intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bào chế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:291

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của giáo trình là giúp các bạn có thể trình bày được ưu nhược điểm và thành phần của các dạng thuốc thông thường. Trình bày được phương pháp bào chế và tiêu chuẩn chất lượng của các dạng thuốc. Hướng dẫn đúng cách bảo quản và cách dùng các dạng thuốc. Bào chế được một số dạng thuốc thông thường ở quy mô phòng thí nghiệm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bào chế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

  1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN BÀO CHẾ Đối tượng: Cao đẳng Dược chính quy Số tín chỉ: 4(2/2) Số tiết: 90 tiết + Lý thuyết: 30 tiết + Thực hành: 60 tiết + Tự học: 90 giờ Thời điểm thực hiện: Học kỳ 4 Điều kiện tiên quyết: Hóa dược, dược liệu. MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Trình bày được ưu nhược điểm và thành phần của các dạng thuốc thông thường. 2. Trình bày được phương pháp bào chế và tiêu chuẩn chất lượng của các dạng thuốc. 3. Hướng dẫn đúng cách bảo quản và cách dùng các dạng thuốc. 4. Bào chế được một số dạng thuốc thông thường ở quy mô phòng thí nghiệm. 5. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp. NỘI DUNG HỌC PHẦN STT Tên bài Trang 1 Đại cương về bào chế 3 2 Các dạng thuốc chiết xuất 10 3 Dung dịch thuốc 28 4 Thuốc tiêm – thuốc tiêm truyền 66 5 Thuốc nhỏ mắt 106 6 Nhũ tương thuốc 122 7 Hỗn dịch thuốc 143 8 Thuốc phun mù 152 9 Thuốc mỡ 170 10 Thuốc đặt 205 11 Thuốc bột - Thuốc cốm 224 12 Thuốc viên nén 236 13 Thuốc viên nang 254 1
  2. PHẦN THỰC HÀNH 14 Pha cồn 263 15 Điều chế dung dịch Lugol 1% 265 16 Điều chế nước súc miệng 267 17 Điều chế thuốc tiêm Cafein 7% 269 18 Điều chế thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% 271 19 Điều chế nhũ tương Synthomycin 273 20 Điều chế hỗn dịch Terpin hydrat 275 21 Điều chế nhũ tương dầu Parafin 277 22 Điều chế thuốc mỡ Methyl salycylat và bột nhão Darier 278 23 Điều chế thuốc đạn Paraetamol 280 24 Điều chế thuốc trứng Cloramphenicol 282 25 Điều chế thuốc bột hạ sốt, giảm đau 284 26 Điều chế thuốc cốm Calci 286 27 Điều chế thuốc viên nén Vitamin B1 288 28 Điều chế thuốc viên nang Paracetamol 500mg 290 Tổng 291 ĐÁNH GIÁ - Hình thức thi: Vấn đáp - Thang điểm: 10 - Cách tính điểm: + Điểm kiểm tra thường xuyên: 02 bài kiểm tra lý thuyết + Điểm định kỳ: 01 bài kiểm tra thực hành + Điểm thi kết thúc học phần: 01 bài thi vấn đáp + Công thức tính: Điểm kết thúc học phần = (Điểm TX x 10%) + ( Điểm ĐK x 20%) + ( Điểm thi HP x 70%) 2
  3. CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ MỤC TIÊU 1. Trình bày được về sự ra đời và phát triển của Ngành Bào chế học. 2. Trình bày được khái niệm hay dùng trong bào chế: dạng thuốc, chế phẩm, biệt dược. NỘI DUNG 1. Khái niệm về bào chế Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng cây cỏ và khoáng vật xung quanh mình để chữa bệnh. Từ chỗ ban đầu dùng các nguyên liệu làm thuốc ở dạng tự nhiên, dần dần người ta đã biết chế biến, bào chế chúng thành các dạng thuốc đơn giản để tiện dùng và dự trữ để dùng hàng ngày. Cùng với sự phát triển của ngành khoa học khác, việc bào chế thuốc ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện và phát triển thành môn học chính của Ngành Dược. Bào chế là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các dạng thuốc; tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế. Trên thực tế, dược chất ít khi được dùng trực tiếp cho người bệnh, bào chế là quá trình chuyển dược chất thành dạng thuốc để người bệnh dễ dàng tiếp nhận thuốc. Mục tiêu của người học sau khi học môn học bào chế là: - Trình bày được thành phần chính của dạng thuốc. - Nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc. - Pha chế được các dạng thuốc thông thường. - Nêu được tiêu chuẩn chất lượng của dạng thuốc và cách đánh giá. - Đánh giá được sự ổn định của dạng thuốc. - Giải thích được cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc. - Hướng dẫn đúng cách dùng. - Giúp thầy thuốc và bệnh nhân lựa chọn được dạng thuốc tốt. Trước đây, nhiệm vụ của người dược sỹ chủ yếu là pha chế theo đơn thầy thuốc và cấp phát cho người bệnh, do đó họ thường đi sâu vào luyện các thủ thuật pha chế và kỹ năng thao tác chuyên môn. Hiện nay trong công nghiệp bào chế, việc sản xuất đã được tự động hoá ở mức độ cao, vai trò của người dược sĩ trong sản xuất chủ yếu là: - Thiết kế dạng thuốc cho phù hợp với đối tượng điều trị. - Xây dựng công thức bào chế thích hợp nhất cho dạng thuốc. - Triển khai và kiểm soát quá trình sản xuất theo quan điểm sản xuất tốt để đảm bảo chất lượng của dạng thuốc, trong đó đặc biệt lưu ý đến chất lượng sinh dược học. 3
  4. 2. Vài nét về lịch sử phát triển Thuốc luôn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người. Cũng như mọi ngành khác, thuốc đòi hỏi một nền sản xuất ngày càng cao và phát triển theo sự phát triển và tiến bộ của loài người. Thời tiền sử, loài người đã biết dùng thuốc từ thiên nhiên như cây, cỏ, lá, thân, rễ, vỏ cây để chữa bệnh, chống lại bệnh tật và sinh tồn. Khi đó, người ta dùng những nguyên liệu còn tươi, hoặc có thể phơi khô để dành. Dần dần, người ta biết dùng nước thấm ướt, rồi biết đun với nước (sắc) lấy nước sắc để dùng - đó là dạng bào chế thô sơ đầu tiên của dược phẩm. Khi loài người biết lên men một số thực vật chứa bột, đường, rồi biết cất ra rượu (khoảng 1000 năm trước công nguyên), thì cũng từ đó một dạng thuốc thứ hai xuất hiện. Đó là rượu thuốc,… Ngành bào chế thuốc – công nghệ bào chế dược phẩm đã xuất hiện như vậy, từ những dạng thô sơ đơn giản ban đầu như nước sắc, rượu thuốc, cao thuốc… Trải qua mấy ngàn năm lịch sử phát triển, tiến bộ của loài người, cùng với những cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu ngày càng gia tăng của con người về phòng và chữa bệnh, kỹ thuật sản xuất thuốc cũng ngày càng phát triển với những dạng thuốc tinh tế hơn, phức tạp hơn. Cụ thể là các dạng thuốc viên, viên nén, viên bao, viên nang, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm, dịch truyền,… Trong những năm gần đây bào chế hiện đại đang có xu hướng đi vào thế giới siêu nhỏ, chế ra các nanocapsule, nanosphere, liposome, niosome...có kích thước cỡ nanomet.....trong những cố gắng nhằm đưa thuốc tới đích. Đó là lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của công nghệ bào chế các dạng thuốc nói riêng và của nền sản xuất thuốc nói chung. Hình 1.1. Vị trí, vai trò của công nghệ bào chế dược phẩm đối với sức khỏe con người 4
  5. 3. Một số khái niệm hay dùng trong bào chế 3.1. Dạng thuốc (dạng bào chế) Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng của quy trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích hợp để bảo đảm an toàn hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. Thí dụ: cloramphenicol là dược chất có vị đắng khó uống. Người ta bào chế thành dạng viên nén, nang cứng hoặc hỗn dịch để hạn chế vị đắng, làm cho người bệnh dễ tiếp cận thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trên thực tế, dược chất ít khi được dùng một mình mà thường cho thêm chất phụ để tiện bào chế thành dạng thuốc. Do đó, thành phần của dạng thuốc ngoài dược chất thì còn có: tá dược, vật liệu bao bì (với sự tác động trực tiếp của kỹ thuật bào chế) theo sơ đồ dưới đây: Kỹ thuật Sử dụng Bào chế (người bệnh) Dược chất - Tá dược Dạng thuốc Đáp ứng lâm - Bao bì sàng Để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng điều trị của dược chất khi dùng, khi thiết kế dạng thuốc, ngoài các thành phần nêu trên, cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải phóng và hấp thu của dược chất trong cơ thể người bệnh như đường dùng, lứa tuổi, tình trạng bệnh... - Dược chất: Là thành phần chính của dạng thuốc, tạo ra các tác dụng dược lý riêng để điều trị, phòng hay chẩn đoán bệnh. Thí dụ: VitaminC là dược chất kém ổn định về mặt hoá học. Khi bào chế thuốc phải lựa chọn tá dược, kỹ thuật bào chế và bao bì thích hợp để kéo dài tuổi thọ của dược chất trong quá trình bào chế và bảo quản dạng thuốc. - Tá dược: Bào chế là quá trình chuyển dược chất thành dạng thuốc, do đó lựa chọn tá dược là việc làm đầu tiên và cần thiết để xây dựng một công thức bào chế. - Bao bì: Dùng để đựng, trình bày và bảo quản dạng thuốc. Bao bì gói cũng là thành phần của dạng thuốc vì nó tiếp xúc trực tiếp với dược chất, tá dược và ảnh hưởng đến chất lượng dạng thuốc. Đặc biệt là quá trình bảo quản, dưới tác động của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, có thể dẫn đến những tương tác giữa thuốc với vỏ đựng làm biến chất dược chất, làm giảm tuổi thọ của thuốc. Thí dụ: Vỏ đựng thuỷ tinh kiềm có thể làm kết tủa dược chất là muối alcaloid trong thuốc tiêm. Một số tạp chất trong lọ nhựa đựng dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể làm tăng quá trình phân huỷ dược chất trong dung dịch. Theo quan điểm của bào chế học hiện đại, thiết kế dạng thuốc là khâu quan trọng quyết định chất lượng dạng thuốc. Khi thiết kế dạng thuốc, phải xem xét mối tương quan 5
  6. giữa các thành phần trong dạng thuốc dưới sự tác động trực tiếp của kỹ thuật bào chế nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất cho từng sản phẩm. Trong bào chế hiện đại, kỹ thuật bào chế luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy tối đa tác dụng của dược chất trong cơ thể và tạo ra những dạng thuốc mới có hiệu quả điều trị cao. Dạng thuốc có thể được phân loại theo nhiều cách. - Theo thể chất: + Các dạng thuốc lỏng: dung dịch thuốc, siro thuốc, potio, cao lỏng, hỗn dịch thuốc... + Các dạng thuốc mềm: cao mềm, thuốc mỡ... + Các dạng thuốc rắn: bột thuốc, viên nén, nang cứng, thuốc cốm... - Theo đường dùng: là cách phân loại hay gặp trong SDH bào chế, gắn dạng thuốc với đường dùng thuốc. + Dạng thuốc dùng theo đường tiêu hoá: bao gồm các loại thuốc để uống, để ngậm hay nhai (trong đó dược chất được hấp thu hoặc gây tác dụng tại chỗ chủ yếu ở ruột non), thuốc đặt hoặc thuốc thụt (gây tác dụng tại chỗ hoặc hấp thu chủ yếu ở đại tràng). Thuốc dùng qua đường tiêu hoá thường có vấn đề về hấp thu do bị tác động của nhiều yếu tố như pH dịch tiêu hoá, men, thức ăn, chuyển hóa qua gan lần đầu, thời gian vận chuyển của thuốc... + Dạng thuốc dùng theo đường hô hấp: bao gồm các dạng thuốc dùng để xông, hít, phun mù, nhỏ mũi...Các dạng thuốc này có thể gây tác dụng tại chỗ trên niêm mạc đường hô hấp hay tác dụng toàn thân. + Dạng thuốc dùng theo đường da: Bao gồm các dạng thuốc mỡ, thuốc bột, thuốc nước, cao dán, hệ điều trị qua da, thuốc phun mù...Phần lớn thuốc dùng qua da là gây tác dụng tại chỗ (chữa mẩn ngứa, bảo vệ da...), nhưng cũng có những trường hợp dược chất được hấp thu qua da để gây tác dụng toàn thân (chống đau thắt ngực, say tàu xe...). + Thuốc tiêm: có nhiều loại thuốc tiêm khác nhau: tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Đường dùng ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của thuốc. Một dược chất đưa vào cơ thể theo các con đường khác nhau có thể gây tác dụng dược lý khác nhau. Thí dụ: Magnesi sulfat nếu uống thì có tác dụng lợi mật, nhuận tẩy: còn nếu tiêm thì có tác dụng chống phù nề. - Theo cấu trúc hệ phân tán: Các dạng thuốc thực chất là những hệ phân tán có cấu trúc khác nhau, người ta có thể chia hành những nhóm sau: + Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán đồng thể: bao gồm các dạng thuốc có dược chất phân tán dưới dạng phân tử hoặc ion (dung dịch thuốc uống, thuốc tiêm...). Hệ micell (dung dịch keo, dịch chiết dược liệu...) trên thực tế là hệ phân tán siêu vi dị thể (có đường kính tiểu phân phân tán nhỏ từ 1 - 100nm) nhưng trong bào chế thường được điều chế bằng phương pháp hoà tan và lọc qua vật liệu lọc thông thường nên xếp vào hệ phân tán đồng thể. + Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể: dạng thuốc bao gồm 2 pha không đồng tan: pha phân tán và môi trường phân tán (nhũ tương và hỗn dịch thuốc), trong đó kích 6
  7. thước tiểu phân phân tán thay đổi từ hàng trăm nm đến hàng trăm mcm. Đây là những hệ phân tán không ổn định về mặt nhiệt động học. + Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học: là hệ phân tán giữa các tiểu phân rắn, có kích thước từ hàng chục đến hàng trăm micromet, bao gồm các dạng thuốc rắn như thuốc bột, nang cứng, thuốc viên... Sự phân loại trên trên đây chỉ là tương đối. Trên thực tế, trong một số chế phẩm bào chế có thể gồm nhiều hệ phân tán. - Theo nguồn gốc công thức: + Thuốc pha chế theo công thức dược dụng: Là những chế phẩm bào chế mà thành phẩm, cách pha chế, tiêu chuẩn chất lượng và cách đánh giá... Đều đã được quy định trong tài liệu chính thống của ngành Dược (dược điển, công thức quốc gia...). Khi pha chế, kiểm nghiệm chất lượng phải đúng theo những qui định đã được thống nhất. Thí dụ: Dung dịch iod 1% (DĐVN II) Iod 1g Kali iodid 2g Nước cất vđ 100ml Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu về tính chất, định tính và định lượng như đã qui định. Thuốc pha chế theo công thức dược dụng có thể pha chế ở qui mô nhỏ trong các cửa hàng pha chế theo đơn hoặc được sản xuất lớn ở quy mô xí nghiệp. + Thuốc pha chế theo đơn: Là những chế phẩm pha chế theo đơn của thầy thuốc. Nội dung của một đơn thuốc thường bao gồm: mệnh lệnh pha chế (Rp), công thức pha chế (thành phần, số lượng), dạng bào chế cần phải pha (M.f...), số lượng cần pha, hướng dẫn cách dùng (D.S). Thí dụ: Rp. Aspirin 0,5g Bơ cacao vđ 1,5g M.f.supp.D.t.d No 6 D.S: Đặt một viên khi đau Trước khi pha chế, người pha chế phải kiểm tra lại đơn thuốc, xem xét lại liều dùng, cách phối hợp thuốc trong đó (chú ý tương kỵ), dạng bào chế... Nếu phát hiện có những điều chưa hợp lý thì trao đổi với người kê đơn. Khi cấp phát cho người bệnh phải hướng dẫn rõ cách dùng, cách bảo quản. Pha chế theo đơn thường được tiến hành ở qui mô nhỏ, tại các khoa dược bệnh viện hoặc các quầy pha đơn của hiệu thuốc. Pha chế theo đơn rất phù hợp với tình trạng bệnh của từng cá thể người bệnh, do đó hiệu quả điều trị cao, cần được duy trì và phát triển. 3.2. Chế phẩm Là sản phẩm bào chế nói chung của một hoặc nhiều dược chất. Thí dụ: Vitamin C có chế phẩm ở dạng viên nén, thuốc tiêm. Trong viên nén lại có nhiều chế phẩm có hàm lượng và cách bào chế khác nhau (viên trần, viên bao, viên sủi bọt...). Trong nhiều trường hợp, chế phẩm bào chế chỉ là một sản phẩm trung gian để bào chế các dạng thuốc khác (cao thuốc, vi nang, pellet...). 7
  8. 3.3. Biệt dược Biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. Từ một dược chất tên gốc thường có rất nhiều biệt dược khác nhau do các nhà sản xuất khác nhau đặt ra. Thí dụ: từ Paracetamol hiện nay trên thị trường có rất nhiều biệt dược như: Pamol, Panadol... 3.4. Sinh khả dụng: Sinh khả dụng là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất vào vòng tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng. Như vậy, thuốc tiêm truyền sẽ có sinh khả dụng là 100%. Một viên nén Vitamin C có cùng hàm lượng với thuốc tiêm tĩnh mạch, nếu khi uống chỉ có 70% vitamin C được hấp thu vào vòng tuần hoàn thì sinh khả dụng của thuốc viên nén so với thuốc tiêm tĩnh mạch là 70%. 4. Vị trí môn bào chế Bào chế là môn học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ vủa ngành. Thí dụ: - Toán tối ưu được ứng dụng để thiết kế công thức và dạng bào chế. - Vật lý, hoá học được vận dụng để đánh giá tiêu chuẩn nguyên liệu và chế phẩm bào chế, để nghiên cứu độ ổn định xác định tuổi thọ của thuốc, để đánh giá SKD của thuốc, để lựa chọn điều kiện bao gói, điều kiện bảo quản... - Dược liệu, dược học cổ truyền vận dụng trong việc chế biến , đánh giá chất lượng các chế phẩm bào chế đi từ nguyên liệu là dược liệu. - Sinh lý - giải phẫu, dược động học đuợc vận dụng trong nghiên cứu thiết kế dạng thuốc và các giai đoạn SDH của dạng thuốc (lựa chọn đường dùng và vấn đề giải phóng, hoà tan và hấp thu dược chất từ dạng bào chế). - Dược lâm sàng ứng dụng để phối hợp dựơc chất trong dạng bào chế, để hướng dẫn sử dụng chế phẩm bào chế... - Các quy chế, chế độ chuyên môn nghề nghiệp được vận dụng trong thiết kế, xin phép sản xuất và lưu hành chế phẩm bào chế. Tóm lại bào chế học là môn học tổng hợp, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học. Trong chương trình đào tạo dược sĩ cao đẳng, bào chế là môn học nghiệp vụ cốt lõi, được giảng sau khi người học đã có những kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan. Trong khi học bào chế, người học cần có khả năng phân tích và tích hợp kiến thức để áp dụng được vào lĩnh vực bào chế, cần kết hợp tốt giữa lý thuyết với thực hành, lấy lý thuyết soi sáng, giải thích cho thực hành và dùng thực hành để minh họa, bổ sung cho lý thuyết. LƯỢNG GIÁ: I. Điền vào chỗ trống: 1. Thuốc pha chế theo đơn: Là những ...(A)..... pha chế ......(B)........ của thầy thuốc. 8
  9. 2. Dược liệu, dược học cổ truyền .....(A).... trong việc...(B)....., ...(C).... chất lượng các chế phẩm bào chế đi từ nguyên liệu là dược liệu. 3.Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học là ...(A)... giữa các tiểu phân rắn, có ....(B).... từ hàng chục đến hàng trăm micromet. 4. Dược chất là ....(A)...của dạng thuốc, tạo ra các ....(B)..... riêng để điều trị, phòng hay .....(C)..... 5. Bào chế là môn học ...(A)... cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về ....(B)... các dạng thuốc; .....(C)...... II. Lựa chọn đúng – sai các câu sau: 6. Chế phẩm là sản phẩm bào chế nói chung của một hoặc nhiều dược chất. 7. Biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, giống với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. 8. Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể: dạng thuốc bao gồm 2 pha đồng tan là pha phân tán và môi trường phân tán (nhũ tương và hỗn dịch thuốc). 9. Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng của quy trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích hợp để bảo đảm an toàn hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. 10. Thời xa xưa, con người không biết dùng cây cỏ và khoáng vật xung quanh mình để chữa bệnh. III. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất: 11. Bào chế là: A. Môn học kỹ thuật B. Môn học mỹ thuật C. Môn học kinh tế. 12. Pha chế theo đơn thường được tiến hành ở: A. Qui mô nhỏ B. Qui mô công nghiệp. C. Trong nhà máy 13. Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học là: A. Có kích thước hàng centimet B. Hệ phân tán rắn C. Hệ phân tán giữa các tiểu phân rắn. 14. Thiết kế dạng thuốc phải phù hợp với: A. Đối tượng điều trị. B. Dược chất C. Qui mô sản xuất IV. Trả lời các câu hỏi sau: 1. Thế nào là dạng thuốc, biệt dược và chế phẩm? 2. Liên quan giữa môn bào chế so với các môn học khác? 3. Vị trí của môn bào chế đối với sức khoe con người? 9
  10. CHƯƠNG 2 CÁC DẠNG THUỐC ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT MỤC TIÊU 1. Trình bày được đặc điểm của dược liệu, dung môi để chiết xuất bào chế dịch chiết, cao, cồn, rượu thuốc. 2. So sánh được ưu nhược điểm phương pháp ngâm nóng, ngâm lạnh. 3. Trình bày được nguyên tắc, qui trình chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt, ngấm kiệt cải tiến. 4. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất, chất lượng chiết. 5. Trình bày được kỹ thuật điều chế cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa - Chiết xuất là quá trình dùng dung môi thích hợp để hoà tan các chất tan có trong dược liệu, chủ yếu là các hoạt chất có tác dụng điều trị, tách chúng ra khỏi phần không tan của dược liệu. - Phần dung môi đã hoà tan chất tan gọi là dịch chiết. - Phần không tan của dược liệu gọi là bã dược liệu. - Chất có tác dụng điều trị trong dược liệu (alcaloid, glycosid, vitamin, tinh dầu) được gọi là hoạt chất. - Chất không có tác dụng điều trị, gây khó khăn khi bảo quản (đường, tinh bột, pectin, gôm, chất nhầy, nhựa) gọi là tạp chất. 1.2. Dược liệu, dung môi điều chế dịch chiết 1.2.1. Dược liệu Nguyên liệu chính là dược liệu thực vật: lá, hoa, rễ, hạt, vỏ… là các bộ phận có chứa hoạt chất. Dược liệu động vật: da, xương, sừng, để chế cao động vật. Dược liệu có thành phần phức tạp nên để chiết xuất đạt hiệu quả cần phải chú ý: - Màng tế bào có tính chất thẩm tích cho dung môi thấm vào bên trong tế bào, chất tan phân tử nhỏ khuếch tán qua, giữ lại các phân tử lớn trong tế bào. Nên dược liệu mỏng manh dễ chiết xuất, dược liệu rắn chắc khó chiết xuất. - Màng nguyên sinh chất có tính bán thấm chỉ cho dung môi đi vào tế bào. Nên khi nguyên liệu tươi không chiết xuất được cao chất tan trong tế bào mà phải dùng dược liệu sấy khô. Khi cần chiết tươi cần phải nhúng cồn để phá vỡ màng nguyên sinh chất. - Các chất chứa trong tế bào: Gồm các loại hoạt chất: alcaloid, glycosid, Tanin, các vitamin tan trong nước, tinh dầu, nhựa, chất béo, pectin, gôm, chất nhầy, tinh bột, các chất màu. - 10
  11. 1.2.2. Dung môi Phải chọn dung môi có khả năng hoà tan tối đa các chất có tác dụng điều trị và tối thiểu các tạp chất trong dược liệu: 1.2.2.1. Yêu cầu chất lượng dung môi - Dễ thấm vào dược liệu (dung môi có độ nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ). - Hoà tan chọn lọc (nhiều hoạt chất, ít tạp chất). - Trơ hoá học: không làm biến đổi hoạt chất, khó phân huỷ ở nhiệt độ cao, dễ bảo quản. - Bay hơi được khi cần cô đặc dịch chiết. - Không có mùi vị đặc biệt, không gây cháy nổ, rẻ tiền, rễ kiếm 1.2.2.2. Các nhóm dung môi - Phân cực: Nước, glycerin, methanol. - Không phân cực: Dicloethan, cloroform, benzen, hexan. - Dung môi bán phân cực: ethanol, acetol, propanol. 1.2.2.3. Các dung môi hay dùng chiết xuất  Nước - Ưu điểm: + Rẻ, rễ kiếm, dễ thấm vào dược liệu. + Có khả năng hào tan muối alcaloid, 1 số glycosid, đường, chất nhầy, chất màu, pectin, các acid, các muối vô cơ, enzym. - Nhược điểm: + Dịch chiết nhiều tạp chất, khó bảo quản. + Nước có độ sôi cao do vậy khi cô đặc có thể bị thủy phân một số hoạt chất. + Ít dùng làm dung môi cho phương pháp nhỏ giọt vì nước làm trương nở dược liệu khô.  Ethanol - Ưu điểm: + Hoà tan được alcaloid, một số glycosid, tinh dầu, nhựa, ít hoà tan tạp chất nên có khả năng hoà tan chọn lọc. + Có thể pha loãng với nước với bất kỳ tỷ lệ nào nên có thể pha loãng thành những nồng độ khác nhau theo yêu cầu chiết xuất từng dược liệu. + Nhiệt độ sôi thấp nên khi cô đặc dịch chiết hoạt chất ít bị phân huỷ. + Ethanol cao độ làm đông vón chất nhầy, albumin, gôm, pectin nên được dùng để loại tạp chất. + Ethanol có nồng độ lớn hơn hoặc bằng 20% có khả năng ngăn cản nấm mốc, vi khuẩn phát triển. + Làm dung môi thích hợp cho phương pháp ngâm nhỏ giọt. - Nhược điểm: có tác dụng dược lý riêng, dễ cháy. Có thể dùng ethanol được acid hoá bằng acid vô cơ, hữu cơ để tăng khả năng chiết xuất.  Các dung môi khác 11
  12. - Ether, cloroform, aceton, benzen… Chiết được alcaloid, nhựa, tinh dầu có tác dụng dược lý riêng nên phải loại ra khỏi thành phẩm. 1.3. Bản chất quá trình chiết xuất - Chiết xuất hoạt chất có trong dược liệu bằng dung môi là quá trình di chuyển vật chất trong hệ hai pha rắn lỏng. - Chiết xuất là quá trình rất phức tạp xảy ra do hiện tượng hoà tan, khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích. - Chiết xuất xảy ra các quá trình: Thâm nhập dung môi vào dược liệu, hoà tan các chất trong dược liệu, khuếch tán các chất tan. Trong quá trình khuếch tán chất tan có hai loại đó là khuếch tán phân tử và khuếch tán đối lưu. + Khuếch tán phân tử: Xảy ra do chuyển động tự do của các phân tử theo chiều hướng tạo sự cân bằng nồng độ chất tan có trong dịch chiết. + Khuếch tán đối lưu: Xảy ra do sự khuấy trộn thay đổi nhiêt độ tạo nên sự di chuyển của dịch chiết kéo theo chất tan vào dòng khuếch tán. Trong khuyếch tán đối lưu thì điều kiện thuỷ động là yếu tố quyết định, Các giai đoạn quá trình chiết xuất: Có 3 giai đoạn chính. - Giai đoạn 1: Khuếch tán nội là sự di chuyển chất từ trong dược liệu ra lớp dịch chiết mặt ngoài dược liệu (chủ yếu khuếch tán qua các lỗ xốp màng tế bào và sự khuyếch tán phân tử). - Giai đoạn 2: Khuếch tán các chất từ bề mặt dược liệu đến các lớp xa hơn, chủ yếu là khuyếch tán phân tử, nếu thuỷ động thì dịch chiết không lớn. - Giai đoạn 3: Khuếch tán đối lưu chuyển chất theo dòng chuyển động của dịch chiết. 1.4. Các phương pháp chiết xuất thông thường dùng trong kỹ thuật bào chế 1.4.1. Phương pháp ngâm - Là phương pháp cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp tiếp xúc với dung môi trong thời gian nhất định sau đó gạn ép lắng lọc thu hồi lấy dịch chiết. - Tuỳ theo nhiệt độ chiết xuất ngâm được chia thành: Ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc. 1.4.1.1. Ngâm phân đoạn - Quá trình ngâm nhiều lần mỗi lần dùng 1 phần dung môi, cho hiệu suất chiết cao hơn. - Ngâm phân đoạn: Lượng dung môi các lần sau dùng ít hơn các lần trước. Số lần ngâm, thời gian ngâm phụ thuộc vào dược liệu và dung môi. 1.4.1.2. Ngâm lạnh - Ngâm dược liệu trong dung môi ở nhiệt độ phòng. Thường dùng Ethanol - Nước với tỷ lệ thích hợp. Thỉnh thoảng khuấy trộn, dụng cụ đậy kín và thời gian ngâm kéo dài nhiều ngày. - Áp dụng cho dược liệu có hoạt chất dễ bị phân huỷ do nhiệt. dược liệu có chất nhựa, hoặc chất cần chiết có đặc tính chậm hoà tan trong dung môi như cánh kiến trắng, lô hội. 12
  13. 1.4.1.3. Hầm - Ngâm dược liệu đã chia nhỏ trong bình kín với dung môi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi, cao hơn nhiệt độ phòng giữ ở nhiệt độ đó trong thời gian qui định, thỉnh thoảng khuấy trộn. Nhiệt độ hầm 50 – 60oC, thời gian hàng giờ. - Phương pháp áp dụng cho dươc liệu có hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao, dung môi có độ nhớt cao. Dụng cụ là nồi cách thuỷ nhằm đảm bảo nhiệt độ hầm theo yêu cầu, nếu dung môi bay hơi phải có bộ phận ngưng tụ. 1.4.1.4. Hãm - Cho dung môi sôi vào dược liệu đã chia nhỏ trong bình chịu nhiệt để thời gian xác định (15 – 30 phút), khuấy đều, lắc rồi gạn lọc lấy dịch chiết. - Phương pháp áp dụng cho dược liệu mỏng manh có hoạt chất dễ tan trong thời gian ngắn ở nhiệt độ cao. 1.4.1.5. Sắc - Là đun sôi đều và nhẹ nhàng dược liệu với dung môi trong thời gian qui định sau đó gạn lấy dịch chiết, thời gian từ 30 phút đến hàng giờ. - Áp dụng cho dược liệu rắn chắc, hoạt chất không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. 1.4.2. Phương pháp ngâm nhỏ giọt (pp ngấm kiệt) - Ngâm nhỏ giọt là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chảy rất chậm qua khối dược liệu đựng trong bình ngấm kiệt có hình dạng và kích thước qui định, không khuấy trộn khi chiết xuất. - Nguyên tắc của phương pháp này là dược liệu luôn được tiếp xúc với dung môi mới luôn tạo ra sự chênh lệch nồng độ hoạt chất nên chiết kiệt được hoạt chất. - Bình ngấm kiệt được làm bằng thép không gỉ, thuỷ tinh, sứ, kim loại mạ thiếc hoặc tráng men tuỳ theo hình dạng các loại. Các giai đoạn ngâm nhỏ giọt  Chuẩn bị dược liệu - Dược liệu có độ mịn nhất định đạt tiêu chuẩn không quá thô và quá mịn. Thông thường dược liệu nằm trong cỡ rây 180 – 355, hoặc 250 – 710.  Làm ẩm dược liệu - Dược liệu sau khi phân chia cần làm ẩm bằng dung môi chiết xuất, đậy kín, để yên một thời gian cho dược liệu trương nở hoàn toàn rồi cho vào bình ngấm kiệt. - Thời gian để dược liệu trương nở hoàn toàn là khoảng 2 – 3h lượng dung môi làm ẩm tuỳ khả năng thấm ẩm của dược liệu với dung môi cần dùng. Sau đó rây qua cỡ rây to hơn để dược liệu tơi đều.  Cho dược liệu vào bình ngấm kiệt - Cần lót lớp bông thấm nước lên trên ống thoát dịch chiết (tránh làm tắc ống và bột lẫn vào dịch chiết) sau đó đặt giấy lọc đã cắt vừa vặn đáy bình hoặc đặt vải gạc, tấm kim loại đục lỗ. Cho từ từ bột dược liệu đã làm ẩm vào bình vừa cho vừa san đều nén nhẹ các lớp dược liệu cho dược liệu 2/3 thể tích bình, đặt giấy lọc đè lên trên tránh xáo trộn dược liệu khi đổ dung môi.  Đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh 13
  14. - Mở khoá thoát dịch chiết và đổ dung môi tới khi có vài giọt dịch chiết chảy ra, đóng khoá lại. Đổ tiếp dung môi ngập dược liệu 3- 4 cm. Ngâm lạnh trong thời gian xác định (khoảng 24h).  Rút dịch chiết - Hết thời gian ngâm lạnh mở khoá cho dịch chiết chảy từng giọt vào bình hứng. Thường xuyên thêm dung môi để ngập dược liệu khoảng 2 – 3cm, tốc độ rút dịch chiết phụ thuộc lượng dược liệu trong bình ngấm kiệt thường áp dụng như sau: Khối lượng dược liệu (g) Thể tích dich chiết trong một phút (ml) Dưới 1000 0,5 – 1,0 Dưới 3000 1,0 – 2,0 Dưới 10000 2,0 – 4,0 - Phương pháp ngấm kiệt có ưu điểm là chiết kiệt được hoạt chất, tốn ít dung môi, dịch chiết đầu đậm đặc có thể để riêng tránh tiếp xúc với nhiệt độ khi cần cô đặc. - Phương pháp áp dụng cho các dược liệu có hoạt chất độc mạnh với những dung môi là Ethanol - Nước. - Dược liệu có nhiều tinh bột, chất nhầy không áp dụng phương pháp này. 1.4.3. Phương pháp ngấm kiệt cải tiến 1.4.3.1. Ngấm kiệt phân đoạn (tái ngấm kiệt)  Nguyên tắc - Dược liệu được chia làm nhiều phần, dịch chiết đậm đặc thu được lúc đầu của mỗi lần chiết được để riêng. Dịch chiết loãng của phần dược liệu trước dùng làm dung môi chiết dược liệu mới ở phần sau.  Tiến hành - Chia dược liệu thành các phần không đều nhau và nhỏ dần. - Chiết 500g dược liệu thì lấy ra 200ml dịch chiết đầu để riêng. Dịch chiết loãng sau đem chiết 300g dược liệu và lấy ra 300ml dịch chiết đầu để riêng. Dịch chiết loãng đem chiết với 200g dược liệu còn lại thu được 500ml dịch chiết. Tổng số dịch chiết là 1000ml chiết được từ 1000g dược liệu. Hình 2.1. Sơ đồ ngấm kiệt phân đoạn  Ưu điểm: Tốn ít dung môi, thu được dich chiết đậm đặc là cao lỏng 1:1 không cần cô đặc, thích hợp điều chế cao lỏng với hoạt chất dễ hỏng do nhiệt. 14
  15.  Nhược điểm: Không chiết kiệt hoạt chất nên chỉ dùng để chiết các dược liệu rẻ tiền. 1.4.3.2. Ngấm kiệt có tác động của áp suất  Ngấm kiệt với áp suất cao: Dùng áp lực khí nén đẩy dung môi qua dược liệu chứa trong các bình ngấm kiệt hình trụ dài có đường kính nhỏ. Hình 2.2. Ngấm kiệt áp suất cao  Ngấm kiệt với áp suất giảm: Dùng máy hút chân không chiết hoạt chất, dịch chiết đậm đặc. Hình 2.3. Ngấm kiệt áp suất giảm 1.4.3.3. Chiết xuất ngược dòng  Nguyên tắc - Dược liệu được lần lượt chiết xuất bằng chững dịch chiết có nồng độ giảm dần, dược liệu còn ít hoạt chất chất là được chiết xuất bằng dung môi nước vì vậy hiệu suất cao. - Dung môi lần lượt chiết xuất dược liệu có nồng độ hoạt chất tăng dần nên dịch chiết thu được đậm đặc.  Chiết xuất ngược dòng không liên tục. - Bố trí một số bình bằng số lần chiết cộng thêm bình dữ trữ để cho dược liệu mới theo sơ đồ sau: 15
  16. Hình 2.4. Sơ đồ chiết xuất ngược dòng  Chiết xuất ngược dòng không liên tục. - Dược liệu được di chuyển từ đầu đến cuối thiết bị trong các bộ phận lòng máng hoặc hình trụ từ từ nhờ các bộ phân vận chuyển khác nhau (răng cào, băng chuyền). - Dung môi đưa vào cuối thiết bị và đi ngược dòng dược liệu, dịch chiết thu được đậm đặc. Áp dụng điều chế cao thuốc. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng dịch chiết 1.5.1. Độ mịn dược liệu Dược liệu được chia nhỏ thích hợp tuỳ theo tính chất của dược liệu: - Hoa, lá, thân thảo thường làm thành bột thô (qua rây 2000/355). - Rễ cây phân chia thành bột nửa thô (qua rây 750/250). - Thân gỗ phân chia thành bột nửa mịn (qua rây 355/180). - Dược liệu chứa alcaloid, glycosid làm thành bột mịn (qua rây 180). - Dược liệu chứa nhiều gôm, chất nhầy, pectin nếu dùng dung môi nước, cồn pha loãng không nên phân chia nhỏ để hạn chế tạp chất bị chiết theo. 1.5.2. Tỷ lệ dược liệu và dung môi - Tùy tính chất dược liệu, mục đích, phương pháp chiết xuất, tỷ lệ dược liệu và dung môi được lựa chọn thích hợp. - Dược liệu không đắt tiền, không cần chiết kiệt, lượng dịch chiết thu được gấp 5 lần lượng dược liệu (điều chế cồn thuốc). - Dược liệu độc, quí hiếm, cần chiết kiệt hoặc để điều chế cao thuốc thì lượng dung môi cần dùng gấp 10 lần lượng dược liệu. 1.5.3. Độ pH - Dung môi chiết xuất dùng cho mỗi loại dược liệu cần acid hóa bằng một loại acid thích hợp tạo muối dễ tan, hoặc kiềm hoá. Ví dụ: Chiết flavanoid trong cam thảo cần kiềm hoá bằng NH4OH tạo muối amoni dễ tan. 16
  17. 1.5.4. Chênh lệch nồng độ và điều kiện thuỷ động - Chênh lệch nồng độ là động lực chính của quá trình khuếch tán do đó khi chiết xuất phải luôn tạo sự chênh lệch nồng độ bằng cách khuấy trộn hoặc thay thế các lớp dung môi mới. 1.5.5. Nhiệt độ - Tăng nhiệt độ khi chiết xuất sẽ làm giảm độ nhớt dung môi tạo ra sự khuếch tán đối lưu liên tục, tăng độ tan và tăng tốc độ khuếch tán vào dung môi cho nên làm tăng hiệu suất chiết xuất. - Nhược điểm: + Làm phá hủy một số hoạt chất như tinh dầu, vitamin... + Tăng độ tan của 1 số tạp chất (gôm, chất nhày..) do đó dịch chiết có nhiều tạp khó lọc, khó bảo quản. + Không an toàn với một số dung môi bay hơi, dễ cháy nổ. - Tuỳ theo thành phần hoá học dược liệu, bản chất của dung môi mà chọn nhiệt độ chiết xuất thích hợp. 1.5.6. Thời gian chiết xuất - Thời gian chiết xuất thích hợp không nên kéo dài làm cho tạp chất khuếch tán vào dịch chiết. - Thời gian chiết xuất phụ thuộc vào dược liệu, dung môi, nhiệt độ và phương pháp chiết. Dung môi là ethanol có thể ngâm lạnh kéo dài vài ngày đến hàng tháng nhưng với dung môi là nước thời gian chiết xuất ngắn hơn vì dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. 1.5.7. Chất diện hoạt - Có vai trò làm tăng độ tan của 1 số hoạt chất, tăng khả năng thấm ướt dung môi vào dược liệu nên làm tăng hiệu suất và tốc độ chiết xuất. Chất diện hoạt thường dùng lượng nhỏ (0,01 – 0,1%). 1.6. Các giai đoạn sau khi chiết xuất 1.6.1. Ép bã - Sau khi rút dịch chiết cần ép bã để thu hồi hết dịch chiết, bằng cách gói bã dược liệu vào vải, gạc hoặc dùng máy ép. 1.6.2. Lắng và làm trong dịch chiết - Dịch chiết thu được cần để lắng một thời gian thích hợp. Thời gian để lắng tỷ lệ nghịch với kích thước tiểu phân và hiệu số tỷ trọng các tiểu phân chất rắn và dịch chiết, tỷ lệ thuận với độ nhớt dịch chiết. - Các tạp chất tan trong dịch chiết phải loại bằng nhiều cách khác nhau. - Dịch chiết sau khi lắng lọc qua vải, giấy lọc thu lấy dịch chiết trong, nếu các tiểu phân rắn quá nhỏ lơ lửng thì phải ly tâm để làm trong. 2. CÁC DẠNG THUỐC ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT 2.1. Cồn thuốc 2.1.1. Định nghĩa, phân loại - Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng cách chiết xuất hoạt chất có trong dược liệu hoặc hoà tan cao thuốc, hoá chất cới Ethanol có nồng độ thích hợp. - Cồn thuốc được phân loại bằng nhiều cách: 17
  18. + Theo thành phần: Cồn thuốc đơn (chế từ 1 nguyên liệu). Cồn thuốc kép (chế từ nhiều nguyên liệu trở lên). + Theo phương pháp điều chế: Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp ngâm, ngấm kiệt, hoà tan. 2.1.2. Dược liệu điều chế cồn thuốc - Dược liệu điều chế cồn thuốc phải đạt tiêu chuẩn qui định về hàm lượng hoạt chất, độ ẩm, tạp chất. Dược liệu được chia nhỏ đến độ mịn thích hợp, nếu dùng phương pháp ngâm lạnh dùng bột thô, nếu dùng phương pháp ngấm kịêt thì dùng bột nửa mịn. 2.1.3. Dung môi điều chế cồn thuốc - Điều chế cồn thuốc dùng dung môi Ethanol, Ethanol phải đạt các tiêu chuẩn DĐVN III. Khả năng hoà tan của Ethanol thay đổi theo nồng độ nên tuỳ theo thành phần dược liệu chọn dung môi thích hợp. Ethanol 30 – 60o dùng cho dược liệu hoạt chất dễ tan trong nước. Ethanol 70o dùng cho dược liệu chứa alcaloid, glycosid. Ethanol 80 – 90o dùng cho dược liệu chứa tinh dầu, nhựa thơm. Ethanol 90 – 95 o dùng cho dược liệu có hoạt chất dễ thuỷ phân. - Khi điều chế cồn thuốc dùng Ethanol có nồng độ khác nhau nên phải xác định hàm lượng và pha Ethanol có nồng độ cần thiết. 2.1.3.1. Xác định hàm lượng Ethanol - Hàm lượng Ethanol là lượng Ethanol tinh khiết có trong dung dịch Ethanol biểu thị theo % thể tích hoặc % khối lượng ở nhiệt độ 15oC. Độ cồn theo % thể tích: số ml Ethanol tinh khiết có trong 100ml dung dịch Ethanol, % khối lượng là số g Ethanol tinh khiết có trong 100g dung dịch Ethanol. Có thể đổi % thể tích sang % khối lượng và ngược lại theo công thức. Trong đó: g: độ cồn % theo khối lượng. V: độ cồn % theo thể tích. 0,79067: tỷ trọng ethanol tinh khiết ở 15oC. D: tỷ trọng của dung dịch ethanol. - Các phương pháp xác định hàm lượng Ethanol: Phương pháp cân, phương pháp sắc ký khí (DĐVN III), dùng tửu kế bách phân. Tửu kế bách phân có thang chia độ từ 0 – 100 (vạch 0 chỉ mặt phẳng chất lỏng khi nhúng trong nước cất ở 15oC; 100: trong Ethanol tinh khiết ở 15oC). - Khi trộn Ethanol và nước cất có hiện tượng co thể tích của hỗn hợp. Sự co thể tích thay đổi tuỳ theo tỷ lệ nước và Ethanol. - Dùng tửu kế xác định được độ cồn, độ cồn được xác định ở 15oC là độ cồn thực, ở nhiệt độ khác là độ cồn biểu kiến. Để chuyển từ độ cồn biểu kiến sang độ cồn thực ta làm như sau: + Nếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 56o ta áp dụng công thức: X = C ± 0,4t 18
  19. Trong đó: X là độ cồn thực. C là độ cồn biểu kiến. t là chênh lệch nhiệt độ lúc đo và 15oC( nhiệt độ nhỏ hơn 150C trị số 0,4 mang dấu + ; khi nhiệt độ lơn hơn 150C trị số 0,4 mang dấu -) + Khi độ cồn ≥ 56oC thì ta tra bảng liên hệ độ cồn biểu kiến với độ cồn thực ở 150C. 2.1.3.2. Pha Ethanol có độ cồn xác định  Pha loãng Ethanol cao độ với nước để thu được Ethanol thấp độ theo công thức. Trong đó x: khối lượng hoặc thể tích của ethanol cao độ cần lấy p: Khối lượng hoặc thể tích của ethanol cần pha a: độ cồn theo khối lượng hoặc thể tích của ethanol cao độ b: độ cồn theo khối lượng hoặc theo thể tích của ethanol cần pha Lấy lượng X Ethanol cao độ đã tính sau đó thêm nước cất vừa đủ thể tích hoặc khối lượng qui định. Chú ý: Khi tính toán cần áp dụng thống nhất đơn vị cùng thể tích theo khối lượng hoặc theo thể tích.  Pha Ethanol cao độ với Ethanol thấp độ để được Ethanol trung gian theo công thức. Trong đó: x là khối lượng hoặc thể tích ethanol cần lấy P là khối lượng hoặc thể tích ethanol có độ cồn trung gian a là độ cồn theo khối lượng hoặc theo thể tích của ethanol cao độ b là độ cồn theo khối lượng hoặc theo thể tích của ethanol trung gian c: độ cồn theo khối lượng hoặc theo thể tích của ethanol thấp độ. Lấy lượng Ethanol cao độ đã tính thêm Ethanol thấp độ để đạt khối lượng (thể tích) Ethanol trung gian cần có.  Dùng bảng pha loãng Ethanol sẵn có. 2.1.4. Kỹ thuật điều chế Cồn thuốc được điều chế theo theo 3 phương pháp: ngâm lạnh. ngấm kiệt, hoà tan. 2.1.4.1. Phương pháp ngâm lạnh - Cho dược liệu và dung môi vào bình, đậy kín để ở nhiệt độ phòng, hàng ngày có khuấy trộn. Ngâm theo thời gian qui định, gạn lấy dịch ngâm, ép bã lấy dịch ép. Trộn dịch ép với dịch ngâm, lắc đều để lắng gạn lọc lấy dịch trong. Dụng cụ ngâm lạnh luôn đậy kín tránh bay hơi. - Áp dụng điều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất độc mạnh như cồn tỏi, cồn quế, cồn gừng, cồn cánh kiến, cồn hồi… 19
  20. 2.1.4.2. Phương pháp ngấm kiệt - Quá trình tiến hành như đã trình bày phần kỹ thuật chung. Khi rút dịch chiết có hai trường hợp: + Cồn thuốc qui định hàm lượng hoạt chất. Khi thu được 3/4 lượng dịch chiết thì ngừng rút dịch, ép bã. Trộn dịch chiết, dịch ép, định lượng hoạt chất. Tuỳ kết quả định lượng điều chỉnh hàm lượng hoat chất đạt tiêu chuẩn qui định của Dược điển. + Cồn thuốc không qui định hàm lượng hoạt chất. Khi thu được 4/5 tổng số dịch chiết qui định thì ép bã thu lấy dịch ép. Trộn dịch chiết, dịch ép thêm dung môi vừa đủ khối lượng qui định. - Áp dụng điều chế cồn thuốc có hoạt chất độc mạnh như cồn beladon, cồn cà độc dược… 2.1.4.3. Phương pháp hoà tan Hoà tan cao thuốc, hóa chất, tinh dầu vào Ethanol có nồng độ thích hợp, lọc lấy dịch trong. Ví dụ: cồn opi benzoic… Áp dụng điều chế cồn đi từ dược liệu chứa nhiều tạp chất nên phải chế cao thuốc rồi mới chế thành cồn thuốc. 2.1.5. Kiểm tra chất lượng Kiểm tra theo các chỉ tiêu sau: - Cảm quan: màu sắc, mùi vị. - Tỷ trọng: dùng tỷ trọng kế. - Hệ số vẩn đục: lượng nước cất thêm vào là 10 ml để tạo vẩn đục. - Hàm lượng Ethanol: theo chuyên luận Dược điển. - Tỷ lệ cắn khô. - Hàm lượng hoạt chất: theo chuyên luận riêng. 2.1.6. Bảo quản cồn thuốc - Cồn thuốc sau một thời gian bảo quản có thể lắng cặn kéo theo hoạt chất alcaloid, glycosid (do biến đổi hoá học). - Màu cồn thuốc có thể biến đổi do tác dụng của ánh sáng. - Bảo quản chai lọ đậy kín, tránh ánh sáng để nơi mát, nếu có tủa cần loại tủa kiểm tra lại các tiêu chuẩn. - Định kỳ kiểm tra lại nồng độ hoạt chất. 2.1.7. Một số ví dụ cồn thuốc 2.1.7.1. Cồn điều chế bằng phương pháp ngâm lạnh Ví dụ: Cồn cánh kiến trắng  Công thức: Cánh kiến trắng tán mịn : 200g Ethanol 90o Vđ  Vai trò thành phần: - Cánh kiến trắng chứa các acid cinamic, acid benzoic…các este, tinh dầu, vanilin, tạp chất chính là nhựa. - Ethanol 90o là dung môi thích hợp để hoà tan hoạt chất. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2