intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bài tập Hóa học Trung học cơ sở: Phần 2 - CĐ Sư phạm Hòa Bình

Chia sẻ: Buctranhdo Buctranhdo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp phần 1, nội dung Giáo trình Bài tập Hóa học Trung học cơ sở: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Bài tập về chất khí; các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa chúng; kim loại, phi kim; nhận biết, tách, tinh chế các chất vô cơ; hiđrocacbon, dẫn xuất của hiđrocacbon. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bài tập Hóa học Trung học cơ sở: Phần 2 - CĐ Sư phạm Hòa Bình

  1. Chương 4 BÀI TẬP VỀ CHẤT KHÍ 4.1. Tóm tắt kiến thức trọng tâm MA Áp dụng công thức tính tỷ khối: d A/ B = MB Trong đó: +d là tỉ khối của khí A đối với khí B. A/B + M là khối lượng mol của khí A. A + M là khối lượng mol của khí B B Biết: Mkk = (28x0,8) + (32x0,2) = 29(gam) MA d A/ KK = 29 Trong đó: + dA/KK là tỉ khối của khí A đối với không khí. + MA là khối lượng mol của khí A. Lưu ý: - Nếu A (hoặc B) là hỗn hợp nhiều chất thì: M= M1n1 + M 2 n 2 + M 3 n 3 + ... = M n i i n1 + n 2 + n 3 + ... (1) n i trong đó M1, M2,... là KLPT (hoặc KLNT) của các chất trong hỗn hợp; n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất. Công thức (1) có thể viết thành: n1 n n M = M1. + M 2 . 2 + M 3 . 3 + ...  ni  ni  ni M = M1x1 + M2x2 + M3x3 + ... (2) trong đó x1, x2,... là % số mol tương ứng (cũng chính là % khối lượng) của các chất. Đặc biệt đối với chất khí thì x1, x2, ... cũng chính là % thể tích nên công thức (2) có thể viết thành: M= M1V1 + M 2 V2 + M 3V3 + ... = M V i i V1 + V2 + V3 + ... (3)V i - Nếu hỗn hợp gồm hai chất, có thể áp dụng sơ đồ đường chéo để tính tỉ lệ thể tích: 54
  2. V1 M − M 2 thì: = V2 M 1 − M 4.2. Bài tập luyện tập Ví dụ 1. XO2 là oxit ở thể khí. Tỉ khối của CH4 so với không khí gấp khoảng 2,207 lần tỉ khối hơi của CH4 đối với XO2. Tìm khối lượng phân tử của XO2 và cho biết tên của X. Hướng dẫn giải 16 Biểu thức tỉ khối của CH4 so với không khí: 𝑑𝐶𝐻4 /𝑘𝑘 = 29 16 Biểu thức tỉ khối của CH4 so với XO2: 𝑑𝐶𝐻4 /𝑋𝑂2 = 𝑋+32 Theo đề bài ta có 𝑑𝐶𝐻4 /𝑘𝑘 = 2,207. 𝑑𝐶𝐻4 /𝑋𝑂2 16 16 => = 2,207. => X = 32, X là lưu huỳnh (S). 29 𝑋+32 XO2 là SO2: lưu huỳnh đioxit. Ví dụ 2. Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với hiđro là 24. Sau khi thực hiện phản ứng: thu được hỗn hợp mới có tỉ khối hơi đối với hiđro là 30. a) Tìm % thể tích các khí trong hỗn hợp trước và sau phản ứng. b) Tìm % thể tích các khí tham gia phản ứng. Hướng dẫn giải Tính % thể tích các khí trước phản ứng: ̅ ℎℎ 𝑡𝑟ướ𝑐 = 24.2 = 48 Cách 1: Từ 𝑑ℎℎ/𝐻2 = 24 => 𝑀 Áp dụng sơ đồ đường chéo: => %𝑉𝑂2 = %𝑉𝑆𝑂2 = 50%. 55
  3. Cách 2: giả sử có 1 mol hỗn hợp O2 và SO2, gọi x là số mol O2, số mol SO2 là 1 – x. ̅: Áp dụng công thức tính 𝑀 ̅ = 𝑚ℎℎ=> 𝑀 𝑀 ̅1 = 32𝑥+64(1−𝑥) = 32𝑥 + 64(1 − 𝑥) = 24.2 = 48 => x = 0,5 𝑛ℎℎ 1 0,5 %𝑉𝑂2 = %𝑉𝑆𝑂2 = 100% = 50%. 1 Tính % thể tích các khí sau phản ứng: ̅ ℎℎ 𝑠𝑎𝑢 = 30.2 = 60 Từ 𝑑ℎℎ/𝐻2 = 30 => 𝑀 Giả sử ban đầu hỗn hợp có 0,5 mol SO2 và 0,5 mol O2, số mol SO2 tham gia phản ứng là y mol Phương trình phản ứng: Theo phương trình phản ứng, cứ 2 mol SO2 phản ứng làm hỗn hợp giảm 1 mol. Vậy khi y mol SO2 phản ứng làm hỗn hợp giảm 0,5y mol. Số mol hỗn hợp sau phản ứng: nsau = 1 – 0,5y Ta có: ̅ 𝑠𝑎𝑢 = 𝑚𝑠 = 𝑀 𝑚đ = 32.0,5+64.0,5 = 48 = 60 => y = 0,4 mol 𝑛𝑠 𝑛𝑠 1−0,5𝑦 1−0,5𝑦 nsau = 1 – 0,5y => nsau = 1 – 0,5.0,4 = 0,8 mol. 0,4 %𝑉𝑆𝑂3 = . 100% = 50%. 0,8 0,5 − 0,4 %𝑉𝑆𝑂2 = . 100% = 12,5%. 0,8 %𝑉𝑂2 = 100% − 50% − 12,5% = 37,5%. b. %𝑉𝑆𝑂2 tham gia phản ứng: 0,4 %𝑉𝑆𝑂2 = . 100% = 80%. 0,5 %𝑉𝑂2 tham gia phản ứng: 0,2 %𝑉𝑂2 = . 100% = 40%. 0,5 56
  4. Bài tập áp dụng Bài 1. XO2 là oxit ở thể khí. Tỉ khối của NH3 so với không khí gấp khoảng 1,172 lần tỉ khối hơi của O2 đối với XO2. Tìm khối lượng phân tử của XO2 và cho biết tên của X. Bài 2. Có hai chất khí XOa và X’Hb. Trong đó XOa có 50% oxi và trong X’Hb có 25% hiđro (theo khối lượng). Tỉ khối hơi của chất thứ I so với chất thứ II bằng 4. Xác định công thức phân tử các chất trên. Bài 3. Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2 và CO2 lội qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì được 1g kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. Bài 4. Hãy xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau: - Dẫn 16 l hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A. - Để đốt cháy hoàn toàn khí A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với O2 là 1,25. a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A. b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng. Bài 6. Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở đktc. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, sinh ra 23,9 gam kết tủa màu đen. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính tỉ lệ số mol khí trong hỗn hợp. c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu. Bài 7. Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa. a) Viết các phương trình hóa học (biết N2, CO2 không cháy). 57
  5. b) Tính V (đktc). Bài 8. Dẫn 4,48 dm3 (ở đktc) đi qua m gam CuO nung nóng nhận được chất rắn X và khí Y. Sục khí Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 20 gam kết tủa trắng. Hòa tan chất rắn X bằng 200ml dung dịch HCl 2M thì sau phản ứng phải trung hòa dung dịch thu được bằng 50 ga, Ca(OH)2 7,4%. Viết phương trình hóa học và tính m. Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,68 gam hợp chất A sinh ra 0,448 lít khí SO2 (đktc) và 0,36 gam H2O. Biết tỉ khối của A đối với hiđro bằng 17. Xác định công thức phân tử của A. Bài 10. Cho hỗn hợp khí CO2 và CO qua nước vôi trong dư, thu được 2 gam chất kết tủa màu trắng. Nếu cho hỗn hợp này qua CuO dư, đun nóng thì thu được 1,28 gam một kim loại màu đỏ. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích hỗn hợp khí. 58
  6. Chương 5 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 5.1. Oxit 1. Oxit axit a. Tác dụng với nước CO2 + H2O → H2CO3 SO2 + H2O → H2SO3 SO3 + H2O → H2SO4 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3 N2O5 + H2O → 2HNO3 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 b. Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm) Chú ý: tuỳ tỉ lệ số mol oxit axit và số mol kiềm sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả hai phản ứng. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1) CO2 + NaOH → NaHCO3 (2) n NaOH n NaOH 2  xảy ra phản ứng (1) ;  1  xảy ra phản ứng (2) nCO 2 nCO 2 n NaOH 1  2  xảy ra cả hai phản ứng nCO 2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2) nCO n CO 2 2  xảy ra phản ứng (2); 2  1  xảy ra phản ứng (1) nCa(OH) 2 n Ca(OH) 2 n CO 1 2 2  xảy ra cả hai phản ứng n Ca(OH) 2 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O SO2 + NaOH → NaHSO3 SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O 59
  7. c. Tác dụng với oxit bazơ: Oxit bazơ phải tương ứng với bazơ tan: CO2 + CaO → CaCO3 CO2 + Na2O → Na2CO3 SO3 + K2O → K2SO4 SO2 + BaO → BaSO3 2. Oxit bazơ a. Tác dụng với nước: Oxit nào mà hidroxit tương ứng tan trong nước thì phản ứng với nước. Na2O + H2O → 2NaOH CaO + H2O → Ca(OH)2 b. Tác dụng với axit: Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O Chú ý: Những oxit của kim loại có nhiều hoá trị khi phản ứng với axit mạnh sẽ được đưa tới kim loại có hoá trị cao nhất. 2FeO + 4H2SO4 (đặc) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 0 t Cu2O + 6HNO3 ⎯⎯ → 2Cu(NO3)2 + 2NO2 + 3H2O 0 t c. Tác dụng với oxit axit: Xem phần oxit axit d. Bị khử bởi các chất khử mạnh: Trừ oxit của kim loại mạnh (từ K → Al). 3Fe2O3 + CO ⎯⎯ → 2Fe3O4 + CO2 0 t Fe3O4 + CO ⎯⎯ → 3FeO + CO2 0 t FeO + CO ⎯⎯ → Fe + CO2 0 t Chú ý: Khi Fe2O3 đang bị khử mà CO bị thiếu thì chất rắn tạo thành có 4 chất sau: Fe2O3, Fe3O4, FeO. Fe (Vì các phản ứng xảy ra đồng thời). 3. Oxit lưỡng tính (Al2O3, ZnO) a. Tác dụng với axit: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O b. Tác dụng với kiềm: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O 4. Oxit không tạo muối (CO, N2O NO...) - N2O không tham gia phản ứng. - CO tham gia: + Phản ứng cháy trong oxi 60
  8. + Khử oxit kim loại + Tác dụng thuận nghịch với hemoglobin có trong máu, gây độc. 5.2. Axit 1. Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: Quì tím → đỏ. 2. Tác dụng với bazơ: 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O 3. Tác dụng với oxit bazơ, oxit lưỡng tính: 2HCl + CaO → CaCl2 + H2O 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O 2HNO3 + MgO → Mg(NO3)2 + H2O 6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O 4. Tác dụng với muối: HCl + AgNO3 → AgCl  + HNO3 H2SO4 + BaCl2 → BaSO4  + 2HCl 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2  HCl + CH3COONa → CH3COOH + NaCl (axit yếu) H2SO4(đậm đặc) + NaCl(rắn) → NaHSO4 + HCl(khí) Chú ý: Sản phẩm phải tạo ra chất kết tủa (chất khó tan), hoặc chất bay hơi hay tạo ra axit yếu. 5. Tác dụng với kim loại: (kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑ H2SO4(loãng) + Zn → ZnSO4 + H2↑ Chú ý: - H2SO4 đặc và HNO3 đặc ở nhiệt độ thường không phản ứng với Al và Fe (tính chất thụ động hoá). - Axit HNO3 phản ứng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), không giải phóng hiđro. - Axit H2SO4 đặc, nóng có khả năng phản ứng với nhiều kim loại, không giải phóng hiđro. Cu + 2H2SO4 (đặc,nóng) → CuSO4 + SO2  + H2O Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 5.3. Bazơ (hiđroxit) 1. Bazơ tan (kiềm) 61
  9. a. Dung dịch kiềm làm thay đổi màu một số chất chỉ thị: - Quỳ tím → xanh. - Dung dịch phenolphtalein không màu → hồng. b. Tác dụng với axit: 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (1) KOH + H2SO4 → KHSO4 + H2O (2) Chú ý: tuỳ tỉ lệ số mol axit và số mol bazơ sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả phản ứng. c. Tác dụng với oxit axit, oxit lưỡng tính: Xem phần oxit axit, oxit lưỡng tính. d. Tác dụng với hidroxit lưỡng tính (Al(OH)3, Zn(OH)2) NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O e. Tác dụng với dung dịch muối 2KOH + MgSO4 → Mg(OH)2  + K2SO4 Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3  + 2NaOH Chú ý: Sản phẩm phản ứng ít nhất phải có một chất không tan (kết tủa). 2. Bazơ không tan a. Tác dụng với axit: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O b. Bị nhiệt phân tích: Fe(OH)2 ⎯⎯ → FeO + H2O (không có không khí) 0 t Fe(OH)2 + O2 + H2O ⎯⎯ → Fe(OH)3 0 t 2Fe(OH)3 ⎯⎯ → Fe2O3 + 3H2O 0 t 2Al(OH)3 ⎯⎯ → Al2O3 + H2O 0 t Zn(OH)2 ⎯⎯ → ZnO + H2O 0 t Cu(OH)2 ⎯⎯ → CuO + H2O 0 t 3. Hidroxit lưỡng tính a. Tác dụng với axit: Xem phần axit b. Tác dụng với kiềm: Xem phần kiềm c. Bị nhiệt phân tích: Xem phần bazơ không tan 5.4. Muối 1. Tác dụng với dung dịch axit: AgNO3 + HCl → AgCl  + HNO3 62
  10. Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S  NaHSO3 + HCl → NaCl + SO2  + H2O Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2  + 2H2O Na2HPO4 + 2HCl → 2NaCl + H3PO4 2. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ: Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3  + NaOH FeCl3 + 3KOH → 3KCl + Fe(OH)3  Chú ý: Muối axit tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hoà và nước. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O 2KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3  + K2CO3 + 2H2O 2NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O 3. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3  + 2NaCl BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4  + 2NaCl Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + ZnCl2 → BaCl2 + Zn(OH)2 + CO2 Ba(HCO3)2 + NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O Chú ý: - Các muối axit tác dụng với các muối có tính bazơ hoặc lưỡng tính thì phản ứng xảy ra theo chiều axit bazơ: 2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + H2O + CO2 - Trong dung dịch chứa muối nitrat và một axit thường thì dung dịch này được coi là một axit nitric loãng: 3Cu + 2NaNO3 + 8HCl → 3CuCl2 + 2NaCl + 2NO + H2O * Khái niệm phản ứng trao đổi: Những phản ứng giữa muối và axit, muối và bazơ, muối và muối xảy ra trong dung dịch được gọi là phản ứng trao đổi. Trong các phản ứng này các thành phần kim loại hoặc hidro đổi chỗ cho nhau, các thành phần gốc axit đổi chỗ cho nhau. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: - Phản ứng phải xảy ra trong dung dịch. - Tạo ra chất kết tủa (chất khó tan), hoặc chất bay hơi hay tạo ra nước, axit yếu, bazơ yếu. Ví dụ: + Tạo chất kết tủa: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4  + 2NaCl + Tạo chất dễ bay hơi: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2  K2S + 2HCl → 2KCl + H2S  63
  11. + Tạo ra nước hay axit yếu, bazơ yếu: NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O NaCH3COO + HCl → CH3COOH + NaCl (axit yếu) NH4Cl + NaOH → NH4OH + NaCl (bazơ yếu) 4. Dung dịch muối tác dụng với kim loại: Ví dụ: 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag  CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu  Chú ý: không lựa chọn kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường như K, Na, Ca, Ba... 5. Tác dụng với phi kim: Xem phần phi kim. 6. Một số muối bị nhiệt phân: a. Nhiệt phân tích các muối CO3, SO3: 2M(HCO3)n ⎯⎯ → M2(CO3)n + nCO2 + nH2O 0 t M2(CO3)n ⎯⎯ → M2On + nCO2 0 t b. Nhiệt phân muối nitrat: K Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au M(NO3)n ⎯⎯ → M(NO3)n ⎯⎯ → M(NO3)n ⎯⎯ → M + nNO2 + 0 0 0 t t t n n n M(NO2)n + O2 M2On + 2nNO2 + O2 O2 2 2 2 KNO3 ⎯⎯ → KNO2 + 1/2O2 0 t Fe(NO3)2 ⎯⎯ → FeO + 2NO2 + 1/2O2 0 t AgNO3 ⎯⎯ → Ag + NO2 + 1/2O2 0 t c. Một số tính chất riêng: 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 Bài tập áp dụng Dạng 1: Câu hỏi trình bày, so sánh, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng Câu 1. Cho nhóm các chất hoá học có công thức sau: Na, S, C, N2, O2, O3, P, Al, Fe, K2O, N2O5, CO2, SO3, P2O5, Fe2O3, H2S, SiO2, CaO, Cu2O, Al2O3, SO2, NaOH, Fe(OH)3, Fe(OH)2, Ca(OH)2, H2SO4, HCl, 64
  12. H3PO4, HNO3, CaCO3, CuSO4, NaCl, Ca3(PO4)2, Ca(NO3)2, CaSO4, FeS, Na2CO3, CuO, NO, Fe3O4, CH3COOH, CO, NaHCO3, Ca(HCO3)2, Ca(H2PO4)2. Hãy phân loại và gọi tên các chất trên. Câu 2. Viết các PHHH của phản ứng giữa S,C, Cu, Zn với O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Viết các công thức hoá học của các axit và bazơ tương ứng với mỗi oxit đó. Câu 3. Các chất sau đây: CaC2, CaCO3, Al2O3, Na2O, Fe2O3, NaCl, SO3, CO2, Cu, Na, CO. Chất nào tác dụng với nước, chất nào tác dụng với dd KOH. Viết PTHH. Câu 4. Axit HCl có thể phản ứng với những chất nào? Viết PTHH (nếu có) và ghi rõ điều kiện phản ứng: CuO, Ag, AgNO3, Zn, C, MnO2, Fe(OH)3, Fe3O4. Câu 5. H2SO4 có thể hoà tan những chất nào? Viết PTHH (nếu có) và ghi rõ điều kiện phản ứng: CO2, MgO, Cu, SO3, Fe(OH)3, Ca3(PO4)2, BaCO3. Câu 6. Dung dịch NaOH có thể hoà tan những chất nào? Viết PTHH (nếu có) và ghi rõ điều kiện phản ứng: H2O, CO2, MgO, H2S, Cu, Al2O3, SO3. Câu 7. Cho những chất sau đây: Cu, K, Al, CuO, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, P2O5, SO3, Na2CO3, AgNO3, Fe2O3, CO, SO2, Ba(NO3)2, CaO, CaCO3, N2O5, Al2O3, ZnO. a. Những chất nào tác dụng với nước? B. Những chất nào tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4? c. Những chất nào tác dụng với NaOH? d. Những chất nào tác dụng với dd CuSO4? Câu 8. Cho các tập hợp chất sau, những cặp chất nào trong mỗi tập hợp có phản ứng với nhau. Nêu rõ điều kiện phản ứng và viết PTHH nếu có. a. NaOH, H2SO4, BaCl2, MgCO3, CuSO4, CO2, Al2O3, Fe2O3, Cu, Fe. b. CuO, MnO2, HCl, NaOH. c. H2O, HCl, MgCl2, CO2, CaO, Fe(OH)3, Ba(OH)2, Fe. d. Cu, Fe2O3, Cl2, CO, Al, HCl, NaOH. Câu 9. Các chất sau đây: dd NaOH, Fe2O3, dd K2SO4, dd CuCl2, CO2, Al và dd NH4Cl. Các cặp chất nào phản ứng được với nhau. Nêu rõ điều kiện và viết phương trình phản ứng. 65
  13. Câu 10. Viết phương trình phản ứng nếu có giữa: Cu + H2O → ? MgCO3 + H2O → ? CaO + H2O → ? Na2O + H2O → ? Al2O3 + H2O → ? H2SO4 + H2O → ? SO3 + H2O → ? CO2 + H2O → ? P2O5 + H2O → ? Câu 11. Hãy cho biết trong các dung dịch có thể tồn tại đồng thời các cặp chất sau đây được không? Giải thích tại sao? a. NaOH và HBr c. Ca(OH)2 và H3PO4 b. H2SO4 và CaCl2 d. KOH và NaCl Câu 12. Hãy chọn các chất sau đây: H2SO4(đ), P2O5, CaO, KOHrắn, CuSO4 khan để làm khô một trong những khí O2, CO, CO2, Cl2. Giải thích? Câu 13. Một số oxit được dùng làm chất hút ẩm( chất làm khô) trong phòng thí nghiệm hãy cho biết những oxit nào sau đây có thể dùng làm chất hút ẩm: CuO, BaO; CaO; P2O5 ; Al2O3 ; Fe3O4 giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa. Câu 14. Cho các khí sau đây bị lẫn hơi nước ( khí ẩm): N2;; O2; CO2; SO2; NH3. Biết NH3 có tính chất hóa học của bazơ tan. Khí nào có thể làm khô bằng : a) H2SO4; b) CaO Câu 15. Hỗn hợp A gồm: Fe3O4; Al; Al2O3; Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1, và khí C1. Khí C1(dư) cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Chất rắn A2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội thu được dung dịch B2. Cho B2 tác dụng với dd BaCl2 thu được chất kết tủa B3. Viết các phương trình hóa học. Câu 16 . Có thể dùng dd HCl hoặc dd H2SO4 loãng để hòa tan một mẩu gang thép được không? vì sao? Câu 17. Nhiệt phân một lượng MgCO3, sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết khí B bằng dung dịch NaOH được dd C. Dung dịch C vừa tác dụng với BaCl2 vừa tác dụng với KOH. Hoà tan chất rắn A bằng HCl dư thu được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân nóng chảy E thu được kim loại M Xác định thành phần A, B, C, D, E, M. Viết phương trình phản ứng. Câu 18. Trộn lẫn các dung dịch sau: - Kali clorua + bạc nitrat 66
  14. - Nhôm sunfat + bari nitrat - Kalicacbonat + axit sunfuric - Sắt(II) sunfat + natri clorua - Natri nitrat + đồng(II) sunfat - Natri sunfua + axit clohidric Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích bằng PTPƯ. Câu 19. Nêu, giải thích hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong hai thí nghiệm sau: a. Cho đinh sắt đánh sạch vào dung dịch CuSO4 b. Cho mẩu Na kim loại vào dung dịch CuSO4 Câu 20. Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích. a. Cho CO2 lội chậm qua nước vôi trong đến dư, sau đó cho thêm nước vôi trong vào dung dịch thu được. b. Hoà tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí. c. Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng. Câu 21. Dự đoán hiện tượng xảy, giải thích và viết PTHH xảy ra khi: a. Đốt dây sắt trong khí clo. b. Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2 c. Cho Na vào dung dịch CuSO4 Câu 22. Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi: a. Sục CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong b. Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3 c. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 Câu 23. Dung dịch A chứa NaOH, dung dịch B chứa HCl và AlCl3. Nêu và giải thích hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm sau: a. Cho từ từ dung dịch A và dung dịch B. b. Cho từ từ dung dịch B vào dung dịch A. Câu 24. Nêu, giải thích hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong hai thí nghiệm sau: 67
  15. a. Nhỏ dung dịch iốt vào một lát chuối xanh b. Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 c. Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 Câu 25. Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng: - A và B tác dụng được với dd HCl, giải phóng H2 - C và D không phản ứng được với dung dịch HCl - B tác dụng được với dung dịch muối A. giải phóng A - D tác dụng được với dung dịch muối C, giải phóng C Hãy sắp xếp dãy các kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần. Lấy ví dụ kim loại cụ thể và viết các PTHH của phản ứng ở thí nghiệm trên. Câu 26. Có 4 kim loại A, B, C, D trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng: chỉ có B, C, D tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí H2. C tác dụng được với nước ở điều kiện thường giải phóng khí H2, D tác dụng được với dung dịch muối của B giải phóng B, tác dụng được với NaOH giải phóng H2. Hãy giải thích và sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hoá học tăng dần. Lấy ví dụ các kim loại cụ thể và viết PTHH minh hoạ Câu 27. Trình bày những hiện tượng có thể xẩy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học giải thích cho từng trường hợp sau đây: a. Cho natri kim loại vào dd AlCl3. b. Nhỏ dần từng giọt dd KOH loãng vào dd Al2(SO4)3 c. Nhỏ đần từng giọt dd Al2(SO4)3 vào dd KOH loãng. Dạng 2: Câu hỏi điều chế Câu 1. Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau: Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CaCl2 → CaCO3. CaSO3 Câu 2. S → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2 Na2SO3 68
  16. SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2 Câu 3. S → SO2 → SO3 → H2SO4 Na2SO3 Na2SO4 → BaSO4 FeCl3 Câu 4. Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Câu 5. Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(OH)2. CuO Câu 6. Cu CuCl2 Cu(OH)2 Câu 7. Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al → AlCl3 Al2O3 → Al2(SO4)3 Na AlO2 Câu 8. Al Al(OH)3 AlCl3 → Al(NO3)3 Al2O3 ZnO → Na2ZnO2 Câu 9. Zn → Zn(NO3)2 → ZnCO3 CO2 → KHCO3 → CaCO3 Câu 10. Tìm chất thích hợp điền vào A, B, C... và hoàn thành sơ đồ bằng phản ứng. 1. FeS2 → A → B → C → CuSO4 2. CuSO4 → B → C → D → Cu A 3. Fe2O3 FeCl2 B Khí D + dd E 4. A ⎯⎯⎯ +O → B ⎯⎯⎯ 2 + HCl → C ⎯⎯⎯ + Na → Kết tủa F ⎯⎯ → G ⎯⎯⎯ + D, t →M 0 0 t 69
  17. A là hỗn hợp gồm Mg và Cu. Câu 11. Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ biến hoá sau +E +G +H +I CaCO3 ⎯⎯ → CaO ⎯⎯ → A ⎯⎯→ B ⎯⎯→ C ⎯⎯ → CaCO3 o t +K +L D Câu 12. Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có). Viết phương trình phản ứng. +G S ⎯⎯ (1) →SO2 ⎯⎯ (2) → A ⎯⎯→ H2SO4 ⎯⎯ (4) → BaSO4 Câu 13. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: (5) (6) + H2O + O2 + NaOH + NaOH + Cl A ⎯⎯⎯ Axit →B ⎯⎯⎯ men → C ⎯⎯⎯ → D ⎯⎯⎯⎯ → E ⎯⎯⎯⎯ → F ⎯⎯⎯ →G ran 2 Biết A được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp, G là metyl clorua. Câu 14. Chọn các chất thích hợp A, B, C, ... Viết phương trình hoá học theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) +O +C +H A ⎯⎯⎯ → B ⎯⎯ → D ⎯⎯→ 2 FeSO4 +G +I +L E ⎯⎯→ H ⎯⎯ → K ⎯⎯ → M ⎯⎯ →E o t a. FeS 2 Câu 15. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: 1. Ca ⎯⎯ → CaO ⎯⎯ → Ca(OH)2 ⎯⎯ → CaCO3 ⎯⎯ → Ca(HCO3)2 ⎯⎯ → CaCl2 ⎯⎯ → CaCO3 FeCl2 FeSO4 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 2. Fe Fe2O3 FeCl3 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Phương trình khó: - Chuyển muối clorua → muối sunfat: cần dùng Ag2SO4 để tạo kết tủa AgCl. - Chuyển muối sắt (II) → muối sắt (III): dùng chất oxi hoá (O2, KMnO4,…) Ví dụ: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O 4Fe(NO3)2 + O2 + 4HNO3 → 4Fe(NO3)3 + 2H2O - Chuyển muối Fe (III) → Fe(II): dùng chất khử là kim loại (Fe, Cu,...) Ví dụ: Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4 2Fe(NO3)3 + Cu → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2 SO3 ⎯⎯ → H2SO4 3. FeS2 ⎯⎯ → SO2 SO2 NaHSO3 ⎯⎯ → Na2SO3 70
  18. NaH2PO4 → P2O5 ⎯⎯ 4. P ⎯⎯ → H3PO4 Na2HPO4 Na3PO4 ZnO ⎯⎯ → Na2ZnO2 → Zn(NO3)2 ⎯⎯ 5. Zn ⎯⎯ → ZnCO3 CO2 ⎯⎯ → KHCO3 ⎯⎯ → CaCO3 * Phương trình khó: - ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O - KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + KOH + H2O o + X ,t A ⎯⎯⎯ → o + Y ,t 6. A ⎯⎯⎯→ +B Fe ⎯⎯ +E → D ⎯⎯ → G o + Z ,t A ⎯⎯⎯→ 7. CaCl2 → Ca → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2   Clorua vôi Ca(NO3)2 8. KMnO4 → Cl2 → nước Javen → Cl2  NaClO3 → O2 (1) Al2O3 ⎯⎯→ Al2(SO4)3 (3) (4) NaAlO2 9. Al (11) (9) (12) Al(OH)3 (5) (6) (8) AlCl3 ⎯⎯ → Al(NO3)3 (10) Al2O3 (7) Câu 16. Hãy tìm 2 chất vô cơ thoả mãn chất R trong sơ đồ sau: A B C R R R R X Y Z Câu17. Xác định các chất theo sơ đồ biến hoá sau: A1 A2 A3 A4 A A A A A B1 B2 B3 B4 Câu 18. Hoàn thành các phản ứng sau: +E X+A ⎯⎯(5) →F (1) +G X + B(2) ⎯⎯ (6) +E → H ⎯⎯ (7) →F (3) Fe +I X+C (4) ⎯⎯ (8) +L → K ⎯⎯ (9) → H + BaSO4  +M X+D ⎯⎯→ (10) +G X ⎯⎯→ (11) H 71
  19. Câu 19. Chọn các chất A, B, C biết rằng chúng đều là hợp chất của sắt. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá theo sơ đồ (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). (5) B (6) (4) Fe ⎯⎯ (1) ⎯⎯→ A ⎯⎯ → Fe2 (SO 4 )3 ⎯⎯ (2) (7) → C ⎯⎯ (8) → Fe (3) Câu 20. Viết phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). P ⎯⎯(1) → Q ⎯⎯ (2) → K ⎯⎯ (3) → F ⎯⎯ (4) →P E ⎯⎯ +C, to cao (5) (6) → C 2 H2 Biết P, Q, K, F, E đều là hợp chất của Ca. Q là vật liệu quan trọng trong xây dựng. Câu 21. Có những chất Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hoá học. Viết các PTHH cho dãy chuyển đổi hoá học trên. 72
  20. Chương 6 KIM LOẠI, PHI KIM 6.1. Kim loại 6.1.1. Đặc điểm của kim loại Có ánh kim, tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt tốt. 6.1.2. Dãy hoạt động hoá học của các kim loại Căn cứ vào mức độ hoạt động hoá học của các kim loại ta có thể xếp các kim loại trong một dãy gọi là "Dãy hoạt động hoá của kim loại: K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. * Ý nghĩa dãy hoạt động hoá của các kim loại: - Theo chiều từ K đến Au: Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần. - Kim loại đứng trước H đẩy được H2 ra khỏi dung dịch axit. - Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối (trừ kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường,sẽ phản ứng với nước của dung dịch). - Theo mức độ hoạt động của kim loại có thể chia kim loại thành 3 loại: + Kim loại mạnh: từ K đến Al. + Kim loại trung bình: từ Zn đến Pb. + Kim loại yếu: những kim loại xếp sau H. 6.1.3. Tính chất hoá học 6.1.3.1. Tác dụng với phi kim a. Với oxi: Hầu hết các kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit (trừ Ag, Pt, Au). 4K + O2 → 2K2O 3Fe + 2O2 ⎯⎯ → Fe3O4 (FeO.Fe2O3) 0 t 2Mg + O2 → 2MgO 4Al + 3O2 → 2Al2O3 2Cu + O2 ⎯⎯ → 2CuO 0 t b. Với phi kim khác: 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2