intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:318

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tổng quan về hệ thống truyền lực; Bảo dưỡng hệ thống truyền lực; Sửa chữa ly hợp; Sửa chữa hộp số; Sửa chữa các đăng; Sửa chữa cầu chủ động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của người sử dụng. Trong đó hệ thống truyền lực là hệ thống đóng vai trò là bộ phận truyền mô men từ động cơ tới các bánh xe chủ động để xe vận hành. Trong nộ dung tập 1 của mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực, người học tiếp thu được kiến thức về các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống truyền động (ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moayơ, bánh xe) trên ô tô; Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moayơ, bánh xe ô tô; Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng của các bộ phận: ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe; Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, b ộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm: Bài 1. Tổng quan về hệ thống truyền lực Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống truyền lực Bài 3. Sửa chữa ly hợp Bài 4. Sửa chữa hộp số Bài 5. Sửa chữa các đăng Bài 6. Sửa chữa cầu chủ động Tập 1 của giáo trình này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun MĐ25 của chương trình đào tạo nghề Công nghệ ô tô ở cấp trình độ cao đẳng nghề và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Sau khi học tập xong phần này, học viên có đủ kiến thức để học tập tiếp phần Bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động và các mô đun khác của nghề. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn Nguyễn Thành Toản - Chủ biên 2
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Lời giới thiệu 2 2 Mục lục 3 3 Bài 1. Tổng quan về hệ thống truyền lực 11 4 Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống truyền lực 89 5 Bài 3. Sửa chữa ly hợp 100 6 Bài 4. Sửa chữa hộp số 126 7 Bài 5. Sửa chữa các đăng 171 8 Bài 6. Sửa chữa cầu chủ động 180
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mã số mô đun: MĐ 25 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò mô đun - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. - Ý nghĩa của mô đun: Mô tả được cấu tạo và trình bày được hoạt động của các bộ phận trong hệ thống. - Vai trò của mô đun: Hình thành kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản trong quá trình học tập. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: A1. Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại của các bộ phận trong hệ thống truyền lực. A2. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe. A3. Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe ô tô. A4. Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe. - Kỹ năng B1. Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. B2. Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô C2. Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 1. Chương trình khung nghề điện công nghiệp 4
  5. Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã MH, Tên môn học, mô đun Thực Tín MĐ Tổng hành/thục Thi/ chỉ Lý kiểm số thuyết tập/thí tra nghiệm I Các môn học chung 18 435 157 255 23 MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng - An MH 04 75 36 35 4 ninh 3 MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 Các môn học, mô đun II 90 2385 896 1375 114 chuyên môn ngành, nghề Các môn học, mô đun cơ sở 30 555 381 149 25 MH 07 Kỹ thuật điện - điện tử 3 75 73 0 2 MH 08 Cơ ứng dụng 3 45 34 9 2 MH 09 Vật liệu học 3 45 43 0 2 Dung sai lắp ghép và đo MH 10 3 45 31 12 2 lường kỹ thuật MH 11 Vẽ kỹ thuật 3 60 30 27 3 MH 12 Công nghệ khí nén - thuỷ 3 45 43 0 2 lực ứng dụng MH 13 Nhiệt kỹ thuật 3 45 43 0 2 MH 14 An toàn lao động 2 30 25 3 2 MH 15 2 30 28 0 2 Tổ chức quản lý sản xuất MH 16 2 45 12 31 2 Thực hành AUTOCAD MĐ 17 Thực hành Hàn - Nguội cơ 3 90 10 76 4 bản 5
  6. Các môn học, mô đun chuyên môn 60 1830 515 1226 89 Kỹ thuật chung về ô tô và MĐ 18 2 60 45 13 2 công nghệ sửa chữa Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh MĐ 19 4 120 24 90 6 truyền và bộ phận cố định của động cơ Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 20 2 60 15 41 4 thống phân phối khí Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 21 thống bôi trơn và hệ thống 2 60 23 33 4 làm mát Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 22 thống nhiên liệu động cơ 4 120 31 83 6 xăng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 23 thống nhiên liệu động cơ 4 120 28 86 6 diesel MĐ 24 Trang bị điện ô tô 5 150 40 104 6 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 25 6 180 50 122 8 thống truyền lực Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 26 2 60 14 42 4 thống di chuyển Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 27 4 120 30 84 6 thống lái ôtô Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 28 4 120 28 86 6 thống phanh ôtô Bảo dưỡng và sửa chữa MĐ 29 2 60 16 40 4 mô tô - xe máy Bảo dưỡng, sửa chữa hệ MĐ 30 2 60 23 33 4 thống khí nén và thủy lực 6
  7. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ MĐ 31 thống điều hòa không khí 2 60 12 44 4 trên ô tô Chẩn đoán trạng thái kỹ MĐ 32 thuật và sửa chữa PAN ô 6 180 46 126 8 tô MĐ 33 Kiểm định kỹ thuật ô tô 2 60 20 36 4 MH 34 Ngoại ngữ 3 60 30 27 3 Thực tập tại cơ sở sản xuất MĐ 35 4 180 15 161 4 2 Tổng cộng: 108 2820 1019 1664 137 2. Chương trình chi tiết mô đun Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên các bài trong mô đun Lý Kiểm TT Tổng số nghiệm, thuyết tra thảo luận, bài tập Bài 1: Tổng quan về hệ thống truyền 1 15 5 10 0 lực 2 Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống truyền 15 3 12 0 lực 3 Bài 3: Sửa chữa ly hợp 10 2 8 0 4 Bài 4: Sửa chữa hộp số 20 4 14 2 5 Bài 5: Sửa chữa các đăng 10 2 8 0 6 Bài 6: Sửa chữa cầu chủ động 20 4 14 2 Bài 7: Cấu tạo và nguyên lý làm 7 20 15 5 0 việc của hộp số tự động Bài 8: Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự 8 30 5 23 2 động Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra và chẩn 9 20 5 15 0 đoán hộp số tự động Bài 10: Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa 10 20 5 13 2 chữa hộp số tự động Tổng cộng 180 50 122 08 7
  8. 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ công nghệ ô tô… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các hệ thống truyền lực trên ô tô 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 3 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 60 giờ học thực hành thực hành C1, C2, trên mô hình 8
  9. 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp công nghệ ô tô 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các mô hình hệ thống truyền lực trên ô tô * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: 1. Tổng cục dạy nghề (2012) - Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực 2. Tổng cục dạy nghề (2012) - Giáo trình mô đun BD - SC Hộp số tự động 3. Lê Thị Thanh Hoàng (2008), Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực - Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 9
  10. 4. PGS.TS Đặng Văn Hào, PGS-TS Lê Văn Doanh (2010), Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực - Nhà XB Giáo dục. 5. Hoàng Ngọc Văn (1999), Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực - trường Đại học sư phạm kỹ thuật. 6. Lê Thị Hồng Thắm (2009), Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 7. Cẩm nang đào tạo và sữa chữa hộp số tự động hãng TOYOTA, HONDA,VIDAMCO, NISSAN, KIA... 8. Trường CĐ Cơ giới (2018) - Giáo trình môđun BD-SC hệ thống truyền lực 9. Trường CĐ Cơ điện Hà Nội - Giáo trình môđun BD-SC hệ thống truyền lực 10. Trường CĐ Đăk Lăk - Giáo trình môđun BD-SC hệ thống truyền lực. 10
  11. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mã bài: MĐ 25 – 01 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cấu tạo, nguyên lý làm việc các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực, từ đó có thể xây dựng được quy trình tháo, nhận dạng và lắp hệ thống truyền lực đúng yêu cầu kỹ thuật. Mục tiêu - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của ly hợp, hộp số, các đăng và cầu chủ động - Tháo lắp các cụm chi tiết đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn nhận dạng các chi tiết - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 11
  12.  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có NỘI DUNG CHÍNH 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực 1.1. Tổng quan về hệ thống truyền lực a. Nhiệm vụ Hình 1.1: Hệ thống truyền lực Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là: - Truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động - Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài - Thực hiện đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động lùi - Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường b. Yêu cầu - Truyền công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động với hiệu suất cao, độ tin cậy lớn. - Thay đổi mô men của động cơ dễ dàng - Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, sửa chữa. c. Phân loại 12
  13. Hình 1.2a. FF Hình 1.2b. FR Hệ thống truyền động chủ yếu sử dụng là: - FF (Động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động). - FR (Động cơ đặt trước – Bánh sau chủ động). Ngoài xe FF và FR còn có các loại xe 4WD (4 bánh chủ động), RR (động cơ đặt sau – cầu sau chủ động) hiện nay ít được sử dụng, và xe hybrid đang bắt đầu được phát triển. Theo cách bố trí hệ thống truyền lực chia ra làm các loại sau: + FF(Front-Front) động cơ đặt trước, cầu trước chủ động Hình 1.3. Hệ thống truyền lực loại FF Trên xe với động cơ đặt trước cầu trước chủ động. Động cơ, ly hợp, hộp số, cầu chủ động tạo nên một khối lượng đơn. Mô men động cơ không truyền xa đến bánh sau, mà đưa trực tiếp đến các bánh trước. 13
  14. Bánh trước dẫn động rất có lợi khi xe quay vòng và đường trơn. Sự ổn định hướng tuyệt với này tạo được cảm giác lái xe khi quay vòng. Do không có trục các đăng nên gầm xe thấp hơn giúp hạ được trọng tâm của xe, làm cho xe ổn định khi di chuyển. + FR(Front- Rear) động cơ đặt trước, cầu sau chủ động Hình 1.4. Hệ thống truyền lực loại FR + 4WD(4 wheel drive) bốn bánh chủ động Hình 1.5. Hệ thống truyền lực 4WD + MR (Midle- Rear) động cơ đặt giữa cầu sau chủ động + RR(Rear- Rear) động cơ đặt sau, cầu sau chủ động 1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ly hợp a. Nhiệm vụ 14
  15. - Truyền mô men quay từ động cơ đến hệ thống truyền lực, đóng ngắt êm dịu, nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn nhất. - Khi chịu tải quá lớn, ly hợp đóng vai trò như là một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền lực và động cơ. b. Yêu cầu - Truyền được hết mômen quay lớn nhất của động cơ trong mọi điều kiện sử dụng. - Đóng ly hợp êm dịu, mômen quán tính phần bị động phải nhỏ để giảm hết tải trọng va đập lên các bánh răng của hộp số khi sang số. - Điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên bàn đạp mở ly hợp phải nhỏ. - Kết cấu đơn giản, dễ bảo dưỡng sửa chữa. c. Phân loại - Dựa theo phương pháp truyền mômen chia ra: + Ly hợp ma sát : truyền mômen nhờ ma sát + Ly hợp thủy lực: Truyền mômen nhờ chất lỏng + Ly hợp điện từ : Truyền mômen nhờ lực điện từ - Dựa vào phương pháp dẫn động ly hợp chia ra: + Ly hợp dẫn động cơ khí + Ly hợp dẫn động thủy lực + Ly hợp dẫn động khí nén - Dựa vào điều kiện làm việc chia ra: + Ly hợp thường đóng (sử dụng trên ô tô) + Ly hợp thường mở (sử dụng trên máy kéo). - Dựa vào cơ cấu ép + Ép bằng lò xo trụ + Ép bằng lò xo đĩa. - Dựa vào số đĩa ma sát: + Ly hợp một đĩa + Ly hợp nhiều đĩa. 1.3. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số: a. Nhiệm vụ: - Thay đổi mô men quay của động cơ, tăng lực kéo ở bánh xe chủ động. Thay đổi chiều quay của bánh xe chủ động tiến hoặc lùi. 15
  16. - Truyền và cắt mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động để khi xe dừng mà máy vẫn hoạt động. b. Yêu cầu: - Phải có tỷ số truyền thích hợp đảm bảo tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu. - Không sinh ra các lực va đập lên hệ thống truyền lực. - Điều khiển dễ dàng, hiệu suất cao. - Dễ tháo lắp bảo dưỡng và sửa chữa. c. Phân loại - Phân theo đặc điểm cấu tạo + Hộp số có trục cố định : Hộp số 2 trục, Hộp số 3 trục + Hộp số có trục di động(hộp số hành tinh) : hộp số có 1,2, bộ truyền hành tinh - Phân loại theo cấp truyền + Hộp số có cấp : Hộp số 3,4,5,6 cấp; hộp số nhiều cấp. + Hộp số vô cấp : - Biến mô thuỷ lực(hộp số thuỷ lực); Hộp số thủy cơ - Phân loại phương pháp điều khiển + Điều khiển bằng tay, + Điều khiển bán tự động. + Điều khiển tự động. 1.4. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại trục các đăng a. Nhiệm vụ - Truyền moment xoắn từ những cụm được đặt cố định trên khung xe như: động cơ, hộp số đến những cụm di động tương đối được với khung như: cầu chủ động ôtô khi góc độ thay đổi. - Cho phép giữa 2 đầu trục trong quá trình ôtô chuyển động trên đường có những chuyển động tương đối với nhau. - Trong quá trình ôtô di chuyển cho phép thay đổi về chiều dài của truyền lực cardan. - Tạo được sự truyền lực ổn định và êm dịu. b. Yêu cầu - Ở bất kỳ số vòng quay nào của trục cacđăng, thì truyền động cacđăng phải đảm bảo truyền mômen không có những dao động, va đập, không có tải trọng động lớn do mômen quán tính gây ra. 16
  17. - Các trục cac đăng phải đảm bảo quay đều, không sinh tải trọng động và không có hiện tượng cộng hưởng. - Hiệu suất truyền động phải cao cả với khi góc lệch giữa hai trục lớn, kết cấu gọn nhẹ, thuận tiện. Khi sử sụng chăm sóc. - Phải truyền lực mà không làm thay đổi vận tốc góc thậm chí khi góc trục cacđăng so với hộp số và bộ vi sai là lớn. c. Phân loại - Theo công dụng, truyền động các đăng chia ra 4 loại: + Loại truyền mô men xoắn từ hộp số hoặc hộp phân phối đến các cầu chủ động (góc α từ 150 ÷ 200). + Loại truyền mô men xoắn đến bánh xe chủ động ở cầu trước (α max từ 300 ÷400 ) hoặc ở hệ thống treo độc lập (α max = 200). + Loại truyền mô men xoắn đến các bộ phận đặt trên khung (α max từ 30 ÷50). + Loại truyền mô men xoắn đến các cụm phụ (α max từ 150 ÷200 ). - Theo số khớp các đăng chia 3 loại: + Loại đơn ( có 1 khớp nối các đăng). + Loại kép ( có 2 khớp nối các đăng). + Loại nhiều khớp các dăng. - Theo tính chất động học của các đăng chia ra: + Loại các đăng khác tốc. + Loại các đăng đồng tốc. 1.5. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại cầu chủ động a. Nhiệm vụ - Truyền công suất từ trục chủ động đến các bánh xe sau. - Thay đổi hướng quay của trục chủ động1 góc 900 để quay trục bánh - Tạo ra sự giảm tốc cuối cùng giữa trục truyền động và bánh xe thông qua các bánh răng truyền động cuối cùng. - Chia tổng mômen xoắn tới các bánh xe chủ động. - Cho phép sai lệch tốc độ giữa các bánh xe khác nhau (bánh xe trái, bánh xe phải) trong lúc quay vòng. - Nâng đỡ trọng lượng cầu sau, toàn bộ hệ thống treo và sắt xi. - Tác động như một thành phần mômen xoắn khi có gia tốc và thắng. 17
  18. b. Yêu cầu - Có tỷ số truyền phù hợp với khả năng kéo của ô tô - Có hiệu suất cao - Có độ sáng gầm xe cao - Có độ cứng vững ổn định cao - Dể tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa c. Phân loại - Theo hệ thống treo: + Cầu chủ động trên hệ thống treo phụ thuộc tất cả các cụm của cầu xe, bán trục nằm chung trong một vỏ cứng nối lyền giữa hai bánh xe. + Cầu chủ động nằm trên hệ thống treo độc lập cụm truyền lực chính, vi sai nằm trong vỏ riêng lyên kết với khung hay vỏ xe. - Theo vị trí của cầu: + Cầu trước chủ động. + Cầu sau chủ động. - Theo số lượng cặp bánh răng truyền lực chính: + Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định. + Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định. Thông thường trên ôtô con dùng một cặp bánh răng với tỷ số truyền cố định io = 3-5, đôi khi cũng có thể gặp loại hai cặp bánh răng trên một số xe. 1.6. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bán trục: a. Nhiệm vụ: Dùng để truyền moment xoắn từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động. Ngoài ra, bán trục còn có tác dụng tiếp nhận tải trọng uốn do lực tác động lên bánh xe. b. Yêu cầu Dù hệ thống treo nằm ở vị trí nào, bán trục cũng phải đảm bảo truyền hết moment xoắn đến các bánh xe chủ động. Khi truyền moment quay, vận tốc góc của các bánh xe chủ động không thay đổi. c. Phân loại: - Theo kết cấu của cầu thì chia ra: + Loại cầu liền. + Loại cầu rời. 18
  19. - Theo mức độ chịu lực hướng kính, lực chiều trục chia ra: + Loại bán trục không giảm tải + Loại bán trục giảm tải ½ + Loại bán trục giảm tải ¾ + Loại bán trục giảm tải hoàn toàn 1.7. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bánh xe: a. Nhiệm vụ: Như một hệ thống giảm sóc. Nhờ tính mền dẻo của lốp và không khí nén. Tạo lực bám đường tốt; Lốp tạo ma sát với mặt đường, nhờ vậy xe bám đường tốt, giúp truyền công suất xuống mặt đường ổn định khi tăng tốc cũng như khi phanh. b. Yêu cầu: - Có độ bền và chịu mài mòn, áp suất, nhiệt độ cao. - Có khả năng chống lại khuynh hướng làm bánh xe trượt lết trên mặt đường. - Dễ tháo lắp bảo dưỡng và thay thế. c. Phân loại: - Phân theo công dụng. + Lốp xe dùng xăm. + Lốp xe không xăm. + Lốp xe đặc biệt. - Phân theo kích thước: Lốp có bản rộng và bản hẹp 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp 2.1. Cấu tạo: Ôtô trang bị hộp số thường dùng loại ly hợp ma sát. Kích thước của bộ ly hợp được xác định bởi đường kính ngoài của đĩa ly hợp và căn cứ theo yêu cầu truyềnmô men xoắn lớn nhất của động cơ. Bộ ly hợp ma sát gồm có 3 phần: - Phần chủ động: Gồm bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, nắp ly hợp bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông, mâm ép lắp qua cần đẩy và giá đỡ trên nắp ly hợp. Mâm ép cùng quay với nắp ly hợp và bánh đà. - Phần bị động: Gồm đĩa ly hợp (đĩa ma sát) và trục bị động (trục sơ cấp của hộp số). Đĩa ly hợp có moay ơ được lắp then hoa trên trục bị động để truyền mô men cho trục bị động và có thể trượt dọc trên trục bị động trong quá trình ngắt và nối ly hợp. - Cơ cấu điều khiển ngắt ly hợp gồm có 2 loại: 19
  20. + Loại cơ khí gồm có: bàn đạp, thanh kéo, càng cắt, vòng bi cắt ly hợp. + Loại thủy lực gồm có: bàn đạp, xy lanh chính, xy lanh con, càng cắt, vòng bi cắt ly hợp. Hình 1.6. Cấu tạo bộ ly hợp a. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp một đĩa ma sát khô - Cấu tạo: Kết cấu của ly hợp có thể chia làm ba phần: phần chủ động, phần bị động và cơ cấu điều khiển Phần chủ động: gồm bề mặt bánh đà, đĩa ép và vỏ ly hợp. Vỏ ly hợp bắt với bánh đà bằng bulông. Giữa đĩa ép và vỏ ly hợp đặt các lò xo ép, được phân bố đều đối xứng qua tâm. Số lượng lò xo có thể là: 3, 6, 9 hoặc 12 . Phần bị động: gồm đĩa ma sát đặt giữa bánh đà và đĩa ép. Đĩa ma sát lắp với trục ly hợp bằng then hoa. Ở ôtô trục ly hợp là trục chủ động của hộp số ( trục sơ cấp). Một đầu trục ly hợp gối lên vòng bi đặt trong hốc ở đuôi trục khuỷu. Cơ cấu điều khiển ly hợp gồm các đòn mở lắp bản lề với vỏ ly hợp và đĩa ép, vòng bi tỳ, bạc trượt, càng cua, bàn đạp ly hợp và bộ phận dẫn động cơ khí hay thuỷ lực. Ở các xe có công suất lớn để tránh hiện tượng đĩa ép bị xoay với vỏ ly hợp, đĩa ép được nối với vỏ ly hợp bằng lò xo lá hay lắp khớp bằng then trượt. Cả bộ ly hợp được đặt trong vỏ bao ly hợp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2