Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện máy kéo 1 (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
lượt xem 6
download
(NB) Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện máy kéo 1 (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa; Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện; Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng; Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khởi động điện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện máy kéo 1 (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
- SỞ LĐ- TB VÀ XÃ HỘI HÀ NAM TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH Mô đun: Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống điện máy kéo I NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/ TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ - CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam) Hà Nam, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 0
- MỤC LỤC Nội dung Trang I. Lời nói đầu 2 Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa 4 Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện 10 Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hê ̣ thố ng chiế u sáng 21 Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khởi động điện 35 Tài liệu tham khảo 47 1
- LỜI NÓI ĐẦU Bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận của máy kéo là công việc không thể thiếu đối với bất kỳ người thợ sử chữa hay người thợ vận hành máy nông nghiệp nào. Đối với nghề sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện càng có vai trò quan trọng trong công việc bảo dưỡng và sửa chữa máy kéo nông nghiệp. Những vấn đề về hệ thống điện có liên quan trực tiếp tới chất lượng, độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị và hệ thống điện khi làm việc. Vì vậy, đòi hỏi người thợ lành nghề phải tinh thông các cơ sở kỹ thuật, phải hiểu rõ về các bộ phận, cấu tạovà nguyên lý hoạt động của hệ thống điện và những hư hỏng thường gặp ,phương pháp kiểm tra bảo dưỡng ,sửa chữa nhằm nâng cao tuổi thọ và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong hệ thống điện . Khi biên soạn giáo trình này, người biên soạn đã xem xét, cân nhắc đến đặc điểm riêng biệt của công việc bảo dưỡng và sửa chữa , thời gian đào tạo. Môn học bảo dưỡng ,sủa chữa hệ thống điện không những được dạy cho học viên cách sử dụng tất cả các dụng cụ đo kiểm tra mà còn tạo cho học viên năng lực vận dụng các kết quả đo vào việc phân tích, xác định các sai lỗi của các thiết bị để có phương pháp tối ưu nhất trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa Trong quá trình biên soạn có thể còn nhiều thiếu sót , tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả đặc biệt là các thày cô giáo trực tiếp giảng dạy chuyên ngành. 2
- Mô-đun 18: Bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống điện máy kéo I 1. Vị trí, tính chất của mô-đun - Là mô-đun chuyên môn nghề bắt buộc. - Là mô-đun đào tạo độc lập với các mô-đun khác, căn cứ theo tình hình thực tế có thể sắp xếp vị trí dạy mô-đun này so với các mô-đun khác cho phù hợp. 2. Mục tiêu của mô-đun - Về kiến thức: + Trình bày đư ợc các nhiê ̣m vu ̣ , yêu cầ u , phân loại của hê ̣ thố ng đi ện trên máy kéo; + Giải thích đươ ̣c cấ u ta ̣o , nguyên lý hoa ̣t đô ̣ng c ủa hê ̣ thố ng điện trên máy kéo; - Về kỹ năng: + Phân tích đươ ̣c những hiê ̣n tươ ̣ng , nguyên nhân hư hỏng trong hê ̣ thố ng điện, từ đó đề ra được phương pháp kiểm tra, sửa chữa thích hợp; + Tháo lắp , kiể m tra , bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết , bô ̣ phâ ̣n c ủa hệ thống điện đúng quy trin ̀ h, quy pha ̣m và tiêu chuẩ n kỹ thuâ ̣t; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng thực hiện và giám sát công việc đo, kiểm tra các chi tiết của bộ phận trong hệ thống điện của máy kéo. + Tiếp nhận và xử lý các vấn đề chuyên môn trong phạm vi của nghề; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. + Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian 3
