâu thẳm nhất của tồn tại của mình, một nhân cách tự chủ có khả năng tiềm tàng sử dụng tự do con người của mình cũng nhví môi liên hệ của mình vối những ngưòi khác"’. Có thể nói trải qua nhiêu th ế kỷ, văn hoá Thiên (’húa giáo đã có ảnh hưởng ríVt lớn đến văn hoá tư sản cận hiện đại nói chung và ánh hưởng rất sâu rộng tới văn hoá Việt Nam nói riêng. Chúng ta không khỏi ngạc nhiên đến thán phục khi thấy nhừng quả chuông to nặng hàng tạ đưỢc treo trên những gác chuông cao vượt hẳn mái nhà thò. Trước buổi lễ, tiếng chu(3ng \-ang lên dồn dập như thúc giục, nhắc nhỏ giáo dân - những con chiên của (!!húa hãy luôn luôn huống vê Chúa mà làm những điều thiện, tránh điều ác. Trong nhà thò. nhân vật trung tâm là Chúa Giê-su bị dóng đinh trên thánh giá. Những bí mật riéng tư, sáu kín nhất của một con người có khi cha mẹ đẻ không biết, nhưng cha cô" lại Lịch sử cá nhân luận của Alain ỉxirnient, P hạm Ngọc dịch, iMxb. T h ế giới, H. 2001, tr. 28. 30. 15
  12. Văn hoá pháp đình là người được nghe những lòi ''xưng tội' của con chiên, con chiên của Chúa sẽ làm theo những lòi khuyên ràn, giáo dục của ngưòi cha tinh thần. Tiếng cầu nguyện của hàng trăm giáo dân vối một tấm lòng tôn kính đức Chúa Giê-su, đấ^ng bề trên như một bản đại hỢp xướng êm đềm, thánh thiện âm vang trong một không khí trang nghiêm, nhưng lại làm cho mọi người như gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Tạm biệt nơi thánh đường của đạo Thiên Chúa, chúng ta đến với những ngôi chùa mái ngói cổ kính rêu phong, chìm đắm trong màu xanh yên tình của những cây cổ thụ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa huệ, sen, đại. Chiều chiều vang vọng tiếng chuông chùa nhẩn nha, tiếng mõ điểm đêu đều, khô khốc như đưa ta về chốn linh thiêng ở nơi xa xăm mà lại gần gũi với cuộc đòi. Giao tiếp ban đầu là cụm từ đầy tín ngưỡng: “A di đà phật". Trang phục của nhà chùa là màu nâu sòng - màu của đồng ruộng chân quê. Từ trong sâu thẳm ta thấy rấ t xa mà lại rất gần. Trong sô" những nữ tu, kể cả Thiên Chúa giáo hay đạo Phật, thấp thoáng đôi ba người con gái dáng dấp kiêu sa, thanh mảnh. Ta bỗng chạnh lòng thương cảm, xót xa cho những sô" phận nữ tu ây vì một căn cớ nào đó đã phải từ bỏ cuộc đòi thanh xuân 16
  13. Chưđng I. Một vài nét chung vê văn hoá để rũ bỏ trác trỏ bụi trần đến nương nhò cửa phật, mà sao trong ánh mắt họ như vẫn phảng phất, ánh lên rồi \"ụt tắt một bỗi buồn thương, chấp nhận...? Đên các ngã tư. ngã năm. ngã bảy khi gặp đèn đỏ rnọi phương tiện tham gia giao thông đều dừng lại. I^ồng thòi đèn xanh bật lên tín hiệu dành cho người q u a đường, mọi người VỘI vã rào bưốc giữa hai vạch sơn trắng... Văn hoá giao thông đã dần dần hoàn thiện, đã quen thuộc với ngúòi dân Việt. Theo nghiên cứu của Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Xuân Nam, văn hoá có một sô đặc tính cơ bản sau: - Văn hoá trước hết phải có t í n h hệ th ô n g . Mọi hiiện tượng, sự kiện thuộc một hình thức văn hoá của naột dần tộc, thậm chí của một phần trái đất (văn hoá phương Đông) đều có liên quan mật thiết với nhau. Chính văn hoá cùng với những hoạt động, lao động của con người giúp chúng ta vượt qua khi có biến cố, và ph át triển theo quy luật. - Văn hoá còn có tín h giá tri. Văn hoá có nghĩa là 'Hrở thành đẹp, thành có giá trị". Vì văn hoá chứa C;ái đẹp, chứa các giá trị, nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con ngưòi. i ^V/ h PĐ-A
  14. Văn hoá pháp đình - Văn hoá còn mang tín h n h â n sinh. Văn hoá là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con ngưòi. Văn hoá đôì lập vói tự nhiên, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưói tác động của con người, là ''phần giao" giữa tự nhiên và con người: văn hoá = tự nhiên + con ngưòi. Đặc trưng này cho chúng ta phân biệt sự sáng tạo của con ngưòi với loài vật bản năng, phân biệt văn hoá vài những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo của con người. - Văn hoá mang tín h lịc h sử, nó thể hiện ở chỗ bao giờ củng hình thành trong một quá trình và tích luỹ qua nhiều thế hệ, Tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày, một chiểu sâu; và chính nó buộc văn hoá thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bô lại các giá trị. Tính lịch sử của văn hoá được thể hiện bằng truyền thông văn hoá. Truyền thông là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thòi gian trong cộng đồng. Truyền thông văn hoá là những giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng 18 2.VHPĐ-B
  15. Chương I. Một vài nét chung vể văn hoá người qua không gian và thòi gian và được cô"định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận... Giáo sư - Tiến sỷ Phạm Xuân Nam còn đưa ra một hệ thông gồm 4 thành tô (4 tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ lại có hai VI hệ nhỏ hơn, th ể hiện dưối đây: Hệ Tiểu hệ Vi hệ thống 1, Văn hóa nhận thức a, Nhận thức về vũ trụ b, Nhận thức vễ con người Hệ thống 2. Văn hóa tổ chức cộng a. Tổ chức đời sống tập thể vãn đồng hoá b. Tổ chức đời sống cá nhân 3. Vân hóa ứng xử với a.Vản hoá tận dụng môi trường môi trường tự nhiên tự nhiên b. Vãn hoá đối phó với mối trương tự nhiên 4. Văn hóa ứng xử với a. Vắn hoá tận dụng môi mõi trưởng xã hội trương xã hội b. Văn hoá đối phó với môi trường xã hội Cả 4 thành tô" của hệ thôVig văn hoá đều bị quy định bởi một gôc chung là loại hình văn hoá. Nếu mô 19
  16. Văn hoá pháp đình lình cấu trúc của hệ thông văn hoá cho ta thây cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thông của các nền văn hoá thì loại hình văn hoá sẽ cho ta thấy cái riêng, cái khác biệt trong tính hệ thông của chúng. V ăn hoá p h á p đ ỉn h là một dẫn chứng. Cũng như các lĩnh vực khác, văn hoá có vỊ trí, vai trò hết sức quan trọng trong phát triển xă hội loài người, nhiều dự báo khoa học về th ế giới trong thê kỷ XXI đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của văn hoá đôi với sự phát triển lành mạnh và bền vững của mồi quôc gia cũng như của toàn nhân loại. Là mục tiêu và động lực của phát triển, văn hoá giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con ngưòi trong mọi lĩnh vực của đòi sông xã hội, trước hết là lĩnh vực kinh tê và chính văn hoá cũng đòi hỏi cho bản thân nó một sự phát triển nhiều chiều cạnh. Theo UNESCO, một khi thừa nhận chiếu cạnh văn hoá của phát triển, thì cần tìm ra mọi phương thức có thê có cho sự hoà hợp giữa sản xuất và sáng tạo và đê '%inh tê có thê bắt rễ trong vần h o a ’. Tiến sỹ khoa học ngữ văn Đoàn Hương nói về tinh thần ván hoá phương Đông: Văn hoá chính là môi 20
  17. Chương I. Một vài nét chung vế văn hoá trường sông của con ngưòi về mặt tinh thần và vật chất. Tiên sỹ cũng khang dịnh ràng: đâv là một vấn đô khoa học, đầy tính háp dẫn và thú vỊ nhưng cũng đầy khó khăn và phức tạỊD. Trước hết vì bản thân cái gọi là “sự minh triết" trong đời sông tinh thần và văn hoá phương Đông được đúc két trên những cơ sở thẩm mỹ không hoàn toàn dựa trên tư duy của cách nhận thức theo hệ thông tn ế t học phương Tây mà chúng ta đã quen dùng. Tiến sỹ Đoàn Hương cho rằng: dù văn hoá Việt Nam nằm trong văn hoá phương Đông và theo nguvên tắc vê sự thông nhất của những mặt đôl lập của nền minh triết phương Đòng, thì văn hoá Việt Nam trong sự phát triển không thể chia cắt khỏi cộng đồng văn hoá thế giới. Vàn hoá Việt Nam trong sự phát triển hỏm nay có sự tiêp nhận những giá trị mối của V’ă n hoá nhân loại... Trong sự phát trien như vũ băo của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền văn minh nhân loại những năm cuôi thê kỷ XX và đầu thê kỷ XXI. văn hoá sẽ là cầu nôi đời ■sông tinh thần và vật chât của các dân tộc và các quôc gia lại vói nhau từ sự nghiên cứu văn hoá và đặt các vấn đề khoa học khác trong sự vận động phát triển 21
  18. Văn hoá pháp đình của văn hoá là vấn đề bắt buộc của khoa học và thực tiễn trong sự liên ngành và chuyên ngành văn hoá trong tinh thần hội tụ với văn hoá thê giới...“'. Văn hóa pháp đình Việt Nam trong sự phát triên cũng không thể tách biệt với “ưổn hóa pháp đinh th ế giới", đế tiếp nhận có chọn lọc, để hội nhập trong sự phát triển chung như vũ bão của văn minh nhân loai... " Vãn luận của Doàn Hương, Nxb. Văn học, H. 2004 99
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2