intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô; giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình đào tạo để bắt kịp với các kiến thức thực tế và phù hợp với chương trình đào tạo các giảng viên khoa Động lực – Máy nông nghiệp Trường Cao đẳng Gia Lai đã biên soạn giáo trình này để phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập mô đun bảo dưỡng sữa chữa hệ thống gầm ô tô ngành công nghệ ô tô. Để hoàn thành giáo trình các nội dung nhóm biên soạn đã chắt lọc các nội dung từ giáo trình trước đó của Trường kết hợp với bổ sung thêm các nội dung mới từ các nguồn tài liệu và kiến thức thực tế trong các đợt tiếp xúc với các cơ sở bảo dưỡng sữa chữa xe ô tô trên địa bàn. Giáo trình có các nội dung phù hợp với tiến độ đào tạo chường trình mô đun sửa chữa hệ thống truyền động ngoài ra có thể sử dụng giáo trình trong việc giảng dạy các môn học và mô đun có liên quan đến cấu tạo các hệ thống, chi tiết trên ô tô. Với các hình ảnh minh hoạ và cấu trúc của giáo trình bao gồm các phần giới thiệu khái quát đến phần cấu tạo, hoạt động và cách kiểm tra sửa chữa hi vọng mang lại các kiến thức cần thiết và dễ hiểu cho người sử dụng. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. Gia Lai, ngày 25 tháng 10 năm 2022 Nhóm tác giả Đinh Quốc Dương Đoàng Xuân Truyền 2
  3. MỤC LỤC Trang Bài 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ .......................................................14 1. Tổng quan về hệ thống treo ................................................................................................14 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại hệ thống treo. .................................................................14 1.2.Cấu tạo chung của hệ thống treo .....................................................................................20 2.1 Hệ thống treo trên ô tô .......................................................................................................20 2.2 Hệ thống lái xe ô tô trên ô tô ............................................................................................22 2.3 Lốp và bánh xe ô tô............................................................................................................23 2.4 Hệ thống phanh của ô tô....................................................................................................24 Bài 2. SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ ..................................................27 1. Tổng quan về hệ thống treo ................................................................................................27 1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống treo....................................................................27 1.2.Cấu tạo chung của hệ thống treo .....................................................................................29 1.3.Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng hệ thống treo .............................................32 2. Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống treo....................................................................................35 2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống .....................35 2.2.Quy trình thực hiện công việc: tháo lắp kiểm tra sửa chữa các chi tiết hệ thống treo ................................................................................................................................................47 CÂU HỎI ÔN TẬP ..................................................................................................................51 BÀI 3 - SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ.....................................................52 1.Tổng quan về hệ thống lái ....................................................................................................52 1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái..................................................................52 1.2.Cấu tạo chung của và hoạt động của hệ thống lái .........................................................53 2.Sửa chữa cơ cấu lái ...............................................................................................................83 2.1.Phận loại ..............................................................................................................................83 3
  4. 2.2.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái lái........................................................83 2.3. Quy trình thực hiện công việc: Tháo, lắp, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu lái 88 3.Sửa chữa dẫn động lái...........................................................................................................98 3.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái .........................................................98 3.2. Quy trình thực hiện công việc: Tháo, lắp, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dẫn động lái ............................................................................................................................................. 100 4.Sửa chữa trợ lực lái ............................................................................................................ 108 4.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trợ lực lái .......................................................... 108 4.2.Quy trình thực hiện công việc: Tháo, lắp, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa trợ lục lái ............................................................................................................................................. 111 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 120 BÀI 4 - ĐIỀU CHỈNH GÓC ĐẶT BÁNH XE............................................................... 121 1.Công dụng các góc đặt bánh xe........................................................................................ 121 1.1 Góc nghiêng ngoài của bánh xe (góc Camber)............................................................ 122 1.2 Độ chụm của bánh xe dẫn hướng (Toe-in)................................................................... 122 1.3 Góc nghiêng trong của trụ đứng (Kingpin angle) ....................................................... 124 1.4 Góc nghiêng dọc của trụ đứng (caster angle) .............................................................. 125 1.5 Bán kính quay vòng ........................................................................................................ 126 2.Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe .................................................. 127 3.Quy trình thực hiện công việc: Thực hành kiểm tra và điều chỉnh các góc đặt bánh xe. ............................................................................................................................................. 131 3.1 Kiểm tra điều chỉnh góc đặt bánh xe dẫn hướng ......................................................... 131 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 138 Bài 5: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÁNH XE ...................................................... 139 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại lốp xe ô tô ....................................................................... 139 1.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................................... 139 4
  5. 1.2 Phân loại........................................................................................................................... 140 2. Đặc điểm cấu tạo của lốp xe ô tô .................................................................................... 140 2.1 Cấu tạo và thông số kỹ thuật.......................................................................................... 140 2.2 Đặc điểm hư hỏng lốp xe ............................................................................................... 143 2.3. Thiết bị tháo lốp và cân bằng bánh xe ......................................................................... 150 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 160 BÀI 6 - SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC .............. 161 1.Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực ........................................................................... 161 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại .................................................................................... 161 1.2.Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực ..................................... 163 1.3.Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng các bộ phận của hệ thống phanh thủy lực ............................................................................................................................................. 164 2.Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe ................................................................... 172 2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh bánh xe ...................................... 172 2.2 Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe ........ 177 2.3.Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh..................................... 183 2.4. Sửa chữa, bảo dưỡng trợ lực phanh ............................................................................. 186 Bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực phanh dầu bằng chân không ..................................... 191 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 194 BÀI 7 - SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN ............................................... 195 1. Tổng quan về hệ thống phanh khí nén............................................................................ 195 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại .................................................................................... 195 1.2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén ..................................... 196 1.3 Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng các bộ phận của hệ thống phanh khí nén ............................................................................................................................................. 198 2. Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe .................................................................. 199 5
  6. 2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh bánh xe ...................................... 199 2.2 Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe ........ 201 2.3. Quy trình thực hiện công việc: Sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh..................................................................................................................................... 202 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................... 206 6
  7. Tên mô đun : Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô Mã số mô đun: MĐ 19 Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 62 giờ; Thi; kiểm tra: 8 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: khi học xong các môn lý thuyết cơ sở và mô đun 15,18. - Tính chất: Mô đun chuyên môn bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô + Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô + Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô + Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô + Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô - Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết của các bộ phận của hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh trên ô tô xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 7
  8. 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Thực Số Tên các bài trong mô đun hành, TT Tổng Lý Kiểm bài tập, số thuyết tra thí nghiệm 1 Bài 1 Tổng quan về hệ thống gầm ô tô 8 2 6 1.Nhiệm vụ, yêu cầu 2.Cấu tạo chung và chức năng các bộ phận 3.Nhận dạng hệ thống gầm ô tô 2 Bài 2 - Sửa chữa hệ thống treo trên ô tô 12 2 9 1 1. Tổng quan về hệ thống treo 4 1 3 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại hệ thống treo. 1.2.Cấu tạo chung của hệ thống treo 1.3.Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng hệ thống treo 2.Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống treo 8 1 6 1 2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống 2.2.Quy trình thực hiện công việc: tháo lắp kiểm tra sửa chữa các chi tiết hệ thống treo 3 Bài 3 - Sửa chữa hệ thống lái trên ô tô 12 3 8 1 1.Tổng quan về hệ thống lái 4 1 3 8
  9. Thời gian Thực Số Tên các bài trong mô đun hành, TT Tổng Lý Kiểm bài tập, số thuyết tra thí nghiệm 1.1Nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại hệ thống lái 1.2.Cấu tạo chung của và hoạt động của hệ thống lái 1.3Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng hệ thống lái 2.Sửa chữa cơ cấu lái 4 1 2 1 2.1.Phận loại 2.2.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái lái 2.3.Quy trình thực hiện công việc: Tháo, lắp, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu lái 3.Sửa chữa dẫn động lái 2 1 1 3.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái 3.2.Quy trình thực hiện công việc: Tháo, lắp, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa dẫn động lái 4.Sửa chữa trợ lực lái 2 2 4.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trợ 9
  10. Thời gian Thực Số Tên các bài trong mô đun hành, TT Tổng Lý Kiểm bài tập, số thuyết tra thí nghiệm lực lái 4.2.Quy trình thực hiện công việc: Tháo, lắp, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa trợ lục lái 4 Bài 4 - Điều chỉnh góc đặt bánh xe 8 2 6 1.Công dụng các góc đặt bánh xe. 2.Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe 3.Quy trình thực hiện công việc: Thực hành kiểm tra và điều chỉnh các góc đặt bánh xe. 5 Bài 5 – Thay thế lốp xe 8 2 6 1.Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại lốp xe ô tô 2.Cấu tạo của lốp xe ô tô 3.Thiết bị tháo lốp và cân bằng bánh xe 4.Quy trình thực hiện công việc: Thực hành thay thế ,cân bằng lốp xe Bài 6 - Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống phanh 6 20 4 15 1 thủy lực 1.Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực 4 1 3 10
  11. Thời gian Thực Số Tên các bài trong mô đun hành, TT Tổng Lý Kiểm bài tập, số thuyết tra thí nghiệm 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.2.Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực 1.3.Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng các bộ phận của hệ thống phanh thủy lực 2.Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh 6 1 5 xe 2.1Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh bánh xe 2.2Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe 2.3Quy trình thực hiện công việc: Sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe 3.Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu điều khiển và 6 1 5 dẫn động phanh 3.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh 3.2.Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh 11
  12. Thời gian Thực Số Tên các bài trong mô đun hành, TT Tổng Lý Kiểm bài tập, số thuyết tra thí nghiệm 3.3 Quy trình thực hiện công việc: Sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh 4.Sửa chữa, bảo dưỡng trợ lực phanh 4 1 2 1 4.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực phanh 4.2.Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hệ thống trợ lực phanh 4.3.Quy trình thực hiện công việc: Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống trợ lực phanh 7 Bài 7 - Sửa chữa hệ thống phanh khí nén 18 5 12 1 1.Tổng quan về hệ thống phanh khí nén 4 2 2 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.2.Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén 1.3.Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng các bộ phận của hệ thống phanh khí nén 2.Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh 8 2 6 xe 2.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ 12
  13. Thời gian Thực Số Tên các bài trong mô đun hành, TT Tổng Lý Kiểm bài tập, số thuyết tra thí nghiệm cấu phanh bánh xe 2.2.Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe 2.3.Quy trình thực hiện công việc: Sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe 3.Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu điều khiển và 6 1 4 1 dẫn động phanh 3.1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh 3.2.Các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh 3.3.Quy trình thực hiện công việc: Sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu điều khiển và dẫn động phanh Thi kết thúc mô đun 4 4 Cộng: 90 20 62 8 13
  14. Bài 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ Giới thiệu: Một hệ thống gầm xe ô tô hoàn chỉnh được cấu tạo thông qua 4 bộ phận chính như sau: − Hệ thống treo. − Hệ thống lái. − Hệ thống phanh. − Lốp và bánh xe. Mục tiêu: − Kiến thức: + Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ các hệ thống gầm ô tô + Giải thích được cấu tạo chung và chức năng các bộ phận chính trong hệ thống gầm ô tô − Kỹ năng: + Nhận dạng được các chi tiết, cụm trong hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật − Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: + Vận dụng được các kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế công việc + Có khả năng thực hiện công việc độc lập hoặc thực hiện theo sự hướng dẫn + Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp của nghề 1. Tổng quan về hệ thống treo 1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại hệ thống treo. − Nhiệm vụ Hệ thống gầm ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng trên một chiếc xe, chúng đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ và kết nối các bộ phận khác trên xe lại với nhau, để từ đó giúp toàn bộ bộ phận, hệ thống trên xe có thể vận hành theo ý muốn một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và êm ái nhất. − Yêu cầu 14
  15. + Có độ cứng vững để nâng đỡ trọng lượng của xe + Đảm bảo vận hành dễ dàng, tháo lắp bảo dưỡng không quá phức tạp + Làm việc có hiệu suất cao và giữ được độ ổn định của xe khi vận hành − Phân loại + Hệ thống treo phụ thuộc: Hệ thống treo phụ thuộc Các bánh xe được kết nối trên cùng 1 dầm cầu liền, dầm cầu này sẽ được nối với thân xe. Đây là một mô hình hệ thống treo đơn giản, đặc điểm của nó là có độ bền rất cao do đó phù hợp với loại xe tải trọng lớn. Tuy nhiên nếu xe không tải bất kì cái gì thì hệ thống này lại trở nên khá cứng nhắc và không êm dịu, dễ bị rung động. + Hệ thống treo độc lập: Những chiếc bánh xe sẽ không cùng được kết nối với nhau mà sẽ được gắn vào thân xe một cách độc lập với nhau. Do đó khi di chuyển chúng không phụ thuộc vào những chiếc bánh còn lại mà hoàn toàn có thể chuyển động độc lập. Ngược lại với hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo độc lập có cấu phức tạp hơn hẳn. Xe được trang bị hệ thống này có khả năng bám đường cao, di chuyển êm ái. Vì không cần dầm cầu nên gầm xe có thể thiết kế thấp xuống. Cũng do treo độc lập phức tạp hơn mà dựa theo bộ phận đàn hồi và giảm chấn sẽ chia thành các loại hệ thống treo sau: Treo MacPherson (1 càng chữ A): 15
  16. Treo MacPherson (1 càng chữ A) Bao gồm 3 bộ phận cơ bản là: giảm chấn thủy lực, lò xo và cánh tay điều hướng, giảm số điểm gắn với khung xe từ 4 xuống còn 2, bộ phận ống nhún là phần dẫn hướng của hệ thống chỉ còn một thanh đòn ngang dưới gắn với trục bánh xe. Với thiết kế đơn giản, ít chi tiết hơn, MacPherson giúp đẩy nhanh quá trình lắp ráp, hạ giá thành sản xuất, giảm nhẹ và tạo thêm không gian cho khoang động cơ vốn rất chật hẹp của xe dẫn động cầu trước, đồng thời giúp cho việc sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm hơn. Vì vậy đây loại hệ thống treo phổ biến nhất trên các xe ô tô. Treo tay đòn kép (2 càng chữ A): 16
  17. Treo tay đòn kép (2 càng chữ A) Bao gồm 3 bộ phận là lò xo, giảm xóc giảm chấn và bộ phận điều hướng. Tuy nhiên, khác biệt so với hệ thống treo MacPherson là bộ phận điều hướng bao gồm 2 thanh dẫn hướng với thanh ở trên có chiều dài ngắn. Chính vì vậy mà nó này được gọi là tay đòn kép. Ưu điểm của hệ thống này là giúp cảm giác lái khi xe vào cua tốt hơn nhờ góc đặt bánh ổn định. Hạn chế lắc ngang và giúp tài xế tối ưu hóa quá trình vận hành tùy vào từng mục đích khác nhau. Nhưng hệ thống nà y lại rất phức tạp trong cấu tạo và sửa chữa, đi kèm với sự tốn kém trong việc bảo dưỡng. Treo đa liên kết (Multi-Link): 17
  18. Treo đa liên kết (Multi-Link) Được cải tiến từ “đàn anh” tay đòn kép, treo đa liên kết sử dụng ít nhất 3 cần bên và 1 cần dọc. Những cần này không nhất thiết phải dài bằng nhau và có thể xoay theo các hướng khác nhau so với ban đầu. Mỗi cần đều có 1 khớp nối cầu hoặc ống lót cao su ở c uối, nhờ đó chúng luôn ở trạng thái căng, nén và không bị bẻ cong. Bố cục đa liên kết được sử dụng cho cả hệ thống treo trước và sau. Tuy nhiên, đối với treo trước, cần bên được thay thế bằng thanh giằng nối khung hoặc hộp cơ cấu nối với moayer. + Hệ thống treo cân bằng: Hệ thống treo cân bằng Loại này chỉ đối với xe tải 3 cầu trở lên thì mới có thêm loại treo cân bằng (thăng bằng), được bố trí giữa 2 cầu chủ động liên tiếp làm tăng khả năng chịu tải trọng cho xe. Ưu, nhược điểm của hệ thống treo độc lập và phụ thuộc − Hệ thống treo phụ thuộc: + Ưu điểm: 18
  19. Cấu tạo hệ thống khá đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo trì bảo dưỡng. Hệ thống treo phụ thuộc có độ cứng vững để chịu được tải nặng thích hợp cho các dòng xe tải hoặc bán tải. Khi xe vào cua thì thân xe cũng ít bị nghiêng giúp người ngồi cảm giác ổn định, chắc chắn hơn. Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng nhờ thế lốp xe ít bị bào mòn. Về cơ bản hệ thống treo phụ thuộc thích hợp cho các dòng xe tải chở hàng nặng hoặc có thể lắp cho trục bánh sau ở các dòng xe phổ thông, xe con. + Nhược điểm: Phần khối lượng không được treo lớn và hệ thống treo phụ thuộc có đặc thù cứng nhắc không có độ linh hoạt cho mỗi bánh nên độ êm của xe rất kém. Giữa bánh xe phải và trái mỗi khi chuyển động có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau thông qua hệ thống dầm cầu nên chúng dễ bị ảnh hưởng dao động và rung lắc qua lại lẫn nhau. Khi vào đoạn đường cua xe dễ bị trượt bánh nếu đi với tốc độ cao nhất là trong điều kiện mặt đường trơn trượt. Điều này có thể dễ nhận thấy nhất trên các dòng xe bán tải hay có hiện tượng văng đít như Toyota Hilux hay Ford Ranger. − Hệ thống treo độc lập: + Ưu điểm: Khối lượng không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao, tính êm dịu cũng tốt hơn. Các lò xo không liên quan đến việc định vị bánh xe, vì thế có thể sử dụng các lò xo mềm. Do không có dầm cầu liền nối thân, cố định 2 bánh xe nên có thể bố trí sàn xe và động cơ thấp nhằm hạ thấp trọng tâm, giúp xe vận hành ổn định ở tốc độ cao. + Nhược điểm: Cấu tạo khá phức tạp, việc bảo trì, bảo dưỡng, nhiều khó khăn. 19
  20. Khoảng cách và định vị của bánh xe bị thay đổi cùng với chuyển động lên xuống của bánh xe, nên nhiều xe có trang bị thêm thanh ổn định để giảm hiện tượng xoay đứng khi xe quay vòng và tăng độ êm ái cho chiếc xe. 1.2.Cấu tạo chung của hệ thống treo \ Hình 1.1 cấu tạo gầm ô tô con Một hệ thống gầm xe ô tô hoàn chỉnh được cấu tạo thông qua 4 bộ phận chính sau: − Hệ thống treo. − Hệ thống lái. − Lốp và bánh xe. − Hệ thống phanh. 2.1 Hệ thống treo trên ô tô Hệ thống treo là bộ phận đặt phía trên cầu trước và cầu sau của xe. Nó kết nối khung vỏ ô tô với các cầu, để từ đó giúp xe vận hành ổn định và êm ái. Ngoài ra, hệ thống treo còn đảm nhận cả nhiệm vụ truyền momen xoắn và truyền lực từ bánh xe đến khung hoặc vỏ xe. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2