intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình 5S và an toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

29
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình 5S và an toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được nội dung 5S và an toàn lao động; trình bày các nguyên tắc cải tiến; trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn, mức độ tác hại của dòng điện, biện pháp an toàn điện; trình bày được các phương pháp cấp cứu người bị điện giật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình 5S và an toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)

  1. SỞ LAO ĐỘNG TB & XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM 0 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: 5S VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 234/QĐ-CĐN ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam) Hà Nam - Năm 2020
  2. ` TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. ` LỜI GIỚI THIỆU “Monozukuzi” đó là triết lý của người Nhật không chỉ đơn giản là “tạo ra sản phẩm” mà đây là khái niệm chỉ việc cung cấp ý tưởng về một quá trình xây dựng tinh thần sản xuất, một hệ thống cùng các quy trình tiêu chuẩn để tạo ra một sản phẩm tốt. Đối với nhà trường sản phẩm tạo ra chính là tay nghề và ý thức của các em học sinh, sinh viên. Sinh viên ra trường ngoài trang bị các kiến thức chuyên môn, nhà trường còn chú trọng đào tạo ý thức chấp hành tốt kỷ cương, kỷ luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những kiến thức về 5S, an toàn điện, an toàn cơ khí, an toàn hóa chất là những kiến thức không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, Hội nghị cải tiến nhà trường tiến hành xây dựng bộ giáo trình 5S và an toàn được giảng dạy trong trường Cao đẳng nghề Hà Nam. Bộ tài liệu 5S và an toàn được xây dựng dựa trên tài liệu về 5S, khung chương trình các môn học an toàn lao động, an toàn điện của trường Cao đẳng nghề Hà Nam ban hành. Ngoài ra chúng tôi còn cập nhật thêm kiến thức về 5S và an toàn trong thực tế sản xuất, đợt tập huấn tại Nhật Bản của cán bộ, giáo viên nhà trường tại thành phố Kobe – Nhật bản. Chúng tôi nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các chuyên gia Trung tâm Quốc tế truyền thông Kobe (KIC) và trường Cao đẳng kỹ thuật Kobe để chúng tôi hoàn thiện bộ giáo trình này. Ban biên soạn chương trình môn học xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các chuyên gia của KIC, các giáo sư của Trường Cao đẳng kỹ thuật Kobe đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện chương trình này. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiết sót rất mong nhân được sự đóng góp ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên nhà trường và đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản và các nhà doanh nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng sớm nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc về nội dung, chất lượng và hình thức trình bày để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn. Hà Nam, ngày…… tháng….. năm 2020 Tham gia biên soạn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 2
  4. ` MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN……………………………………………………… 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................... 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ...................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ 5S ......................................................................... 6 1. Trình chiếu Video (DVD) về 5S ..................................................................... 6 2. Thực hiện 5S trong nhà trường như thế nào .................................................. 6 3. Nội dung 5S ................................................................................................... 9 4. Khái niệm về Monozukuri ........................................................................... 15 5. Chu trình PDCA ........................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: CẢI TIẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ........................................ 17 1. Nguyên tắc cải tiến ........................................................................................ 17 2. Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thực hành cải tiến môi trường làm việc bằng thực hiện 5S ...................................................................................... 23 3. Thực hành cải tiến ở xưởng/Phòng làm việc (2 nhóm/xưởng) bằng thực hiện 5S ............................................................................................................... 24 CHƯƠNG 3: AN TOÀN VÀ RỦI RO ................................................................. 26 1. Khái niệm chung về an toàn lao động. .......................................................... 26 2. Quản lý rủi ro ................................................................................................ 30 CHƯƠNG 4: AN TOÀN ĐIỆN ............................................................................ 43 1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người............................................... 43 2. Các dạng tai nạn điện. ................................................................................... 44 3. Nguyên nhân gây mất an toàn điện. .............................................................. 45 4. Thực hành trên mô hình thí nghiệm an toàn Điện XK-AQYD1 .................. 48 5. An toàn khi sử dụng điện .............................................................................. 51 6. Các biện pháp sơ cấp cứu người bị điện giật. ............................................... 56 7. Bảo hộ an toàn điện ....................................................................................... 58 CHƯƠNG 5: AN TOÀN GIA CÔNG CƠ KHÍ ................................................... 59 1. An toàn trong quá trình sử dụng máy gia công cơ khí.................................. 59 2. Những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương hoặc tai nạn thương tích tại nơi gia công cơ khí và biện pháp phòng tránh. ....................................................... 63 3. Sử dụng dụng cụ bảo hộ. ............................................................................... 65 CHƯƠNG 6: AN TOÀN HOÁ CHẤT ................................................................. 68 1. Khái niệm, phân loại về hóa chất ................................................................. 68 3
  5. ` 2. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người ......................................... 69 3. Phương pháp sử dụng và bảo quản, vận chuyển hóa chất khi sử dụng ........ 70 4. Hướng dẫn sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn hóa chất ....................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 77 4
  6. ` GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: 5S và an toàn lao động Mã môn học: MH 13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: môn học 5S và An toàn điện được bố trí học trước các mô đun chuyên môn. - Tính chất: là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học đào tạo bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về 5S và các vấn đề an toàn lao động để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia lao động sản xuất. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung 5S và an toàn lao động + Trình bày các nguyên tắc cải tiến. + Quản lý rủi ro + Trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn, mức độ tác hại của dòng điện, biện pháp an toàn điện; Trình bày được các phương pháp cấp cứu người bị điện giật + Trình bày được những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương hoặc tai nạn thương tích tại nơi gia công cơ khí và biện pháp phòng tránh + Trình bày được tác hại của hóa chất đối với cơ thể cong người - Về kỹ năng: + Vận dụng 5S vào cải tiến thực tế + Sử dụng được các phương tiện chống cháy, các phương tiện bảo vệ cho con người khi làm việc với các thiết bị điện; Sơ cứu được người bị tai nạn lao động, bị điện giật, cháy bỏng + Sử dụng các máy gia công cơ khí, các phương tiện bảo vệ con người khi gia công cơ khí. + Sử dụng và bảo quản, vận chuyển hóa chất khi sử dụng; sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn hóa chất - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc trong điều kiện làm việc thay đổi; Có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp. + Hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đã định sẵn theo sự phân công; + Đánh giá hoạt động của cá nhân và kết quả thực hiện của nhóm; 5
  7. ` + Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm. Nội dung của môn học: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ 5S Mã chương: MH13-01 Giới thiệu: Ngày nay đa số các lĩnh vực trong cuộc sống đều áp dụng nội dung 5S, xậy dựng chu trình PDCA vì nó mang lại rất nhiều lợi như: an toàn lao động, tiết kiệm, môi trường thân thiện,… Để người lao động thực hiện tốt các nội dung 5S và xây dựng tốt chu trình PDCA thì phải hiểu rõ: Sự cần thiết thực hiện 5S và an toàn trong trường, các nội dung 5S, về Monodukuri; đồng thời phải biết và thực hành các nội dung 5S, xây dựng chu trình PDCA. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Kiến thức: + Xác định được sự cần thiết của 5S và an toàn trong trường. + Giới thiệu tổng quan về 5S. + Trình bày khái niệm về Monodukuri - Kỹ năng: + Thực hành được 5S trong lớp học, trong xưởng thực hành + Xây dựng được chu trình PDCA. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm Học tập nghiêm túc; có ý thức kỷ luật; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nội dung chính: 1. Trình chiếu Video (DVD) về 5S Trình chiếu Video cho học sinh, sinh viên quan sát, nhận xét về các hoạt động 5S sau khi xem video. 2. Thực hiện 5S trong nhà trường như thế nào - Một số hình ảnh hoạt động tốt 5S tại nhà trường 6
  8. ` Hình 1.1: Tủ đựng tài liệu để gọn Hình 1.2: Sinh viên lao động dọn rác gàng Hình 1.3: Ban 5S nhà trường đi Hình 1.4: Sinh viên đang thực tập kiểm tra đấu tủ điện Hình 1.5: Phân loại trong tủ đựng Hình 1.6: Bảng thông báo tài liệu . 7
  9. ` Hình 1.7: Phòng thực tập Công nghệ Hình 1.8: Phòng thực tập khoa thông tin công nghệ Ô tô Hình 1.9: Giá để đồ của khoa Cơ khí Hình 1.10: Phân loại tốt đồ dùng, dụng cụ - Một số hình ảnh hoạt động chưa tốt 5S. Hình 1.11: Dụng cụ đồ điện để lẫn Hình 1.12: Không để các thùng tài lộn liệu ở đây 8
  10. ` Hình 1.13: Thùng tài liệu không Hình 1.14: Phân loại sản phẩm chưa đặt ở đây tốt Hình 1.15: Mỏ hàn điện để rất Hình 1.16: Tài liệu để ở phòng đào nguy hiểm tạo rất lộn xộn - Nhận xét và đánh giá: Cần phải thực hiện 5S toàn bộ nhà trường. 3. Nội dung 5S 3.1 Sàng lọc - S1 – Seiri – Clearing Mục đích - Phân rõ ra những đồ không cần thiết và đồ cần thiết, vứt bỏ đồ không cần thiết khỏi nơi để đồ. - Bỏ hết đồ không cần thiết, dùng kỹ thuật vứt bỏ. Khi nào cần thự c hiện + Các vật không cần thiết chất đống cùng với những thứ cần dùng. + Lãng phí thời gian tìm kiếm những vật cần dùng. + Lãng phí không gian bởi việc cất giữ những thứ không cần thiết. + Nơi làm việc bị quá tải bởi tất cả các loại vật liệu và bạn rơi vào tình trạng rối rắm, lẫn lộn. + Không thể di chuyển tự do và cơi hội xảy ra tai nạn nhiều hơn. + Máy tính của bạn bị nghẽn mạng do quá nhiều những dữ liệu không cần thiết + Bạn luôn lo lắng, chúng khiến bạn bận rộn nhưng chẳng đi đến đâu. Quy trình + Tách riêng vật cần thiết và vật không cần thiết. + Chuyển những thứ không cần thiết từ nơi làm việc đến khu vực đã được 9
  11. ` lựa chọn theo định kỳ. Vậ t kh ông cần thi ết/ khô ng mon g mu ốn + Giấy, tài liệu, băng đĩa hết hạn. + Những thứ bị loại bỏ hoặc không sử dụng. + Hàng hóa bị loại. + Vật liệu bị cắt nhỏ (phế liệu). + Vật liệu thừa. + Chất thải. + Thiết bị không dùng nhưng chiếm giữ phần lớn không gian nơi làm việc. + Vật/vật liệu không được sử dụng thường xuyên. + Xác định những vật liệu, đồ đạc, giá, bàn v.v… thừa ra và loại bỏ chúng. + Không dành không gian cho những thứ không cần thiết trên và loại bỏ chúng hàng ngày. + Thực hiện theo lịch rõ ràng hoặc kế hoạch được bố trí trước cho mỗi quy trình. + Thực hiện chụp ảnh những vị trí cố định, lặp lại sau một khoảng thời gian để xác định những cải tiến. Lợi ích 1. Có nhiều không gian hơn cho làm việc. 2. Những vật/thứ cần dùng được sắp xếp một cách dễ dàng. 3. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm. 4. Kho được kiểm soát và sử dụng dễ dàng. 5. Hàng tồn kho ít hơn, đo đếm dễ hơn. 6. Không khí làm việc sạch sẽ và thú vị hơn. 7. Giảm sự mệt mỏi, lo lắng, giận giữ. 8. Cải thiện hiệu quả công việc. 9. An toàn được cải thiện. 10.Thu lại vốn bằng việc chuyển nhượng lại theo chu kỳ những thứ có thể dùng cho những hoạt động khác * Ví dụ: Làm thế nào để phân loại các tài liệu trong phòng làm việc của bạn? Một số hình ảnh thực hiện tốt S1: sàng lọc Hình 1.17: Đồ dùng để ngay cạnh máy Hinh 1.18: Bảng phân loại các công văn 10
  12. ` Hình 1.19: Bên trong tủ đựng tài Hình 1.20: Giá để đồ gọn gàng khoa liệu ghi rõ ràng Cơ khí 3.2. Sắp xếp - S2 – Seiton - Organizing Mục đích - Loại bỏ rác và bụi bẩn khỏi nơi làm việc. Làm cho nơi làm việc trở nên sạch sẽ hơn. Khi nào cần thực hiện + Nơi làm việc bẩn thỉu và bạn cảm thấy khó xử khi thể hiện nó trước khách hàng và khách thăm quan. + Vết bẩn, vết bụi, những thứ tràn ra, chất thải được nhìn thầy mọi nơi tại khu vực làm việc và ở các thiết bị. + Không có lịch và phương pháp vệ sinh chuyên dụng vệ sinh sàn nhà/ thiết bị/ tường/ cửa ra vào/ cửa sổ/ mái nhà/ máy móc/ đồ đạc để thực hiện theo. + Các cá nhân không có trách nhiệm vệ sinh. + Hư hỏng và tai nạn thường xuyên. + Thiếu vắng cái nhìn thân thiện trong toàn bộ tập thể/tổ chức. Quy trình + Giao trách nhiệm cho các cá nhân trong việc vệ sinh nơi làm việc, thiết bị bằng sơ đồ trách nhiệm/lịch vệ sinh có hướng dẫn thực hiện. + Xác định nguyên nhân gốc rễ của việc bụi bẩn lâu dài và đưa ra biện pháp khắc phục. + Trợ giúp bởi những dụng cụ vệ sinh cần thiết như: giẻ lau bằng vải, bàn chải, công cụ vệ sinh chuyên dụng, máy hút bụi, thùng rác, xe đẩy. + Thiết lập một quy trình vệ sinh cho tất cả các vật dụng và đào tạo mọi người thực hiện. + Thiết lập phương pháp xử lý rác, cố định trách nhiệm thu gom thường xuyên theo định kỳ. Lợi ích + Trong quá trình vệ sinh bạn có thể phát hiện nguyên nhân của sự rò rỉ, vết bẩn, bụi và các sai sót. 11
  13. ` + Các sai sót được đánh đánh dấu và sửa chữa ngay lập tức và có thể tránh được sự hỏng hóc thiết bị. + Các vật bị mất/thất lạc có thể được tìm thấy trong khi vệ sinh và hành động ngay lập tức có thể được thực hiện để cất giữ chúng lại. + Tận dụng tối đa các trang thiết bị, dụng cụ và các phụ kiện. + Thời gian hỏng hóc (của máy móc, thiết bị) được giảm một cách đáng kể. + Môi trường làm việc sáng sủa làm cho khách thăm quan, khách hàng và công nhân thấy vui vẻ hơn. + Môi trường làm việc sáng sủa, sạch sẽ thu hút khách hàng đi vào những điều chúng ta trình bày. + Những nơi được vệ sinh và sự vui vẻ sẽ khiến con người khỏe khoắn hơn. + Khu vực làm việc sạch sẽ cải thiện độ an toàn. + Thiết lập quyền sở hữu khu vực làm việc, thiết bị bởi các cá nhân được cải thiện. + Tinh thần của người lao động được cải thiện. + Công ty nhận được sự đánh giá cao từ người sử dụng/khách hàng. + Năng suất cao hơn, chất lượng tốt nhất, vận chuyển kịp thời làm cho khách hàng được thỏa mãn hơn, do đó, niềm tin vào công ty được cải thiện một cách to lớn. + Những suy nghĩ khoáng đạt đem đến cho chúng ta sự yên tĩnh và tình yêu thương. + Việc thu dọn định kỳ các dữ liệu máy tính sẽ tạo ra nhiều khoảng trống để lữu trữ nhiều hơn những thứ mình cần. Một số hình ảnh thực hiện tốt S3: Sạch sẽ Hình 1.25: Lối đi rất sạch sẽ Hình 1.26: Lối đi dành riêng 3.4 Săn sóc - S4 - Seiketsu – Standardizing Mục đích - Duy trì 3S: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ. - Săn sóc là kiểm tra. 12
  14. ` - Tổng vệ sinh nơi làm việc, nơi phát sinh. Nơi riêng biệt: Nơi làm việc, thiết bị. Bộ phận chi tiết: Dụng cụ và đồ gá Khi nào cần thực hiện + Không có sự đồng nhất và các tiêu chuẩn được tuân thủ trong việc xác định các hoạt động 5S không giống nhau. + Không có sẵn những hướng dẫn về màu sơn và thể hiện kích thước Bảng/chữ… + Các cá nhân và các phòng ban tuân theo những mô hình khác nhau của việc xác định, viết chữ và quy trình sơn màu. + Không có sự đồng nhất (đồng đều) trong các hình thức hoạt động khác nhau được sử dụng trong hoạt động 5S. Quy trình + Liệt kê các hoạt động 5S không giống nhau. + Tuân thủ những hướng dẫn cho việc đánh dấu sàn nhà trong cả cơ quan/tổ chức. + Khuyến khích ý tưởng từ các thành viên về màu sơn cho tòa nhà, cổng, thiết bị …. và chọn cái tốt nhất. + Thu thập về cỡ chữ, cỡ bảng, nền, màu chữ phù hợp với các khu vực và mục đích khác nhau. + Thiết kế các hình thức khác nhau cho các khu vực khác nhau với các hoạt động khác nhau. + Xây dựng các quy luật và các quy tắc cho tất cả các hoạt động 5S với sự đồng ý và tham gia của tất cả các thành viên. + Đưa nhiều hơn những hướng dẫn bằng hình ảnh cho những việc làm/không làm cho dễ hiểu để ngôn ngữ không trở thành rào cản! Lợi ích + Sự sắp xếp gọn gàng và cái nhìn thống nhất trong tất cả các hoạt động 5S sẽ cải thiện tất cả bề mặt của công ty. + Nhân viên, khách thăm quan và các khách hàng có thể xác định được các khu vực, trang thiết bị và thực hiện các hoạt động mà không cần hỏi người khác. + Tiết kiệm thời gian trong việc sắp xếp các khu vực và các thiết bị. + Kiểm soát trực quan tốt hơn đối với tất cả các hoạt động. + Liên tục và thống nhất duy trì quy trình 5S trong suốt cả năm. + Những hình ảnh và mô hình được ghi nhận tốt trong suy nghĩ của khách hàng, khách thăm quan và người lao động sẽ giúp họ tìm ra khu vực cần thiết một cách nhanh chóng. + An toàn được cải thiện bởi việc xác định dây điện, công tắc và các khu vực/thiết bị nguy hiểm bằng các biểu tượng cảnh báo. + Giúp cho những người mới đến chấp nhận và tuân thủ các tiêu chuẩn 5S của công ty một cách dễ dàng và nhanh chóng. 13
  15. ` + Hàng hóa tồn kho được kiểm soát bằng biểu thị giới hạn MAX/MIN trong kho. + Dễ dàng xác định người lao động, đội kiểm tra, khách hàng và khách thăm quan bằng gắn thẻ tên. + Bất kỳ sự không phù hợp/tương thích nào trong việc tuân thủ hệ thống có thể dễ dàng được xác định. Một số hình ảnh thực hiện tốt S4: Săn sóc Hình 1.27: Giá để đồ trong được phân Hình 1.28: Nơi để các sản phẩm loại chuẩn bị giao cho khách hàng Hình 1.29: Chăm sóc sản phẩm Hình 1.30: Khuôn viên nơi sản xuất được chăm sóc tốt. 3.5 Sẵn sàng - S5 – Shisuke – Training & Discipline Sẵn sàng là việc quy định những điều cần tuân thủ, tuân thủ những điều đã qua định, là điều tạo nên tập quá và văn hóa của doanh nghiệp. Sẵn sàng là điều không thể thiếu trong tổ chức 5S. Nếu chưa sẵn sàng thì chưa đạt được 5S Sẵn sàng kết hợp tiến hành với 5S trong hoạt động của doanh nghiệp. + Cần phải tuân theo và thực hiện những điều đã quy định. + Cần phải được thực hiện theo hướng dẫn và chỉ thị. Cần làm đến khi hướng dẫn và chỉ thị được thực hiện. Sẵn sàng sẽ làm nơi làm việc trở nên thoải mái hơn. 14
  16. ` 5S và hoạt động của doanh nghiệp Mục đích Các hoạt động của doanh nghiệp 1. Tình hình hoạt động của doanh Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nghiệp bằng trực quan. 2. Đối với khách hàng Nâng cao mức độ hài loàng của khách hàng bằng trực quan. Chất lượng môi trường sản xuất thoải mái. 3. Đối với doanh nghiệp Loại bỏ tất cả những lãng phí trong doanh nghiệp. Loại bỏ những lãng phí về con người, đồ vật tiền, thông tin. 4. Đối với người lao động 5S giúp làm việc dễ ràng hơn 4. Khái niệm về Monozukuri Monozukuzi là một từ tiếng Nhật, trong đó “Mono” có nghĩa là sản phẩm và “zukuzi” có nghĩa là quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, Monozukozi không chỉ đơn giản là “tạo ra sản phẩm” mà đây là khái niệm chỉ việc cung cấp ý tưởng về một quá trình xây dựng tinh thần sản xuất, một hệ thống cùng các quy trình tiêu chuẩn để tạo ra một sản phẩm tốt. Khái niệm này cũng mang hàm ý thể hiện kỹ năng, tinh thần, nềm say mê và sợ tự hào về khả năng thực hiện hoạt động tạo ra những sản phẩm chất lượng một cách tốt nhất. Ý nghĩa của Monozukuzi không phải là hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức, nó đò hỏi sự tư duy sáng tạo, gắn liền với sự khéo léo, lành nghề của người lao động. Điều này chỉ có được sau một quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm lâu dài trong thực tiễn, hơn là chỉ thông qua những chương trình học hàn lâm truyền thống. Trên quan điểm đó, Monozukuzi thực sự có tính chất nghệ thuật hơn, chứ không chỉ mang tính chất khoa học thuần túy. Triết lý của Toyota là sản phẩm làm ra không phải do máy móc mà là do con người tạo ra, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường để con người có thể không ngững đưa ra những ý tưởng mới cũng như liên tục cải tiến quy trình sản suất. Đối với những ngành công nghiệp pahir đối mặt với tình trạng cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để có thể đảm bảo sự phát triển lâu dài và khả năng thành công cho doanh nghiệp. 5. Chu trình PDCA - PDCA là môt phương pháp giúp cho việc có thể đề ra 1 kế hoạch cụ thể đạt được mục tiêu (Plan); cách thức để tiến hành (Do) và kiểm tra quá trình thực hiện 15
  17. ` (Check) từ đó có thể suy nghĩ cải tiến và đưa ra các hành động tiếp theo (Action) Hình 1.31: Chu trình PDCA - Các bước xây dựng một chu trình PDCA Bước 1: PLAN Hãy xác nhận mục tiêu/ mục đích, lập kế hoạch thực hiện công việc Ví dụ: Lên kế hoạch tổ chức cho môn học an toàn lao động. + Trình bày “mục tiêu” của môn học. + Các bước để lập kế hoạch thực hiện + Lưu ý để lập được 1 kế hoạch thực hiện khả thi + Cách lập biểu đồ Gantt (lập biểu đồ theo thời gian) + Luyện tập lập biểu đồ Gantt Bước 2: DO Hãy tiến hành công việc 1 cách hiệu quả + Quản lý TO-DO LIST + Sắp xếp mức độ ưu tiên cho công việc (Mức độ quan trọng/ Mức độ khẩn cấp) Bước 3: CHECK Không xác minh thì không có thành quả. Hãy Đo lường/ phân tích kết quả công việc và ứng dụng vào hành động tiếp theo + Tầm quan trọng của kiểm tra + Kiểm soát tiến độ + Phân tích tiêu chuẩn đánh giá và kết quả thực tế + Phân tích 5 WHY/Phân tích biểu đồ xương cá Bước 4: ACTION Hãy sử dụng kết quả đã xác minh, xem xét các bước tiếp theo để hoàn thành mục tiêu + Điều chinh muc tiêu/ Thay đôi kế hoach + Suy nghi kế hoach cải tiến + Chia se kinh nghiệm thanh công CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm Monozukuri? Thế nào là PDCA? Nêu các bước xây dựng chu trình PDCA? 16
  18. ` 2. Nêu mục đích và quy trình thực hiện sạch sẽ (S3) nơi làm việc? Khi nào cần thực hiện sạch sẽ (S3) nơi làm việc? CHƯƠNG 2: CẢI TIẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC Mã chương: MH 13 – 02 Giới thiệu: Bài này cung cấp cho người học kiến thức khái niệm, các yếu tố và vai trò của môi trường làm việc. Đồng thời giúp cho người học khái niệm, các yếu tố và vai trò của môi trường làm việc Mục tiêu: Sau khi học xong chương này người học có khả năng: - Kiến thức + Trình bày được khái niệm, các yếu tố và vai trò của môi trường làm việc. + Hiểu về các nguyên tắc cơ bản của cải tiến môi trường làm việc. - Kỹ năng: Vận dụng 5S để vào quá trình làm việc giúp cải tiến môi trường làm việc trong cơ quan/đơn vị mình, từ đó giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả lao động. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm Học tập nghiêm túc; có ý thức kỷ luật; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện công việc đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nội dung chính: 1. Nguyên tắc cải tiến 1.1. Môi trường làm việc 1.1.1. Môi trường làm việc là gì? Môi trường làm việc là sự kết hợp yếu tố con người và các phương tiện vật chất để giúp con người làm việc đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. 1.1.2. Môi trường làm việc bao gồm: Môi trường làm việc được nhìn nhận theo hai khía cạnh: vật chất và phi vật chất. Về phương diện vật chất là những điều kiện thực tế mà chúng ta đang làm việc trong đó đóng một vai trò quan trọng như: ánh sáng, không khí, thiết bị được sử dụng tại nơi làm việc…. Khung cảnh làm việc là một trong những yếu tố tự tạo nằm trong phương diện vật chất của môi trường. Về phương diện phi vật chất là: bầu không khí tâm lý, truyền thống tổ chức, văn hóa công sở, phong cách lãnh đạo. Các yếu tố trên kết hợp lại hình thành môi trường làm việc. Hoặc có thể phân loại môi trường làm việc bao gồm: môi trường vật lý (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, khí hậu…), môi trường pháp lý và môi trường tâm lý (các chuẩn 17
  19. ` mực, các quy tắc, bầu không khí trong tổ chức, văn hóa tổ chức…) 1.1.3. Vai trò của môi trường làm việc Môi trường vật chất - bố trí văn phòng, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, khoa học, hợp lý, thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chung và của các thành viên trong cơ quan; điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm được yêu cầu của công việc: diện tích phòng làm việc, môi trường làm việc không bị ô nhiễm, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc, cây xanh, điều hòa nhiệt độ… Bầu không khí tâm lý trong tổ chức biểu hiện mức độ hòa hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ và được hình thành từ thái độ của mọi người trong cơ quan đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo. Nó có vai trò to lớn đối với mỗi cá nhân và hoạt động chung của cơ quan. Tâm trạng vui vẻ, phấn khởi làm tăng tính tích cực, sáng tạo của con người trong công việc, nâng cao tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, hiệu quả hoạt động của cá nhân và tập thể được nâng lên rõ rệt. Ngược lại, năng suất và hiệu quả lao động của cá nhân và của cơ quan có thể bị ảnh hưởng xấu một cách trực tiếp bởi một bầu không khí tâm lý căng thẳng, tẻ nhạt, gây ra những xúc cảm, tâm trạng tiêu cực của các thành viên. Như vậy, môi trường làm việc tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến thực hiện những ước mơ, nguyện vọng của các thành viên; tạo niềm tin, cơ hội và sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức (cơ quan); thúc đẩy nhân viên tích cực làm việc; môi trường làm việc tác động vào khả năng của mỗi cá nhân để họ làm việc một cách an toàn, thành thạo và phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Môi trường làm việc theo hướng tích cực làm cho mọi người không chỉ tin tưởng vào tính tất yếu của sự tồn tại của tổ chức mà còn thấy được những định hướng, chiến lược phát triển của tổ chức. Môi trường làm việc tạo nên sự gắn kết trong tổ chức. Môi trường làm việc lý tưởng sẽ thu hút và giữ được nhân tài cũng như tạo ra động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Ngược lại, nếu môi trường làm việc không thuận lợi thì hậu quả sẽ dẫn đến nguy cơ trì trệ và kém hiệu quả trong hoạt động của tổ chức. Tóm lại, môi trường làm việc có vai trò quan trọng, tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và tính tích cực làm việc của nhân viên trong các cơ quan (tổ chức). 18
  20. ` 1.1.4. Cải tiến môi trường làm việc bằng việc thực hiện 3S/5S Hình 2.1: Hình ảnh cải tiến môi trường làm việc bằng việc thực hiện 5S * Lãng phí và các tác nhân gây lãng phí: Lãng phí trong sản xuất: 1- Lãng phí do sản xuất thừa: Sản xuất thừa sẽ dẫn đến rất nhiều chi phí bổ sung cho doanh nghiệp. Có thể kể ra một số như: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí nhân lực, chi phí hành chính, chi phí thiết bị, chi phí tài chính v.v. 2- Lãng phí về vận chuyển hay di chuyển: Đây có thể là nguyên nhân của việc sắp xếp nơi làm việc không hợp lý dẫn đến những vận chuyển hoặc di chuyển không cần thiết gây ra lãng phí. 3- Lãng phí thời gian do chờ đợi hay trì hoãn: Khi một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến. 4- Lãng phí trong quá trình hoạt động: Đây có thể coi là loại lãng phí khó nhìn thấy rõ và phần lớn là ẩn trong các hoạt động thường ngày của mỗi người. Chẳng hạn, với cùng một công việc mỗi người lại có cách giải quyết khác nhau và thời gian hoàn thành công việc khác nhau. Rõ ràng, cuối cùng mọi người đều đạt đến kết quả nhưng có người phải dùng nhiều thời gian và các nguồn lực 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0