Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Vẽ kỹ thuật - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
lượt xem 10
download
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Vẽ kỹ thuật do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn gồm 5 chương: Chương 1: Vật liệu, dụng cụ và cách sử dụng - Chương 2: Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật - Chương 3: Vẽ hình học - Chương 4: Hình chiếu vuông góc - Chương 5: Hình chiếu của vật thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Vẽ kỹ thuật - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN VẼ KỸ THUẬT
- Năm 2014
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TTBGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình vẽ kỹ thuật”. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 1
- Chương 1 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG 1.1. Vật liệu vẽ 1.1.1. Giấy vẽ Thường có các loại giấy sau đây: Giấy vẽ tinh (giấy crôki), là loại giấy dày, hơi cứng có một mặt nhẵn và một mặt ráp. Khi vẽ bằng chì hay bằng mực đều dùng mặt nhẵn để vẽ. Giấy can dùng để sao chụp bản vẽ. Giấy vẽ phác là loại giấy thường hoặc giấy kẻ li, kẻ ô vuông. 1.1.2 Bút vẽ (BÚT CHÌ) Chỉ dùng bút chì đen để thực hiện các bản vẽ kỹ thuật. Có nhiều loại bút chì, bút loại cứng kí hiệu bằng chữ H (2H, 3H...6H) và loại mềm ký hiệu bằng chữ B (2B, 3B...6B). Chữ số đứng trước chữ H hoặc B càng lớn thì bút có độ cứng hoặc độ mềm càng lớn. Bút chì loại vừa có kí hiệu HB. Trong kĩ thuật, thường dùng loại HB để vẽ mờ, vẽ các nét mảnh và bút chì 2B để tô đậm các nét vẽ hoặc để viết chữ. Bút chì thân gỗ được vót nhọn hay vót theo hình lưỡi đục như hình 11 Hình 11 Ngày nay người ta thường sử dụng bút chì chấm, rất thuận tiện khi sử dụng. Nên dùng loại bút chì có đường kính và độ cứng phù hợp (hình 12) 2
- Hình 12 1.1.3. Tẩy Chỉ nên dùng loại tẩy mềm. Khi cần tẩy xóa các nét vẽ bằng mực đen, có thể dùng lưỡi dao cạo hoặc bút phủ mực trắng Ngoài ra còn có một số vật liệu khác như mực đen, giấy nhám để mài đầu bút chì, đinh mũ để có định bản vẽ trên bàn vẽ, v.v... 1.2 Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 1.2.1 Bàn vẽ Mặt bàn vẽ thường làm bằng gỗ mềm, mặt bàn phải phẳng và nhẵn, hai biên trái và phải của bàn vẽ thường nẹp bằng gỗ cứng để mặt bàn không bị vênh. Mặt biên trái của bản vẽ phải phẳng và nhẵn để có thể trượt thước chữ T một cách dễ dàng (Hình 13). Hình 13 1.2.2. Thước chữ T Thước chữ T làm bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo, nó gồm có thân ngang mỏng và đầu T. Mép trượt của đầu T vuông góc với mép trên của thân ngang. Đầu T cũng có thể quay được so với thân ngang. Thước chữ T dùng để vạch các đường thẳng nằm ngang. Khi vạch, bút chì được vạch theo mép trên của thân ngang. Để các đường vẽ song song với nhau, ta có thể trượt mép của đầu thước T dọc theo biên trái của bàn vẽ (Hình 14). 3
- Hình 14 Khi cố định giấy vẽ trên mặt bàn vẽ, phải đặt sao cho một cạnh của tờ giấy song song với thân ngang của thước chữ T. 1.2.3. Êke Êke vẽ kỹ thuật thường là một bộ gồm hai chiếc, một chiếc có hình tam giác vuông cân và một chiếc có hình nửa tam giác đều. Êke thường làm bằng gỗ mỏng hoặc chất dẻo. Có thể dùng êke phối hợp với thước chữ T hoặc hai êke phối hợp với nhau để vạch các đường thẳng đứng hay các đường nghiêng hoặc để vẽ đường thẳng xiên song song, các góc … (Hình 15). Hình 15 1.2.4. Thước cong Thước dùng để vẽ các đường cong gọi là thước cong, thước này dùng để vẽ các đường cong không vẽ được bằng com pa như các đường elíp, parabon, hypebon ... Thước cong có nhiều loại khác nhau được làm bằng gỗ hoặc chất dẻo. 4
- Khi vẽ, trước hết cần xác định được một số điểm của đường cong, sau đó dùng thước cong nối các điểm đó lại, sao cho một cung nào đó của thước cong đi qua ít nhất ba điểm của đường cong để đường cong được trơn đều (Hình 16). Hình 16 1.2.5. Hộp compa Hộp compa vẽ kỹ thuật thường dùng có các dụng cụ sau: compa vẽ đường tròn, compa đo, bút kẻ mực … Dưới đây trình bày cách sử dụng một số dụng cụ đó. a. Compa vẽ đường tròn Compa vẽ đường tròn dùng để vẽ các đường tròn có đường kính lớn hơn 12mm. Nếu vẽ những đường tròn có đường kính lớn thì chắp thêm cần nối (Hình 17). Hình 17 Khi vẽ cần chú ý mấy điểm sau đây: Đầu kim và đầu chì (hay đầu mực) đặt vuông góc với mặt bản vẽ. Khi vẽ nhiều đường tròn đồng tâm, nên dùng kim có ngấn ở đầu hay dùng cách định tâm để kim không bị ấn sâu xuống ván vẽ làm cho lỗ đâm to ra dẫn đến nét vẽ không chính xác. Dùng ngón tay trỏ và tay cái cầm đầu núm compa, quay một cách đều đặn và liên tục theo một chiều nhất định. b. Compa vẽ đường tròn bé 5
- Compa vẽ đường tròn bé dùng để vẽ đường tròn có đường kính dưới 12mm. Khi vẽ, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ trục có đầu kim và giữcho trục vuông góc với mặt bản vẽ, dùng ngón tay cái và ngón tay giữa quay đều cần có đầu chì (hay đầu mực), cần này xoay xung quanh trục có đầu kim (Hình 18). Hình 18 c. Compa đo Compa đo dùng để đo độ dài đoạn thẳng từ thước kẻ li đặt lên bản vẽ. Hai đầu kim của compa đặt đúng vào hai đầu mút của đoạn thẳng hoặc hai vạch ở trên thước kẻ li, sau đó đưa lên bản vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy vẽ. (Hình 19). Hình 19 d. Bút kẻ mực Bút kẻ mực là bút dùng để kẻ mực trên các bản vẽ hay các bản bằng giấy can bằng mực đen. Khi dùng bút kẻ mực cần chú ý mấy điểm sau đây: Không trực tiếp nhúng đầu bút vào bình mực, mà phải dùng bút sắt hoặc bút lông để lấy mực, tra mực vào khe giữa hai mép của kẻ. Cần giữ cho độ cao của mực có trong bút khoảng từ 6 đến 8 mm để đảm bảo cho nét vẽ đều. Trước khi vẽ, cần điều chỉnh ốc ở đầu bút để nét vẽ có bề rộng phù hợp. Khi vẽ, giữ cho hai mép của đầu bút đều tiếp xúc với mặt giấy để nét vẽ đều đặn, cán bút hơi nghiêng về hướng di chuyển của bút. (Hình 110). 6
- Hình 111 Hình 110 Ngày nay, thường dùng bút mực kim có các cỡ nét khác nhau thay cho bút kẻ mực (Hình 111). Công việc vẽ đã được từng bước cơ khí hoá và tự động hoá. Các loại các bàn vẽ cơ khí hoá với mức độ khác nhau và các dụng cụ vẽ chuyên dùng tinh xảo đã được sủ dụng trong vẽ kỹ thuật. Trên các bàn vẽ cơ khí hoá có gắn cơ cấu bình hành để có thể dịch chuyển thước vẽ đến vị trí bất kỳ trên bàn vẽ. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học, máy tính điện tử được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Việc lập các bản vẽ kỹ thuật đã được tự động hoá nhờ máy tính điện tử và các thiết bị hỗ trợ hiện đại với công nghệ tiên tiến. Tự động hoá trong thiết lập bản vẽ đã góp phần giảm bớt các công việc vẽ bằng tay tiêu phí nhiều lao động và thời gian, mặt khác bản vẽ đạt được độ chính xác và tính thẩm mỹ cao. Chương 2 TIÊU CHUẨN BẢN VẼ KỸ THUẬT Bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn chính xác, nó thể hiện một cách đúng đắn hình dạng và kích thước được vẽ theo những quy tắc đã được quy định thống nhất trong những Tiêu chuẩn Nhà nước về bản vẽ. Những Tiêu chuẩn Nhà nước về bản vẽ bao gồm tiêu chuẩn về cách trình bày bản 7
- vẽ, về các hình biểu diễn, vẽ các kí hiệu và các quy ước...cần thiết cho việc lập bản vẽ kỹ thuật. Những tiêu chuẩn này thuộc tiêu chuẩn “Hệ thống tài liệu thiết kế ”. Những Tiêu chuẩn Nhà nước trên đây là những văn bản kỹ thuật cho cơ quan có thẩm quyền Nhà nước Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành. Việc áp dụng những tiêu chuẩn vào thực tiễn sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Cuốn sách này sẽ lần lượt trình bày một số tiêu chuẩn của “Hệ thống tài liệu thiết kế ”. Ngoài ra còn giới thiệu một số tiêu chuẩn khác có liên quan đến bản vẽ. Dưới đây là những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ. 2.1. Khổ giấy 2.1.1. Các khổ giấy TCVN 2 74(1) quy định khổ giấy của các bản vẽ về những tài liệu kỹ thuật khác của tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng. Khổ giấy được xác định bằng các kích thước của mép ngoài của bản vẽ (Hình.21) Khổ giấy bao gồm các khổ chính và các khổ phụ Khổ chính bao gồm có khổ có kích thước 1189 x 841 với diện tích bằng 1m 2 và các khổ khác được chia ra từ khổ giấy này (Hình.22) 22 841 24 420 11 112 210 11 Khung tên 297 594 1189 Mép ngoài Hình 21: Khổ giấy Hình 22: Khổ chính * Ký hiệu và kích thước của các khổ chính theo bảng 11 dưới đây: 8
- Cho phép dùng các khổ phụ. Kích thước cạch của khổ phụ là bội số của kích thước cạnh của khổ 11 như chỉ dẫn trong “sơ đồ dựng các khổ giấy” Trong trường hợp thật cần thiết, cho phép dùng khổ giấy có kích thước 148 x 210, ký hiệu là 1/2.1 Sai lệch cho phép đối với kích thước cạnh khổ giấy là 5mm Kí hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11 Kích thước cạnh 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210 Khổ giấy (mm) Kí hiệu tương A0 A1 A2 A3 A4 ứng Bảng 11: Bảng kích thước các loại khổ giấy 2.1.2. Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy Ký hiệu của mỗi khổ chính gồm 2 chữ số, trong đó chữ số thứ nhất là thương của kích thước một cạnh của khổ giấy (tính bằng mm) chia cho 297, chữ số thứ 2 là thương của kích thước cạnh còn lại của khổ giấy chia cho 210. Tích của hai chữ số ký hiệu là số lượng khổ 11 chứa trong khổ giấy đó. Ví dụ: Khổ 24 gồm có: 2 x 4 = 8 lần khổ 11 Ký hiệu của khổ phụ gồm hai số được ngăn cách bằng dấu chấm. Ví dụ: khổ 2.11, 11.4 ... 2.2. Khung bản vẽ và khung tên Mỗi bản vẽ đều phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong TCVN 382183 Dưới đây giới thiệu khung vẽ và khung tên thường dùng trong nhà trường. 2.2.1. Khung bản vẽ Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm. Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm (Hình.23) 2.2.2. Khung tên 5 Khung tên có thể đặt theo cạnh 25 5 dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được Khung tên 9 5
- đặt ở góc phía dưới bản vẽ (Hình.24). Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể vẽ chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và Hình 2 3: Khung bản vẽ khung tên riêng. Khung tên của mỗi bản vẽ về phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó. Hình 24: Khung tên 20 30 15 8 Ng. Vẽ 5 6 1 8 Ng. KT 7 8 32 3 8 9 2 4 8 25 140 Hình 25: Nội dung khung bản vẽ Nội dung khung tên của bản vẽ dùng trong nhà trường như (Hình.25) đã trình bày. Ô1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết. Ô2: Vật liệu của chi tiết. Ô3: Tỷ lệ. Ô4: Ký hiệu bản vẽ. Ô5: Họ và tên người vẽ. 10
- Ô6: Ngày vẽ. Ô7: Chữ ký của người kiểm tra. Ô8: Ngày kiểm tra. Ô9: Tên trường, khoa, lớp. 2.3. Tỉ lệ Tỉ lệ của hình vẽ (bản vẽ) là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Trong các văn bản vẽ kỹ thuật, tùy theo mức độ phức tạp và chế độ lớn của vật thể được biểu diễn và tùy theo tính chất của mỗi loại bản vẽ mà chọn các tỉ lệ dưới đây (Bảng 12). Các tỉ lệ này được quy định trong TCVN 3 74 Tỉ lệ thu 1:2; 1:2,5; 1:4; 1: 5; 1:10; 1:15; 1:20; 1:40; 1: 50; 1:75; 1: nhỏ 100 Tỉ lệ nguyên 1:1 Tỉ lệ phóng 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; 15:1; 20:1; 40:1; 50:1; 75:1; to 100:1 Bảng 12: Tỷ lệ bản vẽ quy định trong TCVN 3 74 Khi biểu diễn mặt bằng chung của những công trình lớn, cho phép dùng các tỉ lệ: 1 : 2000; 1 : 5000; 1 : 10000; 1 : 20000; 1 : 25000; 1 : 50000. Trong những trường hợp cần thiết, cho phép dùng tỉ lệ phóng to (100.n) :1 (n là số nguyên). Ký hiệu tỉ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và viết theo kiểu: 1 : 1; 1 : 2; 2 : 1... Ngoài ra, trong mọi trường hợp phải ghi theo kiểu: TL 1 : 1; TL 1 : 2; TL 2 : 1... 2.4. Đường nét Trên bản vẽ ký thuật, các hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các nét vẽ có tính chất khác nhau. TCVN 0008 1993 các nét vẽ quy định các loại nét vẽ, chiều rộng của nét vẽ và quy tắc vẽ chúng trên các bản vẽ kỹ thuật. Tiêu chuẩn này phù hợp với phần 11
- nét vẽ của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 128 : 1982 Technical General principles of presentation. 2.4.1. Các loại nét vẽ Các loại nét vẽ được liệt kê trong bảng 1.3 dưới đây và các hình vẽ 26 minh hoạ một số áp dụng của các nét đã quy định. Hình 26: Một số nét vẽ theo quy định 2.4.2. Chiều rộng Quy định sử dụng hai chiều rộng của nét vẽ trên một bản vẽ, tỉ số chiều rộng của nét đậm và nét mảnh không được nhỏ hơn 2 : 1. Các chiều rộng của nét vẽ cần chọn cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ và căn cứ vào dãy kích thước sau: 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 và 2mm. Chiều rộng của cùng một nét trong một bản vẽ phải được đảm bảo không thay đổi trên các hình khác nhau của chi tiết được vẽ theo cùng một lỉ lệ. Chú thích: Không khuyến khích sử dụng chiều rồng 0,18mm do những khó khăn của một số phương tiện ấn loát. 2.4.3. Quy tắc vẽ Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường song song, bao gồm cả trường hợp các đường gạch của mặt cắt, không được nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm nhất. Khoảng cách này không nhỏ hơn 0,7mm. Khi hai hay nhiều nét khác loại trùng nhau thì cần theo thứ tự ưu tiên sau: + Đường bao thấy, cạnh thấy ( nét liền đậm, loại A ); + Đường bao khuất, cạnh khuất ( nét đứt, loại E hay F ); 12
- + Mặt phẳng cắt ( nét gạch chấm mảnh có nét đậm ở hai đầu, loại H); + Đường tâm vag trục đối xứng ( nét gạch chấm mảnh, loại G); + Đường trọng tâm ( nét gạch hai chấm mảnh, loại K); + Đường dóng kích thước ( nét liền mảnh, loại B). Nét vẽ Tên gọi Áp dụng tổng quát A1Cạnh thấy, đường bao Nét liền đậm thấy A A2 Đường ren thấy, đường đỉnh răng thấy. B1 Giao tuyến tưởng tượng. B2 Đường kích thước. B3 Đường dẫn, đường dóng Nét liền mảnh kích thước. B4 Thân mũi tên chỉ hướng nhìn. B5 Đường gạch trên mặt B cắt. B6 Đường bao mặt cắt chập. B7 Đường tâm ngắn. B8 Đường chân ren thấy. C1 đường giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu khi không Nét lượn sóng dùng đường trục làm đường C giới hạn. D Nét dích dắc E1 Đường bao khuất, cạnh Nét đứt đậm khuất. E Nét đứt mảnh F1 Đường bao khuất, cạnh F khuất. G1 Đường tâm. G2 Đường trục đối xứng. Nét gạch chấm mảnh G G3 Quỹ đạo. G4 Mặt chia bánh răng. Nét cắt H1 Vết của mặt phẳng cắt. 13
- H J1 Chỉ dẫn các đường hoặc J Nét gạch chấm đậm mặt cần có xử lý riêng. K1 Đường bao của chi tiết lân cận K2 Các vị trí đầu, cuối và trung gian của chi tiết di động. Nét gạch 2 chấm mảnh K3 Đường trọng tâm. K4 Đường bao của chi tiết K trước khi hình thành. K5 Bộ phận của chi tiết nằm ở phía trước mặt phẳng cắt. Bảng 13: Bảng quy tắc nét vẽ 2.5. Chữ viết trên bản vẽ Chữ viết trên bản vẽ và tài tiệu kỹ thuật phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và không gây nhầm lẫn. TCVN 685 quy định chữ viết gồm chữ, số và dấu trên các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật. 2.5.1. Khổ chữ Khổ chữ (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mi li mét, có các chữ sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20mm. Chiều rộng của nét chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ. Có thể giảm khoảng cách a giữa các chữ và số có nét kề nhau không song song với nhau, ví dụ: L, A, V, T… TCVN 7284 2: 2003 chuyển đổi từ ISO3098 2 : 2000 2.5.2. Kiểu chữ Kiểu A đứng và kiểu A nghiêng với d = 1/14h. Kiểu B đứng với d = 1/10 ưu tiên áp dụng (Hình 27a). Kiểu B nghiêng với d = 1/10 h (Hình 27b). 14
- Hình 2 7a: Kiểu chữ B đứng ưu tiên áp dụng Hình 27b: Kiểu chữ B nghiêng. (Bảng 14) Ký Đặc trưng Kích thước hiệu Kiểu A Kiểu B 15
- Chiều cao chữ h (14/14)h (10/10)h Chiều cao của chữ viết thường c1 (10/14)h (7/10)h Đuôi của chữ viết thường c2 (4/14)h (3/10)h Đầu của chữ viết thường c3 (4/14)h (7/10)h Vùng ghi dấu (cho chữ viết hoa) f (5/14)h (4/10)h Khoảng cách giữa các ký tự a (2/14)h (2/10)h b1 (25/14)h (19/10)h Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dòng b2 (21/14)h (15/10)h b3 (17/14)h (13/10)h Khoảng cách giữa các từ e (6/14)h (6/10)h s0 Chiều rộng của nét chữ d (1/14)h (1/10)h 91 h c1 a e d c2 f b1 Hình 28: Các kích thước của chữ viết 2.6. Ghi kích thước Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể biểu diễn. Ghi kích thước là một vấn đề rất quan trọng trong khi lập bản vẽ. Quy tắc ghi kích thước dài, kích thước góc trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật được quy định trong TCVN 16
- 57051993. Quy tắc ghi kích thước. Tiêu chuẩn này phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 1291985 Technical drawings Dimensioning General principles. 2.6.1. Quy định chung Cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử của vật thể được biểu diễn là các kích thước ghi trên bản vẽ, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ của các hình biểu diễn. Số lượng kích thước ghi trên bản vẽ phải đủ để chế tạo và kiểm tra vật thể. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác Kích thước được ghi trên hình chiếu nào thể hiện rõ ràng nhất cấu tạo của phần tử được ghi. Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo, mà chỉ tạo thuận lợi cho việc sử dụng thì được gọi là kích thước tham khảo. Các kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn. Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. Trường hợp dùng đơn vị độ dài khác như centimét, mét... thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích của bản vẽ. Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. 30 2.6.2. Ghi kích thước a. Đường kích thước và đường gióng. + Đường kích thước : ( Hình 29) Đường kích thướ 60c xác định phần tử được ghi kích thước, vẽ bằng nét liền mảnh và giới hạn ở hai đ 80ầu bằng 2 mũi tên. 60 a) b) 20 25 20 R 17 c) d) e) Hình 29: Các kích thước
- Đường kích thước của đoạn thẳng được kẻ song song với đoạn thẳng đó. Đường kích thước của độ dài cung tròn là cung tròn đồng tâm. Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ỏ đỉnh góc. Khi đường kích thước ngắn quá không đủ vẽ mũi tên thì đường kích thước được kéo dài và mũi tên vẽ ỏ ngoài hai đường gióng. (Hình 210) Kích thước ngắn qúa (dùng mũi Dùng dấu chấm hay gạch tên vẽ ở ngoài hai đường gióng). xiên thay cho mũi tên Hình 210: Các đường kích thước + Đường gióng : Là đường giới hạn phần tử được ghi kích thước. Đường gióng vẽ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một khoảng từ 2 5 mm. Chỗ có góc lượn, đường gióng được kẻ từ giao điểm của hai đường bao (Hình 2 11). 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Máy tàu thủy và BDSC máy - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
175 p | 272 | 64
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì môn Điện tàu thủy - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
73 p | 265 | 49
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì môn Thực hành vận hành máy tàu thủy - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
30 p | 163 | 40
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Điện tàu thủy - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
37 p | 180 | 38
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Máy tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
62 p | 152 | 38
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Nghiệp vụ máy trưởng - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
84 p | 139 | 26
-
Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì
381 p | 122 | 23
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư
83 p | 128 | 22
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
28 p | 154 | 21
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
88 p | 102 | 17
-
Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba
518 p | 101 | 17
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì môn Nghiệp vụ máy trưởng - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
83 p | 117 | 15
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
29 p | 133 | 15
-
Giáo trình Bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Công nghệ thông tin và TĐH trong điều khiển - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
90 p | 95 | 15
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Nghiệp vụ máy trưởng - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
85 p | 118 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn