GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
VÀ<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN<br />
(TRAFFIC AND TRANSPORT WITH ECONOMIC DEVELOPMENT<br />
OF CENTRAL AND HIGHLAND VIETNAM)<br />
Tóm tắt<br />
Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào nhưng chỉ chiếm 5,5% khối<br />
lượng vận chuyển cho thị trường Lào; cự ly từ cảng Vũng Áng, cảng Đà Nẵng,<br />
cảng Dung Quất đến các thành phố lớn của Lào đều gần hơn từ cảng Laem<br />
Chabang Thái Lan. Nhưng hàng quá cảnh từ Việt Nam sang Lào luôn gặp<br />
những ách tắt dù thỏa thuận về giao thông đã liên thông cấp quốc gia và cấp<br />
vùng. Việc khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đòi hỏi các cấp quản lý<br />
chính quyền, các ngành, đặc biệt các doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp<br />
vận tải cần nhìn nhận chính mình nhằm thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế<br />
xã hội miền Trung Tây Nguyên.<br />
Abstract<br />
Vietnam is the largest investor in Lao now, but only reaches 5.5% of<br />
transported amount for Lao market; the distance from Vung Ang, Danang,<br />
Dung Quat harbours to the big cities of Lao is shorter than that from Laem<br />
Chabang harbour – Thailand. However, transit goods from Vietnam to Lao<br />
always have faced obstacles, although the interstate and interregion traffic<br />
agreements approved. The exploitation of East West economic corridor<br />
requires manageable levels of the government and sectors; especially the<br />
transport and related enterprises need to recognize themselves to promote<br />
integration and socio-economic development in Central and Highland Vietnam.<br />
<br />
<br />
I. Bối cảnh chung về phát triển kinh tế miền Trung Tây Nguyên<br />
Miền Trung Tây Nguyên hiện có dân cư làm nông nghiệp chiếm đến 78%<br />
dân số trong vùng, thu nhập khu vực nông nghiệp chỉ đạt 182 USD đầu người,<br />
còn quá thấp so với 840 USD bình quân cả nước (tiêu chuẩn chênh lệch giữa<br />
nông thôn và thành thị là 3 lần). Sản lượng lương thực sản xuất trên đầu người<br />
trong một năm là 278 kg chỉ đủ tự túc lương thực, nếu không có mạng lưới phân<br />
phối lương thực hiệu quả đến các vùng núi thì chính sách an ninh lương thực<br />
khó mà đảm bảo khi thiên tai làm chia cắt giao thông giữa các vùng. Đầu tư<br />
nước ngoài vào khu vực này cũng rất thấp, bình quân 343 USD/đầu người so với<br />
bình quân 931 USD/đầu người của cả nước; trong khí đó tỉnh Bình dương 6700<br />
USD/đầu người, Thành phố Hồ Chí Minh 2934 USD/đầu người, Bà Rịa Vũng<br />
Tàu 6393 USD/đầu người, Đồng Nai 4732 USD/đầu người.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Rõ ràng, ngành trồng trọt không phải là thế mạnh của miền Trung Tây<br />
Nguyên, và vùng này cũng đang gặp phải những khó khăn trong thu hút đầu tư<br />
trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, miền Trung Tây Nguyên có những lợi thế<br />
so sánh mà các nhà nghiên cứu đều thừa nhận; đó là phát triển du lịch, thủy sản,<br />
lâm nghiệp, cây công nghiệp và giao thông vận tải. Từ khi hành lang kinh tế<br />
Đông Tây được khai thông nối liền miền Trung Tây Nguyên với các nước trong<br />
khu vực: Lào, Thái Lan, Myanmar đã mở ra nhiều tiềm năng để phát triển ngành<br />
giao thông vận tải và logistics trong khu vực này, thúc đẩy khai thác tốt hơn lợi<br />
thế kinh tế của miền Trung Tây Nguyên.<br />
II. Hiện trạng và xu hướng phát triển mạng giao thông vận tải nối miền<br />
Trung Tây Nguyên với hành lang kinh tế Đông Tây<br />
Nếu xuất phát từ Đà Nẵng nối ra các tỉnh hai đầu của Việt Nam và các tỉnh<br />
của Lào, Thái Lan và Myanmar thì hệ thống giao thông đường thủy, đường<br />
không, đường sắt và đường bộ xuất phát từ Đà nẵng có vị trí là trung tâm của<br />
khu vực. Không kể đường hàng không xuất phát từ Đà Nẵng đi các nước trong<br />
khu vực; thì từ miền Trung có các tuyến đường quan trọng như sau:<br />
Về đường bộ, ngoài quốc lộ 1A và 1B chạy dọc rặng Trường Sơn nối liền các<br />
tỉnh miền Trung Tây Nguyên thì từ Đà Nẵng có các tuyến đường bộ nối hàng<br />
lang kinh tế Đông Tây mang tính chiến lược là 1) Từ Cảng Đà Nẵng dọc theo<br />
hàng lang kinh tế Đông Tây đi qua Đường 9 đến cảng biển Mawlamyaing thuộc<br />
Myanmar dài 1450 km; 2) Từ Cảng Đà Nẵng qua cửa khẩu Nam Giang đến<br />
Sekông, Pakse và Bangkok; dài 1100 km.<br />
Bảng 1 : Các cự ly từ các cảng miền Trung, Bangkok (Thái Lan) nối các<br />
thành phố lớn của Lào<br />
CÁC VỊ CÁC THÀNH PHỐ CỦA LÀO<br />
TRÍ CẢNG Pakse Thakhek Paksane Vientiane<br />
Sekong Sanvanakhet<br />
BIỂN (Champasak) (Khammouane) (Borikhamsay) (Capital)<br />
Bang kok 747 837 663 783 900 650<br />
Cửa Lò 427*** 307*** 257*** 580***<br />
Vũng Áng 433*** 313*** 263*** 586***<br />
Đà Nẵng 360* 270* 582** 680** 830** 1060**<br />
Ghi chú: * Đến Đà Nẵng qua QL 14B<br />
** Đến Đà Nẵng qua Đường 9<br />
*** Đến Cửa Lò và Vũng Áng qua Đường 8<br />
<br />
Ngoài ra, từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Lò (Vinh) đến Sanvannakhet,<br />
Paksane, Vientiane qua Đường 8 (cửa khẩu Cầu Treo) có lợi thế về cự ly so với<br />
cảng Klong Teui và Laem Cha Bang (Bangkok) của Thái Lan; đường bộ qua<br />
cửa khẩu Bờ Y KonTum nối khu vực miền Trung Tây Nguyên với vùng hạ Lào<br />
và có thể giao thông thuận lợi với Tiểu vùng sông Mekong qua quốc lộ 13.<br />
Về đường sắt, miền Trung Tây Nguyên chưa có tuyến đường sắt nối Lào và<br />
Thái Lan. Việt Nam đã đánh mất lợi thế vận chuyển hàng bằng đường sắt cho<br />
thị trường Lào so với Thái Lan, hiện khối lượng vận chuyển container từ cảng<br />
Laem Chabang Thái Lan đến Vientaine đạt 8000 TEU năm 2005, dự kiến<br />
12.000, 18.000 TEU vào năm 2010, 2015. Theo Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á<br />
2<br />
Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP) tuyến đường sắt sẽ xây<br />
dựng nối miền Trung với Lào là tuyến Vũng Áng-Vientaine (dài 600 km). Trong<br />
khi đó, sẽ có hai tuyến nối Thái Lan và Lào là tuyến Nong Khai - Vientaine (30<br />
km), tuyến Ubon Ratchathani - Pakse (120 km). Như vậy, vận chuyển hàng sang<br />
Lào từ Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh được với Thái Lan nếu đi từ cảng Vũng<br />
Áng. Hiện thành phố Đà Nẵng đang đề xuất nối đường bộ và đường sắt từ Đà<br />
Nẵng đi Sekong đến Pakse (hạ Lào) khoảng 415 km, vấn đề là khảo sát thiết kế,<br />
lựa chọn phương án và tìm nhà tài trợ. Nếu thêm tuyến đường sắt này thì miền<br />
Trung có lợi thế hơn so với Thái Lan trong vận chuyển hàng sang Lào.<br />
Các hạ tầng giao thông vận tải khác, ngoài cảng Đà Nẵng là cảng biển đạt<br />
chuẩn quốc tế, cầu cảng nhận được tàu biển đến 75.000 GRT (Gross Register<br />
Tonnage = 2.83 m³) , công suất 5 triệu tấn/năm có thể mở rộng đến 15 triệu tấn<br />
năm; miền Trung còn có các cảng lớn như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất<br />
(Quảng Ngãi), Chân Mây (Thừa Thiên-Huế), Nhơn Hội (Bình Định) và các cảng<br />
nhỏ hơn như Cửa Lò (Nghệ an), Gianh (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Kỳ<br />
Hà (Quảng Nam). Các cảng này đủ năng lực để phục vụ vận chuyển đường biển<br />
cả nước và phục vụ các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh thuộc hành<br />
lang kinh tế Đông Tây. Tuy nhiên các cảng biển tại miền Trung vẫn chưa khai<br />
thác hết năng lực; phần quan trọng là chưa khai thác được thị trường vận chuyển<br />
cho xuất nhập khẩu tại Lào. Từ năm 1980 khi thành lập cảng Lào tại Đà Nẵng,<br />
chủ yếu hàng xuất nhập khẩu từ Lào đều qua cảng Đà Nẵng, các doanh nghiệp<br />
vận tải Việt Nam và Lào rất phát triển. Đến năm 1995, cảng Lào tại Đà Nẵng<br />
tháo dỡ, thì hầu như hàng đến và đi từ Lào đều qua cảng tại Bangkok.<br />
Năm 2006, hàng nhập khẩu của Lào qua Bangkok chiếm 68,8 % khối lượng<br />
vận chuyển, Trung Quốc là 11,3%, còn Việt Nam chỉ 5,5%. Các doanh nghiệp<br />
vận tải tại Đà Nẵng như Transimex, Minh Hoàng, Cựu Kim Sơn, Dũng Ngọc…<br />
trước đây có vận chuyển hàng cho Lào nhưng nay cũng không còn nữa.<br />
III. So sánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải miền Trung và<br />
Bangkok khi khai thác thị trường Lào<br />
Cạnh tranh về giá cả đến và đi tại các cảng miền Trung cũng là một vấn đề<br />
làm cho ngành giao thông vận tải khó phát triển. Lấy cảng Đà Nẵng làm điển<br />
hình, thì hàng đi và đến cảng Đà Nẵng luôn đắt hơn cảng Sài Gòn từ 600 USD<br />
đến 1000 USD/TEU, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn cảng Sài Gòn vì có<br />
nhiều lợi thế về chi phí vận chuyển, đại lý tàu, thủ tục và thời gian vận chuyển.<br />
Nếu so sánh vận chuyển đường bộ từ Đà Nẵng và Bangkok đến Vientaine thì<br />
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải miền Trung còn nhiều hạn<br />
chế; cự ly từ Bangkok đến Vientaine bằng 61% cự ly từ Đà Nẵng đến Vientaine,<br />
nhưng giá cả vận chuyển rẻ hơn 50%; thời gian vận chuyển từ cảng Bangkok<br />
đến Vientaine chỉ một ngày, trong khi đi từ cảng Đà Nẵng mất đến ba ngày.<br />
Trước tháng 3 năm 2004, hàng vận chuyển đi và đến giữa Bangkok và Vientaine<br />
phải sang hàng tại Nong Khai Thái Lan. Vì vậy, vận chuyển hàng theo đường bộ<br />
giữa Lào-Thái luôn có chi phí transit, trong khi giữa Việt Nam – Lào không có<br />
chi phí này.<br />
<br />
3<br />
Bảng 2 : So sánh chi phí vận chuyển, thời gian, thủ tục và các phí khác<br />
giữa Đà Nẵng, Bangkok đến Vientaine (Số liệu năm 2003)<br />
CHI PHÍ NGOÀI VẬN Thời<br />
CHUYỂN Thời<br />
KHOẢNG CÁCH CỰ gian<br />
gian qua<br />
TỪ VIENTIANE USD/TEU LY Phí transit vận<br />
Phí cảng biên giới<br />
ĐẾN CẢNG BIỂN (Km) biên giới chuyển<br />
(USD) (giờ)<br />
(USD) (ngày)<br />
BANGKOK 800 650 131 197 1 1.7<br />
ĐÀ NẴNG 1600 1060 153.2 3 1.2<br />
Nguồn: Asst. Prof. Ruth Banomyong, Thammasat Business School, 2003<br />
Nhưng từ tháng 3 năm 2004, theo Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển hàng<br />
và người qua biên giới, xe giữa Lào và Thái Lan có thể đi vào lãnh thổ của nhau,<br />
đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Thái Lan, nhờ<br />
vậy chi phí vận chuyển từ Bangkok đến Vientaine giảm trên 20% chi phí.<br />
<br />
Tính từ năm 2000 đến 2006, Việt Nam là nước đầu tư đứng thứ hai tại Lào<br />
với 745 triệu USD, chỉ sau Thái Lan (1,2 tỷ USD). Tuy nhiên, theo cam kết<br />
giữa chính phủ Việt Nam và Lào, từ năm 2007, đã có nhiều công ty Việt Nam<br />
đầu tư sang Lào, đặc biệt là đầu tư thủy điện như thủy điện Xêkaman 250MW,<br />
giá trị đầu tư 237 triệu USD, thủy điện Luang Prabang 1410MW, giá trị đầu tư<br />
khoảng 1,8 tỷ USD. Ngoài ra, các công ty cao su tại Việt Nam đã trồng hàng<br />
ngàn ha cây cao su tại cao nguyên Boloven gồm bốn tỉnh Champasak, Sekong,<br />
Salavan, Attapeu. Ngoài các cây công nghiệp, khu vực này cũng được xem là<br />
khu phát triển các loại rau, hoa, cây trái không thua gì vùng rau Đà Lạt Việt<br />
Nam. Khi đường bộ nối từ Sekong qua cửa khẩu Nam Giang tỉnh Quảng Nam<br />
hoàn thành thì cảng Đà Nẵng sẽ tăng lượng hàng vận chuyển từ Lào, trở thành<br />
cửa ngõ xuất nhập khẩu cho thị trường Lào. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả vận<br />
chuyển hai chiều, các cảng tại miền Trung có thể khai thác hàng vào Lào từ các<br />
nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, HongKong, Hàn Quốc. Các doanh nghiệp<br />
vận tải và các cảng biển tại miền Trung sẽ có lợi thế hơn về cự ly vận chuyển cả<br />
về đường biển và đường bộ, vấn đề là các doanh nghiệp miền Trung cần cải tiến<br />
dịch vụ logistics, hạ chi phí vận chuyển, tổ chức vận chuyển đa phương thức<br />
bằng container, thiết lập các cảng cạn ICD tại biên giới giữa Việt Nam và Lào<br />
để rút ngắn hơn thời gian vận chuyển và chi phí. Theo Hiệp định ba bên về tạo<br />
thuận lợi vận chuyển hàng hóa và người qua biên giới Lào, Thái Lan, Việt Nam<br />
có hiệu lực từ đầu năm 2007. Tại Dan Savanh bên kia cửa khẩu Lao Bảo thống<br />
nhất thực hiện thủ tục “Kiểm tra một cửa” và “Kiểm tra một trạm” cho hàng hóa<br />
và người giữa Việt Nam và Lào; hiện chính phủ Việt Nam đang thực hiện thuế<br />
suất thuế nhập khẩu 0% cho hàng nông sản có xuất xứ từ Lào vào Việt Nam;<br />
giữa chính phủ Việt Nam và Lào đã có thỏa thuận về quá cảnh hàng hóa và cho<br />
phép xe hai nước qua lại dễ dàng. Nhưng thủ tục hải quan, thủ tục cảng, thủ tục<br />
xuất nhập cảnh qua biên giới Việt Nam còn rườm rà, đôi khi quan liêu đã làm<br />
cho hàng nhập khẩu vào Lào qua các cảng Việt Nam luôn ích tắt; dẫn đến các<br />
doanh nghiệp tại Lào quay lưng lại với các cảng miền Trung và chuyển sang các<br />
cảng tại Bangkok Thái Lan. Các doanh nghiệp miền Trung đang mất dần lợi thế<br />
4<br />
cạnh tranh của mình trong việc khai thác vận chuyển, hạ tầng cảng và các hoạt<br />
động kinh tế khác.<br />
<br />
<br />
<br />
HÌNH 1: CÁC HÀNH LANG KINH TẾ<br />
THUỘC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Từ Cảng Đà Nẵng dọc theo hàng lang kinh tế Đông Tây đi qua Đường 9 đến cảng biển Mawlamyaing<br />
thuộc bang Mon của Myanmar, qua 7 tỉnh của Thái Lan: Sukhothai,Tak, Phitsanulok, Petchabun, Khon<br />
Kaen, Kalasin, Mukdahan, 2 tỉnh của Lào: Khammouane, Savannakhet, 3 tỉnh của Việt Nam: Quảng Trị,<br />
Thừa thiên-Huế, Đà Nẵng; dài 1450 km; ở Việt Nam 240 km, Lào 330 km, Thái lan 720 km km, Myanmar<br />
160 km<br />
2. Từ Cảng Đà Nẵng qua cửa khẩu Nam Giang đến Sekông, Paksê và Bangkok; dài 1100 km, ở Việt Nam<br />
140 km, Lào 395 km, Thái Lan 665 km<br />
3. Từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Lò (Vinh) đến Sanvannakhet, Paksane, Vientiane qua Đường 8 (cửa<br />
khẩu Cầu Treo) có lợi thế về cự ly so với cảng Klong Teui và Laem Cha Bang (Bangkok) của Thái Lan.<br />
Nguồn : ADB - 2003 5<br />
IV. Những đề xuất và kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả hệ thống giao<br />
thông vận tải và logistics giữa miền Trung Việt Nam và thị trường các nước<br />
dọc hành lang kinh tế Đông Tây<br />
<br />
Để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp miền Trung Tây Nguyên,<br />
không thể để một mình các doanh nghiệp Việt Nam tự xoay xở, chiến lược khai<br />
thác vận chuyển giữa Việt Nam và Lào và dọc hành lang kinh tế Đông Tây cần<br />
có sự tham gia tích cực của ngành giao thông vận tải, của cục hải quan, cục hàng<br />
hải, ngay cả những dịch vụ logistics qui định trong Luật Thương mại 2005 cũng<br />
cần được làm rõ thêm về sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc đầu<br />
tư và thực hiện hoàn chỉnh hoạt động vận tải và logistics tại Việt Nam.<br />
<br />
Theo tính toán các phương thức vận tải cho hàng nhập khẩu vào thị trường<br />
Đông Dương, thì chi phí vận chuyển đường bộ là từ 0.55 đến 0.70 USD/km tùy<br />
theo loại đường, đường sắt từ 0.2 đến 0.3 USD/km, vận chuyển tàu biển từ 0.11<br />
đến 0.14 USD/km. Như vậy, ngành giao thông vận tải miền Trung nói riêng và<br />
Việt Nam nói chung vẫn có những điểm yếu cần phải cải tiến và khắc phục; đó<br />
là chưa có tuyến đường sắt từ Vũng Áng đi Vientaine, tuyến đường sắt Đà Nẵng<br />
đi Pakse Hạ Lào. Điều này làm cho ngành vận tải Việt Nam khó cạnh tranh so<br />
với các doanh nghiệp vận tải Thái Lan. Việc thúc đẩy nhanh các tuyến đường sắt<br />
này thuộc trách nhiệm chính phủ hai nước, đặc biệt là chính phủ Việt Nam và<br />
các nhà tài trợ; lợi ích thì không cần bàn cải, vấn đề là xúc tiến nhanh các dự án<br />
này. Ngoài ra, việc khai thác tuyến đường bộ giữa Việt Nam và Lào và dọc hàng<br />
lang kinh tế Đông Tây cần có những khảo cứu thêm của các ngành và các doanh<br />
nghiệp. Trong giới hạn của bài viết này, những đề xuất và kiến nghị mang tính<br />
vĩ mô như sau:<br />
<br />
1) Khảo sát và xây dựng các cảng cạn ICD (Inland Container Depot) dọc<br />
các cửa khẩu chính tại biên giới Việt Lào. “Cảng cạn" được xem là nơi tập kết,<br />
trung chuyển container có đầy đủ chức năng như một cảng thông thường. Lợi<br />
thế của cảng cạn cho phép vận chuyển tất cả các phương tiện ngoài phương tiện<br />
tàu biển, cho phép rút ngắn thời gian đóng, dỡ hàng; kiểm tra hải quan, thực<br />
hiện thủ tục “Kiểm tra một cửa” và “Kiểm tra một trạm” cho hàng hóa giữa các<br />
nước trong hành lang và có thể thực hiện vận chuyển đa phương thức đối với<br />
vận chuyển container từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu. Khối lượng vận<br />
chuyển hàng giữa Việt Nam và Lào chưa nhiều, tuy nhiên cần có các khảo sát để<br />
xây dựng các cảng cạn dọc các cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào sẽ thúc đẩy khả<br />
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt nam và Lào.<br />
2) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động logistics phù hợp với<br />
thông lệ quốc tế. Theo điều 233 của Luật Thương Mại năm 2005 qui định:<br />
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực<br />
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu<br />
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói<br />
<br />
6<br />
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng<br />
hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.<br />
<br />
Tuy nhiên, theo Ủy ban Quản lý Chuổi Cung cấp Chuyên nghiệp và Hiệp hội<br />
Quản lý Logistics thì Logistics phải bao gồm các hoạt động sau:<br />
<br />
• Dịch vụ khách hàng: Mục tiêu là đảm bảo đúng hàng, đúng nơi và đúng<br />
lúc.<br />
• Hoạch định và dự báo nhu cầu: Nhằm quyết định số lượng cần đặt hàng.<br />
• Quản lý tồn kho: Cân đối các mức tồn kho để thỏa mãn cao nhất yêu cầu<br />
của khách hàng.<br />
• Thông tin liên lạc: Kết nối các dạng cầu từ nhà cung cấp đến người tiêu<br />
dùng để tạo thuận lợi phân phối hàng nhanh nhất (Just-In-Time)<br />
• Kiểm soát dòng nguyên liệu: Tối thiếu hóa việc di chuyển các nguyên<br />
liệu, sản phẩm dỡ dang và thành phẩm.<br />
• Xử lý đơn hàng: Dùng thương mại điện tử để dễ dàng trao đổi thông tin.<br />
• Mua hàng: Chọn nhà cung cấp tốt nhất để đảm bảo chất lượng cung cấp.<br />
• Vận tải: Chọn phương thức vận chuyển phù hợp (đường không, đường<br />
sắt, đường thủy, đường bộ).<br />
• Quản lý kho bãi: Xác định vị trí kho và đảm bảo đủ các phương tiện cần<br />
thiết để đáp ứng các loại hàng theo yêu cầu khách hàng.<br />
<br />
Như vậy, Logistics đơn thuần không chỉ là hoạt động vận tải, kho vận và<br />
các dịch vụ liên quan, mà còn bao trùm trong mọi lĩnh vực như sản xuất, chế<br />
tạo, kinh doanh, dịch vụ và cả trong quân sự. Ngày nay, các hoạt động thương<br />
mại quốc tế, xuất nhập khẩu và sản xuất có chuổi cung cấp toàn cầu khó có thể<br />
thực hiện được nếu không có hổ trợ của hoạt động Logistics chuyên nghiệp.<br />
Nhiệm vụ cuối cùng của Logistíc chính là việc kết hợp hoàn hảo các hoạt động<br />
trên để đạt được mục tiêu giảm chi phí thấp nhất.<br />
<br />
3) Đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thủ tục cảng, thủ tục qua lại biên giới<br />
cho vận tải hàng hóa xuất nhập qua lại giữa hai nước. Một nhà máy nước ngọt<br />
tại Lào không thể đưa vào sản xuất theo kế hoạch đã định do thủ tục cảng và<br />
thông quan tại cảng Đà Nẵng chậm chạp, một lô hàng y tế cho tỉnh<br />
Khammouane qua cảng Đà Nẵng làm phát sinh chi phí do lưu tại cảng quá lâu.<br />
Việt Nam đang là thành viên của ASEAN và mục tiêu của khối này là trở thành<br />
một liên minh kinh tế. Lúc đó, mọi yếu tố sản xuất sản xuất được lưu thông tự<br />
do qua biên giới các nước. Mục tiêu đã rõ, để tăng cạnh tranh thu hút hàng hóa<br />
vào các cảng miền Trung, điều cần làm là thế nào để hàng hóa nhập khẩu vào<br />
các cảng miền Trung đến Lào và các nước trong hành lang kinh tế Đông tây<br />
nhanh nhất; và các doanh nghiệp vận tải và logistics miền Trung làm thế nào để<br />
đưa hàng từ các nước trong hành lang kinh tế Đông Tây xuất khẩu qua các cảng<br />
miền Trung với chi phí cạnh tranh nhất.<br />
4) Giảm thuế nhập khẩu xe tải và chuyên dùng nhằm tăng khả năng cạnh<br />
tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam. Hiện nay, thuế nhập khẩu xe<br />
7<br />
chuyên dùng, xe tải hạng nặng vào Việt Nam còn ở mức cao so với các nước<br />
trong khu vực. Mức thuế từ 20 đến 30%, trong khi ở Thái Lan mức thuế chỉ 5%,<br />
các nước khác ở Đông Nam Á và Trung Quốc tối đa 10%; điều này làm giảm<br />
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.<br />
<br />
V. Kết luận<br />
<br />
Hệ thống giao thông miền Trung hiện có đầy đủ các loại phương tiện,<br />
đường hàng không, đường bộ, đường sắt, và các cảng biển thuộc loại tốt nhất cả<br />
nước. Tuy nhiên, việc khai thác hiệu quả các cơ sở hạ tầng giao thông này vẫn<br />
chưa có hiệu quả. Vấn đề cơ bản là do nền kinh tế miền Trung Tây Nguyên hiện<br />
chưa có đủ đầu vào cho ngành giao thông vận tải; trong khi đó lượng hàng còn<br />
phải chia sẽ cho hai đầu, do các cơ sở giao thông vận tải miền Trung thiếu lợi<br />
thế cạnh tranh. Việc mở ra hàng lang kinh tế Đông Tây tạo ra tiềm năng phát<br />
triển cho ngành giao thông vận tải miền Trung nói riêng và các lĩnh vực kinh tế<br />
xã hội nói chung cho các tỉnh miền Trung Tây nguyên.<br />
<br />
Hàng rào thuế quan đã giảm đến mức thấp nhất, giao thông cấp vùng đã<br />
liên thông, hiệp định về hàng quá cảnh cũng đã có hiệu lực; nhưng các thủ tục<br />
về hải quan, thủ tục để hàng hóa và phương tiện qua biên giới vẫn còn rờm rà;<br />
các doanh nghiệp cảng chậm đổi mới về thủ tục và thu phí; các doanh nghiệp<br />
vận tải và môi giới chưa muốn khai thác thị trường hàng hóa các nước dọc hành<br />
lang kinh tế Đông Tây vì còn ngại rủi ro và thiếu quá nhiều thông tin. Chắc rằng<br />
đã đến lúc cần phải có một Hiệp hội logistics miền Trung Tây Nguyên mà thành<br />
phần chủ chốt là các cảng biển miền Trung nhằm tập hợp các hoạt động logistics<br />
trên địa bàn, thu hút các doanh nghiệp, các tập đoàn, các nhà tư vấn, các nhà đầu<br />
tư và cả các nhà nghiên cứu để thúc đẩy hoạt động này có hiệu quả.<br />
<br />
Ths. Đoàn Tranh, Khoa QTKD<br />
Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng<br />
Email: dtranh_2005@yahoo.com<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Website Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn<br />
[2] United Nation Conference on Trade and Development, Handbook of<br />
Statistics 2006-2007.<br />
[3] Review of Maritime Transport, UNCTAD, United Nation, New York<br />
and Geneve, 2007.<br />
[4] Robin Carruthers, Transport strategies for landlocked countries and<br />
small island states in East Asia, World Bank, 2006<br />
[5] Honorio R. Vitasa, ASEAN Transport Cooperation, Bureau of Economic<br />
Cooperation, ASEAN Secretariat, 2005.<br />
[6] William T. Coyle, Asia-Pacific Transportation Infrastructure,<br />
wcoyle@ers.usda.gov, 2005.<br />
<br />
<br />
8<br />
[7] Asst. Prof. Ruth Banomyong, Behind border issues:Trade Facilitation,<br />
Thammasat Business School, 2003<br />
[8] GMS East - West Economic Corridor: Impact of Road Accidents on<br />
communities,Sisamouth PHANTHACHACK, Traffic Safety Division,<br />
Department of TransportMinistry of Communication Transport Post &<br />
ConstructionLao PDR, 2007<br />
[9] Toshinori Nemoto, Taro Kaji, Constructing Internatianal Logistics in<br />
the Greater Mekong Subregion, Institute of Highway Economics, Tokyo,<br />
2006<br />
[10] Meyrick and Associates, Promoting Efficient and Competitive Intra-<br />
ASEAN Shipping Services, ASEAN Secretariat, 2005<br />
[11] TS Trần Văn Thọ Chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam: Phương pháp<br />
luận và thực tiễn miền Trung, Nhật Bản, 2003<br />
[12] Trans-Asean railway route requirements:Development of the trans-<br />
Asean railway in the Indochina and Asean subregion, ESCAP (Economic<br />
and Social Commission for Asia and the Pacific), United Nation, 1996.<br />
[13] Uma Subramanian, Transport and Logistics: Forging Sub-Regional<br />
Links, World Bank, 2001.<br />
[14] Inland Container Depot (ICD) Operation Manual, Advisory Services<br />
To Intermodal Transport Service Providers, 2003.<br />
[15] 2007 Investment Climate Report Laos PDR, U.S. Embassy Vientiane,<br />
Laos, 12-2006<br />
[16] Dư Bảo Châu, Làm ăn ở Lào đầy triển vọng, Tuổi Trẻ On Line,<br />
15/11/2007.<br />
[17] Promoting Efficient and Competitive Intra-ASEAN Shipping Services –<br />
Lao PDR Country Report, PDP Australia Pty Ltd/Meyrick and<br />
Associates, 3-2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />