intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí - Trường Cao đẳng nghề Số 20

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang bị cho người học những kiến thức nhằm giúp người học trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phân phối khí; Mô tả đúng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ; Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sai hỏng của hệ thống phân phối khí. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí - Trường Cao đẳng nghề Số 20

  1. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nớc, ngành công nghiệp ô tô cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về ô tô và phục vụ cho công tác giảng dạy, được sự cho phép của Trường Cao đẳng nghề số 20/BQP chúng tôi thực hiện biên soạn cuốn giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí. Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí được biên soạn theo chương trình đào tạo nghề theo môdul do Bộ lao động - Thương binh xã hội ban hành. Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí là cuốn sách mà độc giả không thể bỏ qua để tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của các bộ phận của động cơ ô tô. Đọc giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí độc giả sẽ có những kiến thức về cấu tạo và nguyên lí hoạt động các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí trên ô tô. Trong quá trình biên soạn mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong các độc giả và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cuốn tài liệu được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! -1-
  2. Trang Lời nói đầu 1 Bài 1 Hệ thống phân phối khí 6 1. Nhiệm vụ 2. Phân loại 3. Cấu tạo 4. Bố trí xupáp và Các phương pháp dẫn động trục cam 5. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí. Bài 2 Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí 19 1. Thân máy 2. Các mục bảo dưỡng 3. Điều kiện bình thường và khắc nghiệt 4. Công việc bảo dưỡng 5. Kiểu động cơ và chế độ hoạt động 6. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phân phối khí Bài 3 Sửa chữa nhóm xu páp 26 1. Xu páp 2. Đế xu páp 3. Lò xo, đĩa lò xo 4. Ống dẫn hướng 5. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết Bài 4 Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp 46 piston 1. Đũa đẩy 2. Cò mổ (Đòn gánh) -2-
  3. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa Bài 5 Sửa chữa con đội và trục cam 49 1. Trục cam 2. Con đội Bài 6 Sửa chữa bộ truyền động trục cam 61 1. Các phương pháp dẫn động trục cam 2. Cơ cấu dẫn động điều khiển trục cam thông minh 3. Công nghệ VTEC của Honda 4. Đặt cam -3-
  4. GIÁO TRÌNH: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ Mã số mô đun: MĐ 22 I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phân phối khí + Mô tả đúng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ + Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sai hỏng của hệ thống phân phối khí - Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa + Sử dụng đúng các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí bảo đảm chính xác và an toàn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên III. Nội dung mô đun: -4-
  5. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Thực hành, thí Tổng Lý Kiểm TT Tên các bài trong mô đun nghiệm, thảo số thuyết tra luận, bài tập Nhận dạng, tháo lắp hệ thống 1 18 6 12 0 phân phối khí Bảo dưỡng hệ thống phân phối 2 15 3 10 2 khí 3 Sửa chữa nhóm xu páp 18 3 15 0 Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu 4 12 0 12 0 páp 5 Sửa chữa con đội và trục cam 15 0 13 2 Sửa chữa bộ truyền động trục 6 12 3 9 0 cam Cộng: 90 15 71 4 -5-
  6. BÀI 1. NHẬN DẠNG, THÁO LẮP HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ I. Giới thiệu Hệ thống phân phối khí là hệ thống quan trọng của động cơ. Hệ thống giúp quá trình làm việc của động cơ ổn định, công suất cao bằng việc điều khiển quá trình thay đổi khí. Để có thể tháo, lắp kiểm tra sửa chữa được hệ thống phân phối khí ta cần biết về nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, đặc điểm cấu tạo của hệ thống. II. Mục tiêu - Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại hệ thống phân phối khí. - Trình bầy được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại hệ thống phân phối khí - Tháo lắp được hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. Nội dung 1. Nhiệm vụ: Hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ ô tô có nhiệm vụ thực hiện quá trình nạp hỗn hợp không khí - nhiên liệu (hoà khí) hoặc nạp không khí (động cơ điêzen) và thải sản phẩm khí đã cháy ra ngoài đảm bảo cho động cơ hoạt động tốt ở mọi chế độ làm việc. 2. Phân loại : cơ cấu phối khí thành các loại sau: 2.1 Cơ cấu phối khí dùng van trượt: Có ưu điểm là tiết diện thông qua lớn nhưng khó chế tạo. Cơ cấu phối khí dùng piston đóng mở các cửa nạp và thải của động cơ hai kỳ có kết cấu đơn giản, không phải điều chỉnh, sửa chữa, nhưng chất lượng quá trình trao đổi khí không cao. 2.2 Cơ cấu phối khí dùng trục cam –xupáp -6-
  7. Được dùng phổ biến trong các loại động cơ đốt trong do có kết cấu đơn giản, điều chỉnh dễ dàng: 2.2.1 Kiểu cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt. Loại cơ cấu phân phối khí này có trục cam và xupáp đặt ở thân máy. Nó có ưu điểm là kết cấu đơn giản, gọn nhẹ. Nắp máy Cửa nạp Xupáp Trục cam Hình 1.1. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp đặt *Nhược điểm: - Không thể thiết kế để động cơ có tỷ số nén cao nhằm tăng công suất của động cơ (tỷ số nén của động cơ càng cao thì công suất phát ra càng lớn) - Thể tích buồng đốt thường lớn và lạnh nên nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn, đồng thời giảm hiệu suất nhiệt của động cơ. - Việc điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp khó khăn hơn kiểu xupáp treo. 2.2.2 Kiểu cơ cấu phối khí dùng xupáp treo. Loại cơ cấu phân phối khí này có xupáp đặt trên nắp máy còn trục cam có thể đặt ở nắp máy hoặc thân máy. Loại này có thể thiết kế động cơ có tỷ số nén cao hơn kiểu xupáp đặt nên công suất của động cơ cao hơn. Loại này có một số ưu điểm sau: - Buồng cháy nhỏ gọn nên giảm được tổn thất nhiệt. - Có thể tăng tỷ số nén của động cơ. -7-
  8. - Giảm được sức cản dòng khí nạp và thải nên có thể tăng hệ số nạp từ 5  7% - Việc tháo lắp và kiểm tra, điều chỉnh dễ dàng Vì các ưu điểm trên nên hiện nay hầu hết động cơ ô tô sử dụng cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo. Đầu cò mổ Cò mổ Lò xo xupáp Trục cò Nắp máy mổ Gối đỡ trục cò mổ Xupáp Đũa đẩy Con đội Trục cam Hình 1.2. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo người ta lại chia ra làm hai kiểu: + Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở thân máy + Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở nắp máy 3. Cấu tạo 3.1. Cơ cấu phối khí xupáp đặt Trong cơ cấu phối khí xupáp đặt, toàn bộ cơ cấu phối khí được bố trí ở thân động cơ do đó chiều cao động cơ không lớn, thuận lợ khi bố trí trên các phương tiện vận tải. Buồng cháy không gọn nên dễ xảy ra kích nổ. Do dòng khí nạp và thoát phải ngoặt khi lưu động nên hệ số nạp không cao. -8-
  9. Hình 1.3. Cơ cấu phối khí dùng xupáp đặt 1. Trục cam; 2. Con đội; 3. Lò xo xupáp; 4. Xupáp; 5. Nắp máy; 6. Thân máy Hoạt động: Khi trục khuỷu quay, trục cam quay theo nhờ bánh răng dẫn động. Lúc đó các vấu cam trên trục cam sẽ lần lượt tác động vào con đội đẩy con đội đi lên. Con đội tác động vào đuôi xupáp làm xupáp đi lên nén lò xo lại, lúc này xupáp mở ra. Khi vấu cam tác động vào con đội ở vị trí cao nhất sẽ làm cho xupáp mở lớn nhất. Nếu trục khuỷu tiếp tục quay thì vấu cam sẽ dần dần rời khỏi con đội, lúc này lò xo xupáp đẩy xupáp đi xuống làm xupáp đóng lại, đẩy con đội đi xuống. 3.2 Cơ cấu phân phối khí xu páp treo Cơ cấu phối khí xupáp treo được bố trí cả ở thân máy và nắp máy làm tăng chiều cao động cơ. Do xupáp bố trí trong phần không gian của xylanh dạng treo nên buồng cháy rất gọn, nên có tỉ số nén cao và giảm khả năng kích nổ đối với động cơ xăng. Mặt khác, các dòng khí lưu động ít ngoặt nên tổn thất nhỏ tạo điều kiện nạp đầy và thải sạch. 3.2.1 Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở thân máy Hoạt động: Trong động cơ dùng cơ cấu phối khí kiểu xupáp treo với trục cam đặt ở thân máy. Khi cam quay lên vấu cam tác dụng vào con đội và -9-
  10. đũa đẩy đi lên, làm cho cò mổ tác dụng lên đuôi xupáp nén lò xo đẩy xupáp đi xuống mở đường nạp và thải. Khi cam quay xuống vấu thấp con đội và đũa đẩy đi xuống, lò xo xupáp giãn ra tác dụng lên móng hãm đẩy xupáp đi lên đóng đường nạp và thải. Hình 1.4. Cơ cấu phối khí dùng xupáp treo 1. Trục cam; 2. Con đội; 3. Lò xo xupáp; 4. Xupáp; 5. Nắp máy; 6. Thân máy; 7. Đũa đẩy; 8. Đòn gánh; 9. Cò mổ 3.2.2 Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở nắp máy - Các động cơ đời mới bố trí trục cam đặt trên nắp máy. Điều này nhằm khắc phục các lực quán tính của đũa đẩy và cò mổ. Lực quán tính ngăn cản sự thay đổi tốc độ và chiều chuyển động của chúng, do đó thời điểm đóng mở xupáp sẽ thay đổi lớn khi các chi tiết bị hao mòn. Đối với trục cam đặt trên nắp máy các vấu cam tác động trực tiếp lên xupáp thông qua con đội nên thời điểm đóng mở xupáp sẽ chính xác hơn. -10-
  11. - Nhiều động cơ có trục cam đặt trên nắp máy sử dụng một trục cam gọi là động cơ một trục cam phía trên. Một số động cơ có thể sử dụng hai trục cam đặt trên nắp máy, mỗi trục cam điều khiển một hàng xupáp gọi là động cơ hai trục cam. Các động cơ trục cam phía trên kiểu chữ V có thể có một hoặc hai trục cam trên mỗi hàng xi lanh. Trục cam Cò mổ Con đội Đệm điều chỉnh khe hở nhiệt Đĩa đỡ lò xo xupáp Móng hãm Đế lò xo dưới ống dẫn hướng Xupáp Bệ đỡ xupáp Phớt chắn dầu Hình 1.5. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở nắp máy Trên các động cơ đời mới, thường sử dụng nhiều xupáp cho một xi lanh (3,4,5… xupáp cho một xi lanh). Việc sử dụng nhiều xupáp cho một xi lanh nhằm tăng khả năng nạp đầy và thải sạch của động cơ, do đó có thể tăng công suất của động cơ. Khi tăng số lượng xupáp, làm cho khí nạp và khí xả lưu thông dễ dàng hơn, làm cho hiệu suất nạp tăng. Đồng thời kích thước của xupáp giảm nên lực quán tính của nó giảm. *Trục cam kép đặt trên nắp máy. - Loại này bao gồm 2 trục cam, và mỗi trục cam dẫn động trực tiếp các xupáp, đảm bảo chuyển động chính xác của các xupáp. -11-
  12. Hình 1.6 1. Trục khuỷu. 2. Đĩa xích cam. 3. Xích cam. 4. Trục cam nạp. 5. Xupáp nạp. 6. Trục cam xả . 7. Xupáp xả * Trục cam đơn đặt trên nắp máy 1. Dây đai cam 2. Trục cam 3. Đũa đẩy 4. Cò mổ Hình 1.7 - Loại này dùng 1 trục cam để vận hành tất cả các xupáp thông qua cò mổ. -12-
  13. - Loại này có một trục cam bên trong thân máy và cần có đũa đẩy và cò mổ để mở và đóng các xupáp. 4. Bố trí xupáp và Các phương pháp dẫn động trục cam: *Số xupap: Thông thường mỗi xylanh có 1 xupáp nạp và 1 xupáp thải. Đường kính tán xupáp nạp lớn hơn xupáp thải để ưu tiên nạp đầy không khí hay khí hỗn hợp cho động cơ. Để tăng khả năng nạp đầy và thải sạch, nhất là đối với động cơ có đường kính xy lanh lớn, số xupáp có thể là 3 (2 nạp và 1 thải) hoặc 4 (2 nạp và 2 thải). *Vị trí xupáp: - Bố trí các xupáp thải và nạp xen kẽ nhau nên các đường nạp và thải nằm cùng phía. - Trường hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tăng nhiệt độ của khí nạp mới làm giảm hệ số nạp, đường nạp và thải bố trí về 2 phía của động cơ. - Xupap thường được bố trí song song với tâm xylanh, xupáp bố trí nghiêng đi để buồng cháy gọn hơn. * Dẫn động xupáp: Xupáp được dẫn động gián tiếp qua các chi tiết trung gian như con đội, đũa đẩy, đòn gánh, dàn cò. Hình 1.8 -13-
  14. 5- Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí. 5.1. Trình tự tháo cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên nắp máy a. Xả nước và tháo các đường ống nước làm mát ra khỏi nắp máy b. Tháo các bộ phận liên quan lắp trên nắp máy c. Tháo nắp che đầu trục d. Tháo đai dẫn động trục cam - Quan sát dấu đặt cam trên các bánh dẫn động và trên thân máy, nắp máy - Nới lỏng, tháo bộ phận căng đai - Tháo dây đai dẫn động ra e. Tháo cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ ra - Nới lỏng đều các bu lông lắp gối đỡ trục cò mổ - Lấy cụm cò mổ, trục và gối đỡ ra - Tháo chốt hãm đầu trục cò mổ, lấy các cò mổ, gối đỡ và lò xo ra f. Tháo nắp nắp máy theo trình tự đã học. Đưa nắp máy ra ngoài đặt trên mặtbàn hoặc trên tấm gỗ phẳng g. Tháo các nắp gối đỡ trục cam và trục cam Hình 1.9 -14-
  15. - Quan sát các dấu xác định vị trí vàchiều lắp trên nắp gối đỡ. Nếu không có dấu phải đánh dấu trước khi tháo. - Nới lỏng đều các bu lông bắt nắp gối đỡ theo trình tự như hình vẽ - Tháo các nắp gối đỡ ra khỏi nắp máy - Tháo trục cam ra, để trục cam lên giá đỡ Hình 1.10 h. Tháo xupáp - Kiểm tra dấu thứ tự của các xupáp theo từng máy. Nếu không có dấu phải đánh dấu trước khi tháo. - Dùng vam chuyên dùng nén lò xo xupáp lại. - Lấy móng hãm ra. Hình 1.11 -15-
  16. - Tháo vam ra, lấy đế lò xo, lò xo xupáp ra. - Lấy xupáp ra. - Tháo phớt chắn dầu ra. - Sắp xếp các chi tiết đã tháo thành từng bộ theo thứ tự. i. Làm sạch các chi tiết đã tháo 5.2. Trình tự lắp cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên nắp máy Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí ta tiến hành lắp ráp theo trình tự sau: a. Làm sạch kỹ các chi tiết cần lắp b. Bôi dầu bôi trơn sạch vào các chi tiết quay, chuyển động c. Lắp các phớt chắn dầu mới vào ống dẫn hướng xupáp - Đẩy phớt chắn dầu vào đúng vị trí cần lắp - Xoay các phớt chắn dầu xem đã lắp đúng chưa d. Lắp xupáp - Kiểm tra thứ tự của các xupáp theo dấu - Bôi dầu vào thân xupáp, đưa xupáp vào ống dẫn hướng - Kiểm tra xem xupáp đã lắp đúng thứ tự chưa - Lắp đĩa lò xo, lò xo vào nắp máy - Dùng vam nén lò xo xupáp lại - Lắp móng hãm vào đuôi xupáp - Tháo vam ra, lật nghiêng nắp máy,dùng búa nhựa gõ nhẹ vào đuôi xupáp xem móng hãm có nằm chắc chắn trong rãnh không. Nếu móng hãm chưa nằm đúng rãnh, khi gõ nó sẽ bị bật ra. -16-
  17. Hình 1.12 e. Lắp cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ vào nắp máy - Lắp các cò mổ, gối đỡ, lò xo vào trục cò mổ - Lắp chốt hãm đầu trục - Đưa cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ vào nắp máy, bắt các bu lông gối đỡ - Siết chặt các bu lông lắp gối đỡ trục cò mổ theo thứ tự ngược với khi tháo và đúng mô men quy định Mô men siết ốc quy định 210Kg/cm2 f. Lắp trục cam - Lau thật sạch bề mặt cổ trục và gối đỡ - Bôi dầu bôi trơn mới vào cổ trục cam và gối đỡ - Đặt trục cam lên nắp máy và lắp các nắp gối đỡ trục Chú ý: Lắp đúng thứ tự và đúng chiều các nắp gối đỡ trục - Lắp các bu lông bắt gối đỡ với nắp máy - Siết chặt đều các bu lông theo thứ tự và đúng mô men quy định Mô men siết ốc quy định 200Kg/cm2 -17-
  18. Hình 1.13 g. Lắp nắp máy lên động cơ theo trình tự đã học h. Đặt cam theo trình tự đã học i. Điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp (đã học) k. Lắp nắp che dàn cò mổ, xupáp. -18-
  19. BÀI 2. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ I. Giới thiệu Hệ thống phân phối khí ảnh hưởng lớn đến quá trình làm việc của động cơ ổn định, đảm bảo công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu. Do đó, việc bảo dưỡng hệ thống là công việc được thực hiện theo định kỳ. Người thợ kỹ thuật cần nắm được mục đích và nội dung của công việc bảo dưỡng. II. Mục tiêu - Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phân phối khí - Bảo dưỡng được hệ thống phân phối khí đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. Nội dung 1. Thời điểm bảo dưỡng Thời điểm bảo dưỡng được xác định bởi quãng đường đi được theo đồng hồ công tơ mét hay bởi thời gian kể từ lần bảo dưỡng trước. Ví dụ, cần phải điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp của động cơ 4A-F và 4A-GE khi đồng hồ chỉ 20.000 km hay sau 12 tháng kể từ lần bảo dưỡng trước. Nói cách khác, khe hở nhiệt xupáp phải được điều chỉnh sau 12 tháng mặc dù xe mới chạy được 15.000km, hay nếu xe chạy được 20.000km trong khi chỉ cách lần bảo dưỡng trước có 9 tháng. 2. Các mục bảo dưỡng Tất cả các mục bảo dưỡng cho xe Corolla được liệt kê dưới đây. 3. Điều kiện bình thường và khắc nghiệt. Nếu xe được sử dụng ở các điều kiện khắc nghiệt, thời điểm bảo dưỡng thông thường cho các mục cần bảo dưỡng phải được rút ngắn. Lịch bảo dưỡng bình thường nên tuân theo nếu xe hoạt động chủ yếu dưới các điều kiện khác với những điều kiện kể trên. Ví dụ, ở điều kiện bình -19-
  20. thường, dầu động cơ (SE, SF, SG hay tốt hơn cho động cơ xăng) nên thay dầu mỗi 10.000 km hay 6 tháng, nhưng ở điều kiện khắc nghiệt (A,B,C,D) nên thay dầu sau mỗi 5000 km hay 3 tháng. 4. Công việc bảo dưỡng. T,R,I,A và L là chữ đầu của các từ đặc trưng cho các mục bảo dưỡng cần tiến hành khi đồng hồ công tơ mét chỉ tới quãng đường qui định hay khi đủ thời gian. 5. Kiểu động cơ và chế độ hoạt động Các mục và nội dung bảo dưỡng có thể khác nhau phụ thuộc vào kiểu động cơ và chế độ hoạt động. Các mục bảo dưỡng được đánh bằng dấu chấm đen trong cột động cơ và hệ dẫn động là cần phải thực hiện. Ví dụ: đai dẫn động của động cơ 2E, 4A-F, 4A-GE chỉ cần I(kiểm tra và điều chỉnh hay thay thế khi cần), nhưng trong trường hợp động cơ 1C thì cần R (thay thế) sau mỗi 40.000km hay 24 tháng. 6. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phân phối khí. 6.1 Những hư hỏng chính của cơ cấu phối khí. 61.1. Có tiếng kêu ở buồng xupáp. Khi động cơ làm việc có tiếng kêu lách cách đều ở buồng xupáp hoặc nắp che dàn đòn gánh. Do khe hở của đuôi xupáp với con đội (khe hở giữa đuôi xupáp và đầu đòn gánh) khe hở nhiệt , hoặc khe hở giữa thân xupáp với ống dẫn hướng quá lớn. Khe hở lớn làm cho các chi tiết mòn nhanh, công xuất động cơ bị giảm, làm thay đổi góc mở sớm, đóng muộn của xupáp. Khe hở nhiệt xupáp lớn quá làm cho hành trình mở của các xupáp bị giảm. 6.1.2. Có tiếng kêu ở thân động cơ. Khi động cơ làm việc có tiếng kêu trầm nhỏ ở thân động cơ, phía đuôi trục khuỷu nghe rõ hơn. Do khe hở giữa bạc và trục cam qua lớn, tác hại làm cho bạc và trục cam mòn nhanh, áp suất dầu bôi trơn bi giảm. 6.1.3. Có tiếng kêu ở phía trước. -20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2