Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 2
download
Giáo trình "Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô; bảo dưỡng điện động cơ; bảo dưỡng điện thân xe; sửa chữa hệ thống cung cấp điện; sửa chữa hệ thống khởi động; sửa chữa hệ thống đánh lửa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN *** GIÁO TRÌNH MĐ: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Ninh Thuận, năm 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- Lời nói đầu Ô tô đang và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta như là một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô sử dụng trong xã hội, đặc biệt là các loại ô tô đời mới, đang kéo theo nhu cầu rất lớn về nhu cầu nguồn nhân lực về việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô nhằm cung cấp cho cán bộ hướng dẫn, học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả phần lý thuyết và thực hành bảo dưỡng và sửa chữa. Giáo trình này được giới thiệu gồm các nội dung sau: Bài 1: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô Bài 2: Bảo dưỡng điện động cơ Bài 3: Bảo dưỡng điện thân xe Bài 4: Sửa chữa hệ thống cung cấp điện Bài5: Sửa chữa hệ thống khởi động Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa Bài 7: Sửa chữa hệ thống điện thân xe Do trình độ và thời gian có hạn bởi vậy trong quá trình biên soạn giáo trình này chắc sẽ có chỗ chưa hoàn thiện và thiếu sót. Rất mong các đồng chí và các bạn đọc góp ý kiến để lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 4
- Mục lục Bài 1: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô ......................................................... 7 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện cơ bản trên ô tô ................... 7 2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện trên ô tô .................................. 9 3. Tháo lắp các hệ thống điện cơ bản trên ô tô .................................................... 29 4. Nhận dạng các cụm chi tiết trong các hệ thống điện trên ô tô .......................... 33 Bài 2: Bảo dưỡng điện động cơ........................................................................... 37 1. Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện trong động cơ đốt trong ............ 37 2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng........................................................................ 38 3. Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong.................... 42 Bài 3: Bảo dưỡng điện thân xe............................................................................ 45 1. Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện thân xe............................................ 45 2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng........................................................................ 47 4. Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong.................... 52 Bài 4: Sửa chữa hệ thống cung cấp điện ............................................................ 58 1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống cung cấp....................... 58 2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa .................................... 65 3. Quy trình kiểm tra sửa chữa ........................................................................... 66 Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động.................................................................. 76 1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống khởi động..................... 76 2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa .................................... 91 3. Quy trình kiểm tra sửa chữa ........................................................................... 92 4. Thực hành kiểm tra sửa chữa........................................................................ 100 Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa.................................................................. 116 1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống đánh lửa ..................... 116 2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa .................................. 138 3. Quy trình kiểm tra sửa chữa ......................................................................... 140 4. Thực hành kiểm tra sửa chữa........................................................................ 141 Bài 7: Sửa chữa hệ thống điện thân xe ............................................................ 153 1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện thân xe cơ bản .................... 153 2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa .................................. 167 3. Quy trình kiểm tra sửa chữa ......................................................................... 169 5
- 4. Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong.................. 171 6
- Bài 1: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện cơ bản trên ô tô - Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện trên ô tô - Tháo lắp, nhận dạng được các cụm chi tiết cơ bản trong các hệ thống điện trên ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện cơ bản trên ô tô 1.1, Nhiệm vụ: - Tạo ra một dòng điện cao đưa tới bu gi để tạo ra tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong động cơ. - Khởi động động cơ ô tô bằng động cơ điện. - Chiếu sáng trong và ngoài xe. - Thông tin, đo lường các đại lượng chủ yếu như: Tốc độ, mức nhiên liệu, áp lực dầu…vv. - Cấp điện cho các thiết bị điện phục vụ: Máy điều hòa, radiô…vv. Ngoài ra hệ thống điện trên ô tô còn có chức năng nâng cao tính năng động lực của ô tô, nâng cao hiệu suất kinh tế trong khai thác vận hành. 1.2. Yêu cầu hệ thống điện: - Nhiệt độ làm việc: Phải chịu được nhiệt độ tuỳ theo từng vùng khí hậu. - Sự rung xóc: Chịu đưỵc sự rung xóc trên mọi địa hình. Các bộ phận điện trên ôtô phải chịu sự rung xóc với tần số từ 50 đến 250 Hz, chịu được lực với gia tốc 150m/s2. - Điện áp: Các thiết bị điện ôtô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên đến vài trăm volt. - Độ ẩm: Các thiết bị điện phải chịu được độ ẩm cao thường có ở các nước nhiệt đới. - Độ bền: Tất cả các hệ thống điện trên ôtô phải được hoạt động tốt trong khoảng (0,91,25) U định mức (Uđm = 14 V hoặc 28 V) ít nhất trong thời gian bảo hành của xe. - Nhiễu điện từ: Các thiết bị điện và điện tử phải chịu được nhiễu điện từ xuất phát từ hệ thống đánh lửa hoặc các nguồn khác - Hệ thống cung cấp điện phải ổn định được điện áp và đảm bảo nạp được điện cho ắc quy và cung cấp được điện cho các thiết bị điện trên xe. - Các thiết bị báo phải đúng với quy định. - Đèn chiếu sáng và các đèn tín hiệu phải đảm bảo về độ sáng và các tiêu chuẩn khác như: Tần số nháy, mầu ánh sáng… 1.3. Phân loại: * Theo chức năng điều khiển: - Hệ thống điều khiển quá trình cấp nhiên liệu và đánh lửa của động cơ. - Hệ thống điều khiển phanh và chống trượt ở các bánh xe khi tăng tốc. - Hệ thống điều khiển độ cứng của hệ thống treo. 7
- - Hệ thống điều khiển tốc độ chuyển động của ô tô. * Theo chức năng và nhiệm vụ: - Hệ thống khởi động (starting system): Bao gồm ắc qui, máy khởi đọng điện (starting motor), các relay điều khiển và relay bảo vệ khởi động. Đối với động cơ diesel có trang bị thêm hệ thống xông máy (glow system). - Hệ thống cung cấp điện (charging system): gồm ắc qui, máy phát điện (alternators), bộ tiết chế điện (voltage regulator), các relay và đèn báo nạp. - Hệ thống đánh lửa (Ignition system): Bao gồm các bộ phận chính: Aộc qui, khóa điện (ignition switch), bộ chia điện (distributor), biến áp đánh lửa hay bobine (ignition coils), hộp điều khiển đánh lửa (igniter), bougie (spark plugs). - Hệ thống chiếu ánh sáng và tín hiệu (lighting and signal system): gồm các đèn chiếu sáng, các đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các rơ -le. - Hệ thống đo đạc và kiểm tra (gauging system): Chủ yếu là các đồng hồ báo trên tableau và các đèn báo gồm có: đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer), đồng hồ đo tốc độ xe (speedometer), đồng hồ đo nhiên liệu và nhiệt độ nước. - Hệ thống điều khiển động cơ (engine control system): Gồm hệ thống điều khiển xăng, lửa, góc phối cam, ga tự động (cruise control). Ngoài ra, trên các động cơ diesel ngày nay thường sử dụng hệ thống điều khiển nhiên liệu bằng điện tử (EDC – electronic diesel control hoặc common rail injection). - Hệ thống điều khiển ôtô: Bao gồm hệ thống điều khiển phanh chống hãm ABS (antilock brake system), hộp số tự động, tay lái, gối hơi (SRS), lực kéo (traction control). - Hệ thống điều hòa nhiệt độ (air conditioning system): Bao gồm máy nén (compressor), giàn nóng (condenser), lọc ga (dryer), van tiết lưu (expansion valve), giàn lạnh (evaporator) và các chi tiết điều khiển như relay, thermostat, hộp điều khiển, công tắc A /C… Nếu hệ thống này được điều khiển bằng máy tính sẽ có tên gọi là hệ thống tự động điều hòa khí hậu (automatic climate control). - Các hệ thống phụ: + Hệ thống gạt nước, xịt nước (wiper and washer system). + Hệ thống điều khiển cửa (door lock control system). + Hệ thống điều khiển kính (power window system). + Hệ thống điều khiển kính chiếu hậu (mirror control). + Hệ thống định vị (navigation system) 8
- 2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện trên ô tô Sơ đồ tổng quát mạng điện trên xe và sơ đồ mạch điện giàn trãi tổng quát 9
- 10
- 2.1. Hệ thống khởi động: Hệ thống khởi động bao gồm ắc quy, máy khởi động, các rơ le điều khiển và rơ le bảo vệ, đối với động cơ diesel còn có hệ thống xông máy. Khi khởi động, đóng điện làm mạch acquy có điện, tác động rõle tác động hút lá thép từ phải sang trái thông qua một số cõ cấu truyền động, đẩy bánh răng của 11
- khớp truyền động ăn khớp với bánh răng của bánh đà. Do khớp truyền động quay làm bánh đà quay khởi động động cõ. Khi động cơ đã khởi động, ngắt dòng điện, khớp truyền động lùi về vị trí ban đầu. 2.2 Hệ thống cung cấp điện: gồm máy phát điện, ắc quy, bộ tiết chế, rơ le, đèn báo nạp Máy phát điện xoay chiều đóng vai trò chính trong hệ thống nạp. Máy phát điện xoay chiều có 3 chức năng: Tạo ra dòng điện, chỉnh lưu thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp. - Phát điện Việc truyền chuyển động quay của động cơ tới puli thông qua đai chữ V sẽ làm quay rôto máy phát và do đó tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây stato. - Chỉnh lưu dòng điện 12
