Giáo trình Bảo trì hệ thống máy tính (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
lượt xem 2
download
Giáo trình Bảo trì hệ thống máy tính (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) gồm có những nội dung: Bài 1: Giới thiệu tổng quan về cấu trúc máy tính; Bài 2: Lắp ráp - Bảo trì máy tính; Bài 3: Thiết lập CMOS; Bài 4: Ổ cứng và phân vùng ổ cứng; Bài 5: Cài đặt Hệ điều hành; Bài 6: Cài đặt DRIVER; Bài 7: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm; Bài 8: Bảo vệ - Sao lưu - Phục hồi hệ thống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo trì hệ thống máy tính (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH NGÀNH: TIN HỌC VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ) 0
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình được tác giả biên soạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tiếp thu tốt kiến thức liên quan đến mô đun. Đây là tài liệu tham khảo chính dành cho học sinh, sinh viên “TIN HỌC VĂN PHÒNG”, Trường Cao Đẳng Cơ Giới học tập và nghiên cứu mô đun Bảo Trì Hệ Thống Máy Tính. Nội dung của giáo trình bao gồm 02 phần: Lý thuyết và Thực hành. Nội dung phần lý thuyết được chia làm 8 bài học: Bài 1: Giới thiệu tổng quan về cấu trúc máy tính. Bài 2: Lắp ráp - Bảo trì máy tính Bài 3: Thiết lập CMOS Bài 4: Ổ cứng và phân vùng ổ cứng Bài 5: Cài đặt Hệ Điều Hành Bài 6: Cài đặt DRIVER Bài 7: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm Bài 8: Bảo vệ - Sao lưu - Phục hồi hệ thống Phần thực hành được chia thành các mục theo thứ tự kiến thức đã học, qua các buổi thực hành giúp học sinh, sinh viên có thao tác logic và kinh nghiệm thực tế trong việc lắp ráp, cài đặt và bảo trì máy tính, từ đó tích lũy tri thức cần thiết cho các môn học tiếp theo và công việc trong tương lai. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã trao đổi, góp ý cho tác giả trong quá trình hoàn thiện giáo trình. Mặc dù có nhiều cố gắng tham khảo và nghiên cứu các tài liệu liên quan, nhưng sẽ khộng tránh được những thiếu sót. Mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. 2
- Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS. Nguyễn Công Danh 2. Kỹ sư Triệu Thị Kim Phượng 3. ThS. Phạm Thị Lệ Thư 4. Kỹ sư Đinh Kim Cang 5. Th.S. Nguyễn Thị Liệu 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 5 BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC MÁY TÍNH............................... 2 BÀI 2: LẮP RÁP BẢO TRÌ MÁY TÍNH ....................................................................... 6 BÀI 3: THIẾT LẬP CMOS ........................................................................................... 22 BÀI 4: Ổ ĐĨA CỨNG VÀ PHÂN VÙNG Ổ CỨNG .................................................... 29 BÀI 5: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH.............................................................................. 36 BÀI 6: CÀI ĐẶT DRIVER ........................................................................................... 51 BÀI 7: CÀI ĐẶT VÀ GỠ BỎ PHẦN MỀM ................................................................ 56 BÀI 8: BẢO VỆ, SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI HỆ THÔNG ......................................... 64 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Bảo trì hệ thống máy tính 2. Mã môn học: MĐ24 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Là môn học kỹ thuật chuyên môn nghề bắt buộc 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Tin học văn phòng. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực bảo trì hệ thống máy tính: trình bày được các kiến thức cơ bản về cấu trúc, hệ thống máy tính, cài đặt được Hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng hiện nay, bảo trì hoàn thiện một hệ thống máy tính. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được các kiến thức cơ bản về cấu trúc, hệ thống máy tính; A2. Trình bày được nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính. 4.2. Về kỹ năng: B1. Tháo, lắp hoàn thiện một hệ thống máy tính; B2. Bảo trì hoàn thiện một hệ thống máy tính; B3. Phân vùng được ổ cứng theo yêu cầu của hệ thống; B4. Cài đặt được Hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng hiện nay; B5. Chuẩn đoán và khắc phục được một số sự cố máy tính cơ bản. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 5
- Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Số Thực hành/ MH/ Tên môn học, mô đun tín Thực Tổng MĐ chỉ tập/Thí Kiểm số Lý thuyết nghiệm/Bài tra tập/Thảo luận I Các môn học chung 13 255 106 134 15 MH 01 Giáo dục Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Tiếng Anh 5 90 42 42 6 Các môn học, mô đun chuyên II 61 1460 437 949 74 môn II.1 Môn học, mô đun cơ sở 19 420 148 250 22 MĐ 07 Kỹ thuật sử dụng bàn phím 1 30 8 20 2 MH 08 Văn bản pháp qui 2 30 15 13 2 MĐ 09 Soạn thảo văn bản điện tử 3 60 20 37 3 MĐ 10 Hệ điều hành windows server 3 75 25 47 3 MĐ 11 Thiết kế trình diễn trên máy tính 3 60 20 37 3 MĐ 12 Bảng tính điện tử 3 75 25 45 5 MĐ 13 Lập trình căn bản 2 45 15 28 2 6
- MĐ 14 Tiếng Anh chuyên ngành 2 45 20 23 2 II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 28 600 185 383 32 Cài đặt và sử dụng các phần MĐ 15 3 60 15 42 3 mềm văn phòng thông dụng Phần cứng máy tính + (Lắp ráp MĐ 16 3 60 15 42 3 cài đặt) MĐ 17 Xử lý ảnh bằng Photoshop 4 90 20 67 3 MĐ 18 Mạng căn bản 2 45 20 23 2 MĐ 19 Lập trình quản lý 4 90 30 54 6 Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật MĐ 20 2 30 15 13 2 ứng xử MĐ 21 Internet 2 45 15 27 3 MĐ 22 Lập trình Macro trên MS office 2 45 15 27 3 Thiết kế đồ hoạ bằng Correl MĐ 23 3 75 20 51 4 draw MĐ 24 Bảo trì hệ thống máy tính 3 60 20 37 3 II.3 Môn học, mô đun tự chọn 10 255 89 151 15 MĐ 25 Thiết kế Web 3 75 25 47 3 MĐ 26 Hệ quản trị CSDL SQL Server 3 75 25 47 3 MĐ 27 Lập trình trực quan 3 75 25 47 3 MĐ 28 Kỹ Năng Nghề Nghiệp 1 30 14 10 6 MĐ 29 Thực tập tốt nghiệp 4 185 15 165 5 TỔNG CỘNG 74 1715 543 1083 89 6. Điều kiện thực hiện môn học: 7
- 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Về kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Về kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá 8
- Phương Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm pháp tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra đánh giá Tự luận/ A1, A2, Thường Viết/ Trắc B1, B2, B3, B4, B5 1 Sau … giờ. xuyên Thuyết trình nghiệm/ C1 Báo cáo Tự luận/ Viết/ Trắc Định kỳ A2, B4, C1 2 Sau… giờ Thuyết trình nghiệm/ Báo cáo A1, A2, Kết thúc Tự luận và Viết B1, B2, B3, B4, B5 1 Sau… giờ môn học trắc nghiệm C1 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Tin học văn phòng 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 9
- 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: Nhà xuất bản Đại học Lắp ráp và bảo trì máy Lê Minh Công nghiệp 1 tính Tuấn TP.HCM 2017 Lắp ráp máy tính và bảo Nguyễn Văn Nhà xuất bản Đại học 2 trì hệ thống Cường Bách Khoa Hà Nội 2020 Giáo trình Bảo trì và Quản lý Hệ thống Máy Trần Thị Đại học Bách Khoa 3 tính Bích Hạnh TP.HCM 2016 Bảo trì Hệ thống Máy tính: Kỹ thuật và Ứng Lê Minh Đại học Sư phạm Kỹ 4 dụng Tuấn thuật TP.HCM 2017 Bảo trì và Quản lý Hệ thống Máy tính: Hướng Nguyễn Thị Đại học Công nghiệp 5 dẫn và Thực hành Hồng TP.HCM 2018 Hướng dẫn Bảo trì và Sửa chữa Hệ thống Máy Phạm Văn Đại học Kinh tế 6 tính Hải TP.HCM 2018 10
- Kỹ thuật Bảo trì Hệ thống và Sửa chữa Máy 7 tính Trần Văn An Đại học Thủy Lợi 2019 Bảo trì Hệ thống Máy tính: Cẩm nang và Kỹ Đại học Khoa học Xã 8 thuật Đinh Thị Mai hội và Nhân văn 2019 Hướng dẫn Bảo trì Hệ Hoàng Văn Đại học An Ninh 9 thống Máy tính và Mạng Thắng Nhân Dân 2020 11
- BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC MÁY TÍNH ❖ GIỚI THIỆU BÀI 1 Học xong chương này sinh viên có thể giải thích các thuật ngữ máy tính, liệt kê được các loại máy tính cá nhân. Trình bày được các thành phần cấu tạo của máy tính và chức năng tương ứng. Hiểu rõ về các loại thùng máy và nguồn tương ứng. Phân biệt được các jack Power tương ứng từng thiết bị. Chẩn đoán và khắc phục sự cố về thùng máy và bộ nguồn. ❖ MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: Trình bày các khái niệm về máy tính và cấu trúc máy tính ➢ Về kỹ năng: Trình bày Nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. 2
- + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) ✓ Kiểm tra định kỳ: không có 3
- ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1. Các khái niệm cơ bản. 1.1. Phần cứng: Phần cứng (Hardware) là một thuật ngữ dùng để miêu tả tất cả những thiết bị vật lý hữu hình nằm ở bên trong và bên ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm nắm chúng được. 1.2. Phần mềm: Phần mềm máy tính (tiếng Anh: software), hay còn gọi đơn giản là phần mềm, là tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn máy tính cho máy tính biết cách làm việc. Điều này trái ngược với phần cứng vật lý, từ đó hệ thống được xây dựng và thực sự thực hiện công việc. 1.3. Phân loại máy tính: Theo mục đích sử dụng chúng ta có:[sửa | sửa mã nguồn] Máy chủ thực hiện nhiều chức năng hoặc một chức năng duy nhất không bao giờ nghỉ: • Siêu máy tính • Siêu máy tính cỡ nhỏ • Mainframe • Máy chủ doanh nghiệp • Máy tính mini • Máy trạm (workstation) Máy tính phục vụ dân dụng: • Máy vi tính • Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer), Máy tính gia đình o Máy tính để bàn (Desktop) o Máy tính xách tay (Laptop gồm nhiều dòng laptop phổ thông,notebookuntrabook, laptop quân đội và workstation mobile) o Máy tính bảng (như Ipad) o Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA) o Máy tính tháo lắp Điểm yếu của xu hướng phân loại này là tính chất mơ hồ của nó. Cách phân loại này thường được sử dụng khi cần phân loại tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp máy tính. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp máy tính đã làm cho định nghĩa trên nhanh chóng trở nên lạc hậu. Rất nhiều loại máy tính hiện nay không được còn sử dụng nữa, như máy phân tích vi phân (differential analyzer), không được đưa vào danh sách này. Những sơ đồ phân loại khác cần được đề ra để định nghĩa thuật ngữ máy tính một cách ít (hoặc không) mơ hồ hơn. 4
- 2. CẤU TRÚC MÁY TÍNH. 2.1. Thiết bị nhập: Thiết bị nhập (Input Devices): Bao gồm các thiết bị dùng để đưa các thông tin vào trong máy tính như: bàn phím, chuột, máy quét, micro, Webcam,… 2.2. Thiết bị xử lý. Thiết bị xử lý: là đầu não trung tâm của máy tính có chức năng tính toán, xử lý dữ liệu, quản lý và điều khiển các hoạt độg của máy tính. 2.3. Thiết bị lưu trữ. Thiết bị lưu trữ (Memory – Storage Unit): là các thiết bị lưu trữ tạm thời hay cố định những thông tin, dữ liệu trong máy tính như: RAM, Rom, ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, flash disk,… 2.4. Thiết bị xuất. Thiết bị xuất (Output Devices): Bao gồm các thiết bị dùng để xuất thông tin hay kết quả của dữ liệu được xử lý từ khối nhập như: máy in, màn hình, projector,… ❖ TÓM TẮT BÀI 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: Bài học này giúp người học hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của các thành phần máy tính, cũng như cách chúng phối hợp để xử lý thông tin. Nắm vững kiến thức này sẽ giúp người học hiểu cách máy tính hoạt động và quản lý tài nguyên hiệu quả. ❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 1 Câu hỏi 1. Cho biết máy tính cơ học đầu tiên ra đời năm nào? Câu hỏi 2. Máy tính điện tử đầu tiên có tên là gì? Câu hỏi 3. Máy tính cá nhân đầu tiên xuất hiện khi nào, do ai sản xuất? Công nghệ chế tạo máy tính điện tử đầu tiên là công nghệ gì? 5
- BÀI 2: LẮP RÁP BẢO TRÌ MÁY TÍNH ❖ GIỚI THIỆU BÀI 2 Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc dữ liệu. Nhiệm vụ của máy tính là lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu. Khi sử dụng máy tính, người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau như: gửi Email, nhập tài liệu, truy cập trang web, chơi game,… ❖ MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: Biết lựa chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc ➢ Về kỹ năng: - Lắp ráp được một máy vi tính hoàn chỉnh theo cấu hình lựa chọn; -Tháo rời toàn bộ các thiết bị đảm bảo an toàn; -Bảo trì và giải quyết các sự cố cơ bản khi hệ thống có trục trặc; ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 6
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) ✓ Kiểm tra định kỳt: 1 điểm 7
- ❖ NỘI DUNG BÀI 2 1. Chuẩn bị: Chuẩn bị các dụng cụ tháo lắp Để hoàn thành cách ráp máy tính bàn mới từ đầu đến cuối, đây là danh sách mọi công cụ, thiết bị và thành phần mà bạn cần: • Tua vít: có thể là một tuốc nơ vít đầu Philips. Đối với chiều dài của tuốc nơ vít, nó không thực sự quan trọng vì bạn có thể sử dụng tuốc nơ vít ngắn, trung bình hoặc dài hơn. • Bề mặt thực hiện phù hợp: Bề mặt lớn, phẳng, cứng, không dẫn điện để lắp ráp PC (gỗ). Nếu sàn của phòng là thảm, phòng ngừa an toàn và KHÔNG mang tất hoặc áo len/áo len vô cùng cần thiết cho cách ráp máy tính bàn. • Cách trang bị cho chính bạn: Để bảo vệ các thành phần của bạn bị hư hỏng khỏi tĩnh điện là điều bạn cần biết đến ngay khi học về cách ráp máy tính bàn trước khi xử lý các bộ phận bên trong đeo dây hay vòng đeo tay chống tĩnh điện. 2. Các bước lắp ráp: Các bước lắp ráp máy tính Để giúp mọi người hiểu hơn về cách lắp ráp máy tính chuẩn xác nhất, hãy làm theo những bước ngay sau đây nhé: 2.1 Tháo vỏ thùng máy tính Bước 1: Đầu tiên bạn hãy tháo rời vỏ thùng máy tính. 8
- Bước 2: Hãy tiếp tục và gỡ bỏ cả hai mặt bên và bảng mặt chính (thường là mặt trái của vỏ máy) sử dụng vít để giữ các tấm bên. Sau khi bạn đã tháo các vít trên mỗi 4 góc của vỏ, bảng điều khiển sẽ chỉ cần trượt ra. 2.2 Lắp CPU Bước 1: Để chuẩn bị lắp CPU, bạn cẩn thận tháo bo mạch chủ ra khỏi túi chống tĩnh điện, để chuẩn bị lắp CPU và đặt trên bề mặt bàn gỗ cứng, phẳng. Lưu ý không để trên bề mặt kim loại. Bước 2: Mặc dù thiết kế của CPU Intel và AMD có một chút khác biệt, nhưng quá trình cài đặt chúng rất giống nhau, cho dù là loại vi xử lý và bo mạch chủ nào. CPU Intel có các điểm tiếp xúc bằng kim loại phẳng ở mặt dưới và các chân cắm nằm bên trong ổ cắm. Trong khi CPU AMD có các chân cắm ở mặt dưới của bộ xử lý và các điểm tiếp xúc trong ổ cắm. Trong cả hai trường hợp, không được bẻ cong hoặc chạm vào các chốt. Bước 3: Để lắp CPU, bạn cần sự nhẹ nhàng và chuẩn xác để đặt đúng vị trí CPU vào trong để socket có độ khớp 100%. Trên hầu hết các CPU Intel, bạn sẽ có các rãnh ở bên cạnh cho phép bạn chỉ đặt CPU theo một hướng. Trên các CPU Intel thế hệ thứ 12 mới nhất, bạn có một hình tam giác vàng nhỏ ở một góc để giúp bạn căn chỉnh đúng cách. Điều này cũng đúng với tất cả các bộ vi xử lý AMD hiện đại. Bạn hãy nhấc CPU lên các cạnh của nó và căn chỉnh nó một cách chính xác nhẹ nhàng đặt nó vào ổ cắm CPU. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng nghề) - Tổng cục dạy nghề
90 p | 37 | 14
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính) - CĐ Công nghiệp và Thương mại
78 p | 58 | 13
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường TCN Quang Trung
73 p | 32 | 12
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống máy tính (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
53 p | 26 | 10
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
132 p | 19 | 8
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề Quang Trung
73 p | 14 | 8
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
62 p | 20 | 8
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống máy tính (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
55 p | 21 | 7
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
96 p | 30 | 7
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống máy tính (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
85 p | 17 | 6
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
56 p | 38 | 6
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
72 p | 37 | 6
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
72 p | 33 | 6
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng - CĐ Cơ điện Hà Nội
77 p | 48 | 6
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
74 p | 26 | 4
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Ngành: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
100 p | 5 | 2
-
Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng (Ngành: Quản trị mạng máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
94 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn