intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo trì máy X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học "Bảo trì máy X quang" giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về cách bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ tất cả các trang thiết bị Y học trong các đơn vị trong ngành y tế. Sau khi ra trường, các em có thể vận dụng tốt các kiến thức về bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ đã học vào hoạt động nghề nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo trì máy X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO TRÌ MÁY X QUANG NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:549 /QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bảo trì máy Xquang được các giảng viên Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Bảo trì máy Xquang giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về cách bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ tất cả các trang thiết bị Y học trong các đơn vị trong ngành y tế. Môn học Bảo trì máy Xquang giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths. BS Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. BS Lê Viết Dũng 3. Ths. BS Bùi Khắc Tuân 4. CN Nguyễn Quốc Hải
  4. 4 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu .................. 3 2. Bài 1: Khái niệm về bảo dưỡng máy X quang .................. 6 3. Bài 2: Động cơ không đồng bộ ba pha .................. 11 4. Bài 3: Aptômat và các loại Rơle .................. 16 5. Bài 4: Kỹ thuật điện tử .................. 22 6. Bài 5: Sơ đồ khối máy X quang .................. 28 7. Bài 6: Bóng X quang và khối cao thế cao tần .................. 33 8. Bài 7: Vân hành máy X quang .................. 39
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BẢO TRÌ MÁY X QUANG Mã môn học: MH 36 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học : - Vị trí: Thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, học sau môn Vật lý tia X. - Tính chất: + Mô đun này cung cấp một số khái niệm cơ bản về cách bảo dưỡng máy X quang nói riêng và các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh nói chung thường xuyên và định kỳ. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các linh kiện trong máy X quang. Mô đun này còn giúp cho sinh viên có các kiến thức cơ bản về cấu tạo về máy X quang, nguyên tắc hoạt động của bóng X quang. + Làm mô đun cơ sở ngành bổ trợ cho các mô đun chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo máy Xquang hoạt động an toàn và đáng tin cậy. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Trình bày được một số khái niệm cơ bản về bảo dưỡng máy X quang. + Trình bày được cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha, cấu tạo của một số linh kiện điện tử phục vụ trong máy X quang. + Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bóng X quang. + Trình bày được cách bảo dưỡng một số linh kiện điện tử và bóng X quang. - Kỹ năng: + Nhận biết đúng một số linh kiện điện tử, phân biệt được các loại bóng X quang. + Nhận biết được các loại máy X quang được sử dụng trong khối bệnh viện và phòng khám.Từ đó sử dụng thành thạo các loại máy X quang thường quy và kỹ thuật số. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. + Có khả năng làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm. + Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập. + Rèn luyện ý thức bảo quản, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị y tế. Nội dung môn học:
  6. 6 BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ BẢO DƯỠNG MÁY X QUANG Giới thiệu: Bảo dưỡng là công việc thường xuyên phải làm để đảm bảo cho độ tin cậy của thiết bị và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Người làm kỹ thuật viên vận hành, sử dụng thiết bị phải thường xuyên quan tâm đến thiết bị, công việc này tuy rất đơn giản, nhẹ nhàng không cần hiểu biết sâu về thiết bị cũng có thể làm được. Việc bảo dưỡng ở đây bao hàm cả việc sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, phòng đặt máy đúng yêu cầu của thiết bị về độ ẩm, nhiệt độ, độ thông thoáng. Mục tiêu: 1.Trình bày được những yêu cầu bảo dưỡng hàng ngày. 2.Trình bày được những yêu cầu bảo dưỡng định kỳ của máy X quang. 3. Nêu được nội dung của bảo dưỡng định kỳ. Nội dung chính: 1. Khái niệm Bảo dưỡng là công việc thường xuyên phải làm để đảm bảo cho độ tin cậy của thiết bị và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Người làm kỹ thuật viên vận hành, sử dụng thiết bị phải thường xuyên quan tâm đến thiết bị, công việc này tuy rất đơn giản, nhẹ nhàng không cần hiểu biết sâu về thiết bị cũng có thể làm được. Việc bảo dưỡng ở đây bao hàm cả việc sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, phòng đặt máy đúng yêu cầu của thiết bị về độ ẩm, nhiệt độ, độ thông thoáng. 2. Những yêu cầu về bảo dưỡng. 2.1. Bảo dưỡng hàng ngày - Hàng ngày sau giờ làm việc, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị phải vệ sinh sàn nhà, trần nhà, buồng máy, buồng làm việc, buồng sử lý phim. Vệ sinh tủ điều khiển, bàn bệnh nhân và các thiết bị Xquang bằng vải mềm khô. Nghiêm cấm dùng nước hoặc các dung dịch có nồng độ Acid để lau lên bề mặt Xquang. - Trong trường hợp nếu bàn bệnh nhân bị dơ bẩn có thể di chuyển bàn cách xa các bộ phận khác và dùng xà phòng và nước để vệ sinh. Chú ý cắt hết các nguồn điện cung cấp cho thiết bị. - Việc bảo dưỡng ở đây bao hàm cả việc sử dụng đúng quy trình kỹ thuật giúp cho thiết bị hoạt động chính xác và kéo dài tuổi thọ. + Công việc chụp Xquang. Trước khi cho máy làm việc ở chế độ chụp kỹ thuật viên sử dụng phải chuẩn bị đầy đủ và làm các công việc cần thiết như: cho phim vào cassttes, chuẩn bị bệnh nhân, điều chỉnh máy về đúng vị trí sử dụng, lấy hằng số chụp, khi làm thao tác phải thật nhẹ nhàng, không được bắt máy làm việc quá công suất. + Sau mỗi ngày làm việc. - Kỹ thuật viên phải có sổ ghi chép, số giờ làm việc của máy, tình trạng máy. Mỗi khi có sự có hư hỏng sửa chữa máy phải ghi chép vào lý lịch của máy để theo dõi. - Trong khi sử dụng có sự cố bất thường phải dừng máy báo cáo cho người có trách nhiệm biết, phải luôn nâng cao trình độ kỹ thuật, hiểu biết về thiết bị, chấp hành đúng quy trình kỹ thuật. + Bàn giao máy. - Khi bàn giao máy cho người khác sử dụng phải hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng, bàn giao cụ thể những điểm yếu của máy cần chú ý. Người nhận máy phải trực tiếp sử dụng dưới sự giám sát của người sử dụng cũ.
  7. 7 - Phải bàn giao cả các phụ kiện rời kèm theo, vì phần này rất dễ thất lạc. biên bản bàn giao phải ghi thành hai bản, một bản lưu ở khoa, một bản báo cáo. - Các máy xquang bị hỏng thường do chạm chập hoặc cắt mạch điện, nếu bị chập biến thế thường rú lên, cầu chì bị đứt. những chỗ bị chập nóng và có khói. - Thiết bị xquang là loại phức tạp, đắt tiền, sử dụng điện cao thế và phát tia X nguy hiểm cho kỹ thuật viên sử dụng và bệnh nhân. - Việc sử dụng đúng chế độ không những đẩm bảo cho máy hoạt động tốt, mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trách nhiệm, quan điểm quần chúng chăm lo đến người bệnh. - Hằng ngày trước buổi làm việc phải kiểm tra lại máy: về điện, về cơ khí, các dây cáp mang tạ thằng bằng, tuyệt đối an toàn. Hằng ngày kiểm tra như vậy đảm bảo cho máy hoạt động tốt, có gì trục trặc sẽ phát hiện được ngay, mặt khác đảm bảo lúc dùng máy thì máy sẵn sàng tốt để phục vụ. 2.2 Bảo dưỡng định kỳ - Công việc bảo quản và bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và định kỳ của cơ sở quản lý trang thiết bị, muốn bảo quản, bảo dưỡng tốt phải am hiểu về thiết bị: độ ẩm, nhiệt độ làm việc của thiết bị là bao nhiêu? Thời gian máy làm việc tối đa trong một ngày. - Phải định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và có kế hoạch hiệu chỉnh để phát huy được khả năng tốt trong chẩn đoán và điều trị. Trong thực tế, bảo quản sử dụng, bảo dưỡng có liên quan mật thiết, nếu làm tốt các khâu này, tuổi thọ của máy sẽ cao. - Hiện nay do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhiều ngành được áp dụng vào thiết bị y tế, thiết bị rất hiện tại và có độ bền và tuổi thọ cao. Trình độ bác sỹ, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị cũng cần được đào tạo nâng cao về khai thác sử dụng thiết bị, có như vậy mới phát huy được tính năng của thiết bị trong việc chẩn đoán và điều trị 2.2.1 Dụng cụ và thiết bị cần thiết cho việc bảo dưỡng máy Xquang. - Công việc tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ do kỹ sư và kỹ thuật viên ngành trang thiết bị y tế đảm nhiệm. Để cho kỹ sư và kỹ thuật viên ngành thiết bị y tế hoạt động tốt cần dụng cụ và trang bị tối thiểu. - Ở đây chúng tôi đưa ra một số dụng cụ và trang bị tham khảo theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WTO) 2.2.2 Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. - Công việc kiểm tra định kỳ thường tiến hành 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này thường do kỹ sư hoặc kỹ thuật việc chuyên ngành về thiết bị kiểm tra và bảo dưỡng. Bắt buộc phải kiểm tra các hoạt động về điện, cơ khí, có thể kiểm tra và hiểu chỉnh các thông số cơ bản như: Kv, mAs, các bộ phận sau cần được kiểm tra: + Kiểm tra tủ điều khiển và thùng cao thế. - Hằng ngày phải kiểm tra các đường dây điện trong tủ điều khiển. đặc biệt là các bộ phận hoạt động nhẹ: Rơle, các ốc, các má tiếp điện có tiếp xúc tốt ko? Nếu thấy không tốt phải hiệu chỉnh lại. - Kỹ sư, kỹ thuật viên ngành thiết bị y tế, phải trực tiếp theo dõi hoạt động của máy định kỳ của máy 1 tháng một lần để kịp thời phát hiện các sự cố trục trặc để có biện pháp kịp thời xử lý.
  8. 8 - Thường xuyên phải kiểm tra dây đất, nghiêm cấm việc nối dây đất vào các đường ống nước, ống ga, dây đất của đường điện thắp sáng. + Kiểm tra các bộ phận cao thế. - Hai tháng một lần phải kiểm tra dây cáp xem có vết đánh lửa hoặc mở silicon bị khô không. - Hằng năm phải kiểm tra lại chất liệu của dầu cao áp trong thùng xem chất lượng của dầu còn đảm bảo không. Với khoảng cách của dầu 2,5 cm, độ cách điện là 45kv- 50 kv, xem dầu trong thùng có bị vơi đi không. Nếu có dầu dự trữ phải bảo quản tốt tránh ẩm thì không nên để dầu vơi. - Các bộ phận di động, của bóng ekrang có hoạt động nhẹ nhàng hay không? Thường xuyên bổ sung dầu mỡ vào các vòng bi, đường dây trượt. - Nếu có thấy khả năng sai số các giá trị kV và S thì cần kiểm tra lại bằng các biện pháp đơn giản sau: + Kiểm tra Kv. Dùng dụng cụ bằng nhôm, hình dạng giống cái nêm có các bậc, nếu không có dụng cụ hình dạng cái nêm, ta sử dụng vật có thể cho tia đi qua không hoàn toàn. Ví dụ như quả cầu có vỏ bằng kim loại như nhôm chụp lên phim các quả cầu này với các giá trị kV khác nhau. Sau đó so sánh các hình ảnh trên phim với nhau, đưa ra kết luận. mỗi lần chụp cách 2 kv. + Kiểm tra thời gian chụp. - Để kiểm tra thời gian chụp ta có thể dùng đồng hồ bấm giờ cơ khí, kết hợp với điện, loại đồng hồ này ở thời gian ngắn thường không chính xác. - Để tăng độ chính xác chúng ta dùng máy đo hiệu sóng. Dòng nguồn xoay chiều từ 4v-24v nối tiếp điểm các thời gian và dẫn vào máy hiện sóng. Đặt thời gian 0,01s trên máy hiện sóng xuất hiện ½ chu kỳ của điện áp nguồn xoay chiều 50hz Đặt thời gian 0,02s trên máy hiên sóng xuất hiện một chu kỳ hoàn toàn của điện áp nguồn xoay chiều. các máy không đồng cắt điêm “0” của điện áp nguồn dạng sóng xuất hiện trên máy đo có thể khác ½ chu kỳ hoặc cả chu kỳ của điện áp hình sin. Thuận tiện nhất là dùng đĩa kim loại có thể là đồng, chì. Thiết bị này gọi là “sprinning – top” Đường kính của đĩa hình kim loại 2,5 – 3 inch (inch= 2,54cm) độ dầy của đĩa có đục một lỗ nhỏ có một trục đặt trên giá đỡ. Đĩa này được quay đều trên phim mỗi lần chụp. đối với máy xquang môt pha chỉnh lưu cả song đặt chế đọ chụp 55kv, 100ma, 0,1s. Trên phim sẽ xuất hiện 12 lỗ tròn. Đây là phương pháp thử thời gian đơn giản nhất. phương pháp này hoàn toàn không chính xác đối với máy xquang 3 pha. 3. Bảng tóm tắt nội dung bảo dưỡng: Định kỳ 1 năm 1 lần hoặc 2 lần. 3.1.Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điều khiển. - Làm sạch toàn bộ bên trong và bên ngoài máy phát hiện các hư hỏng bằng máy thường đẻ xử lý ngay. - Kiểm tra toàn bộ về cơ khí các nút tắt mở và các phím điều khiển. - Kiểm tra toàn diện về cơ học các điểm nối dây, các giắc cắm, bảng vi mạch ,các tiếp xúc của Rơle. - Kiểm tra tình trạng vật lý của các dây dẫn xem có gẫy, nứt vỡ không.
  9. 9 - Kiểm tra hoạt động của các thiết bị bảo vệ an toàn Aptomat, cầu chì. - Kiểm tra mạch điện nguồn cung cấp. - Kiểm tra mạch điện khởi động. - Kiểm tra mạch điện bảo vệ. - Kiểm tra và bảo dưỡng máy biến thế ổn áp tự động. 3.2. Kiểm tra biến áp cao thế. - Lau chùi vệ sinh thùng cao thế. - Kiểm tra và bảo dưỡng các đầu dây nối với biến áp, cao áp. - Kiểm tra mức dầu trong thùng cao thế ( Nếu thiếu phải có kế hoạch bổ sung dầu đúng chủng loại ). - Kiểm tra và bảo dưỡng đầu áp cao thế. - Kiểm tra và xiết chặt lại toàn bộ đầu dây nối với nguồn điện chính. 3.3. Kiểm tra bóng phát tia X chiếu và chụp. - Kiểm tra tình trạng cơ học của bóng xem cơ bị rạn, nứt, chảy đầu. - Bảo dưỡng quạt làm nguội bóng. - Kiểm tra và bảo dưỡng đầu áp cao thế, các nối đầu dây Anốt qua. - Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống chuyển động cơ khí. - Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh hãm. - Kiểm tra bộ chuẩn mực chùm tia Colimato. - Kiểm tra và điều chỉnh độ sáng của đèn hội tụ. - Kiểm tra độ thẳng hàng của bộ góp. - Kiểm tra bảo dưỡng bộ chuyển đổi tín hiệu hoặc bộ phím đếm sáng. - Kiểm tra độ phân giải của bộ tăng sáng hình ảnh và hệ thống truyền hình. - Kiểm tra và bảo dưỡng bàn chiếu và chụp. - Kiểm tra bảo dưỡng động cơ nâng hạ bàn. - Kiểm tra bảo dưỡng nâng hạ EKRAN SFD. - Kiểm tra, hiệu chỉnh độ nghiêng và sự truyền lực của bánh xe. - Bảo dưỡng hệ thống cáp ròng rọc. - Bảo dưỡng và hiệu chỉnh dây curoa động cơ chính. - Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống đĩa xích. - Bảo dưỡng hệ thống trục lăn. - Bảo dưỡng hệ thống con trượt chuyền động. - Kiểm tra an toàn dây kéo tạ đội trọng. - Kiểm tra bộ giữ phím và chức năng cài đặt cố định. - Kiểm tra bảng hướng dẫn phim và trục lăn cho phim. - Kiểm tra và hiệu chỉnh lực cài phim. 3.4. Kiểm tra hoạt động của máy. - Kiểm tra các số đo chỉ thị trên mặt máy. - Kiểm tra hoạt động của bóng phát tia. - Kiểm tra thời gian phát tia. - Kiểm tra các thong số : KV chiếu và chụp. - Kiểm tra dòng điện chiếu và chụp. - Hiệu chỉnh các thông số đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật. - Kiểm chuẩn các thong số cơ bản của máy(1 lần trong năm).
  10. 10 Ghi nhớ: 1. Nêu khái niệm bảo dưỡng máy Xquang. 2.Trình bày những yêu cầu về bảo dưỡng hàng ngày. 3.Trình bày công việc bảo dưỡng hàng ngày 4.Trình bày công việc của bảo dưỡng định kỳ. Lượng giá. Câu 1. Bảo dưỡng là công việc……….. phải làm để đảm bảo cho độ tin cậy của thiết bị và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị: A. Thường xuyên B. Hàng ngày C. Bắt buộc Câu 2. Việc bảo dưỡng ở đây bao hàm cả việc sử dụng …….. đúng quy trình kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ của máy Xquang. A. Trang thiết bị. B. Vận hành C. Cả A và B. Câu 3. Thời gian để kiểm tra bảo dưỡng định kỳ là: A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 11 tháng. Câu 4. Yêu cầu của bảo dưỡng máy X- quang hàng ngày: A. Vệ sinh phòng máy sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. B. Khi bảo dưỡng phải cắt hết các nguồn điện cung cấp cho máy. C. Sử dụng nước để lau các thiết bị X - quang. D. Không cần hướng dẫn cho người sử dụng khi bàn giao. E. Cả A và B. Câu 5. Yêu cầu của bảo dưỡng máy X- quang hàng ngày: A. Không cho máy nghỉ khi bóng X-quang bị nóng. B. Không cần hướng dẫn cho người sử dụng khi bàn giao. C. Sử dụng nước để lau các thiết bị X-quang. D. Vệ sinh phòng máy sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. E. Cả A và B Câu 6. Yêu cầu nào sau đây là công việc của bảo dưỡng máy X- quang hàng ngày: A. Kiểm tra tình trạng máy trước khi làm việc. B. Kiểm tra máy biến thế cao thế trước khi làm việc. C. Kiểm tra tủ điều khiển trước khi làm việc. D. Kiểm tra đèn X- quang. E. Kiểm tra dầu trong máy biến thế. Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng bảo dưỡng máy xquang Trường đại học kỹ thuật Y Hải dương dùng cho đối tượng kỹ thuật hình ảnh. [2] Bài giảng máy X-quang Trường thiết bị y tế Hà nội [3] Bài giảng bảo trì máy X-quang Trường cao đẳng Y tế thanh hóa.
  11. 11 BÀI 2: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA Giới thiệu: Động cơ không đồng bộ ba pha là một loại máy điện xoay 3 chiều và được hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ và động cơ có tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường được sử dụng trong thiết bị y tế. Mục tiêu: 1 Trình bày được cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha. 2 Trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. 3. Trình bày được sử dụng và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ ba pha. Nội dung chính: 1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha. - Phần tĩnh-Xtato. - Phần quay- Rôto 1.1.Phần tĩnh-Xtato. Gồm ba phần: Phần vỏ máy, Lõi thép xtato, Dây quấn. - Phần vỏ máy: Để bảo vệ, Làm mát, Giữ lõi thép Xtato. - Lõi thép Xtato: Được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện hình vằn khăn, có xẻ rãnh ở bên trong để đặt dây quấn Xtato,Trường hợp máy có công suất lớn, kích thước lõi thép lớn thì lõi thép được ghép từ nhiều lá thép hình rẽ quạt. - Dây quấn Stato: Là dây điện từ có thể là dây đồng hoặc nhôm. Được quấn các bối dây, tổ bối dây, tùy theo quận dây quấn là một pha hoặc ba pha mà ta có động cơ không đồng bộ một pha hoặc ba pha.
  12. 12 1.2.Phần quay – Rôto. - Lõi thép Roto: Được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện có xẻ rãnh ở bên ngoài để đặt dây quấn Roto. - Dây quấn: + Dây quấn rôto của máy điện không đồng bộ có hai kiểu: rô to gắn mạch( rô to lòng sóc) và rô to dây quấn. Loại rô to lồng sóc có công suất trên 100 kW. Trong các rãnh mặt ngoài của roto có đặt các thanh đồng hay nhôm, hai đầu các thanh nối vào vành kim loại tạo thành roto lồng sóc. Đối với động cơ có công suất nhỏ lồng sóc được chế tạo bằng thanh nhôm, hai đầu đúc vào vành ngắn mạch và cánh quạt làm mát. + Loại rô to dây quấn trong các rãnh của lõi théo rôto ta đặt dây quấn 3 pha và nối theo kiểu hình sao, 3 đầu nối ra ngoài với 3 vòng tiếp xúc bằng đồng được đặt cố định trên trục và được cách điện với trục, ba thỏi than tỳ sát lên 3 vòng tiếp xúc để nối với ba điện trở, dùng để mở máy hoặc điều chỉnh tốc độ. + Động cơ lồng sóc là loại phổ biến, động cơ dây quấn có ưu điểm là mở máy và điều chỉnh tốc độ, song giá thành đắt và vận hành kém tin cậy, nên nó chỉ được dùng khi động cơ rô to lồng sóc không đáp ứng được các yêu cầu về truyền thông. 2. Từ trường quay của động cơ không đồng bộ ba pha. Từ trường quay của hệ thống dòng điện ba pha có ba đặc điểm quan trọng: - Tốc độ của từ trường quay: phụ thuộc vào tần số của dòng điện và số đôi cực khi dòng điện biến thiên một chu kỳ, từ trường quay được một vòng, do đó trong một phút dòng điện stato biến thiên 60f chu kỳ. - Chiều quay của từ trường: chiều quay của từ trường phụ thuộc vào thứ tự pha của dòng điện. Muốn đổi chiều quay của từ trường ta hay đổi thứ tự hai trong bap ha với nhau. - Biên độ của từ trường quay: từ trường quay sinh ra từ thông xuyên qua mỗi dây quấn. Dây quấn bap ha lệch về không gian với các pha lần lượt là 120 0 , 2400 , 3600 3. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. - Cách tạo ra từ trường quay trong lõi thép Stato. + Để tạo ra từ trường quay trong lõi thép Stato.Cuộn dây Stato phải được chế tạo ra theo quy luật nhất định.Cách bố trí, đấu nối quận dây 3fa của Stato cần nghiêm ngặt tuân thủ công nghệ chế tạo. + Cuộn dây Stato trong hình vẽ trên được biễu diễn bằng ba vòng dây cho ba pha, ba quận dây của ba pha được đặt lệch nhau một góc 120 0 . + Dòng điện cung cấp cho động cơ cũng là dòng 3 fa cũng lệch nhau một góc 0 120 . + Lực tương tác giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng này tạo ra momen quay làm cho Roto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ n nhỏ hơn tốc độ quay n1 của từ trường. + Tốc độ quay của từ trường được tính bằng công thức: N1 = 60f/p Trong đó: f là tần số dòng điện. p: Là số đôi cục của từ trường quay. N1: tốc độ đồng bộ.
  13. 13 4. Nối dây động cơ không đồng bộ ba pha. - Đầu các dây quấn stato của động cơ được nối với các chốt chặt trong hộp đầu dây trên thân động cơ. - Các đầu dây của 3 pha được bố trí theo sơ đồ. ❖ Các dây quấn của động cơ được nối theo hình sao: ❖ Nối theo hình tam giác:
  14. 14 5. Sử dụng và bảo dưỡng động cơ. - Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha phải thực hiện đúng các số liệu định mức ghi trên máy. Mỗi động cơ được đặc trưng bằng các đại lượng của nó. + Công suất định mức (W. KW) + Điện áp pha và điện áp dây định mức (V) + Dòng định mức (A) + Hiệu suất , hiệu số công suất, kích thước, trọng lượng động cơ. - Sử dụng đúng quy trình, thao tác nhẹ nhàng. - Các giá trị này ghi trên nhãn động cơ, không được để động cơ làm việc quá định mức của nó. - Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy để phát hiện hỏng hóc kịp thời. - Thường xuyên lau chùi động cơ sạch sẽ, Sau 2000h làm việc cần thay mỡ và ổ bi. - Bảo quản động cơ nơi khô ráo, bôi mỡ chống gỉ đầu trục và các vị trí cần thiết. sơn lại vỏ động cơ khi lớp vỏ động cơ bong lớp sơn để chống han gỉ và ăn mòn kim loại. - Thường xuyên kiểm tra dây dẫn và phòng chống chuột cắn. - Kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần nếu có hư hỏng phải sửa chữa kịp thời và ghi vào quyển lý lịch của máy. Ghi nhớ: 1.Trình bày cấu tạo phần tĩnh (Xtato) của động cơ không đồng bộ ba pha. 2. Nêu được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. 3. Trình bày được cách sử dụng và bảo dưỡng động cơ. Lượng giá. Câu 1. Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha phải thực hiện đúng các số liệu định mức ghi trên máy. Mỗi động cơ được đặc trưng bằng các đại lượng……. A. Công suất định mức. B. Thời gian định mức. C. Hoạt động định mức. Câu 2. Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha phải thực hiện đúng các số liệu định mức ghi trên máy. Mỗi động cơ được đặc trưng bằng các đại lượng……. A. Thời gian định mức. B. Dòng định mức. C. Tần số định mức. Câu 3. Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha phải thực hiện đúng các số liệu định mức ghi trên máy. Mỗi động cơ được đặc trưng bằng các đại lượng……. A. Hoạt động định mức. B. Tần số định mức. C. Điện áp pha và điện áp dây định mức. Câu 4. Thường xuyên lau chùi động cơ sạch sẽ, Sau …… làm việc cần thay mỡ và ổ bi: A. 1000h B. 1500h C. 2000h Câu 5. Thời gian kiểm tra định kỳ động cơ không đồng bộ ba pha: A. 3 tháng.
  15. 15 B. 6 tháng. C. 9 tháng. Câu 6. Để kéo dài tuổi thọ của bóng X - quang công việc bảo dưỡng hàng ngày là: A. Vận hành đúng quy trình. B. Bảo dưỡng định kỳ 3 tháng một lần. C. Cả A và B. Câu 7. Lõi thép Stato được cấu tạo bằng vật liệu nào sau đây: A. Lá nhôm. B. Lá đồng C. Lá thép D. Lá kẽm Câu 8. Đặc điểm nào sau đây là của từ trường quay của động cơ không đồng bộ ba pha: A. Tốc độ của từ trường quay B. Chiều quay của từ trường C. Biên độ của từ trường quay D. Cả A,B và C. Câu 19. Trong động cơ không đồng bộ ba pha tốc độ quay của roto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường là vì: A. Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn Stato. B. Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn Roto. C. Có sự hao tổn điện năng trên dây quấn Stato. D. Có sự hao tổn điện năng trên dây quấn Roto. Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng bảo dưỡng máy xquang Trường đại học kỹ thuật Y Hải dương dùng cho đối tượng kỹ thuật hình ảnh. [2] Bài giảng máy X-quang Trường thiết bị y tế Hà nội [3] Bài giảng bảo trì máy X-quang Trường cao đẳng Y tế thanh hóa.
  16. 16 BÀI 3: APTÔMAT VÀ CÁC LOẠI RƠLE Giới thiệu: Nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống điện trong thiết bị y tế và khắc phục những sự cố nguy hiểm trong quá trình sử dụng vì thế các nhà sản xuất đã thiết kế ra những thiết bị như aptomat và rowle để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Mục tiêu: 1.Nêu được cấu tạo, hoạt động, sử dụng và bảo dưỡng của Aptomat. 2.Nêu được cấu tạo, hoạt động, sử dụng và bảo dưỡng của Rơle điện từ. 3.Nêu được cấu tạo và hoạt động, sử dụng và bảo dưỡng của Rơle điện nhiệt 4.Nêu được cấu tạo và hoạt động, sử dụng và bảo dưỡng của công tắc tơ. Nội dung chính: 1. Aptomat. 1.1.Cấu tạo. - Nam châm điện. - Chốt hãm. - Dao tiếp điện. - Lò xo. - Lá thép động. - Thanh tiếp xúc tĩnh. - Tiếp điểm động. 1.1.1.Tiếp điểm. - Aptoomat thường có 2 hoặc 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang. - Với các Ap toomat nhỏ thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt nhưng chịu được nhiệt độ do hồ quang sinh ra, thường làm bằng hợp kim Ag-W hoặc Cu-W. Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cúi cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. - Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó chỉ bảo vệ được tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ được sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính. 1.1.2. Hộp dập hồ quang. Thường sử dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt. 1.1.3. Các móc bảo vệ. 1.1.3.1. Móc bảo vệ dòng cực đại. - Để bảo vệ thiết bị khỏi bị quá tải, đặc tính của móc bảo vệ phải nằm dưới đặc tính của thiết bị cần được bảo vệ. - Cuộn hút điện từ được mắc nối tiếp với thiết bị. - Khi dòng điện vượt quá giá trị cho phép thì tấm thép động bị hút, cần chủ động được kéo lên, lò xo kéo cần bị động ra, tiếp điểm mở ra ngắt mạch điện qua thiết bị. 1.1.3.2. Móc bảo vệ kiểu rơ le nhiệt.
  17. 17 - Kết cấu này rất đơn giản như rơ le nhiệt bao gồm phần tử nung nóng mắc nối tiếp với mạch chính, tấm kim loại giãn nở nhả móc ngắt tiếp điểm khi dòng điện qua thiết bị lớn. - Nhược điểm của loại máy này là quán tính nhiệt lớn. 1.1.3.3. Móc bảo vệ thấp áp. - Cuộn hút mắc song song với mạch điện chính, khi điện áp thấp, lực hút của hút giảm yếu hơn lực lò xo, móc bị kéo lên. Lò xo kéo tiếp điểm aptomat ra. - Các thông số kỹ thuật cơ bản: + Điện áp định mức: Là dòng điện điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện được aptomat đóng ngắt. + Dòng điện định mức: là dòng điện làm lâu dài của aptomat, thường dòng định mức của aptomat bằng 1.2-1.5 lần dòng định mức của thiết bị được bảo vệ. + Dòng điện tác động: là dòng aptomat tác động, tùy thuộc loai phụ tải mà tính chọn tác động khác nhau. Với động cơ không đồng bộ bap ha loại roto lồng sóc thì thường bẳng 1.2-1.5 aptomat bảo vệ làm việc. 1.2. Nguyên lý hoạt động. - Trong Aptomat có hai loại rơle kết hợp: Rơle điện trường (RT) và Rơle nhiệt (RN). - Khi bị ngắt mạch Rơle điện từ tác động. Khi quá tải rơle nhiệt tác động ngắt máy công suất ra khỏi lưới điện. - Aptômat cũng có tiếp điểm phục hồi khi đưa máy trở lại làm việc. 1.3. Tác dụng. - Aptomat là một thiết bị tự động ngắt điện trong trường hợp quá tải hoặc có ngắn mạch. - Dòng điện quá tải được khống chế bằng rơ le nhiệt.(Rơ le nhiệt là một thanh lưỡng kim, khi bị đốt nóng, nó co dần lên, tới vị trí nào đó sẽ ngạt bộ phận truyền động gây cắt điện) - Dòng điện ngắn mạch được khống chế bằng rơ le điện từ. Dòng điện chạy qua một quận dây, khi dòng ngắn mạch đạt tới từ 6-10 lần dòng điện định mức của aptomat, thì cuộn dây sẽ có lực đủ mạnh để làm cho aptomat tác động. 1.4. Chức năng. - Chức năng của aptomat là dụng cụ điện được sử dụng để đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, thấp áp,… cho thiết bị điện. - Hiện nay ở nhiều nước đã chế tạo loại aptomat có 3 chức năng: Tác động khi có ngắn mạch, tác động khi có qua tải, tác động khi có dòng điện rò. - Trong mỗi cực của aptomat có bố trí 3 rơ le: + Rơ le từ để tác động với dòng điện ngắn mạch từ 6-10 lần dòng điện định mức của aptomat, thời gian tác động từ 0,2s-0,01s. + Rơ le nhiệt tác động với dòng điện quá tải với thời gian tác động từ 0,2s-100s. + Rơ le dòng điện rò tác động với các mức khống chế ở 60mA- 500mA. 1.5. Sử dụng và bảo dưỡng. - Không được sử dụng quá công suất của aptomat. - Aptomat được đặt trong tủ điều khiển hoặc trên bảng mạch điện, cho nên tủ điều khiển phải được kê cao, chống ẩm, chống bụi, tốt nhất được đặt trong phòng điều
  18. 18 hòa, phòng có máy hút ẩm. Nếu trên bảng mạch điện thì phải để nơi khô ráo, đặt trong hộp sắt để chống ẩm, chống bụi, chống chuột và chống mối. - Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần do kỹ sư hoặc kỹ thuật viên chuyên nghành máy chịu trách nhiệm. - Phát hiện những hỏng hóc cơ bản của mạch điện và các bộ phân khác phải dừng hoạt động và báo cáo kịp thời để sửa chữa khắc phục. 2. Rơ le điện từ. 2.1. Cấu tạo. - Cuộn hút: có hai cuộn hút. - Mạch từ tĩnh. - Mạch từ động. - Tiếp điểm thường đóng mở và lò xo lá. - Đầu cốt bắt dây vào cuộn hút. - Đầu cốt bắt dây vào các tiếp điểm. - Rơ le điện từ có các bộ phận chính là mạch từ, cuộn dây, tiếp điểm, vỏ. Mạch từ được chế tạo bằng vật liệu sắt từ gồm hai phần: Phần tĩnh hình chữ và phần động là tấm thép hình chữ U, phần động nối liên kết cơ khí với tiếp điểm động. - Điểm khác biệt giữa rơ le điện từ và công tắc tơ là rơ le điện từ chỉ có một loại tiếp điểm điều khiển có thể thường đóng hoặc thường mở, không có dập hồ quang và không có lò xo nén tiếp điểm mà sử dụng thanh đồng lại tiếp điểm tạo lực nén. 2.2. Nguyên lý hoạt động. - Là thiết bị đóng cắt dùng trong mạch bảo vệ và tự động điều khiển. Khi cuộn hút có dòng điện chạy qua thì nó sẽ điều khiển các tiếp điểm để đóng hoặc cắt dòng điện qua các thiết bị. 2.3. Sử dụng và bảo dưỡng. - Không được sử dụng quá công suất của rơ le. - Rơ le điện từ đặt trong tủ điều khiển hoặc trên bảng mạch điện, cho nên tủ điều khiển phải được kê cao, chống ẩm, chống bụi, tốt nhất được đặt trong phòng điều hòa, phòng có máy hút ẩm. Nếu trên bảng mạch điện thì phải để nơi khô ráo, đặt trong hộp sắt để chống ẩm, chống bụi, chống chuột và chống mối. - Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần do kỹ sư hoặc kỹ thuật viên chuyên nghành máy chịu trách nhiệm. - Phát hiện những hỏng hóc cơ bản của mạch điện và các bộ phân khác phải dừng hoạt động và báo cáo kịp thời để sửa chữa khắc phục. 3. Rơ le nhiệt. 3.1. Cấu tạo. - Bộ phận chính là băng kép. - Cuộn dây đốt nóng. - Tiếp điểm. 3.2.Hoạt động. - Rơle nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho mạch điện. - Dòng điện qua cuộn dây đốt nóng là dòng của máy điện đang làm việc. - Khi bị đốt nóng (do quá tải của máy công tác) băng kép sẽ cong lên phía trên. - Cần quay được lò xo làm căng, được giải phóng và quay trục làm mở tiếp điểm, ngắt dòng điện của cuộn hút công tắc tơ, khởi động từ hoặc attomat ... bảo vệ
  19. 19 được máy công tác quá tải. - Sau khi rơle nhiệt tác động, ta phải để cho băng kép nguội đi mới dùng nút ấn phục hồi lại trạng thái thường đóng của tiếp điểm. 3.3. Sử dụng và bảo dưỡng. - Không được sử dụng quá công suất của rơ le nhiệt. - Rơ le điện nhiệt đặt trong tủ điều khiển hoặc trên bảng mạch điện, cho nên tủ điều khiển phải được kê cao, chống ẩm, chống bụi, tốt nhất được đặt trong phòng điều hòa, phòng có máy hút ẩm. Nếu trên bảng mạch điện thì phải để nơi khô ráo, đặt trong hộp sắt để chống ẩm, chống bụi, chống chuột và chống mối. - Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần do kỹ sư hoặc kỹ thuật viên chuyên nghành máy chịu trách nhiệm. - Phát hiện những hỏng hóc cơ bản của mạch điện và các bộ phân khác phải dừng hoạt động và báo cáo kịp thời để sửa chữa khắc phục. 4. Công tắc tơ. 4.1.Cấu tạo. - Tiếp điểm chính gồm các má tĩnh và má động . - Các đầu tiếp xúc động gắn trên trục quay bằng vật liệu cách điện. - Trục quay này còn gắn với cực từ động và các đầu tiếp xúc động của cụm tiếp điểm phụ. - Cụm tiếp điểm phụ có loại thường đóng và loại thường mở. - Công dụng của chúng là thực hiện các chức năng trong mạch điều khiển tự động. 4.2. Hoạt động. - Công tắc tơ là thiết bị đóng cắt dùng để điều khiển các trang thiết bị điện có điện áp tới 500V. - Tiếp điểm của công tắc tơ chịu được dòng điện lớn và số lần đóng ngắt lớn. - Công tắc tơ đóng mở bằng lực điện từ nhờ cuộn hút được mắc vào điện nguồn, thông qua các nút ấn điều khiển D và C. - Khi cuộn dây có điện, lực điện từ sẽ hút lõi thép chập vào lõi thép, làm quay trục theo chiều đóng các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ thường mở, đồng thời ngắt các tiếp điểm phụ thường đóng. - Khi cuộn hút bị cắt điện, lực lò xo và trọng lực phần động sẽ làm lõi thép rời khỏi lõi thép phần động trở về vị trí cũ, công tắc tơ cắt mạch điện. 4.3. Sử dụng và bảo dưỡng. - Không được sử dụng quá công suất của công tắc tơ. - Công tắc tơ đặt trong tủ điều khiển hoặc trên bảng mạch điện, cho nên tủ điều khiển phải được kê cao, chống ẩm, chống bụi, tốt nhất được đặt trong phòng điều hòa, phòng có máy hút ẩm. Nếu trên bảng mạch điện thì phải để nơi khô ráo, đặt trong hộp sắt để chống ẩm, chống bụi, chống chuột và chống mối. - Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần do kỹ sư hoặc kỹ thuật viên chuyên nghành máy chịu trách nhiệm. - Phát hiện những hỏng hóc cơ bản của mạch điện và các bộ phân khác phải dừng hoạt động và báo cáo kịp thời để sửa chữa khắc phục.
  20. 20 Ghi nhớ: 1. Trình bày cấu tạo và hoạt động của Rơle điện tử. 2. Trình bày cấu tạo và hoạt động của công tắc tơ. 3. Trình bày cấu tạo và hoạt động của rơ le nhiệt. 4. Trình bày cấu tạo và hoạt động của Aptomat. Lượng giá: Câu 1. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu gì sau đây: A. Ag-W. B. Al – W. C. I – W. Câu 2. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu gì sau đây: D. Cu-W. E. Al – W. F. I – W. Câu 3. Aptomat là một thiết bị tự động ngắt điện khi: A. Dài mạch. B. Quá tải. C. Dãn mạch. Câu 4. Chức năng của aptomat là dụng cụ điện được sử dụng để …..cho thiết bị điện. A. Đóng cắt mạch điện. B. Bảo vệ sụt áp. C. Đóng cắt dòng điện. Câu 5. Thời gian để Rơ le điện từ tác động với dòng điện ngắn mạch khoảng bao nhiêu so với dòng điện định mức của aptomat: A. 0,2s-0,01s B. 0,01s – 0,02s. C. 0,02 s - 0,1s. D. 0,2s – 0,1s. E. 0,02 s – 0,0001s. Câu 6. Cấu tạo của Aptomat gồm: A. Nam châm điện – Chốt hãm. B. Nam châm điện – Mạch từ tĩnh. C. Nam châm điện – Mạch từ động. D. Nam châm điện – Má tĩnh E. Nam châm điện – Trục quay. Câu 7. Bộ phận nào sau đây không có trong cấu tạo của Aptomat. A. Nam châm điện. B. Tiếp điểm tĩnh. C. Chốt hãm. Câu 8. Công tắc tơ là thiết bị đóng cắt dòng điện có điện áp tới. A. 200 V. B. 300 V. C. 500 V. D. 700 V. E. 900 V
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2