Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 5
download
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của các bộ phận trong hệ thống truyền lực. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực NGHỀ: Kỹ thuật máy nông nghiệp TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số:03a/QĐ- TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười 1
- Tháp Mười, năm 2020 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Công nghệ ôtô ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh nghề KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với những kiến thức, kỹ năng nghề được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng môn học, mô-đun. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ ôtô để cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày…..........tháng…........... năm 2018 Chủ biên Đỗ Thế Nghiệp. 4
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................4 Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực .............................................................8 1. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực......................8 1.1. Quy trình tháo, lắp ly hợp.......................................................................8 1.3. Quy trình tháo, lắp các đăng.................................................................14 1.4. Quy trình tháo, lắp cầu chủ động..........................................................15 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của sai hỏng của hệ thống truyền lực.. 18 4. Mục đích, yêu cầu và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực.................21 4.2- Yêu cầu:............................................................................................. 22 4.3- Quy trình bảo dưỡng............................................................................ 22 5. Thực hành bảo dưỡng..................................................................................25 5.1.Bảo dưỡng hàng ngày).......................................................................... 25 5.3. Bảo dưỡng cấp II: ................................................................................27 3. Thực hiện tháo lắp và kiểm tra các chi tiết của ly hợp?..................................27 Bài 2: Sửa chữa ly hợp ...................................................................... 28 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp............................................28 1.1. Ly hợp bị trượt......................................................................................28 1.2. Ly hợp mở (cắt) không dứt khoát.........................................................28 1. 3. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn............................................28 1.4. Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật...................................................29 2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ly hợp......................................................29 2.1.Phương pháp kiểm tra............................................................................29 2.1 - Phương pháp sửa chữa:.......................................................................30 3. Sửa chữa ly hợp...........................................................................................30 3.1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa ly hợp...................................... 30 3.2. Thực hành sửa chữa ly hợp.................................................................. 32 Bài 3: Sửa chữa hộp số....................................................................37 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số............................................37 1.1. Sang số khó khăn......................................................................................37 2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hộp số......................................................39 5
- 3. Sửa chữa hộp số...........................................................................................40 3.1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hộp số......................................40 3.2. Thực hành sửa chữa hộp số..................................................................41 Bài 4: Sửa chữa các đăng ................................................................. 45 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các đăng........................................ 45 2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các đăng.................................................. 45 3. Sửa chữa các đăng....................................................................................... 46 3.1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các đăng.................................. 47 3.2. Thực hành sửa chữa các đăng...............................................................48 Bài 5: Sửa chữa cầu chủ động ........................................................49 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động.................................49 2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động...........................................51 3.1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động........................... 53 3.2. Thực hành sửa chữa hộp số..................................................................58 6
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực. Mã số mô đun: MĐ 24. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 12, MĐ 13, MĐ 14, MH 15. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại của các bộ phận trong hệ thống truyền lực. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe. Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe máy kéo, máy kéo. Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe. - Về kỹ năng: Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 7
- Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực Mục tiêu của bài: - Trình bày được đặc điểm sai hỏng của hệ thống truyền lực. - Nêu được mục đích, yêu cầu của bảo dưỡng hệ thống truyền lực. - Quy trình bảo dưỡng. - Thực hành bảo dưỡng hệ thống truyền lực. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ máy kéo. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung bài: 1. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực. 1.1. Quy trình tháo, lắp ly hợp. + Quy trình tháo ly hợp 1. Làm sạch bên ngoài cụm ly hợp, phải - Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay. - Dùng bơm nước áp suất cao và phun rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô, máy kéo. - Dùng khí nén thổi sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm ly hợp, phải. 2. Tháo các bộ phận liên quan bên ngoài cụm ly hợp và phải. - Bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ô tô. - Tháo các đầu dây báo số lùi, báo tốc độ ô tô. - Tháo rời đầu đòn ép và thanh kéo (hoặc dây kéo). 3. Tháo cơ cấu điều khiển ly hợp - Tháo thanh kéo (hoặc cụm xi lanh, pit tông thuỷ lực). - Tháo bàn đạp ly hợp và lò xo hồi vị. 4. Tháo truyền động các đăng - Dùng dây treo truyền động các đăng lên khung xe. - Tháo các đai ốc của hai khớp các đăng nối với hợp số. - Đẩy đầu các đăng ra khỏi mặt bích trục thứ cấp hợp số. 5. Tháo hộp số khỏi ly hợp 8
- - Tháo nắp sàn xe phía trên hợp số. - Lắp giá treo, palăng và treo giữ hợp số an toàn. - Xả dầu hợp số. - Tháo các bu lông hãm hợp số. - Đẩy hợp số về phía sau ly hợp (cho trục sơ cấp ra khỏi ổ bi) và nới lỏng từ từ pa lăng để lấy hợp số ra khỏi ly hợp. Hình 1-1. Cấu tạo ly hợp 6. Tháo ly hợp ra khỏi ô tô - Dùng trục sơ cấp bằng gỗ chuyên dùng hoặc trục sơ cấp cũ. - Tháo đòn ép và ổ bi tỳ. - Vạch dấu giữa vỏ ly hợp và bánh đà (hình.1-2a). - Lắp trục sơ cấp chuyên dùng (hình. 1-2b). - Tháo các bulông hãm vỏ ly hợp. Chú ý: vặn ra đều các bu lông, tháo đối xứng từ từ và có thêm một người giữ bộ ly hợp. - Tháo trục sơ cấp chuyên dùng và bộ ly hợp ra ngoài. 9
- Hình 1-2. Tháo ly hợp từ động cơ 7. Làm sạch và kiểm tra - Bàn, khay để chi tiết và dung dịch rửa Chú ý - Kê, chèn lốp xe, kéo phanh tay chắc chắn và lắp giá treo, pa lăng và phải an toàn. - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định. + Quy trình lắp ly hợp Ngược lại quy trình tháo (sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng) - Tra dầu, mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, các lỗ chốt. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (đệm cách nhiệt, phe hãm). - Điều chỉnh độ cao các đầu đòn mở bằng nhau. - Điều chỉnh hành trình của bàn đạp. + Điều chỉnh ly hợp 1. Kiểm tra, điều chỉnh các đòn mở a) Kiểm tra (khi đã tháo rời ly hợp ra ngoài ô tô) - Khi kiểm tra, ly hợp đã tháo ra ngoài ô tô, tiến hành gá lắp ly hợp lên bề mặt phẳng. Dùng thước đo chiều sâu để 10
- đo khoảng cách từ bề mặt phẳng tiếp xúc với đĩa ép đến đầu đòn mở (đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ). Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại ô tô để điều chỉnh. Hình 1-3. Điều chỉnh các đòn mở - Đối với ly hợp đang lắp trên xe, dùng căn lá để đo khe hở giữa đầu đòn mở với ổ bi tỳ và so sánh với tiêu chuẩn cho phép. b) Điều chỉnh - Dùng cờ lê hoặc tuýp xoay đai ốc (hình 1- 3) trên vỏ ly hợp để cho khoảng cách đến các đầu đòn mở như nhau và có khe hở đầu đòn mở đúng tiêu chuẩn quy định. 2. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp Hành trình tự do và hành trình cắt ly hợp (hình 1-4 và 1-5) của bàn đạp tương ứng với khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ, để đảm bảo đóng, mở ly hợp an toàn và dứt khoát. a) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp (hình. 1-4) - Kiểm tra: dùng thước dài đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp bằng tay cho đến khi có lực cản lại (hơi nặng), sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh. - Điều chỉnh Dùng cờ lê xoay đai ốc điều chỉnh đầu thanh kéo (hoặc đầu con đội loại thuỷ lực) để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình 1-4) đạt hành trình đúng tiêu chuẩn. 11
- Hình 1-4. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp b) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác (hình. 1-5) - Kiểm tra Dùng thước kiểm tra đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có lực cản lớn (ly hợp mở hoàn toàn) sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh. - Điều chỉnh Tiến hành điều chỉnh độ cao đầu các đòn mở và kết hợp điều chỉnh đai ốc đầu thanh kéo để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình 1-4) đạt yêu cầu ly hợp mở hoàn toàn. Hình 1-5.Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác c) Kiểm tra sau khi điều chỉnh 12
- Tiến hành nổ máy, tác dụng lực lên bàn đạp mở ly hợp và sang số, sau đó kéo phanh tay, tăng ga nhẹ và đóng ly hợp từ từ. Nếu động cơ hoạt động bình thường là tốt, nếu động cơ chết máy là do ly hợp mở chưa dứt khoát phải điều chỉnh lại. 1.2. Quy trình tháo, lắp hộp số. + Quy trình tháo hộp số trên xe ô tô 1. Làm sạch bên ngoài cụm hộp số - Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay. - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm hộp số. 2. Tháo các bộ phận liên quan bên ngoài cụm hộp số - Dùng bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ô tô. - Tháo các đầu dây đèn báo số lùi, báo tốc độ ô tô. - Tháo rời đầu đòn ép và thanh kéo ly hợp (vỏ hộp số liền vỏ ngoài bộ ly hợp). 3. Tháo truyền động các đăng - Dùng dây treo truyền động các đăng. - Lắp dây treo truyền động các đăng chắc chắn. - Tháo các đai ốc của hai khớp các đăng. 4. Tháo hộp số khỏi ô tô - Chuẩn bị giá treo, pa lăng chuyên dùng, xe đỡ phải và thùng chứa dầu hộp số. - Tháo nắp sàn xe phía trên hộp số. - Lắp giá treo, pa lăng và treo giữ hộp số an toàn. - Xả dầu hộp số. - Tháo các bu lông hãm hộp số. 13
- - Đẩy hộp số về phía sau ly hợp (cho trục sơ cấp ra khỏi ổ bi) và nới lỏng từ từ pa lăng để lấy hộp số ra khỏi ly hợp. + Quy trình lắp hộp số Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý. - Kê kích, treo hộp số và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Thay dầu đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, các lỗ chốt. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng. - Lắp đúng vị trí vòng đệm của các bánh răng. - Điều khiển cần sang số nhẹ nhàng và đủ các số. 1.3. Quy trình tháo, lắp các đăng. + Quy trình tháo truyền động các đăng trên xe ôtô 1.Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp truyền động các đăng. - Dây treo các đăng và giá đỡ. 2. Làm sạch bên ngoài cụm truyền động các đăng - Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay. - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm truyền động các đăng. 3. Treo các đăng lên khung xe và vạch dấu - Dùng dây chuyên dùng và treo hai đầu trục các đăng lên khung xe. 14
- - Vạch dấu giữa hai phần then hoa của trục các đăng (hình. 1-6) - Vạch dấu giữa hai đầu nạng của khớp nối. 4. Tháo các bu lông ở hai đầu khớp và mặt bích của các đăng (hình. 1-6) 5. Tháo truyền động các đăng ra khỏi ô tô - Tháo các dây treo và hạ truyền động các đăng và giá đỡ. - Đưa truyền động các đăng ra khỏi ô tô. + Quy trình lắp Ngược lại quy trình tháo (sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng) - Tra mỡ bôi trơn các ổ bi và chốt chữ thập. - Thay thế các phe hãm. 1.4. Quy trình tháo, lắp cầu chủ động. + Quy trình tháo rời cầu chủ động. 1. Tháo các bán trục - Dùng bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ô tô tháo các đai ốc hãm. - Lấy bán trục ra ngoài. 2.Tháo nắp cầu chủ động và xả dầu bôi trơn - Xả dầu bôi trơn. - Tháo các bu lông hãm nắp. 3.Tháo bánh răng bị động (Hình 1-7) - Dùng đục sắt vạch dấu ổ lắp bi. - Tháo các bu lông hãm. - Tháo bánh răng bị động. 15
- 4. Tháo bánh răng chủ động (Hình.1-8) - Tháo đai ốc hãm và mặt bích then hoa. 16
- - Dùng trục chuyên dùng và búa đóng bánh răng chủ động ra khỏi vỏ. 5. Tháo rời ổ bi trên bánh răng chủ động và bị động (Hình.1-9) - Dùng cảo và trục chuyên dùng để ép và tháo các ổ bi ra khỏi bánh răng. 6. Tháo rời các ca bi trong vỏ cầu - Dùng cảo và trục chuyên dùng để ép và tháo các ổ bi ra khỏi vỏ cầu. 7. Làm sạch và kiểm tra các chi tiết Bàn ép ổ bi Cảo tháo ổ bi Trục bậc Tháo vành răng Hình 1-9: Tháo rời các chi tiết của truyền lực chính + Quy trình lắp cầu chủ động. Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý. - Kê kích, giá nâng cầu xe an toàn. 17
- - Thay dầu đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, then hoa và bánh răng. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng. - Lắp đúng vị trí các dấu ổ lắp bi và điêù chỉnh vết tiếp xúc truyền lực chính đúng yêu cầuốc hãm Đai kỹ thuật. Vỏ truyền lực chính Bánh răng chủ động Bánh răng bị động Bộ vi sai Hình 1-10: Cấu tạo truyền lực chính 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của sai hỏng của hệ thống truyền lực. 1. Ly hợp bị trượt a) Hiện tượng Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm có mùi khét, xe kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động. b) Nguyên nhân - Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ. - Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn mở với ổ bi tỳ . - Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy. 2. Ly hợp mở (cắt) không dứt khoát. a) Hiện tượng Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc không sang số được. b) Nguyên nhân 18
- - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán. - Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá lớn) . 3. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn a) Hiện tượng Nghe tiếng khua nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị rung giật. b) Nguyên nhân - Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các chốt, ổ bi..) - Đĩa ly hợp mòn then hoa, nứt vỡ và chai cứng bề mặt ma sát, gãy yếu các lò xo giảm chấn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và phải lắp không đồng tâm. 4. Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật. a) Hiện tượng Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp cảm thấy nặng và rung giật. b) Nguyên nhân - Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ. - Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn. - Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh. 5. Sang số khó khăn a) Hiện tượng Khi người lái điều khiển cần số cảm thấy nặng hơn bình thường và có tiếng kêu. b) Nguyên nhân - Càng sang số và trục trượt mòn, cong. - Bộ đồng tốc mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh răng mòn, gãy. 19
- - Các ổ bi mòn làm lệch tâm các trục của hộp số. - Ly hợp mở không dứt khoát. 6. Hộp số tự nhảy số a) Hiện tượng Khi ô tô vận hành, người lái không điều khiển cần sang số, nhưng phải tự động nhảy về số khác. b) Nguyên nhân - Cơ cấu khoá hãm thanh trượt mòn, lò xo hãm gãy yếu. - Bộ đồng tốc mòn tấm hãm hoặc bi hãm. - Các ổ bi mòn hoặc vỡ. 7. Hộp số hoạt động không êm, có tiếng ồn khác thường a) Hiện tượng Nghe tiếng ồn, khua nhiều ở hộp số khi xe vận hành. b) Nguyên nhân - Các trục, bánh răng mòn và các đệm, phanh hãm cong, mòn, gãy. - Dầu bôi trơn thiếu. - Các ổ bị mòn, vỡ. - Các lò xo ép mòn, gãy. - Động cơ và trục sơ cấp hộp số lắp không đồng tâm. 8. Hộp số chảy, rỉ dầu bôi trơn a) Hiện tượng - Bên ngoài hộp số rỉ, chảy dầu. b) Nguyên nhân - Vỏ hộp số bị nứt. - Bề mặt lắp ghép bị nứt, joăng đệm hỏng. - Bu lông hãm chờn hỏng. 9. Hộp số quá nóng a) Hiện tượng - Sờ bên ngoài hộp số quá nóng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô)
127 p | 209 | 53
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề: Công nghệ ô tô)
107 p | 115 | 36
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
100 p | 90 | 28
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
149 p | 80 | 24
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
138 p | 72 | 21
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 47 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (Nghề: Công nghệ ôtô - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
78 p | 77 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
108 p | 65 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 36 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sữa chữa điện động cơ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
90 p | 22 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 42 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
74 p | 34 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
79 p | 30 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
169 p | 29 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 22 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
63 p | 28 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
96 p | 15 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
79 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn