intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng; giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN -------------------------------------------------- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 23: BD&SC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG CHẾ HÒA KHÍ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 2017 của Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) Ninh Thuận, năm 2019 Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  3. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ LỜI GIỚI THIỆU Tập giáo trình “Hệ thống nhiện liệu đông cơ xăng dùng bộ chế hòa khí” biên soạn dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề công nghệ ô tô của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số /20 / TT – BLDTBXH ngày tháng năm 20 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Giáo trình “Hệ thống nhiện liệu đông cơ xăng dùng bộ chế hòa khí” được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề công nghệ ô tô. Giáo trình này nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng nghề, học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả phần lý thuyết và thực hành bảo dưỡng và sửa chữa. Nội dung tập giáo trình “Hệ thống nhiện liệu đông cơ xăng dùng bộ chế hòa khí” trình bày những kiến thức cơ bản sau đây: 1 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) 2 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các mạch điều khiển bơm xăng 3 Bảo dưỡng hệ thống các mạch nhiên liệu của BCHK 4 Sửa chữa các mạch xăng của bộ chế hòa khí 5 Sửa chữa thùng chứa xăng và đường ống dẫn Giáo trình đang được cập nhật, bổ sung nên những khiếm khuyết là không thể tránh khỏi. Rất mong được sự tham gia góp ý của độc giả, đồng nghiệp nghiên cứu có nhiều góp ý để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Ninh Thuận, ngày 15 tháng 9 năm 2019 Người biên soạn Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  4. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ Mã số mô đun: MĐ 23 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 45 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: theo phụ lục - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề nhằm rèn luyện và hình thành kỹ năng nghề. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:  Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng  Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí  Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí  Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí  Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa dùng bộ chế hòa khí  Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu 1 động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) 10 2 8 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các 2 mạch điều khiển bơm xăng 15 4 10 1 Bảo dưỡng hệ thống các mạch nhiên 3 liệu của BCHK 10 2 7 1 Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  5. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Sửa chữa các mạch xăng của bộ chế 4 hòa khí 20 5 14 1 Sửa chữa thùng chứa xăng và đường 5 ống dẫn 5 2 3 0 Cộng: 60 15 42 3 BÀI 1: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG (DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ) LT:02 TH:8 MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ (dùng bộ chế hòa khí) - Tháo lắp được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng, máy tính, projector, tuốt nơvit, đồng hồ VOM, và thiết bị thực hành. NỘI DUNG: Hệ thống bao gồm thùng nhiên liệu, bơm nhiên liệu, lọc nhiên liệu, các đường ống, bộ dập dao động, họng nạp, ống phân phối, các kim phun, kim phun khởi động và bộ điều áp. Khi bơm nhiên liệu chuyển động, nó sẽ hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu cung cấp qua bộ lọc nhiên liệu đến bộ dập dao động để đi vào ống phân phối. Tại ống phân phối nhiên liệu được cung cấp đến các kim phun, kim phun khởi động và lượng nhiên liệu thừa đi qua bộ điều áp theo đường ống hồi trở về thùng chứa nhiên liệu. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  6. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1 Nhiệm vụ Tạo hỗn hợp đốt cho động cơ, đảm bảo lượng và đúng tỷ lệ khí hỗn hợp phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. 2 Phân loại Trên động cơ xăng ngày nay thường sử dụng hai phương pháp cung cấp nhiên liệu: phương pháp dùng bộ chế hoà khí và phương pháp phun xăng. 3. Hỗn hợp cháy trong động cơ xăng 1. Khái niệm Hỗn hợp cháy là hỗn hợp hoà trộn giữa xăng và không khí Tỷ lệ hỗn hợp cháy : + Để đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng cần 15 kg không khí, nên tỷ lệ hỗn hợp 1/15 gọi là hỗn hợp trung bình, có tốc độ cháy khoảng 22 m/s  30 m/s. Hỗn hợp cháy có: Tỷ lệ 1/15  1/13 gọi là hỗn hợp giàu hay đậm đặc. Tỷ lệ 1/13  1/8 gọi là hỗn hợp quá giàu hay quá đậm đặc. Tỷ lệ 1/15  1/ 17 gọi là hỗn hợp nghèo hay loãng. Tỷ lệ 1/18  1/21 gọi là hỗn hợp quá nghèo hay qúa loãng. Hỗn hợp có tỷ lệ > 1/5; < 1/22 không cháy được. Biểu đồ quan hệ tốc độ xe và tỷ lệ hỗn hợp khí: Hình 1.1 Quan hệ tỷ lệ hỗn hợp cháy và tốc độ xe Khi khởi động (bướm ga mở nhỏ) động cơ nguội, yêu cầu hỗn hợp đậm đặc để động cơ dễ nổ, tỷ lệ từ 1/8  1/12. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  7. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Khi chạy không tải (bướm ga nổ nhỏ) yêu cầu lượng nhiên liệu ít nhưng cần đậm đặc, để đảm bảo động cơ chạy cầm chừng, ổn định không sợ chết máy, tỷ lệ hòa khí khoảng 1/12  1/13. Khi chạy tải trung bình: yêu cầu hỗn hợp trung bình, để đảm bảo tính kinh tế, tỷ lệ khoảng 1/15. Khi chạy toàn tải: yêu cầu tỷ lệ cao, hỗn hợp đậm đặc để động cơ phát hết công suất, tỷ lệ khoảng 1/12. Khi tăng tốc: yều cầu hỗn hợp phải đậm đặc hơn để động cơ phát hết công suất, tăng tốc nhanh chóng, tỷ lệ khoảng 1/12  1/10. 4. Đặc tính chung của xăng Xăng là 1 hợp chất cacbua-hydrô, được chưng cất từ dầu mỏ, khi cháy toả nhiệt độ cao. Đặc tính chung của xăng : Tỷ trọng 0,743 Kg/dm3, có khả năng bốc hơi tốt. Nhiệt trị 10500  11000 Kalo/ cm3 Cháy kích nổ: là hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu bốc cháy với tốc độ rất nhanh khoảng 2000  3000 m/s, với nhiều mầm lửa xuất hiện cùng một lúc (không do tia lửa điện) làm áp suất buồng đốt tăng đột ngột gây xung lực rất mạnh, ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các chi tiết và gây phá hỏng chi tiết. Để tăng khả năng chống cháy kích nổ của nhiên liệu, người ta thường pha vào xăng 1lượng chì (Clo-êtyl chì). Hiện nay không sử dụng xăng pha chì vì độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Đánh giá khả năng chống kích nổ của xăng bằng trị số ốc tan. Ký hiệu : Xăng A72, A76, A83, A90, A92 ... Chỉ số ốc tan càng cao thì khả năng chống kích nổ của xăng càng tăng. 5. Sơ đồ cấu tạo chung Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  8. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1. Bộ điều áp. 3. Bơm nhiên liệu. 5. Nhiên liệu vào 2. Lọc nhiên liệu. 4. Lưới lọc. 6. Nhiên liệu ra. 7. Đường ống. Thùng nhiên liệu Bơm nhiên liệu Lọc nhiên liệu Bộ dập dao động Lọc nhiên liệu Đường ống hồi Ống phân phối Bộ điều áp Các vòi phun Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1 Động cơ
  9. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU Hệ thống bao gồm: Thùng xăng, bộ lọc sơ cấp, thứ cấp, bơm xăng, bộ chế hoà khí, bầu lọc gió, và ống xả. 1 10 6 9 11 12 13 2 3 7 14 17 8 5 15 16 4 1. Thùng xăng 7. Phao 13. Vũi phun 2. Ống dẫn xăng 8. Bầu phao 14. Bướm ga 3. Bầu lọc 9. ống thông hơi 15.Ống hút 4. Bơm xăng 10. Bầu lọc khớ 16. Ống xả 5. Gớclơ chớnh 11. Bướm giú 17. Ống giảm âm 6. Van kim ba cạnh 12. Họng khuyếch tán 6. Nguyên lý làm việc Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng chứa, xăng qua bầu lọc đưa tới buồng phao của bộ chế hoà khí. Ở kỳ hút piston từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  10. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ tạo sự giảm áp trong xi lanh, hút không khí qua bầu lọc gió vào họng khuếch tán, tại đây vận tốc dòng không khí tăng cao và áp suất giảm, tạo sự chênh lệch áp suất giữa buồng phao và họng khuếch tán. Do sự chênh áp, xăng được hút lên qua vòi phun chính và được phun vào họng khuếch tán, xăng gặp dòng không khí có vận tốc lớn, bị xé tơi thành các hạt nhỏ, hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp khí, qua xupáp hút đi vào buồng đốt của động cơ . Khi bướm ga mở lớn hỗn hợp vào nhiều, động cơ quay nhanh và ngược lại. Cụm phao và van kim có nhiệm vụ duy trì mực xăng cố định trong buồng phao, đảm bảo tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu cung cấp cho động cơ. 7. Tài liệu cần tham khảo: . Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009 . Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006 . Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006 . Trần Thế San, Đỗ Dũng-Thực hành sửa chữa - bảo trì động cơ xăng-NXB Đà Nẵng-2008 Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng Các ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng BÀI 2: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM XĂNG LT:3 TH:12 MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: - Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) - Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng, máy tính, projector, tuốt nơvit, dụng cụ chuyên dùng và thiết bị thực hành. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  11. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ I. Bộ lọc xăng 1. Nhiệm vụ: Lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong xăng, tránh kẹt đường dẫn nhiên liệu và các mạch nhiên liệu trong bộ chế hoà khí. 2. Sơ đồ cấu tạo: Hầu hết hệ thống nhiên liệu ít nhất có hai bộ lọc. Bộ lọc nhiên liệu thứ nhất (sơ cấp) được lắp ở cửa vào phía dưới bình nhiên liệu, bộ lọc thứ hai (thứ cấp) được bố trí giữa bơm xăng và bộ chế hoà khí. Hầu hết bộ lọc nhiên liệu lắp trên đường dẫn đều có lõi lọc bằng giấy hoặc sứ. Các đầu của bộ lọc có thể có các ống nối có ren hoặc ống nối mềm. Các bầu lọc nhỏ thường được bắt vào bộ chế hoà khí hay bơm xăng bằng ren. Một số bộ lọc có bố trí một nam châm để hút các mạt sắt trong nhiên liệu. hình 2.1 Các kiểu bộ lọc nhiên liệu II. Bơm xăng 1. Nhiệm vụ: Hút xăng từ thùng chứa tới bộ chế hoà khí với một áp suất và lưu lượng nhất định đảm bảo yêu cầu làm việc của bộ chế hoà khí . Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  12. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2. Phân loại: Trên ôtô thường sử dụng 2 loại: bơm xăng cơ khí kiểu màng và bơm điện kiểu màng. 3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc a) Bơm xăng cơ khí kiểu màng - Cấu tạo:( hình 2.2) Gồm có: + Màng bơm làm bằng vải sơn hay vải tráng cao su. +Van hút, van thoát là hai van một chiều, đặt ngược chiều nhau + Tay đòn ( cần bơm ) luôn tỳ vào bánh lệch tâm nhờ lò xo bật về + Lò xo bơm luôn đẩy màng bơm vồng lên. + Cần bơm tay. Hình 2.2 Bơm xăng cơ khí khiểu màng - Nguyên lý làm việc : Khi động cơ làm việc, trục cam quay, bánh lệch tâm tác động vào tay đòn, thông qua cần kéo làm màng bơm đi xuống, áp suất trên màng bơm giảm, van hút mở, van thoát đóng, xăng được hút vào khoang trên màng bơm. Khi bánh lệch quay tới điểm thấp nhất, lò so đẩy màng bơm đi lên, áp suất phía trên màng bơm tăng, van hút đóng van thoát mở, xăng qua van thoát theo đường ống lên bộ chế hoà khí. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  13. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Khi bộ chế hoà khí đầy nhiên liệu, van kim ở buồng phao đóng, áp suất trên đường ống cân bằng với áp suất ở khoang trên màng bơm, làm van thoát đóng . Xăng có áp suất cao đẩy màng bơm cùng thanh kéo đi xuống ở vị trí thấp nhất. Lúc này tay đòn chạy không tải, bơm ngừng cấp xăng. b) Bơm xăng điện kiểu màng - Cấu tạo. (hình 2.3 ) gồm : + Cuộn dây tạo nam châm điện . + Màng bơm, cần bơm và lò xo nén. + Cần tiếp điểm liên lạc với màng. + Các van hút, thoát một chiều, bố trí ngược chiều nhau Hình 2.3 Sơ đồ cấu tạo bơm xăng điện kiểu màng - Nguyên lý làm việc : Khi bơm chưa làm việc lò so đẩy màng bơm trũng xuống kéo cần bơm xuống làm đóng tiếp điểm. Khi đóng khoá điện, có dòng điện từ : (+) ác quy  tiếp điểm  cuộn dây  về mát  ( - ) ác quy, cuộn dây có điện sinh từ trường, hút tấm sắt, kéo màng lên và hút xăng từ thùng chứa qua van hút vào khoang bơm. Khi màng bơm lên cần bơm lên theo đẩy tiếp điểm mở ra cắt mạch điện. Cuộn dây mất từ trường, lò xo đẩy màng bơm về vị trí ban đầu, ép xăng qua van thoát lên bộ chế hoà khí. Cứ như vậy xăng được hút từ thùng chứa lên buồng phao Khi bộ chế hoà khí đầy xăng, van kim trong buồng phao đóng làm áp suất đường ống đẩy tăng, van thoát đóng, áp suất xăng trong khoang bơm tăng, đẩy màng bơm cong Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  14. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ lên làm mở tiếp điểm, cuộn dây mất điện, bơm ngừng làm việc. Bơm làm việc trở lại khi van kim mở, áp suất trên đường ống đẩy giảm đi. Bơm nhiên liệu bằng điện. Bơm nhiên liệu được đặt bên trong hoặc bên ngoài thùng nhiên liệu, nó được sử dụng rộng rãi là kiểu rotor con lăn hoặc kiểu tuốc bin. Bơm được dẫn động bằng động cơ điện một chiều 12 vôn. Khi bơm quay, nó sẽ hút nhiên liệu từ thùng xăng và cung cấp dưới một áp suất nhất định đến lọc nhiên liệu, đi qua bộ dập dao động để vào ống phân phối. Lượng nhiên liệu thừa qua bộ điều áp trở về thùng chứa. Tại ống phân phối nhiên liệu sẽ được cung cấp đến họng nạp, kim phun khởi động lạnh và cung cấp đến các kim phun bố trí trên đường ống nạp của động cơ. Dưới tác dụng của áp suất nhiên liệu, khi van kim mở nhiên liệu được phun gián đoạn vào đường ống nạp. Áp suất nhiên liệu do bơm cung cấp rất lớn vào khoảng 3,5 đến 6,0 kg/cm2, nhưng áp suất nhiên liệu trong hệ thống khoảng 2,7 đến 3,1 kg/cm2 do sự khống chế bởi bộ điều áp. Động cơ điện. Động cơ điện dẫn động bơm là động cơ điện một chiều 12 vôn với các cực từ là nam châm vĩnh cửu. Như vậy chiều quay của rotor phải được xác định trước để bơm làm việc đúng. Để đơn giản trong qúa trình lắp ráp, trên các cực của động cơ điện có đánh dấu (+) và (-). Ngoài ra đường kính các cực còn được chế tạo khác nhau tương ứng với các khoen điện để đảm bảo cho rotor quay đúng chiều qui định. Bơm rotor con lăn. Khi có dòng điện 12 vôn cung cấp cho động cơ điện sẽ làm cho rotor của động cơ điện quay. Khi rotor quay làm cho đĩa bơm quay theo làm cho các con lăn văng ra ép sát vào vỏ bơm và làm kín khoảng không gian giữa các con lăn. Khoảng không gian giữa hai con lăn khi quay có thể tích tăng dần là mạch hút của bơm, khoảng không gian có thể tích giảm dần là mạch thoát của bơm. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  15. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Lượng nhiên liệu từ bơm cung cấp sẽ qua kẽ hở giữa rotor và stator của động cơ điện, dưới tác dụng của áp suất nhiên liệu làm van một chiều mở và nhiên liệu được cung cấp vào hệ thống. Van an toàn bố trí bên trong bơm có chức năng khống chế áp suất cung cấp của bơm nhằm kéo dài tuổi thọ của bơm xăng. Bơm turbine. Kiểu bơm này được đặt bên trong thùng nhiên liệu, nó gồm một hoặc hai cánh bơm . khi rotor của động cơ điện quay làm cho các cánh bơm quay theo, các cánh nhỏ bố trí ở mép ngoài sẽ đẩy nhiên liệu từ mạch hút ra mạch thoát của bơm. Lượng nhiên liệu cung cấp đi qua kẻ hở của rotor và stator đẩy van một chiều mở để cung cấp nhiên liệu vào hệ thống. Bên trong bơm cũng có bố trí một van an toàn để giảm áp lực cho bơm xăng. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  16. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Bơm bố trí bên trong thùng nhiên liệu có ưu điểm là cách âm tốt, luôn được làm mát bởi nhiên liệu nhưng có khuyết điểm là bảo dưỡng và thay thế rất khó khăn. Một van một chiều được bố trí ở đường ra của bơm, nó dùng để tạo một áp suất dư trong hệ thống khi động cơ dừng. Điều này sẽ làm cho động cơ khởi động dễ dàng và nhanh chóng. Trong trường hợp dừng động cơ khi động cơ nóng, nhiệt độ nhiên liệu trong đường ống bố trí xung quanh ôtô sẽ gia tăng, áp suất dư trong hệ thống sẽ ngăn ngừa được sự tạo bọt trong nhiên liệu. Bơm phun. (Jet Pump) Bơm phun dùng để nạp nhiên liệu khi thùng nhiên liệu được chia làm hai ngăn. Lượng nhiên liệu thừa từ bộ điều áp sẽ đi qua một lỗõ tiết lưu trước khi về thùng chứa. Khi nhiên liệu đi qua lỗ tiết lưu sẽ làm cho tốc độ nhiên liệu gia tăng mạnh và độ chân không tại đây được hình thành. Độ chân không này sẽ hút nhiên liệu từ buồng B để cung cấp cho buồng A trong thùng nhiên liệu. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  17. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Một số mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu. Về mặt nguyên lý thì mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu của các hãng gần giống nhau, chúng chỉ khác nhau về một số đặc trưng riêng từng hãng. Sau đây chúng tôi trình bày một số sơ đồ mạch điện mà chúng ta thường gặp ở Việt Nam của tất cả các loại hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử. Hãng Honda. Hãng Honda sử dụng bộ đo gió kiểu kiểm tra độ chân không trong đường ống nạp (Vacuum Sensor). Bơm nhiên liệu được bố trí bên trong thùng nhiên liệu, rơ le chính và rơ bơm được ghép chung lại với nhau được gọi là rơ le PGM - FI. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  18. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Khi contact máy On có dòng điện qua cuộc dây L1 của rơ le chính -> tiếp điểm rơ le chính đóng. Khi tiếp điểm đóng thì sẽ có điện cung cấp cho ECU và các kim phun. Khi ECU tiếp nhận dòng điện cung cấp từ contact máy ở cực +B thì nó sẽ điều khiển dòng điện qua cuộn dây L2 trong thời gian là 2 giây -> tiếp điểm rơ le bơm đóng - > bơm quay 2 giây để cung cấp áp lực nhiên liệu tức thời cho hệ thống. Khi contact máy ở vị trí khởi động, có tín hiệu khởi động từ cực ST của contact máy -> ECU . ECU sẽ điều khiển dòng điện qua cuộn dây L2 và bơm quay. Khi động cơ hoạt động, có tín hiệu số vòng quay (Crank) -> ECU và ECU tiếp tục điều khiển bơm xăng hoạt động. Khi động cơ dừng, ECU cắt dòng điện qua cuộn dây L2 làm cho tiếp điểm rơ le bơm mở và bơm ngừng quay. Khi xoay contact máy ở vị trí Off thì không có dòng qua cuộn dây L1 và tiếp điểm rơ le chính mở. Tóm lại: bơm xăng chuyển động khi. - Contact máy từ Off chuyển sang On (Quay 2 giây). - Khi khởi động động cơ. - Khi động cơ hoạt động. Isuzu – Daewoo - Ford. Nguyên lý làm việc tương tự như hãng Honda. Khi contact máy On thì bơm quay. Khi khởi động thì bơm quay. Khi động cơ hoạt động và ECM tiếp nhận xung tín hiệu số vòng quay động cơ thì nó sẽ điều khiển bơm quay. Khi contact máy On, nhưng ECM (Electronic Control Module) không tiếp nhận các xung đánh lửa trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 giây thì nó sẽ điều khiển bơm Off. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  19. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Toyota. Mạch điện điều khiển bơm xăng của Hãng Toyota bao gồm các kiểu sau. 1. Điều khiển bơm xăng 1 tốc độ a. Điều khiển On/Off bởi ECU. Kiểu 1: Khi contact máy từ Off -> On, dòng điện từ cực IG của contact máy -> cuộn dây rơ le chính EFI, làm cho tiếp điểm rơ le chính đóng. Khi contact máy ở vị trí ST, dòng qua cuộn dây L2 -> tiếp điểm rơ le bơm đóng. Lúc này có dòng điện từ dương ắc quy -> tiếp điểm rơ le chính -> tiếp điểm rơ le bơm (Open Circuit Relay) -> bơm xăng làm cho bơm quay. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
  20. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Khi động cơ hoạt động: Tín hiệu số vòng quay Ne -> ECU, ECU điều khiển transistor T mở, dòng điện -> cuộn dây L1 làm cho tiếp điểm rơ le bơm tiếp tục đóng và bơm tiếp tục quay. Khi contact máy từ On chuyển sang Off bơm tiếp tục quay trong khoảng 2 giây. Tóm lại: Bơm nhiên liệu chỉ quay khi. - Contact máy ở vị trí ST. - Contact máy On và có tín hiệu số vòng quay gữi về ECU. - Contact máy On và cực +B nối với Fp ở đầu kiểm tra. Kiểu thứ 2: Hiện nay để đơn giản hóa trong mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu, hãng Toyota và một số hãng khác sử dụng rơ le bơm gồm một tiếp điểm và một cuộn dây. Phương pháp điều khiển giống hãng Honda. Khi contact máy On: Dòng điện từ cực IG contact máy cung cấp cho cuộn dây của rơ le chính, làm cho tiếp điểm rơ le chính đóng. Khi khởi động: Dòng điện từ cực ST -> STA(ECU). ECU điều khiển transistor mở -> dòng điện đi qua cuộn dây rơ le bơm. Dòng điện cung cấp cho bơm xăng như sau: + Accu -> tiếp điểm rơ le chính -> tiếp điểm rơ le bơm -> bơm xăng. Khi động cơ hoạt động, có tín hiệu số vòng quay động cơ Ne gữi về ECU, ECU tiếp tục điều khiển để giữ cho tiếp điểm rơ le bơm đóng và bơm tiếp tục quay. Khi contact máy từ On chuyển sang Off bơm tiếp tục quay trong khoảng thời gian là 2 giây. Tóm lại: Bơm xăng quay khi. Giáo viên biên soạn: TỪ LUYỆN Trang: 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2