- Bài 1: Hệ thống đánh lửa a. Mục tiêu của bài: - Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng được các bộ phận trong hệ thống đánh lửa trên máy kéo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Sửa chữa được những hư hỏng thường gặp trong hệ thống đánh lửa trên máy kéo. - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa. b. Nội dung bài: 1.1.Hệ thống đánh lửa trên máy kéo 1.1.1.Một số hệ thống đánh lửa sử dụng trên máy kéo Động cơ đốt trong sử dụng trong máy kéo nông nghiệp thường là động cơ diezen nên hệ thống đánh lửa trong máy kéo nông nghiệp thường chỉ dùng cho động cơ khởi động . Hệ thống đánh lửa của động cỡ nhỏ sử dụng làm máy khởi động cho động cơ máy kéo nông nghiệp là hệ thống đánh lửa không dùng ắc quy đó là hệ thống đánh lửa manheto (Hình 1) hoặc hệ thống đánh lửa kiểu điện dung ( Hình 1.3) 1.1.2.Cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trên máy kéo. 1.1.2.1.Cấu tạo, nguyên lý làm việc hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô a. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa bằng manheto 4
- Hình 1: Sơ đồ hệ thống đánh lửa manhetô 1. Rôto nam châm vĩnh cửu; 2. Má cực;3. Cam ;4. Cần tiếp điểm; 5. Lõi thép; 6. Kim điều chỉnh; 7. Nắp chia điện; 8. Con quay chia điện; 9. 11. Bánh răng; 10 Bugi Cấu tao gồm : Lõi thép (5) trên đó cuốn hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp W1 và W2, rôto nam châm vĩnh cửu, bộ chia điện, bugi và nút tắt máy Nt. Bộ chia điện gồm có nắp chia điện, cam cắt điện, cần tiếp điểm với cặp tiếp điểm KK‟, tụ điện , kim điều chỉnh điện áp. b. Nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa bằng ma nhê tô - Khi rôto của manhêto quay từ thông 0 của nam châm sinh ra chạy trong lõi thép của khung từ biến thiên cả chiều và trị số làm cảm biến ở hai cuộn dây W1, W2 những suất điện động cảm ứng e1, e2 có giá trị không lớn lắm (khi mạch hở e1 30 vôn, e2 1000 1500 v) - Khi tiếp điểm KK‟ đóng cuộn W1 bị ngắn mạch tạo dòng điện I1 , dòng này tạo từ thông 1 biến thiên cùng tần số với 0. Trong lõi thép có từ thông tổng t = 0 + 1. Tới thời điểm đánh lửa khi đó từ thông tổng là lớn nhất - Khi tiếp điểm KK‟ mở I1 mất đột ngột nên từ thông 1 cũng mất đột ngột chỉ còn từ thông 0. Sự biến thiên từ thông t làm W2 xuất hiện một suất điện động cảm ứng lớn khoảng 15.000 20.000 vôn được đưa đến bộ chia điện, tới bugi đánh lửa đốt cháy hỗn hợp khí ở buồng đốt động cơ 5
- Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa manhetô khi KK‟ đóng - Khi tiếp điểm KK‟ mở I1 mất đột ngột làm cảm ứng trong cuộn W1 một suất điện động tự cảm lớn. Tụ C nạp dòng tự cảm này tránh cho tiếp điểm bị phóng điện và bị cháy rỗ và ngắt nhanh dòng I1 làm tăng điện áp đánh lửa . Khi điện áp U2 quá lớn thì U2 được điều chỉnh nhờ kim điều chỉnh để giảm điện áp đánh lửa U2 tránh cuộn W2 bị đánh thủng cách điện. Khoá Nt khi đóng, tia lửa điện mất khoá máy. Hình1.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa manhetô khi KK’ mở 1.1.2.2. Hệ thống đánh lử kiểu điện dung a. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa kiểu điện dung Hệ thống đánh lửa kiểu điện dung là hệ thống mà năng lượng đánh lửa được tích lũy trong điện trường của một tụ điện đặc biệt. Dưới đây giới thiệu hệ thống đánh lửa điện dung không tiếp điểm ( CDI ) dùng trên máy kéo nông nghiệp cũ Các thành phần chức năng chính của hệ thống gồm: 6
- Hình 1.3 : Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa kiểu điện dung Hệ thống gồm cuộn dây nguồn Wng phát điện, cung cấp năng lượng đánh lửa, cuộn điều khiển Wđk phát tín hiệu điều khiển thời điểm dánh lửa, biến áp đánh lửa và bộ đánh lửa bán dẫn. Bộ đánh lửa gồm: 4 điốt bán dẫn Đ 1, Đ2, Đ3, Đ4, Tranzito n-p-n, Tụ điện C1 tích luỹ năng lượng đánh lửa, Biến ấp đánh lửa có 3 cuộn dây: cuộn dây sơ cấp W1, Cuộn dây thứ cấp W2, và cuộn phản từ Wf . b. Nguyên lý làm việc - Giai đoạn nạp điện cho tụ C1: Rôto manhêto quay, cuộn Wng phát dòng điện xoay chiều 100 120 V, được chỉnh lưu thành một chiều bằng điốt Đ1 náp cào tụ C1 theo mạch: Đầu 1 cuộn Wng Đ1 (+) C1 (-) C1 W1 Mát đầu 2 cuộn Wng Đ4 Wf Cuộn phản từ Wf ( khoảng 40 vòng, tiết diện 0,25 mm) nhận dòng điện chạy qua tạo phản từ không cho cuộ thứ cấp W2 phát lửa. 7
- Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống đánh lửa kiểu điện dung - Giai đoạn phát tín hiệu đánh lửa: Ngay sau khi tụ được nạp đầy ( khoảng vài ms ), cuộn điều khiển Wđk xuất hiện điện áp dương ở đầu(2) đưa điện tới cực B của Tranzito điều khiển tranzito mở. Dòng cực gốc Ib qua T theo mạch: Ib: Đầu (2) cuộn Wđk mát W1 Đ4 cực B cực E Đ2 đầu (1) cuộn Wđk Wf Do có dòng cực gốc tranzito mở cho tụ C1 phóng điện cực nhanh qua cuộn sơ cấp W1 theo mạch: I1: (+) C1 cực C cực E Đ3 mát (-) C1 Dòng điện qua cuộn sơ cấp biến thiên cực nhanh làm suất hiện suất điện động cao áp trong cuộn thứ cấp W2, tạo tia lửa cho bugi. Tụ C2 có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển mạch của tranzito. 1.2. Bảo dƣỡng, sửa chữa ma nhê tô 1.2.1 . Hƣ hỏng ma nhê tô đánh lửa - Hư hỏng vỏ của ma nhê tô : nguyên nhân do tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc do va đập gây bẹp méo hay biến dạng - Hư hỏng cuộn sơ cấp, thứ cấp : nguyên nhân do chập cháy hoặc va đập mạnh gây đứt dây 8
- Hình 1. 5: Sơ đồ cấu tạo của ma nhê tô đánh lửa - Hư hỏng cặp tiếp điểm của má vít KK‟: Nguyên nhân do khe hở qua lớn hoặc tụ điện hỏng do đó tia lửa điện phóng qua khi cặp tiếp điểm mở gây cháy rỗ cặp tiếp điểm ,hoặc gãy tiếp điểm động hoặc tiếp điểm tĩnh do điều chỉnh không đúng yêu cầu kỹ thuật - Hư hỏng Rô to ( nan châm vĩnh cửu ): Nguyên nhân do tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật gây bẹp méo hoặc chầy xước rô to - Hư hỏng bạc của ổ đỡ trục rô to : Nguyên nhân thiếu dầu bôi trơn bị mòn hoặc sau thời gian làm việc lâu có thể bị mòn gay ô van hoặc mòn côn - Hư hỏng dây cao áp : Nguyên nhân do thời gian lâu ngày dây bị mỏi đứt ngầm hoặc vỡ đầu chụp - Hư hỏng khóa ngắt điện : Nguyên nhân do sử dụng lâu ngày bị gãy các lẫy điều khiển hoặc mòn tiếp điểm không tiếp xúc tốt 1.2.2.Phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa vỏ ma nhê tô 1.2.2.1.Hƣ hỏng: Bẹp méo hay biến dạng vỏ của ma nhê tô . 1.2.2.2. Nguyên nhân : Do tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc do va đập gây bẹp méo hay biến dạng 9
- BÀI 2: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN a. Mục tiêu của bài: - Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng được các bộ phận hệ thống cung cấp điện đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của hệ thống thống cung cấp điện trên máy kéo . - Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp điện của máy kéo b. Nội dung bài: 2.1. Hệ thống cung cấp điện trên máy kéo Trên máy kéo nông nghiệp các phụ tải như hệ thống khởi động , hệ thống chiếu sáng , hệ thống tín hiệu ( đèn ,còi) và các hệ thống tiện nghi khác đều sử dụng dòng điện một chiều, nguồn điện cung cấp cho các phụ tải là nguồn điện một chiều lấy từ ắc quy và máy phát .Hệ thống cung cấp điện cung cấp cho phụ tải với điện áp định mức 12v Hai nguồn cung cấp cho các phụ tải là - Ắc quy : cung cấp điện khi Uaq > Ump - Máy phát điện cung cấp khi Uaq < Ump, khi này ắc quy là phụ tải điện lại được nạp vào ắc quy Để máy phát và ắc quy làm việc bình thương thì máy phát và ắc quy phải được đấu song song với nhau và có bộ điều chỉnh điện áp Vậy hệ thống cung cấp điện trên máy kéo nông nghiệp gồm : Ắc quy và máy phát điện xoay chiều ,bộ chỉnh lưu và bộ điều chỉnh điện 2.2. Bảo dƣỡng, sửa chữa ắc quy 2.2.1.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ắc quy 2.2.1.1. Cấu tạo ắc quy Hiện nay trên máy kéo chủ yếu sử dụng ắc quy chì - a xít. Ắc quy chì - a xít 10
- bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là 3 hay 6 ngăn tuy theo ắc quy 6V hay 12V. Ắc quy a xít gồm có vỏ binh, chia thành 3 ngăn hay 6 ngăn tùy theo loại ắc quy 6V hay 12V. Trong mỗi ngăn đặt khối bản cực. có hai loại bản cực: bản dương và bản âm. Các tấm bản cực được ghép song song và xen kẽ với nhau, ngăn cách với nhau bằng những tấm ngăn. mỗi ngăn như vậy được gọi là một ắc quy đơn. Các ắc quy được nối với nhau bằng cầu nối và tạo thành bình ắc quy. Ngăn đầu và ngăn cuối có hai đầu tự do gọi là các đầu cực của ắc quy. Dung dich điện phân trong ác quy là dung dịch a xít sunfuaric, được chứa trong từng ngăn theo mức quy định thường không ngập các bản cực quá 10 – 15 mm Hình.2.1. Cấu tạo bình ắc quy a xít Hình 2.2. Cấu tạo khối bản cực và chi tiết các bản cực 1. Bản cực âm; 2. Bản cực dương; 3. Vấu cực; 4. Khối bản cực âm; 5.Khối bản cực dương.. 11
- Vỏ ắc quy được chế tạo bằng các loại nhựa ebônít hoặc cao su cứng- Sb , có độ bền và khả năng chịu được a xít cao. Bên trong vỏ được ngăn cách bằng các khoang riêng biệt, ở đáy có sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống nhằm chống chập mạch do chất tác dụng rơi xuống đáy trong quá trình sử dụng. Khung của các tấm bản cực được chế tạo bằng hợp kin chì - stibi với thành phần (Sb) 87 95% Pb + 5 13% Sb.Các lưới của các bản cực dương được chế tạo bằng hợp kim Pb 1,3%Sb + 0,2% Kali và được phủ bởi lớp bột chì diooxit Pb02 ở dạng xốp tạo thành bản cực dương. Các bản cực âm có pha 0,2% Ca + 0,1% Cu và được phủ bằng bột chì. Tấm ngăn giữa hai tấm bản cực làm bằng nhựa PVC và sợi thủy tinh có tác dụng tránh chập mạch giữa các bản cực dương và âm nhưng cho dung dịch a xít qua được. Dung dịch điện phân là dung dịch a xít sunpuric H2SO4 có nồng độ đối với khí hậu nóng, ấm từ 1,22 1,27 g/cm3, hoặc 1,29 1,31g/cm3 khi khí hậu lạnh. Nồng độ dung dịch quá cao sẽ làm hỏng nhanh các tấm ngăn, rụng bản cực, các bản cực dễ bị sunphat hóa khiến tuổi thọ ắc quy giảm. Nồng độ dung dịch thấp làm giảm hiệu điện thế của ắc quy. 2.2.1.2. Nguyên lý hoạt động của ắc Trong ắc quy thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là quá trình nạp và phóng điện, PbO2 và Pb biến thành PbSO4. Như nậy khí phóng điện a xít sunfuri bị hấp thụ nước tạo thành sunfat chì, và được thể hiện bằng phương trình sau: PbO2 + Pb + 2H2SO4 2PbSO4 + 2H2O Khi nạp nhờ nguồn điện mạch, mạch ngoài các điện tử chuyển động từ bản cực âm đến bản cực dương, đó là dòng điện nạp IN . Khi phóng điện dưới tác dụng của sức điện động của ắc quy, các điện tử chuyển động theo hướng ngược lại (từ cực dương đến cực âm) tạo thành dòng điện phóng IP. 12
- Hình 2.3. Phản ứng hóa học xảy ra trong ắc quy khí phóng và nạp điện Khi ắc quy đã nạp điện no chất tác dụng ở các bản cực dương chuyển thành Dioxit chì ( PbO2 ) còn ở các bản cực âm là Chì xốp ( Pb ). Khi phóng điện các chất tác dụng ở 2 loại bản cực đều trở thành chì sunphát ( PbSO 4 ) ở dạng tinh thể nhỏ, nước được tạo ra, do đó nồng độ dung dịc H2SO4 giảm. Các phản ứng hoá học xảy trong ắc quy ( hình 4.3): Trên bản dương: PbO2 + 4H+ + 2SO4- - + 2e _ PbSO4 + 2H2O Trên bản cực âm: Pb + 2H+ + SO4 - - PbSO4 + 2e_ + 2H+ Như vậy: Khi phóng điện nồng độ dung dịch axit giảm đi và ngược lại khi nạp nồng độ dung dịch tăng lên. Sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân trong quá trình phóng và nạp là một trong những dấu hiệu để xác định mức phóng điện của ắc quy trong sử dụng. 2.2.1.3. Ký hiệu và các trị số đặc trƣng của ắc quy a. Ký hiệu: Ký hiệu: Nga Ví dụ : 6CT.78MC3 ; 6CT.68M 13
- Trong đó: - 6 : Số ngăn ắc quy - CT: ắc quy khởi động - 78: Dung lượng tiêu chuẩn 78 Ah - MC, M: Vật liệu cấu tạo vỏ bình, lá cách: - : êbônit, M : miplat, C: dạ thuỷ tinh, 3: ác quy ở trạng thái khô Ký hiệu : Việt Nam Ví dụ: 6OT70NT TCVN Trong đó: - 6: Số ngăn ắc quy - OT: Dùng cho ô tô - 70: Dung lượng ắc quy 70 Ah - NT: Tấm ngăn kép làm bằng nhựa xốp và bông thuỷ tinh - CTVN: Tiêu chuẩn Việt Nam b. Các trị số đặc trƣng: - Điện áp: ở mỗi ngăn ắc quy không phụ thuộc kích thước và số lượng các lá cực, ở trạng thái đầy có sức điện động: ESĐĐ = 2 v UAQ = ESĐĐ . số ngăn Trong quá trình sử dụng không cho phép ESĐĐ 1,7 v , vì hiện tượng này làm hỏng ắc quy. ESĐĐ phụ thuộc tỷ trọng dung dịch điện phân. - Dung lượng ắc quy: là lượng điện mà ắc quy có thể cho khi phóng điện tới giới hạn cho phép ( UAQ = 1,7 v ). Đơn vị đo: ampe.giờ ( Ah ) Ví dụ: Q = 90 Ah ; 78 Ah; 54 Ah .... 14
- Dung lượng AQ đặc trưng cho khả năng tích trữ điện. Q = I . t (Ah) Trong đó: I là dòng điện phóng ổn định (A); t là thời gian phóng (h) 2.2.1.4. Phƣơng pháp nạp điện cho ắc quy Có hai phương pháp nạp điện cho ắc quy a. Nạp bằng dòng điện không đổi Dòng điện nạp được giữ không đổi trong suốt thời gian nạp. Tất cả các ắc quy được mắc nối tiếp với nhau và phải đảm bảo điều kiện: - Tổng các ắc quy đơn ( ngăn ) không vợt quá UN / 2,7 ( khi nạp no UAQ lên tới 2,7 v ). - Nên bảo đảm các ắc quy có dung lượng như nhau. Thường áp dụng cho tất cả các ắc quy mới trước khi sử dụng và các ắc quy đã qua sử dụng sửa chữa. Nhược điểm: Thời gian nạp kéo dài và thường xuyên phải theo dõi, điều chỉnh cường độ dòng điện nạp thường bằng một phần mười dung lượng ắc quy. IN = 1/10 Q (A) b. Nạp bằng thế hiệu không đổi Trong cách nạp này tất cả các ắc quy được mắc song song với nguồn nạp và đảm bảo UN = 2,3 2,5 v trên một ắc quy đơn Phương pháp này không thể nạp no cho ắc quy vì dòng điện giảm dần, nó thích hợp nạp bổ sung cho ắc quy đang sử dụng. Không dùng để nạp ắc quy mới sử dụng lần đầu và nạp sửa chữa các ắc quy bị sunphat hoá vì dòng điện ban đầu rất lớn có hại cho tuổi thọ và điện dung của ắc quy, gây quá tải cho thiết bị nạp. Ưu điểm của phương pháp nạp này là thời gian nạp ngắn và ít tốn công theo dõi điều chỉnh vì dòng điện giảm dần theo thời gian. 15
- 2.2.2. Hƣ hỏng của ắc quy Một số hư hỏng thường gặp của ắc quy: Các tấm cực bị sunphat hoá, bị cong vênh, tróc lớp bột trên bề mặt và chạm chập; Vỏ bình bị vỡ, ắc quy tự phóng điện, ngoài ra còn thường gặp các hư hỏng như: nạp điện không vào hoặc mất điện nhanh chóng. TT Hƣ hỏng Biểu hiện Nguyên nhân 1 Các tấm cực - Lớp tinh thể thô của -Trước khi bảo quản trong kho ắc bị sunphat sunphat chì màu trắng quy không được nạp đầy. hoá. phủ trên bề mặt các - Mức dung dịch điện phân thấp, tấm cực, có thể quan tỷ trọng dung dịch cao. sát thấy các đốm - Do hiện tượng phóng điện kéo trắng qua lỗ đổ dung dài, thiếu sự chăm sóc bảo dư- dịch. ỡng. - Ắc quy phóng điện - Ắc quy phóng điện quá giới hạn nhanh khi có phụ tải, cho phép. khi nạp điện nhiệt độ và điện áp tăng nhanh, bọt khí thoát ra nhiều nhưng tỷ trọng dung dịch tăng lên rất ít, ắc quy không tích được điện. 2 Các tấm cực + Ắc quy tự phóng - Bột chì và các chất hoạt tính, bị ngắn mạch điện. cặn bẩn rơi xuống đáy bình làm + Khi nạp điện thì nối tắt các bản cực với nhau. điện áp tăng chậm nh- - Các tấm cách bị hư hỏng. ưng khi thôi nạp thì 16
- điện áp giảm nhanh hơn, khí thoát ra nhiều khi nạp. 3 Các tấm cực - Nạp điện quá mức khi ắc quy bị cong vênh đã đầy điện vẫn tiếp tục nạp. - Ngắn mạch giữa các tấm cực. -Tỷ trọng và nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao. - Ắc quy bắt không chặt trên xe bị rung động khi làm việc. -Nạp với dòng điện ngược chiều. 4 Ắc quy tự Trong quá trình sử - Các điện cực bị bẩn gây ra hiện phóng điện dụng và bảo quản kể tượng ngắn mạch hoặc trên bề cả khi ắc quy không mặt ắc quy có chứa dung dịch đấu với các thiết bị điện phân dùng điện thì điện áp - Ngắn mạch do tấm cách bị hỏng và dung lượng của ắc hoặc chất hoạt tính bị rơi rụng quy bị giảm dần. - Phát sinh dòng điện cục bộ trong ắc quy, tạp chất trong dung dịch ắc quy như các vụn kim loại kết hợp với antimon trong giá tấm cực làm thay đổi điện thế các vùng trong ắc quy, làm phát sinh dòng điện cục bộ gây tiêu hao điện lượng ắc quy. - Tỷ trọng dung dịch điện phân không đồng nhất. Khi ắc quy 17
- không làm việc do hiện tượng lắng làm cho nồng độ dung dịch điện phân ở phần dưới đáy ắc quy cao hơn phát sinh sự khác nhau về hiệu điện thế. 5 Vỏ bình bị - Rò rỉ dung dịch a xít Do va chạm hoặc bị tắc lỗ thông nứt vỡ: - Điện áp ắc quy thấp hơi trên nắp bình. nếu nứt vỡ giữa các ngăn 2.2.3. Phƣơng pháp kiểm tra : 2.2.3.1. Kiểm tra sự hƣ hỏng của ắc quy bằng phóng điện kế ( hình 2.4) Hình 2.4. Kiểm tra hư hỏng ắc quy, mức và tỷ trọng dung dịch a. Mức dung dịch; b. Vôn kế ở phóng điện kế; c. Tỷ trọng dung dịch. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô)
127 p | 208 | 53
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề: Công nghệ ô tô)
107 p | 115 | 36
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
100 p | 88 | 28
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
149 p | 80 | 24
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
138 p | 71 | 21
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 47 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (Nghề: Công nghệ ôtô - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
78 p | 77 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
108 p | 65 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 35 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sữa chữa điện động cơ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
90 p | 21 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 42 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
74 p | 33 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
79 p | 30 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
169 p | 28 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 22 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
63 p | 27 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
96 p | 15 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
79 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn