intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí; Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí; Sửa chữa nhóm xu páp; Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm 2022 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp nặng với công nghệ cao. Đòi hỏi các nhà nghiên cứu, thiết kế cũng như vận hành, sửa chữa có sự tích luỹ và không ngừng tìm hiểu, trau rồi kiến thức. Để trang bị những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành về ô tô nói chung và hệ thống phân phối khí nói riêng, chúng tôi biên soạn giáo trình “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí”. Giáo trình nhằm phục vụ: - Học sinh học nghề Công nghệ ô tô trong trường cũng như các bạn yêu thích nghề cần có tài liệu tham khảo - Các thầy giáo, cô giáo dạy nghề Công nghệ ô tô làm tài liệu chính để biên soạn giáo án, tài liệu hỗ trợ giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quá trình đào tạo của nhà trường phải bám sát chương trình khung vì vậy giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí được biên soạn bởi sự tham gia của các giảng viên của trường Cao đẳng Cơ giới dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo đã được ban hành, trường Cao đẳng Cơ giới với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm cùng nhau tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để thực hiện biên soạn giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí phục vụ cho công tác giảng dạy. - Giáo trình này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun MĐ16 của chương trình đào tạo nghề Công nghệ ô tô ở cấp trình độ trung cấp và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, sau khi học tập xong mô đun này, học viên có đủ kiến thức để học tập tiếp các môn học, mô đun khác của nghề. - Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau. Quảng Ngãi, ngày tháng 11 năm 2022 Biên soạn Hồ Trọng Hỷ Chủ biên 2
  4. 3 MỤC LỤC TT ĐỀ MỤC TRANG 1 Tuyên bố bản quyền 1 2 Lời giới thiệu 2 3 Mục lục 3 4 Bài 1. Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí 6 5 Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí 19 6 Bài 3. Sửa chữa nhóm xu páp 48 7 Bài 4. Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp 69 8 Bài 5. Sửa chữa con đội và trục cam 73 9 Bài 6. Sửa chữa bộ truyền động trục cam 89 10 Câu hỏi ôn tập 100 3
  5. 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ Mã mô đun: MĐ 16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Mô đun được bố trí dạy sau các mô đun: MĐ 14, MĐ 15, MĐ 16, MĐ 17, MĐ18 - Là mô đun chuyên môn nghề. - Có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc cung cấp một phần kiến thức, kỹ năng nghề nghề công nghệ ô tô. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thưc: A1: Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phân phối khí A2: Mô tả đúng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ - Kỹ năng: B1: Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa B2: Sử dụng đúng các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí bảo đảm chính xác và an toàn - Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm: C1: Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô C2: Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 1. Chương trình khung nghề Công nghệ ô tô Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã MH, Tên môn học, mô đun Thực Tín MĐ Thi/ chỉ Tổng Lý hành/thục kiểm số thuyết tập/thí tra nghiệm/ I Các môn học chung 19 435 157 255 23 MH 01 Chính trị 4 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 4
  6. 5 Giáo dục quốc phòng - An MH 04 3 75 36 35 4 ninh MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 Các môn học, mô đun II 90 2385 896 1375 114 chuyên môn Các môn học, mô đun cơ sở 30 555 381 149 25 MH 07 Kỹ thuật điện - điện tử 3 75 73 0 2 MH 08 Cơ ứng dụng 3 45 34 9 2 MH 09 Vật liệu học 3 45 43 0 2 Dung sai lắp ghép và đo MH 10 3 45 31 12 2 lường kỹ thuật MH 11 Vẽ kỹ thuật 3 60 30 27 3 MH 12 Công nghệ khí nén - thuỷ 3 45 43 0 2 lực ứng dụng MH 13 Nhiệt kỹ thuật 3 45 43 0 2 MH 14 An toàn lao động 2 30 25 3 2 MH 15 2 30 28 0 2 Tổ chức quản lý sản xuất MH 16 2 45 12 31 2 Thực hành AUTOCAD MĐ 17 Thực hành Hàn - Nguội cơ 3 90 10 76 4 bản Các môn học, mô đun chuyên môn 60 1830 515 1226 89 Kỹ thuật chung về ô tô và MĐ 18 2 60 45 13 2 công nghệ sửa chữa Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh MĐ 19 4 120 24 90 6 truyền và bộ phận cố định của động cơ Bảo dưỡng và sửa chữa MĐ 20 2 60 15 41 4 hệ thống phân phối khí 5
  7. 6 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 21 thống bôi trơn và hệ thống 2 60 23 33 4 làm mát Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 22 thống nhiên liệu động cơ 4 120 31 83 6 xăng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 23 thống nhiên liệu động cơ 4 120 28 86 6 diesel MĐ 24 Trang bị điện ô tô 5 150 40 104 6 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 25 6 180 50 122 8 thống truyền lực Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 26 2 60 14 42 4 thống di chuyển Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 27 4 120 30 84 6 thống lái ôtô Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 28 4 120 28 86 6 thống phanh ôtô Bảo dưỡng và sửa chữa MĐ 29 2 60 16 40 4 mô tô - xe máy Bảo dưỡng, sửa chữa hệ MĐ 30 2 60 23 33 4 thống khí nén và thủy lực Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 31 thống điều hòa không khí 2 60 12 44 4 trên ô tô Chẩn đoán trạng thái kỹ MĐ 32 thuật và sửa chữa PAN ô 6 180 46 126 8 tô MĐ 33 Kiểm định kỹ thuật ô tô 2 60 30 28 2 MH 34 Ngoại ngữ 3 60 45 10 5 Thực tập tại cơ sở sản xuất MĐ 35 4 180 15 161 4 2 Tổng cộng: 109 2820 1053 1630 137 6
  8. 7 2. Chương trình chi tiết mô đun Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập Bài 1: Nhận dạng, tháo lắp hệ thống 1 10 4 6 0 phân phối khí Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống phân phối 2 5 1 2 2 khí 3 Bài 3: Sửa chữa nhóm xu páp 15 3 12 0 Bài 4: Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu 4 10 2 8 0 páp 5 Bài 5: Sửa chữa con đội và trục cam 10 2 8 2 Bài 6: Sửa chữa bộ truyền động trục 6 10 3 7 0 cam Cộng: 60 15 41 4 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề Công nghệ ô tô 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các loại ô tô và các linh kiện ô tô trên thị trường và các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7
  9. 8 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 3 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 60 giờ học thực hành thực hành C1, C2, trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Công nghệ ô tô 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy 8
  10. 9 * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các hệ truyền động dùng trên ô tô * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn An, Đỗ Viết Tuấn,(1990) Cấu tạo ô tô- máy kéo tập I, Trường Công nhân cơ khí nông nghiệp I TW 2. Trương Mạnh Hùng (2011),Cấu tạo ô tô,nhà xuất bản ĐH giao thông vận tải 9
  11. 10 3. GS-TS Nguyễn Tất Tiến (2011), Giáo trình Nguyên lý động cơ đốt trong,nhà xuất bản giáo dục 4.Tổng cục dạy nghề (2012) Kỹ thuật chung về ô tô, Tổng cục dạy nghề ban hành. 5. Nguyễn Quốc Việt (2005), Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp tập1,2,3,NXB HN 6. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2009), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ, NXB Giáo dục 7. Phạm Minh Tuấn (2006), Động cơ đốt trong, NXB KH&KT 8.Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện (2007), Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe máy, NXB Lao động - Xã hội 10
  12. 11 Bài 1. NHẬN DẠNG, THÁO LẮP HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ Mã bài: MĐ 20 - 01 Giới thiệu Bài học sẽ cung cấp cho học sinh những khái niệm, nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối khí. Ngoài ra, còn cung cấp kiến thức, hình ảnh để học sinh nhận dạng cũng như trình tự tháo, lắp hệ thống phân phối khí Mục tiêu: - Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại và nguyên lý làm việc của các loại hệ thống phân phối khí - Tháo, lắp hệ thống phân phối khí đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Phương pháp giảng dạy và học tập tháo lắp nhận dạng cơ cấu phân phối khí - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ đúng khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của cơ cấu phân phối khí - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: 11
  13. 12  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU Mục tiêu: - Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu của các loại hệ thống phân phối khí 1.1 Nhiệm vụ Hệ thống phân phối khí (cơ cấu phân phối khí) có nhiệm vụ đóng, mở các cửa hút (nạp), cửa xả (thải) để nạp đầy hỗn hợp (xăng + không khí) hoặc không khí vào trong xy lanh và xả sạch khí đã cháy ra ngoài theo trình tự làm việc của động cơ. 1.2 Yêu cầu - Đảm bảo chất lượng của quá trình trao đổi khí. - Đóng, mở các xu páp đúng thời điểm. - Đảm bảo đóng kín buồng cháy. - Độ mòn của chi tiết ít nhất và tiếng kêu nhỏ nhất. - Dễ điều chỉnh, sửa chữa và thay thế khi hư hỏng. 2. PHÂN LOẠI Mục tiêu: - Phân loại được các hệ thống phân phối khí 2.1 Hệ thống phân phối khí dùng xu páp - Hệ thống phân phối khí loại xu páp đặt bên - Hệ thống phân phối khí loại xu páp treo - Hệ thống phân phối khí loại trục cam trên nắp máy 2.2 Hệ thống phân phối khí loại ngăn kéo phân phối (van trượt) 2.3 Hệ thống phân phối khí loại kết hợp (vừa ngăn kéo vừa có xu páp) 12
  14. 13 a b Hình 1.1: Hệ thống phân phối khí loại xu páp đặt bên (a) và xu páp treo (b) 3. NHẬN DẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ - Trình bày được nguyên lý làm việc của các loại hệ thống phân phối khí - Nhận dạng được hệ thống phân phối khí 3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại hệ thống phân phối khí 3.1.1 Hệ thống phân phối khí dùng xu páp 3.1.1.1 Hệ thống phân phối khí loại xu páp đặt bên a. Cấu tạo: 8 7 6 9 5 4 3 2 1 Hình 1.2: Hệ thống phân phối khí loại trục cam đặt trên nắp máy (a) và loại ngăn kéo phân phối (b) 13
  15. 14 1- Trục cam; 4- Móng hãm 7- Xu páp 2- Con đội; 5- Lò xo xu páp; 8- Ổ đặt xu páp 3- Bu lông chỉnh khe hở nhiệt; 6- Bạc dẫn hướng; 9- Khe hở nhiệt Thông thường, hệ thống phân phối khí loại xu páp đặt bên thường chia ra các bộ phận sau: - Bộ phận đóng kín: để đóng kín cửa hút và cửa xả, đóng kín gồm: ổ đặt xu páp, lò xo, đĩa tựa, móng hãm và bạc hướng dẫn. - Bộ phận truyền lực: Truyền lực từ trục phân phối đến các xu páp: con đội. - Bộ phận trục phân phối: Điều khiển sự đóng mở của các xu páp. - Bộ phận truyền động cho trục phân phối: truyền chuyển động quay từ trục cơ đến trục phân phối, bộ phận truyền động thường dùng bánh răng đai, xích. b. Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu quay thông qua cặp bánh răng phân phối (hình 1.3) làm quay trục cam 1. Tới lúc đỉnh vấu cam tì và đẩy con đội đi lên, qua con đội đẩy xu páp 7 đi lên mở đưa hỗn hợp vào trong buồng đốt, lúc đó đĩa lò xo 4 cũng ép lò xo 5 ngắn lại. Khi vấu cam trượt qua đáy con đội thì lực đàn hồi của lò xo 5, thông qua đĩa 4, đẩy xu páp đi xuống đóng cửa nạp, đồng thời cũng đẩy con đội đi xuống tiếp xúc với mặt cam. Bu lông con đội dùng để điều chỉnh khe hở nhiệt giữa con đội và đuôi xu páp tránh làm kênh khi đóng kín xu páp. Hệ thống điều khiển mở xu páp là do vấu cam 1 thực hiện, điều khiển đóng xu páp là lực đàn hồi của lò xo xu páp 5 thông qua đĩa lò xo 4 thực hiện. Hiện nay, chỉ dùng hệ thống phân phối khí dùng xu páp đặt bên trên các động cơ xăng 4 kì kiểu cũ, có tỉ số nén  thấp hoặc trên động cơ 4 kì chạy bằng dầu hoả. 3.1.1.2 Hệ thống phân phối khí loại xu páp treo a. Cấu tạo: 1- Ổ đặt 6- Móng hãm 11- Đũa đẩy 2- Xu páp 7- Đòn gánh 12- Con đội 3- Bạc dẫn hướng 8- Trục đòn gánh 13- Trục cam 4- Lò xo 9- Vít điều chỉnh 14- BR phân phối 5- Đĩa tựa 10- Giá đỡ 14
  16. 15 Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo hệ thống phân phối khí loại xu páp treo Thông thường, hệ thống phân phối khí loại xu páp treo cũng thường chia ra các bộ phận sau: - Bộ phận đóng kín: để đóng kín cửa hút và cửa xả, đóng kín gồm: ổ đặt xu páp, lò xo, đĩa tựa, móng hãm và bạc hướng dẫn. - Bộ phận truyền lực: Truyền lực từ trục phân phối đến các xu páp, gồm: cụm đòn gánh, thanh đẩy, con đội. - Bộ phận trục phân phối: Điều khiển sự đóng mở của các xu páp. - Bộ phận truyền động cho trục phân phối: truyền chuyển động quay từ trục cơ đến trục phân phối, bộ phận truyền động thường dùng bánh răng đai, xích. b. Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu quay làm cho trục cam 13 quay khiến các vấu cam quay theo. Vấu cam đẩy con đội 12, đũa đẩy 11 đi lên ép cần bẩy 7 quay quanh trục 8 tì ép đuôi xu páp, qua đĩa lò xo 5 ép lò xo 4 để đẩy xu páp 2 đi xuống mở cửa nạp. Khi đỉnh vấu cam trượt qua đáy con đội thì lò xo xu páp 4, thông qua đĩa lò xo 5 đẩy xu páp đi lên đóng cửa nạp, đồng thời qua cần bẩy 7 ép đũa đẩy 11 và con đội 12 đi xuống để đẩy con đội tiếp xúc với mặt cam. Như vậy, lực mở xu páp là lực đẩy của vấu cam, còn lực đóng kín xu páp là lực dãn của lò xo tác dụng lên đĩa lò xo 5. Ngày nay, toàn bộ động cơ diesel và hầu hết động cơ xăng 4 kì đều dùng hệ thống phân phối khí loại xu páp treo vì có nhiều ưu điểm: - Buồng cháy gọn. - Ít cản đối với đường nạp giúp nạp nhiều môi chất mới. - Dễ kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt của các xu páp. 15
  17. 16 * So sánh ưu, nhược điểm giữa hệ thống phân phối khí loại xu páp treo và hệ thống phân phối khí loại xu páp đặt bên - Dùng hệ thống phân phối khí xu páp đặt bên chiều cao động cơ giảm xuống, kết cấu nắp xy lanh đơn giản, dẫn động xu páp cũng dễ dàng hơn. - Hệ thống phân phối khí xu páp treo thì buồng cháy gọn. - Hệ thống phân phối khí xu páp treo thì việc bố trí xu páp hợp lý hơn. 3.1.1.3 Hệ thống phân phối khí loại trục cam đặt trên nắp máy Đa số các động cơ hiện đại sử dụng trục cam trên nắp máy, tức là trục cam được đặt trên các xu páp. Các vấu cam trên trục cam tác động trực tiếp lên các xu páp hoặc thông qua một vật liên kết ngắn. Có một số cơ cấu thông dụng như SOHC, DOHC,... Hình 1.5 Cơ cấu phân phối khí loại trục cam đặt trên nắp máy 1. Trục cam; 2. Xu páp a. Cơ cấu SOHC Cơ cấu SOHC (viết tắt từ tiếng Anh: Single Over Head Camshaft) dùng để chỉ cơ cấu phối khí một trục cam trên đỉnh. Trong cơ cấu này, trục cam được bố trí trong cụm đầu xy lanh (trên đỉnh piston), được dẫn động bởi xích cam và điều khiển xu páp thông qua mỏ cò. Ưu điểm của cơ cấu là do giảm nhiều chi tiết dẫn động nên nó hoạt động ổn định hơn, ngay cả ở tốc độ cao. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng có nhược điểm là khả năng đáp ứng của xu páp không nhanh bằng cơ cấu DOHC. b. Cơ cấu DOHC DOHC (viết tắt từ tiếng Anh: Double Over Head Camshaft) dùng để chỉ cơ cấu phối khí hai trục cam trên đỉnh. Trong cơ cấu này, xu páp nạp và xu páp xả được điều khiển bởi hai trục cam riêng biệt. Có 2 loại cơ cấu phối khí hai trục 16
  18. 17 cam: loại có sử dụng mỏ cò và loại không sử dụng mỏ cò. Cơ cấu DOHC cho phép thiết kế dạng buồng đốt ưu việt hơn loại SOHC. Khả năng đáp ứng và hoạt động của xu páp cũng nhanh hơn và chính xác hơn so với loại SOHC. Do vậy, cơ cấu này được áp dụng cho các loại động cơ cần tính năng cao, tốc độ cao (xe thể thao) Hình 1.6 Phân biệt SOHC và DOHC 1. Trục cam; 2. Xu páp 3.1.2 Hệ thống phân phối khí dùng van trượt Đa số sử dụng trên động cơ hai kỳ, pít tông đóng vai trò như một van trượt điều khiển đóng mở lỗ nạp và lỗ xả. 2 3 2 1 4 7 7 6 5 6 a. Quá trình cháy, sinh công b. Quá trình nạp, xả Hình 1.7: Hệ thống phân phối khí dùng van trượt 1- Bugi; 2- Cửa xả; 3- Van cấp nhiên liệu; 4- Họng khuếch tán bộ chế hoà khí; 5- Hộp trục khuỷu; 6- Cửa hút; 7- Buồng cháy. 17
  19. 18 3.1.3 Hệ thống phân phối khí hỗn hợp Kết hợp hai kiểu trên, vừa có xu páp vừa có van trượt, được sử dụng trên các động cơ hai kỳ quét thẳng. 3.2 Nhận dạng các chi tiết của hệ thống phân phối khí Hình 1.8: Xu páp Hình 1.9: Ổ đặt xu páp Hình 1.10: Bạc dẫn hướng xu páp Hình 1.11: Đĩa tựa Hình 1.12: Móng hãm 18
  20. 19 Hình 1.13: Đòn gánh và trục đòn gánh 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2