intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An ninh, an toàn trong bán hàng (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An ninh, an toàn trong bán hàng (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các khái niệm an ninh, an toàn và tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn trong bán hàng; Các nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn và các quy định về an toàn, an ninh; nêu được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các trang thiết bị cần thiết và khu vực hoạt động của bộ phận an ninh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An ninh, an toàn trong bán hàng (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN NINH, AN TOÀN TRONG BÁN HÀNG NGÀNH/NGHỀ: NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT /QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU An ninh, an toàn trong bán hàng là học phần bắt buộc đối với việc đào tạo học sinh hệ trung cấp ngành Nghiệp vụ bán hàng. Giáo trình An ninh, an toàn trong bán hàng được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức cơ bản nhất về công tác an ninh, an toàn trong bán hàng, những hiểm họa mất an toàn thường xảy ra đối với hoạt động bán hàng cũng như những biện pháp ứng phó, khắc phục trước những hiểm họa đó. Giáo trình được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về an ninh, an toàn trong bán hàng Chương 2: An ninh trong bán hàng Chương 3: An toàn trong bán hàng Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cân nhắc và lựa chọn các nội dung phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo để đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại của giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Người biên soạn ThS. Phạm Thị Thu Trà Th.S Nguyễn Thị Hồng 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU………………………………………………………..……..……3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH, AN TOÀN TRONG BÁN HÀNG…………………………………………………………………..………..9 1.1. Tổng quan về an ninh, an toàn trong bán hàng…………………………..……9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm an ninh, an toàn………………………………..………9 1.1.2. Tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn………………………..………..10 1.1.3. Những nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn…………………..………11 1.2. Tác hại của môi trường làm việc không đảm bảo an toàn, an ninh…………11 1.3. Các quy định về an ninh, an toàn………………………………………...…….12 1.3.1. Yêu cầu chung…………………………………………………...………..……12 1.3.2. Nguyên tắc làm việc an toàn……………………………………………..….....13 CHƯƠNG 2: AN NINH TRONG BÁN HÀNG……………………………..……..15 2.1. Tổng quan về bộ phận an ninh……………………………………………..…..15 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận an ninh……………………………..……15 2.1.2. Các trang thiết bị cần thiết…………………………………………………..….16 2.2. Khu vực hoạt động và bố trí mặt bằng của bộ phận an ninh…………….….17 2.2.1. Khu vực hoạt động……………………………………………………………17 2.2.2. Bố trí mặt bằng………………………………………………………………..18 2.3. Nghiệp vụ của bộ phận an ninh………………………………………………..19 2.3.1. Tuần tra khu vực bán hàng…………………………………………………….19 2.3.2. Kiểm soát người ra vào………………………………………………………..20 2.3.3. Ngăn ngừa những hành động khả nghi và trộm cắp…………………………..20 2.3.4. Xử lý tình huống phát sinh…………………………………………………….21 CHƯƠNG 3: AN TOÀN TRONG BÁN HÀNG………………………………...…24 3.1. An toàn phòng cháy, nổ và chữa cháy, nổ……………………………………..24 3.1.1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của cháy, nổ…………………………………24 3.1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………..…..24 3.1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng của cháy, nổ………………………………………………….25 3.1.2. Tầm quan trọng và các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống cháy, nổ………26 3.1.2.1. Tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy, nổ……….…………………26 3.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống cháy, nổ………..…………………26 3.1.3. Nguyên nhân gây cháy, nổ………………………..………………………….27 3.1.4. Công tác phòng cháy, nổ…………………………..…………………………28 3.1.4.1. Các biện pháp phòng cháy, nổ………………………………….………………..28 3.1.4.2. Các thiết bị phòng cháy, nổ…………………………………………………………29 4
  5. 3.1.5. Công tác chữa cháy, nổ…………………………………………………………31 3.1.5.1. Các chất chữa cháy, nổ và thiết bị cứu hỏa thông thường…………………….31 3.1.5.2. Quy trình xử lý khi có cháy……………………………………………………….34 3.1.5.3. Thoát hiểm và sơ cứu nạn nhân bị tai nạn nhẹ khi có cháy…………………….34 3.2. An toàn lao động………………………………………………………...………37 3.2.1. Khái niệm an toàn lao động……………………………………………..……..37 3.2.2. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động……………………………37 3.2.3. Nguyên nhân gây tai nạn lao động…………………………………….……….39 3.2.4. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động………………………………………39 3.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm……………………………………..………………41 3.3.1. Khái niệm và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm………………….41 3.3.2. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm…………………………….42 3.3.3. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý………………………………………….42 5
  6. 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: AN NINH, AN TOÀN TRONG BÁN HÀNG Mã môn học: MH22 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí ở học kỳ thứ 2, sau khi người học các môn học cơ sở ngành. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. Mục tiêu môn học - Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm an ninh, an toàn và tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn trong bán hàng; Các nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn và các quy định về an toàn, an ninh. + Trình bày được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các trang thiết bị cần thiết và khu vực hoạt động của bộ phận an ninh: Các nghiệp vụ cơ bản của bộ phận an ninh. + Trình bày được khái niệm, dấu hiệu đặc trưng của cháy, nổ; Các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống cháy nổ; Liệt kê được các nguyên nhân gây cháy, nổ; Liệt kê được các biện pháp và các trang thiết bị sử dụng trong công tác an toàn, an ninh, phòng, chống cháy nổ; + Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động; Khái niệm và yêu cầu của điều kiện lao động; Nguyên nhân tai nạn lao động và biện pháp phòng chống tai nạn lao động. + Trình bày được khái niệm và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhận biết, xử lý hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn. - Về kỹ năng: + Kiểm tra, kiểm soát con người, phương tiện, hàng hóa . . . tại nơi bán hàng và khi ra vào khu vực bán hàng; Kiểm tra và quản lý tài sản, vật tư, thiết bị, có biện pháp phòng chống, ngăn chặn mọi hành vi đột nhập trộm cắp, ... + Vận dụng được các kiến thức về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc; Thực hiện được các bước cơ bản trong phòng cháy, nổ; Xử lý linh hoạt khi có sự cố cháy, nổ. + Áp dụng được các nguyên tắc an toàn, vệ sinh khi làm việc + Xử lý tốt hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn. 7
  8. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ các quy trình trong việc thực hiện an ninh, an toàn trong bán hàng; + Có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc cẩn thận, tích cực, chủ động, sáng tạo và văn minh trong giao tiếp. Nội dung của môn học: 8
  9. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH, AN TOÀN TRONG BÁN HÀNG Giới thiệu: Là chương đầu tiên nằm trong môn học An ninh, an toàn trong bán hàng. Nội dung chương sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về an ninh, an toàn trong bán hàng: Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn trong bán hàng, những nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn,… Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn trong bán hàng; - Trình bày được các nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn cũng như những tác hại của một môi trường làm việc không an toàn. - Trình bày được các quy định về an toàn, an ninh. Nội dung chính: 1.1. Tổng quan về an ninh, an toàn trong bán hàng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm an ninh, an toàn *Khái niệm: Luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, an ninh, an toàn trong bán hàng là một trong những vấn đề quan trọng cần được đảm bảo để hạn chế thấp nhất những tổn thất và mất mát không đáng có, cũng như giúp nhà quản lý chủ động đối phó với những rủi ro, hiểm họa rình rập có thể gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng. An ninh là khả năng có thể giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa, tránh được hoặc bền bỉ trước các mối đe dọa tiềm tàng hoặc các thay đổi mang tính cưỡng chế không mong muốn từ bên ngoài, nói cách khác là bảo đảm được sự an toàn trước các mối đe dọa. Trong bán hàng, an ninh là việc đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của cơ sở bán hàng được thuận lợi, dễ dàng, theo đó tất cả mọi hành vi lợi dụng gây rối mất trật tự, trộm cắp phá hoại tài sản đều được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. An ninh trong bán hàng là việc bảo vệ con người, hàng hóa, hệ thống cửa hàng và các tài sản đi kèm hỗ trợ hoạt động bán hàng khỏi các hành vi trộm cắp hoặc bị hư hỏng, làm tổn hại, cũng như các nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn dịch vụ bán hàng. An toàn có thể được hiểu là tình trạng yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm hoặc là trạng thái “bình yên”, sự “ổn định” vững chắc. Theo đó con người, 9
  10. thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong cuộc sống. Nhìn chung, có thể hiểu an toàn là trạng thái bình yên, không bị đe dọa và nguy hiểm. Như vậy, khái niệm an toàn được nhìn nhận dưới hai góc độ, đó là: - Mặt khách quan: An toàn được nhìn nhận với hiện trạng bên ngoài, an toàn được hiểu là trạng thái bình yên đối với con người, hàng hóa, hệ thống cửa hàng và các tài sản đi kèm hỗ trợ hoạt động bán hàng. - Mặt chủ quan: An toàn thể hiện trạng thái tâm lí của con người (cả người bán hàng và người mua hàng), đó là không có sự đe dọa và không có sự nguy hiểm. * Đặc điểm: - Tính phức tạp: Được thể hiện qua đối tượng cần đảm bảo an toàn là con người, hàng hóa, cơ sở vật chất, các hoạt động, … với các tình huống phát sinh không thể lường trước. - Tính liên tục: Bất kỳ một sai sót nhỏ, thiếu cảnh giác đều có thể ảnh hưởng đến an ninh an toàn cho hoạt động bán hàng, do vậy bộ phận an ninh luôn cần đảm bảo tính hoạt động liên tục và trách nhiệm cao. - Tính phối hợp: Môi trường bán hàng đảm bảo an ninh, an toàn là kết quả của sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau từ bảo vệ tới nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân,… qua đó cung ứng hàng hóa và dịch vụ với chất lượng và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 1.1.2. Tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn - Giúp cho hoạt động bán hàng diễn ra thuận lợi và liên tục: Việc đảm bảo công tác an ninh, an toàn trong bán hàng giúp hạn chế và kiểm soát những rủi ro như cháy nổ, trộm cắp, tai nạn lao động,… ảnh hưởng tới quá trình bán hàng. - Phòng tránh và hạn chế tổn thất về người và tài sản do mất an ninh, an toàn gây ra: Những thiệt hại và mất mát có thể xảy ra cho nhân viên cửa hàng, khách hàng, hàng hóa, tài sản,… sẽ được kiểm soát và hạn chế tới mức thấp nhất khi công tác an ninh, an toàn của cửa hàng được đảm bảo. - Bảo toàn năng suất lao động: Môi trường làm việc an toàn sẽ giúp cho người lao động yên tâm làm việc đồng thời bảo vệ tốt tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của người lao động. 10
  11. - Giảm các chi phí phát sinh: Khi công tác an ninh, an toàn trong bán hàng không được đảm bảo, những rủi ro tiềm ẩn có thể gây thiệt hại về con người, tài sản, hàng hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kéo theo đó là những chi phí phát sinh như chi phí y tế, chi phí pháp lý,… 1.1.3. Những nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn - Những thứ có nguy cơ gây cháy: Những thứ dễ gây cháy có thể nằm ở nhiều nơi trong cửa hàng bán lẻ. Những yếu tố như rò điện hoặc rò ga ở khu vực trưng bày hàng hóa, các chất hóa lỏng hoặc những vật liệu dễ nổ nằm gần nguồn nhiệt là những nguy cơ cháy chủ yếu có thể gây hại cho nhân viên, khách hàng và hàng hóa, tài sản khác. - Môi trường làm việc không đảm bảo: Bảo đảm đồ bảo hộ đầy đủ và môi trường làm việc an toàn cho nhân viên, thẩm tra cửa hàng thường xuyên để đảm bảo không có hiểm họa tiềm ẩn như: sàn nhà trơn trượt, có góc nhọn, hàng hóa đặt sai chỗ, sắp xếp không hợp lý,… có thể gây mất an toàn cho khách hàng hoặc nhân viên - Chất lượng không khí: Khi cửa hàng được đặt bên trong các tòa nhà khác như trung tâm mua sắm, mà không có cửa sổ để mở trong trường hợp cửa hàng cần thoát khí. Không có sự lưu thông thích hợp, không khí trong cửa hàng có thể bị nấm mốc, vi trùng hoặc ẩm mốc từ những sản phẩm được sử dụng. - Thảm họa tự nhiên: Những thiên tai như động đất, bão lụt có thể dẫn tới việc hàng hóa, nhà cửa bị đổ sập, hoặc cháy nổ,…gây mất an ninh, an toàn cho người và tài sản. - Tội phạm: Sự an toàn của khách hàng, nhân viên và tài sản có thể bị đe dọa nếu như các hành vi tội phạm xảy ra trong hoạt động bán hàng như cướp, móc túi, lừa đảo,… 1.2. Tác hại của môi trường làm việc không đảm bảo an ninh, an toàn - Thiệt hại về nhân lực, năng suất lao động: Nguy cơ mất an ninh, an toàn trong môi trường làm việc tạo tâm lý không an lòng cho người lao động làm giảm năng suất lao động. Đồng thời môi trường làm việc không đảm bảo an ninh, an toàn cũng có thể dẫn tới sự mất mát về con người, sức khỏe, khả năng làm việc của người lao động. - Thiệt hại về tài sản, hàng hóa: Môi trường làm việc không đảm bảo an ninh, an toàn có thể gây ra những thiệt hại về tài sản như mất mát, tài sản bị hư hỏng do cháy nổ,.. 11
  12. - Phí tổn y tế: Môi trường làm việc không đảm bảo an ninh, an toàn có khả năng gây ra những sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, khách hàng từ đó dẫn tới những chi phí y tế. - Chi phí về pháp lý: Những thiệt hại, mất mát về con người hay hàng hóa và tài sản của người khác do vấn đề mất an ninh, an toàn gây ra có thể dẫn tới những chi phí về pháp lý. 1.3. Các quy định về an ninh, an toàn 1.3.1. Yêu cầu chung - Nhà quản lý phải có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, an toàn có nội quy, quy chế làm việc bảo vệ con người, hàng hóa, cơ sở bán hàng, phòng, chống cháy, nổ và 100% nhân viên nắm được các nội quy, quy định làm việc an toàn và được học các khóa huấn luyện an toàn lao động. - Có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn; có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự; tự bảo vệ vật tư, tài sản tại cơ sở. - Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách: Lực lượng bảo vệ có tinh thần trách nhiệm cao, được đào tạo và huấn luyện thường xuyên để đảm bảo kỹ năng tốt. - Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động như quần áo, mũ, kính, giày, găng tay bảo hộ; Các thiết bị phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn khi có tai nạn xảy ra,… Những nơi có nguy cơ cao gây mất an ninh, an toàn cần có biển hiệu cảnh báo, hoặc những hướng dẫn cụ thể. - Tạo một lối thoát hiểm tại cơ sở bán hàng, kho, xưởng làm việc để phòng khi có những tình huống khẩn cấp xảy ra nhân viên và khách hàng vẫn được đảm bảo an toàn. 1.3.2. Nguyên tắc làm việc an toàn - Phải thực hiện đúng theo những chỉ dẫn và quy định an toàn khi sử dụng các dụng cụ máy móc, thiết bị tại nơi làm việc. - Thường xuyên sắp xếp cũng như dọn dẹp lại khu vực làm việc để đảm bảo an toàn vệ sinh và giúp cho nơi làm việc trở nên gọn gàng và thoáng đãng hơn. Qua đó giúp giảm được những tai nạn đáng tiếc về người và tài sản. 12
  13. - Tại những nơi có sự xuất hiện của các nguồn điện và dây dẫn thì cần phải chú ý đặt chúng tại những nơi cao ráo và phải chú ý tuân thủ những nguyên tắc về an toàn điện. - Những dụng cụ hay những nguyên liệu, hóa chất dễ cháy thì phải đặt tránh xa những nơi có thể phát sinh ra ngọn lửa vì nếu để gần không chú ý có thể gây cháy lan rất nhanh. 13
  14. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của công tác an ninh, an toàn trong bán hàng? Câu 2: Trình bày các nguyên nhân chính gây mất an ninh, an toàn? Câu 3: Hãy nêu những tác hại của một môi trường làm việc không an toàn Câu 4: Trình bày các quy định về an toàn, an ninh? 14
  15. CHƯƠNG 2: AN NINH TRONG BÁN HÀNG Giới thiệu: Là chương thứ 2 nằm trong môn học An ninh, an toàn trong bán hàng. Nội dung chương sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về an ninh trong bán hàng: Tổng quan về bộ phận an ninh, khu vực hoạt động và các nghiệp vụ cơ bản của bộ phận an ninh. Mục tiêu: - Trình bày được chức năng, nhiệm vụ và các trang thiết bị cần thiết của bộ phận an ninh trong bán hàng. - Trình bày được khu vực hoạt động của bộ phận an ninh; Khái niệm và nguyên tắc bố trí mặt bằng của bộ phận an ninh trong bán hàng. - Trình bày được các nghiệp vụ cơ bản của bộ phận an ninh. Nội dung chính: 2.1. Tổng quan về bộ phận an ninh 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận an ninh Tùy thuộc vào quy mô, thứ hạng, mặt hàng kinh doanh của từng đơn vị bán hàng mà cơ cấu tổ chức, số lượng nhân viên, vị trí, chức danh của bộ phận an ninh là khác nhau. Cơ cấu tổ chức của bộ phận an ninh có thể kể đến như nhân viên tuần tra, nhân viên trực cổng nhân viên, nhân viên trực cổng chính, nhân viên phòng camera, nhân viên trực bãi gửi xe, nhân viên trực sảnh,…Với cơ cấu tổ chức và quy mô khác nhau, bộ phận an ninh cũng đảm nhận những chức năng cơ bản sau: * Chức năng - Đảm bảo sự an toàn cho con người: Bao gồm đảm bảo an toàn cho khách hàng, cho nhân viên của cửa hàng, đảm bảo an toàn cho đối tác và nhà cung cấp. Với mỗi đối tượng khác nhau thì nhân viên an ninh sẽ có cách tiếp cận và thực hiện các hoạt động tác nghiệp khác nhau. - Đảm bảo an toàn cho cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bao gồm đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đồ dùng của khách hàng, đảm bảo an toàn cho trang thiết bị của khách sạn, trang thiết bị của nhà cung cấp, đối tác và các đơn vị khác có liên quan. 15
  16. - Đảm bảo an toàn cho các hoạt động, sự kiện: Bộ phận an ninh xây dựng kế hoạch về nhân sự, phương án cho các hoạt động sự kiện, tổ chức triển khai phân công công việc và kiểm tra, xử lý tình huống phát sinh - Xử lý các tình huống phát sinh: Với mỗi tình huống phát sinh, nhân viên an ninh đều có cách xử lý tùy thuộc vào mức độ và sự nguy hiểm của sự việc, như tình huống phát sinh do điều kiện kỹ thuật, do sự cố ý của con người, do thiên tai,… - Phối hợp với các bộ phận khác: Bộ phận an ninh phối kết hợp với các bộ phận khác như nhân viên bán hàng, nhân viên kho,…để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động bán hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. * Nhiệm vụ của bộ phận an ninh Nhằm đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, nhân viên và các tài sản có giá trị khác. Báo cáo và xử lý các tình huống phát sinh và đe dọa tới an toàn của cơ sở bán hàng. Bộ phận an ninh trong bán hàng có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: +Kiểm soát người và phương tiện ra, vào khu vực bán hàng: Phương tiện ra, vào của khách hàng, nhân viên, đối tác,…Bộ phận bảo vệ có trách nhiệm trong việc kiểm soát các phương tiện ra vào an toàn, không ảnh hưởng tới các hoạt động bán hàng. + Tuần tra: Tuần tra là công việc thường xuyên, liên tục của bộ phận an ninh nhằm kiểm soát các khu vực không cho người không có nhiệm vụ ra vào. Tuần tra nhằm phát hiện ra các sự cố, người/vật thể đáng ngờ, tình huống phát sinh và xử lý kip thời,… + Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy và đối phó với hỏa hoạn: Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy, ghi chép việc kiểm tra các thiết bị, thực hiện thông báo và sơ tán mọi người, đối phó với đám cháy trong trường hợp có cháy xảy ra. + Kiểm soát hệ thống camera: Hệ thống camera được bộ phận an ninh kiểm soát và theo dõi thường xuyên. Điều này đảm bảo sự an toàn con người, hàng hóa và tài sản trong hoạt động bán hàng. + Nhiệm vụ khác: Ngoài công việc chuyên môn, bộ phận an ninh còn thực hiện nhiều công việc khác như kiểm soát rác thải, xử lý các tình huống phát sinh như mất cắp, ẩu đả, mâu thuẫn,… 2.1.2. Các trang thiết bị cần thiết 16
  17. - Hệ thống báo động và cảm biến: Hệ thống này sẽ thông báo cho đội ngũ an ninh bên ngoài trong trường hợp có kẻ xấu đột nhập hoặc có sự cố cháy nổ. Ví dụ: nhóm thiết bị báo cháy (thiết bị dò nhiệt, dò khói), nhóm thiết bị chống đột nhập (thiết bị dò chuyển động, thiết bị báo kính vỡ, thiết bị dò chấn động,…) - Hệ thống camera: Là một hệ thống bao gồm các thiết bị điện tử được kết nối với nhau để ghi nhận hình tại nơi cần theo dõi và đưa hình ảnh tới người sử dụng bằng các thiết bị như: tivi, máy tính, điện thoại di động,…Thông qua mạng internet, giúp quản lý một cách chủ động hơn dù đang ở bất kỳ nơi nào. Các thiết bị cấu thành: Camera quan sát, nguồn cho camera, đầu ghi hình camera, ổ cứng cho đầu ghi hình, dây điện cấp nguồn cho camera, dây tín hiệu cho camera, dây mang internet, thiết bị nhân hình ảnh và đưa đến người quản lý - Điện thoại di động, bộ đàm: Để phục vụ cho việc liên lạc với trung tâm chỉ huy và giữa những người trong bộ phận an ninh với nhau hay như liên lạc với các đơn vị khác trong trường hợp có trộm cắp, cháy nổ,…thì việc trang bị điện thoại di động và bộ đàm cho bộ phận an ninh là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, điện thoại di động còn phục vụ cho công tác chụp ảnh hiện trường, xác định vị trí, ghi âm trong trường hợp cần thiết. - Công cụ hỗ trợ khác: Đèn pin, công cụ tự vệ (côn, gậy 3 khúc, xịt hơi cay,…), hệ thống máy kiểm soát ra vào, máy kiểm tra vạch, đồng phục bảo vệ (quần áo, cà vạt, dây đai, mũ bảo vệ, giày bảo hộ,…), bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ,… 2.2. Khu vực hoạt động và bố trí mặt bằng của bộ phận an ninh 2.2.1. Khu vực hoạt động - Khu vực cổng chính, sảnh: Là khu vực quan trọng, lối dành cho khách vào khu vực mua hàng, tại khu vực cổng chính cần được bố trí nhân viên an ninh trực thường xuyên để đảm bảo an toàn cho khách ra, vào cửa hàng và phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tình huống xấu. Nhân viên tại khu vực cổng chính phải có kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ và khéo léo xử lý các tình huống, hỗ trợ các nhân viên bộ phận khác nhằm đảm bảo an toàn cho khách ra vào. - Khu vực cổng nhân viên: Là lối đi ra, vào của nhân viên và một số trang thiết bị, người tới làm việc. Tại đây bộ phận an ninh thực hiện các nghiệp vụ như kiểm tra nhân viên ra vào, kiểm tra thẻ nhân viên, thời gian ra vào, kiểm tra các vật dụng mang vào, ra. 17
  18. - Khu vực để xe: Là khu vực để xe của khách hàng hoặc/và nhân viên, tùy đơn vị bán hàng mà khu vực để xe của nhân viên, khách là khác nhau. Thông thường khu vực để xe nhân viên ở một nơi khác, khu vực để xe của khách ở một nơi khác. Tại khu vực để xe bộ phận an ninh có nhiệm vụ ghi vé, hướng dẫn người điều khiển phương tiện đỗ đúng nơi quy định, sắp xếp ngọn ngàng, trông coi, bảo quản phương tiện, trả phương tiện theo quy định, xử lý, báo cáo các tình huống phát sinh, bàn giao thông tin, công việc cho ca tiếp theo. - Khu vực phòng camera, phòng máy: Là khu vực để theo dõi các hoạt động của cửa hàng thông qua hệ thống camera, các trang thiết bị theo dõi, ghi hình, ghi âm và đưa hình ảnh tới người sử dụng bằng các thiết bị như tivi, máy tính, điện thoại di động. 2.2.2. Bố trí mặt bằng * Khái niệm: Bố trí mặt bằng tại bộ phận an ninh là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình tác nghiệp của bộ phận an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng, nhân viên, tài sản và các hoạt động bán hàng. * Yêu cầu: - Bố trí mặt bằng tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể, phụ thuộc vào diện tích, không gian, trang thiết bị và tính năng của từng khu vực mà bố trí cho hợp lý. - Các cửa hàng có quy mô, diện tích, vị trí, thiết kế khác nhau thì có cách bố trí mặt bằng tại bộ phận an ninh là khác nhau. Bố trí mặt bằng tại các khu vực, cụ thể: * Các địa điểm và chức năng của từng bộ phận an ninh - Văn phòng an ninh: Là khu vực dành riêng cho bộ phận bảo vệ để thực hiện các công việc như: + Họp + Đào tạo + Quản lý sổ sách, văn bản + Phân công công việc. - Phòng thường trực khu vực gửi xe/cổng nhân viên: Việc bố trí mặt bằng cần đảm bảo hiệu quả sử dụng không gian, tính linh hoạt, dễ dàng thu hẹp hoặc mở rộng trong tương lai, đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ sau: + Duy trì an ninh trật tự tại cổng và khu vực giữ xe 18
  19. + Quan sát phương tiện, quẹt thẻ, phát thẻ, kiểm tra thông tin xe + Quản lý tiền phí, nộp lại Quản lý - Phòng camera và hệ thống máy tính: Là việc bố trí không gian, các phương tiện vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu cầu công việc. Cần đảm bảo sự thuận tiện trong việc điều khiển, kiểm soát và bảo trì thiết bị. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu an toàn trong quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ sau: + Đảm bảo an ninh và an toàn cho phòng camera + Kịp thời nắm bắt và xử lý sự cố khi xảy ra một cách chủ động. + Giám sát hoạt động của các hệ thống máy móc thiết bị trong phòng để đảm bảo rằng tất cả hoạt động ổn định + Thao tác, vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn cho toàn bộ tòa nhà. + Xử lý tín hiệu báo cháy tại tủ trung tâm + Xử lý các tình huống phát sinh và phối hợp các vị trí trong tòa nhà một cách nhịp nhàng + Tổng hợp vụ việc, ghi sổ an ninh nội bộ 2.3. Nghiệp vụ của bộ phận an ninh 2.3.1. Tuần tra khu vực bán hàng Tuần tra khu vực bán hàng là một phần thiết yếu của các biện pháp nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản, cũng như phát hiện các mối đe dọa đến an ninh, an toàn của hoạt động bán hàng một cách kịp thời, qua đó giúp giảm thiệt hại về người và tài sản. Nhân viên tuần tra cần thường xuyên kiểm tra các khu vực bán hàng, làm đúng, đủ nhiệm vụ tại các vị trí được giao cũng như phối hợp với các vị trí khác để được hỗ trợ khi cần thiết, qua đó giúp phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tình huống không đảm bảo an toàn. Công việc của nhân viên tuần tra là nhận bàn giao từ ca trước (trang thiết bị, công việc,…) chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hỗ trợ (đèn, bộ đàm,…) Thực hiện các công việc tuần tra theo quy định, xử lý, báo cáo các tình huống phát sinh nếu có. Đảm bảo an toàn cho hoạt động bán hàng. Nội dung các bước tuần tra: - Đầu ca: Trước khi vào ca làm việc, nhân viên bộ phận an ninh sẽ chuẩn bị trang phục, vệ sinh cá nhân,… và bắt đầu làm việc như nhận bàn giao toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin từ ca trước và ký vào sổ giao ca. 19
  20. - Giữa ca: Thực hiện công việc tuần tra các khu vực tại cửa hàng trong ca làm việc của mình. Khi đã chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bút, sổ, trang thiết bị hỗ trợ,… nhân viên sẽ đi tuần tra. Thực hiện tuần tra tiền sảnh, hành lang, khu vực bán hàng, phòng kho,…chủ động xử lý các tình huống phát sinh tránh ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Tuần tra tất cả các khu vực càng thường xuyên càng tốt. - Cuối ca: Bàn giao toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị cho ca sau, ghi nội dung biên bản bàn giao ca và ký nhận vào sổ giao ca, sau mỗi lần tuần tra thì nhân viên tuần tra phải ghi thông tin vào sổ bao gồm các thông tin như, ngày giờ, họ tên nhân viên tuần tra, chữ ký, ghi theo thứ tự thời gian, nội dung ghi chú đầy đủ để đồng sự và cấp trên dễ dàng theo dõi. 2.3.2. Kiểm soát người ra vào - Hướng dẫn và kiểm soát việc lưu thông của các nhà cung cấp, khách hàng, nghiêm cấm các trường hợp vào/ra không đúng quy định. - Nhắc nhở mọi người không được tụ tập, chèn, chất đồ cản lối thoát hiểm. - Tuần tra phát hiện và xử lý những thành phần khả nghi lợi dụng sơ hở đột nhập và khu vực thương mại, đặc biệt là vào buổi trưa và tối. - Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhân viên phải đảm bảo công tác an toàn lao động như quần áo, giầy dép, mũ bảo hộ cần đầy đủ, …Nhân viên làm việc tăng ca cần phải danh sách kèm theo. 2.3.3. Ngăn ngừa những hành động khả nghi và trộm cắp Nhân viên tuần tra được coi là “tai”, “mắt” và “miệng” của cơ sở bán hàng, do đó họ phải luôn khéo léo tiếp cận và tìm hiểu các đối tượng, hiện tượng nghi vấn. - Đảm bảo hệ thống camera của cửa hàng luôn trong tình trạng ổn định, hoạt động tốt để giám sát và nắm bắt tình hình tại khu vực bán hàng và khu vực liên quan. Tiến hành xử lý các trường hợp phát sinh dựa trên ghi nhận qua camera. - Kiểm tra hoạt động của đèn báo khẩn cấp, hệ thống đèn chiếu sang, nếu phát hiện hư hỏng cần báo ngay cho bộ phận liên quan sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian sớm nhất. Kiểm tra tình hình của các thiết bị phòng cháy chữa cháy để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0