- Vì dòng điện được tạo ra trong cuộn dây stato là dòng điện xoay chiều nên nó không sử dụng được cho các thiết bị điện một chiều được lắp trên xe. Để sử dụng được dòng điện xoay chiều này người ta sử dụng bộ chỉnh lưu để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. - Điều chỉnh điện áp Bộ điều chỉnh điện áp IC điều chỉnh điện áp sinh ra để có điện áp ổn định ngay cả khi tốc độ máy phát hoặc cường độ dòng điện trong mạch thay đổi. 2.3. Hệ thống đánh lửa: Gồm các chi tiết: - ắc quy - Khóa điện - Bôbin - Bộ chia điện - Bugi - Công tắc khởi động - Cam quay và vít lửa Cam 1 của bộ chia điện quay nhờ truyền động từ trục cam của động cơ và làm nhiệm vụ mở tiếp điểm KK’, cũng có nghĩa là ngắt dòng điện sơ cấp của biến áp đánh lửa 3. Khi đó từ trường do dòng điện sơ cấp gây nên sẽ mất đi đột ngột, làm cảm ứng ra sức điện động cao thế trong cuộn thứ cấp W2 Điện thế này sẽ qua con quay chia điện 4 và dây cao áp đến các bougie đánh lửa 5 theo thứ tự thì nổ của động cơ. Khi điện thế thứ cấp đạt giá trị đủ để đánh lửa thì giữa hai điện cực của bougie đánh lửa sẽ xuất hiện tia lửa điện cao thế để đốt cháy hỗn hợp nổ trong xylanh. Cũng vào lúc tiếp điểm KK’ chớm mở, trên cuộn dây sơ cấp W1 sinh ra một sức điện động tự cảm. Sức điện động này được nạp vào tụ C1 nên sẽ dập tắt tia lửa trên vít. Khi vít đã mở hẳn, tụ điện sẽ xả qua cuộn dây sơ cấp của bobine. Dòng phóng của tụ ngược chiều với dòng tự cảm khiến 13
- từ thông bị triệt tiêu đột ngột. Như vậy, tụ C1 còn đóng vai trò gia tăng tốc độ biến thiên của từ thông tức nâng cao hiệu điện thế trên cuộn thứ cấp. 2.4 Hệ thống chiếu sáng ban đêm (đèn pha cốt ) 30 15 30 S18 210 58 58 56 58d 83a 86 88a S20 30 K15 83 85 88 S19 56b 56 G2 56a 31 F20 F21 F22 F23 56a 56b 56a 56b H12 E15 E16 F3 G2 - ắc quy. 31 S20 - Công tắc nháy pha. F20, F21, F22, F23 - Cầu chì. S18 - Công tắc đèn. H12 - Đèn báo pha. S19 - Công tắc chuyển đổi pha cốt. E15, E16 - Đèn pha trái và phải. K15 - Rơ le đèn pha cốt. Cấu tạo Mạch điện đèn pha cốt có rơ le gồm có: G2 - ắc quy, F20, F21, F22, F23 – cầu chì, H12 - đèn báo pha, E15, E16 - Đèn pha trái và phải, S18 – Công tắc rút, S19 – Công tắc chuyển đổi pha cốt, K15 - Rơ le đèn pha cốt. Nguyên lý hoạt động Khi rút công tắc rút( S18 ) ở nấc 2, thì xuất hiện dòng điện đi từ. ắc quy 30( công tắc rút ) 56( công tắc rút ) 86( rơ le pha cốt) 85( rơ le pha cốt ) mát. 14
- - Dòng này điều khiển cho rơ le pha cốt làm việc, khi rơ le pha cốt đóng tiếp điểm làm xuất hiện dòng điện đi từ. ắc quy 88a( rơ le pha cốt ) 88( rơ le pha cốt ) 56( công tắc pha cốt). Tại đây khi ta bật công tắc pha cốt ( S19 ) sang nấc pha thì sẽ có dòng điện đi từ. 56( công tắc pha cốt ) 56a( công tắc pha cốt ). Tại đây dòng điện chia làm 2 nhánh. - Nhánh 1 đi tới F20, F22( cầu chì ) E15, E16( đèn pha trái và phải ) Mát. - Nhánh 2 đi tới H12( đèn báo pha) Mát. Khi ta bật công tắc pha cốt sang nấc cốt thì sẽ có dòng điện đi từ. 56( công tắc pha cốt ) 56a( công tắc pha cốt ) F21, F23( cầu chì ) E15, E16 ( đèn cốt trái và phải ) Mát. Khi đèn pha sáng thì đèn báo pha( H12 ) cũng sáng, để báo hiệu cho người lái biết. Khi xe chạy ban ngày muốn vượt xe phía trước ta ấn công tắc nháy pha(S20) để báo hiệu, khi đó có dòng điện đi từ. ắc quy 30( công tắc nháy pha ) 56a( công tắc nháy pha ) F20, F22 ( cầu chì ) E15, E16(đèn pha trái và phải). *Nhận xét: Rơ le pha cốt K15 có tác dụng bảo vệ cho công tắc pha cốt S19 tránh dòng điện quá lớn chạy qua, do đó công tắc này bền hơn. Khi xe chạy ban ngày muốn xin vượt trước xe khác ở cùng chiều, hoặc xe đi ngược chiều thì ta dùng công tắc xin vượt S20 để nháy pha báo hiệu cho các xe đó biết. 2.5 Hệ thống đèn tín hiệu xi nhan và cảnh báo nguy hiểm Cấu tạo Mạch điện xin đường và đèn cảnh báo gồm: G2 - ắc quy, K4 - Rơ le nháy, S2 - Khoá điện, S14 - Công tắc đèn cảnh báo, S15 - Công tắc đèn xin đường. L1, L2 - Đèn xin đường trái, R1, R2 - Đèn xin đường phải, F12, F13 - Cầu chì, H5a, H5b - Đèn báo nháy trái và phải. 15
- 30 15 30 F12 F13 S2 15 30 S14 50 15 49a 49 L R 31 K4 G 30 31 49a 49 G2 49a S15 31 L R H5a L1 L2 R1 R2 H5b 31 G2 - ắc quy. L1, L2 - Đèn xin đường trái. K4 - Rơ le nháy. R1, R2 - Đèn xin đường phải. S2 - Khoá điện. F12, F13 - Cầu chì. S14 - Công tắc đèn cảnh báo. H5a, H5b - Đèn báo nháy trái và phải. S15 - Công tắc đèn xin đường. 16
- Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn xin đường Khi bật khoá điện và bật công tắc đèn xi nhan (S15) sang trái, hoặc phải sẽ có dòng điện điều khiển cho rơ le nháy làm việc đi như sau: ắc quy 30( khoá điện ) 15( khoá điện ) F12 15 ( công tắc S14 ) 49( công tắc S14 ) 49( Rơ le K4 ) 31( Rơ le K4 ) Mát. - Khi Rơ le nháy K4 đóng tiếp điểm sẽ xuất hiện dòng điện đi từ: ắc quy 30( khoá điện ) 15( khoá điện ) F12 15 ( của công tắc S14 ) 49( của công tắc S14 ) 49( Rơ le K4 ) 49a( Rơ le K4 ) 49a( công tắc S15 ). Tại đây nếu ta bật công tắc xi nhan S15 sang trái thì dòng điện đi tới cực L của công tắc S15 L1, L2, H5a mát. - Dòng điện này làm cho đèn xi nhan trái sáng, đồng thời đèn báo nháy trái H5a cũng sáng để báo hiệu cho người lái biết xe đang rẽ trái. - Nếu ta bật công tắc xi nhan sang phải thì dòng điện đi tới R của công tắc S15 R1, R2, H5b mát. Dòng điện này làm cho đèn xi nhan phải sáng đồng thời đèn báo nháy phải H5b cũng sáng để báo hiệu cho người lái biết xe đang rẽ phải. Nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn cảnh báo Khi bật công tắc đèn cảnh báo S14 thì có dòng đi như sau: ắc quy F13 30( công tắc S14 ) 49( công tắc S14 ) 49( Rơ le K4 ) 31( Rơ le K4 ) Mát. - Dòng này điều khiển cho rơ le K4 làm việc, khi rơ le K4 đóng tiếp điểm thì xuất hiện dòng điện đi như sau: ắc quy F13 30( của công tắc S14 ) 49( của công tắc S14 ) 49( Rơ le K4 ) 49a( Rơ le K4 ) 49a( công tắc S14 ). Tại đây dòng điện được chia làm hai nhánh. - Nhánh 1 đi tới R ( của công tắc S14 ) R1, R2, H5b Mát. - Nhánh 2 đi tới L ( của công tắc S14 ) L1, L2, H5a Mát. * Nhận xét: Lúc này cả đèn xin đường trái và phải đều sáng, đồng thời đèn báo nháy trái và nháy phải cũng sáng. Thông thường chỉ khi xe xin vượt thẳng, hoặc xe đậu ở trên đường trong trường hợp khẩn cấp, như xe gặp sự cố hoặc phải sửa chữa ở trên đường, thì người lái bật công tắc đèn cảnh báo. 2.6 Mạch Còi - Đèn phanh - Đèn lùi Cấu tạo Mạch điện đèn phanh đèn lùi và còi điện gồm có: G2 - ắc quy, K3 – rơ le còi, S2 – khoá điện, S13 – nút còi, S16 – công tắc đèn phanh, S17 – công tắc đèn lùi, H10, H11 - đèn phanh, H10a - đèn báo phanh, F10, F11, F14, F15 – cầu chì, B4 – còi điện, E5 - đèn lùi. 17
- 56a 210 56 56b 58 58 56 58d 30 15 30 8 S2 F1 0 F1 1 50 15 30 30 S1 6 P S1 3 30 54 54 15 86 88a G2 S1 7 K3 55 85 88 31 B4 F1 4 F1 5 87 31 54 55 31 H10 H11 E5 31 G2 - ¾ quy. c H10, H11 - § Ì n phanh. K4 - R¬ le nh¸ y. H10a - § Ì n b¸ o phanh. S2 - Kho¸ ® n. iÖ F10, F11, F14, F15 - CÇ ch× u . G2 - ắc quy. Nót cßi. S13 - H10, H11- - Đènn.phanh. B4 Cßi ® iÖ K4 - RơS16 nháy. t¾c ®Ì n phanh. le - C«ng Đèn báo phanh. H10a - K3 - R¬ le cßi. S2 - Khoá điện. t¾c ®Ì n lï i. S17 - C«ng E5 § Ì n lï F15 - Cầu chì. F10, F11,- F14, i. S13 - Nút còi. B4 - Còi điện. S16 - Công tắc đèn phanh. K3 - Rơ le còi. S17 - Công tắc đèn lùi. E5 - Đèn lùi. Nguyên lý hoạt động 18 15 L
- Nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn phanh Khi bật công tắc phanh S16 thì có dòng điện đi tới đèn phanh như sau: ắc quy 30( S16 ) 54( S16 ) F14( cầu chì ) H11, H10, H10a Mát. Lúc này đèn phanh H10 và H11 sáng, đồng thời đèn báo phanh H10a cũng sáng để báo hiệu cho người lái biết. Nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn lùi. Khi bật khoá điện và bật công tắc đèn lùi S17, thì xuất hiện dòng điện đi như sau: ắc quy 30(S2 ) 15 ( S2 ) 15 ( S17 ) 55 ( S17 ) F15 ( cầu chì ) E5 ( đèn lùi ) Mát. Nguyên lý hoạt động của mạch còi điện Khi bật công tắc còi S13, thì xuất hiện dòng điện đi như sau: ắc quy F10 ( cầu chì ) 86( K3 ) 85( K3 ) 85( S13 ) mát. - Dòng này điều khiển cho rơ le còi K3 làm việc, khi rơ le còi đóng tiếp điểm làm xuất hiện dòng điện đi từ: ắc quy F11( cầu chì ) 88a( K3 ) 88( K3 ) 87( B4 ) mát. *Nhận xét: Do có rơ le còi K3 lên công tắc còi S13 được bảo vệ tốt hơn tránh được dòng điện lớn chạy qua khi đóng tiếp điểm. 2.7. Mạch điện đèn báo đỗ. 30 15 S22 15 2 57a 30 15 1 S2 30 G2 F18 F19 31 E11 E13 31 19
- G2 - ắc quy. S2 – khoá điện. F18, F19 – cầu chì. E11, E13 - đèn kích thước S22 – công tắc đèn báo đỗ. Cấu tạo Mạch điện đèn báo đỗ gồm có: G2 - ắc quy, S2 – khoá điện, F18, F19 – cầu chì, E11, E13 - đèn kích thước, S22 – công tắc đèn báo đỗ. Nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn báo đỗ Khi ta bật công tắc S22 sang trái thì có dòng điện chạy như sau: ắc quy 57a( S2 ) S22( công tắc đèn báo đỗ ) F18( cầu chì ) E11 mát. - Dòng điện này làm cho đèn báo đỗ phía trái E11 sáng. Khi ta bật công tắc đèn báo đỗ sang phải thì có dòng điện chạy như sau: ắc quy 57a( S2 ) S22( công tắc đèn báo đỗ ) F19( cầu chì ) E13 mát. - Dòng điện này làm cho đèn báo đỗ phía phải sáng. * Nhận xét: Khi xe đỗ ban đêm ở trên đường thì ta bật công tắc đèn báo đỗ ( S22 ). Nếu xe đỗ ở bên phải đường thì ta bật đèn kích thước trái để báo hiệu. Xe đỗ bên trái đường thì ta bật đèn kích thước phải. h. Mạch điện đèn sương mù 30 15 30 S1 8 210 85 30 K5 58 58 56 58d 86 87 86 88a F26 30 K1 5 85 88 S1 9 83 56b 56 S2 3 G2 56a 83a 31 F20 F21 F22 F23 F25 56a 56b 56a 56b H12 E15 E16 E17 E18 31 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô)
127 p | 208 | 53
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề: Công nghệ ô tô)
107 p | 115 | 36
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
100 p | 88 | 28
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
149 p | 80 | 24
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
138 p | 71 | 21
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 47 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (Nghề: Công nghệ ôtô - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
78 p | 77 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
108 p | 65 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 35 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sữa chữa điện động cơ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
90 p | 21 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 42 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
74 p | 33 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
79 p | 30 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
169 p | 28 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 22 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
63 p | 27 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
96 p | 15 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
79 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn