intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Autocad (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Autocad (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các khái niệm cơ bản; Nhập điểm trong AutoCad 2D; Sử dụng các lệnh vẽ trong AutoCad; Các lệnh hiệu chỉnh trong bản vẽ AutoCad; Ghi và hiệu chỉnh văn bản trong bản vẽ Autocad; Ghi và hiệu chỉnh kích thước trong bản vẽ AutoCad. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Autocad (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AUTOCAD NGHỀ: LẮP ĐẶT-VẬN HÀNH-BẢO DƯỠNG BƠM, QUẠT, MÁY NÉN KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số 207/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 03 năm 2022 của Trường Cao đẳng Dầu khí) Vũng Tàu, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng yêu cầu của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành cơ khí nói riêng, đồng thời giúp cho học sinh nghề Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí trình độ cao đẳng nghề ứng dụng được các kiến thức vẽ kỹ thuật để thực hiện vẽ các bản vẽ kỹ thuật trong thực tế sản xuất trên máy tính. Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, tập thể giáo viên tổ bộ môn cơ khí đã tiến hành biên soạn giáo trình Auto cad 2D để phục vụ giảng dạy cho học sinh nghề Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí trình độ cao đẳng nghề. Nội dung của giáo trình được biên soạn trên cơ sở tổng hợp kiến thức của một số giáo trình về Autocad 2D và một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, đồng thời kết hợp các yêu cầu của nghề và các ví dụ, bài tập cụ thể để phù hợp với nghề mà Trường đang giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành dầu khí nói riêng và của khoa học kỹ thuật nói chung. Nội dung giáo trình gồm 6 bài: Bài 1: Các khái niệm cơ bản Bài 2: Nhập điểm trong AutoCad 2D Bài 3: Sử dụng các lệnh vẽ trong AutoCad Bài 4: Các lệnh hiệu chỉnh trong bản vẽ AutoCad Bài 5: Ghi và hiệu chỉnh văn bản trong bản vẽ Autocad Bài 6: Ghi và hiệu chỉnh kích thước trong bản vẽ AutoCad Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình tổ chức biên soạn, tuy nhiên giáo trình biên soạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhỏ, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiều ý kiến chân thành của quý thầy cô đồng nghiệp cùng các độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! BRVT, ngày 01 tháng 03 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Anh Dũng 2. Trần Nam An 3. An Đình Quân Trang 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................3 MỤC LỤC ......................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................6 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AUTOCAD .....................................................................7 CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...............................................................13 1.1. GIỚI THIỆU AUTO CAD: .......................................................................................... 14 1.2. KHỞI ĐỘNG AUTO CAD: ......................................................................................... 14 1.3. CẤU TRÚC MÀN HÌNH ĐỒ HỌA: .......................................................................... 14 1.4. THANH CÔNG CỤ (TOOLBAR) ............................................................................... 15 1.5. ĐIỀU KHIỂN CÁC DANH MỤC (MENU BAR) ....................................................... 17 1.6. CÁC CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỘP THOẠI VỀ FILE: ........................................... 19 1.7. GHI BẢN VẼ THÀNH FILE (LỆNH SAVE,SAVE AS, QSAVE) ............................ 21 1.8. XUẤT BẢN VẼ THÀNH FILE (LỆNH EXPORT) .................................................... 21 1.9. MỞ BẢN VẼ CÓ SẴN TRÊN ĐĨA (LỆNH OPEN) ................................................... 21 1.10. THOÁT KHỎI AUTOCAD: (LỆNH QUIT, HAY EXIT)........................................... 22 CHƯƠNG 2: NHẬP ĐIỂM TRONG AUTOCAD 2D .............................................23 2.1. TẠO BẢN VẼ MỚI : ................................................................................................... 24 2.2. CÁC ĐỐI TƯỢNG 2D CỦA AUTO CAD .................................................................. 25 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬP TỌA ĐỘ ĐIỂM .......................................................... 25 CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC LỆNH VẼ TRONG AUTOCAD ............................27 3.1. VẼ ĐOẠN THẲNG (LỆNH LINE) ............................................................................. 28 3.2. VẼ ĐƯỜNG TRÒN (LỆNH CIRCLE) ........................................................................ 28 3.3. VẼ CUNG TRÒN (LỆNH ARC) ................................................................................. 29 3.4. VẼ ĐIỂM LỆNH POINT ............................................................................................. 31 3.5. VẼ ĐA TUYẾN (LỆNH PLINE) ................................................................................. 32 3.6. VẼ HÌNH ĐA GIÁC ĐỀU (LỆNH POLYGON) ......................................................... 33 3.7. VẼ HÌNH CHỮ NHẬT LỆNH RECTANGLE VẼ HÌNH CHỮ NHẬT (LỆNH RECTANG) .................................................................................................................. 34 CHƯƠNG 4: CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH BẢN VẼ TRONG AUTOCAD ............36 4.1. DỜI ĐỐI TƯỢNG LỆNH MOVE ............................................................................... 37 4.2. XÉN MỘT PHẦN ĐỐI TƯỢNG LỆNH TRIM .......................................................... 38 4.3. XÉN MỘT PHẦN ĐỐI TƯỢNG GIỮA HAI ĐIỂM CHỌN LỆNH BREAK ............ 39 4.4. KÉO DÀI ĐỐI TƯỢNG LỆNH EXTEND .................................................................. 39 4.5. QUAY ĐỐI TƯỢNG QUANH 1 ĐIỂM LỆNH ROTATE ......................................... 40 4.6. PHÉP TỈ LỆ LỆNH SCALE......................................................................................... 41 4.7. THAY ĐỔI CHIỀU DÀI ĐỐI TƯỢNG LỆNH LENGTHEN .................................... 41 4.8. PHÉP DỜI VÀ KÉO DÀI ĐỐI TƯỢNG LỆNH STRETCH....................................... 42 Trang 4
  5. CHƯƠNG 5: GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN TRONG BẢN VẼ AUTOCAD .......................................................................................................................................44 5.1. TẠO KIỂU CHỮ ( LỆNH STYLE ) ............................................................................ 45 5.2. LỆNH STYLE .............................................................................................................. 45 5.3. LỆNH TEXT ................................................................................................................ 47 5.4. NHẬP ĐOẠN VĂN BẢN VÀO BẢN VẼ LỆNH MTEXT ........................................ 48 5.5. KIỂM TRA LỔI CHÍNH TẢ ( LỆNH SPELL ) .......................................................... 52 5.6. LỆNH CHANGE .......................................................................................................... 52 5.7. LỆNH DDEDIT ............................................................................................................ 52 5.8. BIẾN TEXTFILL ......................................................................................................... 52 CHƯƠNG 6: GHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC TRONG BẢN VẼ AUTOCAD ...................................................................................................................54 6.1. THÀNH PHẦN KÍCH THƯỚC ................................................................................... 55 6.2. TRÌNH TỰ GHI KÍCH THƯỚC. ................................................................................. 56 6.3. CÁC NHÓM LỆNH GHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC .................................... 56 6.4. LỆNH DIMLINEAR (DLI) .......................................................................................... 57 6.5. LỆNH DIMALIGNED. ................................................................................................ 57 6.6. GHI KÍCH THƯỚC THEO ĐƯỜNG DẪN (LỆNH LEADER ) ................................ 58 6.7. GHI KÍCH THƯỚC BÁN KÍNH. ................................................................................ 58 6.8. GHI KÍCH THƯỚC ĐƯỜNG KÍNH. .......................................................................... 59 6.9. GHI TỌA ĐỘ ĐIỂM LỆNH: DIMORDINATE. ......................................................... 59 6.10. GHI CHUỖI KÍCH THƯỚC SONG SONG LỆNH: DIMBASELINE. ...................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63 Trang 5
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1-1: Màn hình đồ họa Autocad 2004 ....................................................................14 Hình 1-2.: Các dạng shortcut menu ...............................................................................15 Hình 1-3. :Standard toolbar ...........................................................................................16 Hình 1-4.: Object Properties toolbar .............................................................................16 Hình 1-5.: Draw toolbar ................................................................................................16 Hình 1-6.: Menu bar ......................................................................................................17 Hình 1-7.: Vẽ circle từ menu bar ...................................................................................17 Hình 2-1.: Hộp thoại Create New Drawing ...................................................................19 Hình 2-2.: Hộp thoại Options ........................................................................................20 Hình 2-4.: Hộp thoại Save Drawing As.........................................................................21 Hình 2-5.: Hộp thoại Select File ....................................................................................22 Hình 2-3.: Hộp thoại Create New Drawing ...................................................................24 Hình 4-1.: Hộp thoại Point Style ...................................................................................32 Hình 7-1.: Modify Toolbar ............................................................................................37 Hình 12-1.: Hộp thoại Text Style - font VNI-times ......................................................46 Hình 12-2.: Hộp thoại Text Style - font romans............................................................47 Hình 12-3. Hộp thoại Multiline Text Editor ..................................................................49 Hình 12-4.: Hộp thoại multiline Editor-chèn ký tự .......................................................50 Hình 12-5.: Hộp thoại Character Map ...........................................................................50 Hình 12-6.: Hộp thoại Wizard .......................................................................................51 Hình 12-7. Hộp thoại Edit Text .....................................................................................52 Hình 14-1.: Dimension Toolbar ....................................................................................56 Hình 14-2.: Các thuật ngữ khi ghi kích thước ...............................................................57 Hình 14-3.: Hộp thoại Dimension Style Manager .........................................................61 Hình 14-4.: Create New Dimension Style .....................................................................61 Hình 14-5.: Hộp thoại New Dimension Style MISO-25 ...............................................62 Trang 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AUTOCAD 1. Tên môn học: Autocad 2. Mã số môn học: MECM63013 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Là môn học được bố trí cho sinh viên sau khi đã học xong các môn học chung theo quy định và học xong các môn học cơ sở ngành. 3.2. Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Autaocad là môn kỹ thuật cơ sở quan trong của sinh viên ngành cơ khí. Giúp cho sinh viên thiết lập và vẽ được nhưng bản vẽ 2d trên phần mềm autocad. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được các khái niệm cơ bản của phần mềm Autocad; A2. Xác định được tọa độ điểm trong Autocad 2D; A3.Mô tả được thanh công cụ layer, region trong Autocad; A4. Nhận biết được các lệnh hiệu chỉnh bản vẽ; A5. Trình bày được lệnh ghi và hiệu chỉnh văn bản trong Autocad; A6. Hiểu được các lệnh ghi và điều chỉnh kích thước trong Autocad. 4.2. Về kỹ năng: B1. Vẽ được đoạn thẳng, hình tròn … bằng cách sử dụng tọa độ điểm; B2. Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ đối tượng trong Autocad; B3. Tạo được chính xác các đường, nét cho đối tượng trong Autocad; B4. Sử dụng thành thạo các lệnh hiệu chỉnh văn bản, đường nét trong Autocad; B5. Sử dụng và rèn luyện kỹ năng thực hiện bản vẽ, các loại đường nét cho lớp vẽ. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1.Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập, làm việc độc lập; C2. Làm việc theo mức độ thành thạo, độc lập, và có thể hướng dẫn người khác; C3.Chủ động và sáng tạo trong công việc 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Số Mã MH/MĐ Trong đó Tên môn học, mô đun tín Tổng /HP Lý Thực hành/ Kiểm chỉ số thuyết thực tập/ tra Trang 7
  8. thí nghiệm/ bài tập/ LT TH thảo luận Các môn học chung/đại I 23 465 180 260 17 8 cương COMP64002 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 0 COMP62004 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 COMP62008 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 Giáo dục quốc phòng và An COMP64010 4 75 36 35 2 2 ninh COMP63006 Tin học 3 75 15 58 0 2 FORL66001 Tiếng anh 6 120 42 72 6 0 SAEN52001 An toàn vệ sinh lao động 2 30 23 5 2 0 Các môn học, mô đun II 69 1740 434 1237 30 39 chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 21 375 226 128 17 4 MECM53001 Dung sai 3 45 42 0 3 0 MECM53002 Vật liệu cơ khí 3 45 42 0 3 0 MECM52003 Vẽ kỹ thuật 1 2 45 14 29 1 1 MECM64011 Cơ kỹ thuật 2 45 14 29 1 1 MECM62012 Vẽ kỹ thuật 2 2 45 14 29 1 1 ELEI53055 Điện kỹ thuật cơ bản 3 45 36 6 3 0 MECM63013 Autocad 3 60 28 29 2 1 PETR52002 Nhiệt kỹ thuật 3 45 36 6 3 0 Môn học, mô đun chuyên II.2 môn ngành, 48 1365 208 1109 13 35 nghề MECM53104 Gia công nguội cơ bản 3 75 14 58 1 2 MECM62015 Nguyên lý - Chi tiết máy 2 45 14 29 1 1 MECM64016 Kỹ thuật sửa chữa cơ khí 4 60 56 0 4 0 MECP64147 Cân bằng động 4 90 28 58 2 2 MECM54105 Gia công cắt gọt kim loại 1 4 120 6 110 0 4 MECM53107 Sửa chữa - Bảo dưỡng bơm 1 3 90 5 82 0 3 MECP65148 Sửa chữa - Bảo dưỡng Quạt 5 135 14 116 1 4 MECM63120 Sửa chữa - Bảo dưỡng bơm 2 3 75 14 58 1 2 MECM63118 Gia công cắt gọt kim loại 2 3 75 14 58 1 2 Sửa chữa - Bảo dưỡng máy MECM53108 3 90 5 82 0 3 nén khí Sửa chữa - Bảo dưỡng động MECM54109 4 120 6 110 0 4 cơ đốt trong MECW53161 Kỹ thuật hàn cơ bản 3 75 14 58 1 2 MECM54210 Thực tập sản xuất 4 180 14 162 1 3 MECM63222 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 4 128 0 3 Trang 8
  9. Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun tín Tổng thực tập/ tra /HP Lý chỉ số thí nghiệm/ thuyết bài tập/ LT TH thảo luận Tổng cộng 92 2205 614 1497 47 47 5.2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực Số TT Nội dung tổng quát hành, thí Kiểm tra Tổng Lý nghiệm, số thuyết thảo luận, bài tập LT TH 1 Bài 1: Các khái niệm cơ bản 4 4 2 Bài 2: Nhập điểm trong Autocad 2D 2 1 1 Bài 3: Sử dụng các lệnh vẽ trong 3 12 6 5 1 Autocad Bài 4: Các lệnh hiệu chỉnh bản vẽ 4 20 9 11 trong Autocad Bài 5: Ghi và hiệu chỉnh văn bản 5 8 4 3 1 trong bản vẽ Autoacad Bài 6: Ghi và hiệu chỉnh kích thước 6 14 4 9 1 trong bản vẽ Autocad. Cộng 60 28 29 2 1 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Phòng máy 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projector, máy vi tính, bảng, phấn. Máy PC cài phần mềm autocad. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, Giáo án, phiếu học tập 6.4. Các điều kiện khác: 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Trang 9
  10. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu Khí như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Tập trung, Lý A1, A2, A3, A4, 1 Sau 35 giờ. nhóm và từng thuyết/Bài A5, học viên tập B1, B2, B3 C1, C2 Định kỳ Tập trung, Lý thuyết/Bài A1, A2, A3, A4, 1 Sau 45 giờ nhóm và từng tập A5, A6 học viên B1, B2, B3, B4 C1, C2 Kết thúc môn Tập trung Lý A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 60 giờ học thuyết/Bài B1 tập C1, C2, C3 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Trang 10
  11. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Cao đẳng 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn thường xuyên, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ và cá nhân thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thay nhau làm bài thực hành, theo dõi, ghi chép, rút kinh nghiệm và thực tập. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự 100% các buổi thực hành. Nếu người học vắng >1% số tiết thực hành phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - tham dự tối thiểu 70% thời lượng lý thuyết, nếu vắng >31% thời lượng lý thuyết thì phải học lại môn học. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2 người học sẽ được cung cấp 01 máy hàn thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm bài tập của mình và hoàn thiện tốt nhất các kỹ năng đã được hướng dẫn của giáo viên. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng AutoCAD 2004, Tập 1, 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. [2] Nguyễn Hữu Lộc, Thiết kế mô hình ba chiều với AutoCAD 2008, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. [3] Autodesk. Command Reference helps AutoCAD R 2008. [4] Website http://www.autocadcentral.com. Trang 11
  12. Trang 12
  13. CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu chung về phần mềm autocad 2d ❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Trình bày được vai trò của chương trình Auto CAD trong ngành cơ khí ➢ Về kỹ năng: - Nhận biết được giao diện tổng quan của chương trình Auto CAD ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập, làm việc độc lập; - Làm việc theo mức độ thành thạo, độc lập, và có thể hướng dẫn người khác; - Chủ động và sáng tạo trong công việc ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, làm mẫu, hướng dẫn thường xuyên, theo dõi, rút kinh nghiệm cho người học); yêu cầu người học thực hiện theo giáo viên hướng dẫn (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Chương 1) trước buổi học; theo dõi giáo viên làm mẫu, làm theo, rút kinh nghiệm đề thực tập lần sau đạt được các yêu cầu của Chương 1. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Projetor, máy vi tính cài phần mềm autocad, bảng, phấn. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phiếu học tập. - Các điều kiện khác: Không ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. Trang 13
  14. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 ✓ Kiểm tra định kỳ: không ❖ NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. GIỚI THIỆU AUTO CAD: CAD là chữ viết tắt của Computer Aided Design hay Computer Aided Drafting. 1.2. KHỞI ĐỘNG AUTO CAD: - Double Click vào biểu tượng AutoCAD trên Desktop. - Chọn Start\ All Programs\ AutoDesk\ AutoCAD \ AutoCAD 2004. 1.3. CẤU TRÚC MÀN HÌNH ĐỒ HỌA: Hình 1-1: Màn hình đồ họa Autocad 2004 Menu gọi tắt (shortcut menu) • Giúp truy xuất lệnh liên quan tới hoạt động hiện thời một cách nhanh chóng. Trang 14
  15. • Để gọi shortcut menu, nhấp chuột phải (right – click) tại các vùng khác nhau của màn hình gồm: - Vùng bản vẽ (drawing area). - Cửa sổ lệnh. - Nút trên thanh công cụ. - Các nút trên thanh trạng thái (status bar) nằm ở đáy màn hình. - Các tab Model, Layout. - Vị trí bất kỳ nếu đang thực thi lệnh ZOOM hoặc PAN. • Nội dung của shortcut menu phụ thuộc vào ngữ cảnh (context), vị trí right – click. vị trí right-click Hình 1-2.: Các dạng shortcut menu 1.4. THANH CÔNG CỤ (TOOLBAR) • Chứa các nút (button) tương ứng các lệnh AutoCAD. • Các nút có dấu tam giác ở góc phải phía dưới tượng trưng cho thanh công cụ thu nhỏ (flyout). • Màn hình ban đầu có sẵn bốn thanh công cụ là: Trang 15
  16. Hình 1-3. :Standard toolbar Hình 1-4.: Object Properties toolbar Hình 1-5.: Draw toolbar Hình 1.6. Modify toolbar • Truy xuất lệnh từ thanh công cụ: dùng mouse click lên biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ (toolbars). Thí dụ: Vẽ vòng tròn xác định theo tâm và bán kính. o Click nút trên Draw toolbar, xuất hiện các dòng nhắc (prompt) trong cửa sổ lệnh: Command: _circle Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Specify radius of circle or [Diameter]: Chú ý: Từ _circle cho biết nút trên tương ứng với việc gọi lệnh “CIRCLE”. • Bật / tắt các thanh công cụ trên màn hình: o View menu > Toolbars > hộp thoại Customize: chọn / hủy chọn tên các thanh công cụ. o Shortcut menu: right – click trên một nút của thanh công cụ bất kỳ. • Bố trí thanh công cụ trên màn hình: dùng mouse kéo – thả toolbar tới vị trí thích hợp. Toolbar có hai kiểu vị trí: o Docked: đính toolbar vào các cạnh của màn hình, tên toolbar không thể hiện. o Floating: có vị trí bất kỳ trên màn hình, tên toolbar được thể hiện Trang 16
  17. 1.5. ĐIỀU KHIỂN CÁC DANH MỤC (MENU BAR) Thanh menu Hình 1-6.: Menu bar • Mỗi menu tương ứng với một nhóm lệnh của AutoCAD, mỗi mục chọn (option) trong menu tương ứng với việc gọi lệnh thực thi. • Mục chọn của menu có dấu tam giác bên phải tương ứng với menu con (submenu), có dấu “... “ tương ứng với hộp thoại (dialog box) • Để chọn một mục của menu có 2 cách: o Lần lượt click tên menu, click chọn option trong danh sách thả xuống, hoặc o Nhấn tổ hợp phím Alt + ký tự gạch dưới của tên menu, phối hợp các phím , → để chọn. Thí dụ: Vẽ vòng tròn theo tâm và bán kính: o Draw menu > Circle > Center, Radius hoặc: o Alt + D > Circle > Center, Radius Xuất hiện dòng nhắc trong cửa sổ lệnh: Command: _circle Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chú ý: Từ _circle cho biết mục chọn trên tương ứng với việc gọi lệnh “CIRCLE”. Hình 1-7.: Vẽ circle từ menu bar Trang 17
  18. - Graphics Area (Vùng đồ họa): là vùng thực hiện các lệnh vẽ. - Menu Bar (Thanh Menu lệnh): nằm ngang phía trên vùng đồ họa, gồm các menu: File, Edit, View,… Mỗi menu chứa một nhóm lệnh (hay danh mục), ta có thể gọi lệnh tương ứng từ các menu này. Nếu danh mục nào có dấu thì sẽ có thêm một danh sách các lựa chọn khác, hay các lệnh con tương ứng. - Tools Bar (Thanh công cụ) gồm có nhiều nút lệnh trên mỗi thanh công cụ, mỗi nút lệnh là biểu tượng của một lệnh. - Crosshairs (Cursor) giao điểm của hai sợi tóc theo phương X – Y, tọa độ điểm được thông báo ở góc trái màn hình. Status Line (Dòng trạng thái): nằm ngang phía dưới vùng đồ họa, thể hiện các trạng thái SNAP, GRID, ORTHO,… Những trạng thái này nếu ở chế độ ON thì “chìm xuống”, còn OFF thì “nổi lên”. Command Line (Dòng nhập lệnh): tất cả các thông báo lệnh đều xuất hiện tại đây. Dùng để nhập các lệnh bằng phương pháp nhập lệnh thủ công (type in). - Pulldown Menu (Danh mục kéo xuống của một menu): tại đây có thể chọn lệnh trực tiếp. - Screen Menu (Menu màn hình): có cấu trúc tương tự như Menu Bar, nằm bên trái của Graphics Area, mặc định menu này không xuất hiện, để xuất hiện menu này ta thực hiện các bước sau: Từ Menu Bar\ Tools\ Options\ Display\Chọn ô Display Screen Menu\ Apply\ OK. Lưu ý: - 1. Chữ in hoa: Tên Menu. - Chữ đầu in hoa, ở sau có dấu hai chấm: Tên Lệnh. - Chữ đầu in hoa, ở sau không có dấu hai chấm: Tên Lựa chọn. - (Ta ít dùng Screen Menu vì không thuận tiện) - 2. Đối với AutoCAD 2004 ta có 5 phương pháp nhập lệnh: - · Type in: nhập lệnh trực tiếp từ bàn phím. - · Pulldown menu: gọi lệnh từ danh mục kéo xuống. - · Tools bar: gọi lệnh từ các nút biểu tượng của lệnh. - · Screen menu: gọi lệnh từ menu màn hình. Trang 18
  19. 1.6. CÁC CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỘP THOẠI VỀ FILE: Hình 1-8.: Hộp thoại Create New Drawing Nếu hộp thoại trên không xuất hiện khi mở bản vẽ mới, cần tiến hành xác lập như sau: o Mở hộp thoại Options bằng một trong các cách sau: ✓ Tools menu: Options ✓ Shortcut menu: right – click trong command window (ở dòng nhắc “Command:” và không có đối tượng nào đang được chọn), hoặc trong drawing area rồi chọn Options. ✓ Command: options o Chọn tab System, chọn Show traditional startup dialog trong listbox Startup, rồi click Apply OK. Trang 19
  20. Hình 1-9.: Hộp thoại Options • Bản vẽ mới ban đầu được tạo dựa trên một số xác lập tiêu chuẩn: o Kiểu đơn vị (unit type), độ chính xác (precision) – số chữ số sau dấu thập phân. o Kiểu đường (linetype), bề rộng nét (lineweight). o Kiểu kích thước (dimension style). o Kiểu văn bản (text style). o Vùng giới hạn bản vẽ (drawing limits). o Khung tên, khung bản vẽ. o Xác lập khổ giấy, máy in. .... Các xác lập nói trên thường được cất trong các bản vẽ mẫu có kiểu file là *.dwt. • Tạo bản vẽ mới dựa trên các xác lập có sẵn của bản vẽ mẫu: Trong hộp thoại Create New Drawing: o Click nút Use a Template, o Chọn bản vẽ mẫu thích hợp trong danh sách hoặc dùng nút Browse để duyệt file. Hình 2.3 o Click OK Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2