Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba
lượt xem 17
download
Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba cung cấp cho người học các kiến thức về cấu trúc tàu thuyền, máy tàu thuỷ, luồng chạy tàu thuyền, kinh tế vận tải, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, điều động tàu và thực hành điều động tàu, hàng hải và các thiết bị hàng hải, khí tượng thủy văn, nghiệp vụ thuyền trưởng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba
- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIÁO TRÌNH BỔ TÚC NÂNG HẠNG GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA
- Năm 2014
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TTBGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba” với các nội dung: 1. Cấu trúc tàu thuyền. 2. Máy tàu thuỷ. 3. Luồng chạy tàu thuyền. 4. Kinh tế vận tải. 5. Pháp luật về Giao thông đường thủy nội địa. 6. Điều động tàu và thực hành điều động tàu. 7. Hàng hải và các thiết bị hàng hải. 8. Khí tượng thủy văn. 9. Nghiệp vụ thuyền trưởng. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. 1
- CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM MỤC LỤC TT Nội dung Trang MÔN CẤU TRÚC TÀU THUYỀN 1 Chương I. Kích thước tàu thuyền 10 1.1 Các mặt phẳng cơ bản của tàu thuyền 10 1.2 Các kích thước chính của tàu thuyền 12 1.3 Các Hệ số béo của tàu thủy 16 2 Chương II. Cấu trúc tàu thuyền 19 2.1 Phân chia con tàu về cấu trúc 19 2.2 Cấu trúc khung tàu 20 2.3 Cấu trúc vỏ tàu 23 2.4 Cấu trúc boong và thượng tầng 23 2.5 Cấu trúc một số tàu chuyên dụng 26 3 Chương III. Mớn nước Thước mớn nước Dấu chở 36 hàng 3.1 Mớn nước. 36 3.2 Thước mớn nước. 37 3.3 Dấu chở hàng. 40 43 4 Chương IV. Các đặc tính cơ bản của tàu thuyền 4.1 Các đặc tính khai thác 43 4.2 Các đặc tính hoạt động 46 2
- MÔN LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN 1 Chương I. Khái quát chung của sông kênh việt Nam 55 1.1 Sông kênh đối với vận tải đường thuỷ nội địa 55 1.2 Tính chất chung 55 1.3 Đặc điểm chung 2 Chương II. Các hệ thống sông chính 61 2.1 Sông, kênh miền Bắc 61 2.2 Sông , kênh miềm Trung 66 2.3 Sông, kênh miềm Nam 68 70 3 Chương III. Các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa 70 3.1 chính 92 3.2 Các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa miền Bắc 95 3.3 Các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa miền Trung Các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa miền Nam MÔN KINH TẾ VẬN TẢI 103 1 Chương I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành vận tải đường thủy 1.1 nội địa 103 1.2 Vị trí, vai trò 103 Đặc điểm 2 105 Chương II. Vận tải hàng hóa 105 2.1 Khái niệm và phân loại tàu chở hàng 105 2.2 Một số vấn đề chung về hàng hóa 113 2.3 Phương pháp vận chuyển một số loại hàng 134 2.4 Quy định về vận tải hàng hóa nội địa 140 3 Chương III. Vận tải hành khách 140 3.1 Khái niệm về phương tiện chở khách 140 3.2 Quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa 149 149 4 Chương IV. Kinh tế vận tải 150 4.1 Những hình thức công tác của đoàn vận tải 157 4.2 Các chỉ tiêu về vận tải hàng hóa và hành khách 159 3
- MÔN PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA 1 Chương I. Quy tắc giao thông và tín hiệucủa phương 162 1.1 tiện 162 1.2 Quy tắc giao thông 165 Tín hiệu của phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa 173 2 Chương II. Quy tắc báo hiệu đường thuỷ nội địa 173 2.1 173 2.2 Quy định chung 177 2.3 Những quy định của quy tắc báo hiệu ĐTNĐ VN Các loại báo hiệu ĐTNĐVN 205 3 205 3.1 Chương III. Trách nhiệm của thuyền trưởng thuyền 206 3.2 phó 207 3.3 Trách nhiệm của thuyền trưởng Trách nhiệm của thuyền phó 1 208 4 Trách nhiệm của thuyền phó 2 208 4.1 Chương IV. Hoạt động của phương tiện tại vùng nước 209 4.2 cảng, bến thủy nội địa Thủ tục của phương tiện vào và rời cảng bến 5 Hoạt động của phương tiện thủy tại cảng bến 211 211 5.1 Chương V. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong 218 5.2 lĩnh vực giao thông ĐTNĐ Vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa 222 5.3 Vi phạm về quy về quy định thuyền viên, người lái phương tiện Vi phạm quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện 4
- MÔN ĐIỀU ĐỘNG TÀU VÀ THỰC HÀNH ĐIỀU ĐỘNG 1 Chương I. Nguyên lí điều động tàu thủy 232 1.1 Bánh lái 232 1.2 Chân vị 235 1.3 Tàu hai chân vịt 241 1.4 Tàu ba chân vịt 243 1.5 Quán tính tàu thủy 244 1.6 Vòng quay trở 246 1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến điều động tàu thủy 251 256 2 Chương II. Kỹ thuật cơ bản về điều động tàu tự hành 256 2.1 Điều động tàu rời cập bến 269 2.2 Điều động tàu quay trở 278 2.3 Điều động tàu qua cầu 283 2.4 Điều động tàu đi qua chập tiêu 286 2.5 Điều động tàu thả, thu neo 292 3 Chương III. Điều động tàu trong một số tình huống đặc biệt 292 3.1 Điều động tàu trong trường hợp đang đi coa người ngã xuống nước 293 3.2 Điều động tàu đi trong sương mù 293 3.3 Điều động tàu đi trong mùa lũ bão 296 3.4 Điều động tàu khi trên tàu có hỏa hoạn 297 3.5 Điều động tàu khi đang đi bị cạn đột ngột 300 3.6 Điều động tàu vào, ra cạn theo dự kiến 5
- MÔN HÀNG HẢI 1 Chương I. Địa văn 304 1.1 Hình dạng và kích thước quả đất 304 1.2 Các đường điểm cơ bản 305 1.3 Các đơn vị dùng trong hàng hải 307 1.4 Tọa độ địa dư của một điểm 308 1.5 Hệ thống phân chia chân trời 310 1.6 Hướng thật, phương vị thật, góc mạn 312 1.7 Cấu tạo tờ hải đồ 315 1.8 La bàn từ 316 1.9 Thao tác hải đồ 318 1.10 Thực hành thao tác 320 2 321 Chương II. Máy điện hàng hải 321 2.1 Hệ thống định vị toàn cầu GPS 332 2.2 Máy đo sâu dùng âm thanh 336 2.3 Tốc độ kế 337 2.4 Radar 6
- MÔN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 1 Chương I. Khí tượng 344 1.1 Thành phần lớp khí quyển gần mặt đất 344 1.2 Phân lớp khí quyển theo chiều thẳng đứng 344 1.3 Thời tiết và các yếu tố tạo thành thời tiết 345 1.4 Bão nhiệt đới 355 1.5 Bão ở Việt Nam 364 2 365 Chương II. Thủy văn 2.1 365 Hải lưu 2.2 366 Sóng 2.3 368 Khái niệm các dòng chảy 371 3 Chương III. Thủy triều 371 3.1 Mực nước biển trung bình và nguyên nhân dao động mực nước biển 372 3.2 Hiện tượng thủy triều, nguyên nhân gây ra thủy triều 373 3.3 Nguyên nhân gây thủy triều 378 3.4 Bảng thủy triều và cách tra MÔN NGHIỆP VỤ THUYỀN TRƯỞNG 1 Nhận bàn giao nhiệm vụ bàn giao dưới tàu 382 2 Quản lí thuyền viên và giấy tờ tài liệu pháp lí của tàu 389 3 Quản lí tài sản và sổ sách tàu 392 4 Phương pháp ghi nhật kí tảu 396 5 Lập kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ trên tàu 398 6 Công tác cảng vụ 403 7
- MÔN MÁY TÀU THUỶ 1 Chương I. Nguyên lí hoạt động của động cơ diezen 406 1.1 Khái niệm về động cơ 406 1.2 Các bộ phận cơ bản của động cơ 407 1.3 Các định nghĩa cơ bản 408 1.4 Động cơ Diezen 4 kì 409 1.5 Động cơ Diezen 2 kì 412 2 Chương II. Cấu tạo động cơ 415 2.1 Phần tĩnh 415 2.2 Phần động 421 Chương III. Các hệ thống của động cơ 431 3 431 3.1 Hệ thống phân phối khí 436 3.2 Hệ thông phân phối nhiên liệu trên động cơ diezen 442 3.3 Hệ thống bôi trơn 446 3.4 Hệ thống làm mát 451 4 Chương IV.Chăm sóc bảo quản động cơ 8
- MÔN CẤU TRÚC TÀU THUYỀ NỘI DUNG TỔNG QUÁT TT Nội dung Số giờ 1 Chương I: Kích thước tàu thuyền 4 1.1 Các mặt phẳng cơ bản của tàu thuyền 1.1.1 Mặt phẳng trục dọc (P) 1.1.2 Mặt phẳng sườn giữa (Q) 1.1.3 Mặt phẳng đường nước (R) 1.2 Các kích thước chính của tàu thuyền 1.2.1 Các kích thước chiều dài 1.2.2 Các kích thước chiều rộng 1.2.3 Các kích thước chiều cao 1.2.4 Ý nghĩa của các kích thước 1.3 Các Hệ số béo của tàu thủy 2 Chương II: Cấu trúc tàu thuyền 16 2.1 Phân chia con tàu về cấu trúc 2.2 Cấu trúc khung tàu 2.3 Cấu trúc vỏ tàu 2.4 Cấu trúc boong và thượng tầng 2.5 Cấu trúc một số tàu chuyên dụng 2.5.1 Tàu đẩy 2.5.2 Phà 2.5.3 Giới thiệu tàu cao tốc. 3 Chương 3: Mớn nước Thước mớn nước Dấu chở 3 hàng 3.1 Mớn nước. 3.2 Thước mớn nước. 3.3 Dấu chở hàng. 4 Chương 4: Các đặc tính cơ bản của tàu thuyền 6 4.1 Các đặc tính khai thác 4.2 Các đặc tính hoạt động Kiểm tra kết thức môn học 1 Tổng số 30 9
- Chương I KÍCH THƯỚC TÀU THUYỀN 1.1 Khái niệm ba mặt phẳng cơ bản Muốn nghiên cứu con tàu cũng như mọi vật thể khác, người ta có thể chia cắt nó bằng vô số các mặt phẳng tưởng tượng để tìm hiểu từng phần, rồi rút ra những phần cơ bản, phần đặc trưng có thể mô tả được toàn bộ hình dáng, bản chất, nội dung của con tàu. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại chọn phần cơ bản khác nhau để chia cắt. Trong lĩnh vực của người quản lý, khai thác vận tải và người sử dụng, vận hành phương tiện đường thuỷ nội địa lấy 3 mặt phẳng đặc trưng là: Mặt phẳng trục dọc(mặt phẳng đối xứng cắt dọc tàu); mặt phẳng đường sườn giữa và mặt phẳng đường nước để nghiên cứu.(Hình 1) P Q R (Q) (P) (R) (P) 10
- Hình 1: Các mặt phẳng cơ bản của tàu thuyền 1 Mặt cắt của tàu trong (P) 2 Mặt cắt của tàu trong (Q) 3 Mặt cắt của tàu trong (R) 1.1.1.Mặt phẳng trục dọc (P). Mặt phẳng trục dọc (P) là mặt phẳng cắt dọc con tàu qua đường tâm của sống mũi và sống lái. Chia con tàu ra làm 2 phần đối xứng với nhau nên còn gọi là mặt phẳng dọc tâm, ký hiệu là (P). Đứng trong mặt phẳng (P), nhìn từ lái lên mũi tàu thì: bên tay phải được gọi là mạn phải thay mạn đèn xanh, đối với thuyền gọi là bên bát, bên tay trái gọi là mạn trái hay mạn đèn đỏ, đối với thuyền gọi là bên cạy. Qua mặt cắt thân tàu trong mặt phẳng (P) ta thấy rõ hình dáng sống mũi, sống lái cũng như hình dáng đường boong, sống đáy chính. 1.1.2. Mặt phẳng sườn giữa (Q). Là mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng (P), cắt ngang con tàu tại điểm giữa của đường nước thiết kế, còn gọi là trung điểm của đường thuỷ trực mũi và lái. Đường thuỷ trực mũi là đường thẳng vuông góc với mặt nước đi qua giao điểm giữa mặt nước và sống mũi. Đường thuỷ trực lái là đường thẳng vuông góc với mặt nước đi qua giao điểm giữa mặt nước và sống lái. Mặt phẳng (Q) chia con tàu theo chiều ngang: Đứng trong mặt phẳng này, nhìn theo hướng từ lái lên mũi tàu, phía trước gọi là phần mũi, phía sau gọi là phần lái. Mặt cắt ngang con tàu tại mặt phẳng đường sườn giữa cho ta thấy độ béo ngang giữa con tàu, độ nghiêng của mạn, độ vát của đáy, kích thước và hình dáng của boong. Tuỳ theo tính chất công tác, loại hàng chuyên chở và đặc biệt là điều kiện tự nhiên của vùng hoạt động mà người ta có chọn mặt cắt này dạng "vỏ dưa" hay "mình phản". Để giảm được lực cản của nước, có thể cùng một con tàu, ở mỗi khoảng nhóm cong giang khác nhau người ta lại chọn dạng mặt cắt này khác nhau. 1.1.3.Mặt phẳng đường nước (R). Mặt phẳng đường nước là mặt phẳng nằm ngang, song song với mặt phẳng cơ bản và xem như trùng với mặt nước khi tàu chuyên chở đủ tải theo quy định của cơ quan đăng kiểm. Mặt phẳng này chia con tàu theo chiều thẳng đứng ra làm 2 phần: Phía dưới (R) gọi là phần chìm. Phía trên (R) gọi là phần nổi. 11
- Mặt cắt của thân tàu trong (R) cho ta biết hình dáng đường nước. Tại phần mũi và đuôi tàu, đường nước có thể nhọn hơn hay tù hơn, lõm vào hay lồi ra, tại phần giữa có thể có hoặc không có đoạn thẳng song song với mặt phẳng trục dọc (P). Người ta phân biệt đường nước chở hàng và đường thiết kế. Đường nước chở hàng là giao tuyến cong của mặt thân tàu với mặt nước khi tàu chở đủ hàng theo quy định của cơ quan đăng kiểm. Đường nước thiết kế là đường nước dùng để tính toán trong thiết kế. 1.2. Các kích thước của tàu thuyền. Kích thước của tàu thuyền không những phải được xác định ngay từ khi thiết kế, chế tạo, mà nó phải được người sử dụng, khai thác tàu nắm vững để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong cả quá trình khai thác phương tiện. Đối với người lái phương tiện, ngoài ý nghĩa trên, còn phải nắm được các kích thước cơ bản của phương tiện mình điều khiển để đảm bảo việc an toàn điều động trong mọi tình huống. Sau đây là các kích thước cần nắm vững: 1.2.1. Các kích thước chiều dài (L) của tàu thuyền (Hình 2) 1. Chiều dài thiết kế (Ltk) Chiều dài thiết kế được đo trong mặt phẳng trục dọc tàu (P). Là khoảng cách giữa 2 giao điểm của mặt nước khi tàu chuyên chở tới mức tối đa cho phép với sống mũi và sống lái. Chiều dài thiết kế là một trong những số đo cơ bản để xác định thể tích phần chìm của tàu, từ đó ta có thể xác định được lượng hàng hoá mà tàu chuyên chở được. Ltk Lđk Ltt Hình 2: Các kích thước chiều dài 2. Chiều dài đăng ký (Lđk) 12
- Chiều dài đăng ký là khoảng cách tính từ sống mũi đến sống lái, đo theo đường mặt boong chính, trong mặt phẳng trục dọc của tàu. Chiều dài đăng ký là một trong những số đo cơ bản để xác định thể tích thân tàu nhằm bố trí trang, thiết bị, khoang hầm một cách hợp lý và lựa chọn phương án xếp dỡ hàng hoá một cách tối ưu để khai thác có hiệu quả thể tích thân tàu. 3. Chiều dài toàn thể (Ltt) Chiều dài toàn thể là khoảng cách tính từ điểm nhô ra xa nhất ở phía mũi đến điểm nhô ra xa nhất ở phía lái tàu (kể cả các trang, thiết bị dụng cụ như sào, chèo, cần trục v.v.). Đây là chiều dài lớn nhất của con tàu. Nắm được chiều dài toàn thể, người điều khiển phương tiện biết được khả năng ra, vào bến, quay trở trong các trường hợp cụ thể có an toàn, chót lọt hay không. 1.2.2. Các kích thước chiều rộng (B) (Hình 3) 1. Chiều rộng thiết kế(Btk) Chiều rộng thiết kế là khoảng cách tính từ mạn này sang mạn kia, đo theo đường mớn nước tối đa (đầy tải) trong mặt phẳng đường sườn giữa của tàu. Chiều rộng thiết kế là một trong những số đo cơ bản để xác định thể tích phần chìm của tàu. 2. Chiều rộng đăng ký (Lđk) Chiều rộng đăng ký là khoảng cách tính từ mạn này sang mạn kia, đo theo đường mặt boong chính, trong mặt phẳng đường sườn giữa của tàu. Chiều rộng đăng ký là một trong những số đo cơ bản để xác định thể tích thân tàu. 3. Chiều rộng toàn thể (Btt) Chiều rộng toàn thể là khoảng cách tính từ mạn này sang mạn kia, đo tại chỗ phình ra lớn nhất của con tàu. Chiều rộng toàn thể giúp người điều khiển phương tiện biết được khả năng tàu đi qua những đoạn luồng hẹp, khi tránh, vượt nhau, khi ra, vào bến có an toàn, chót lọt hay không. Btk Bđk Btt Hình 3: Các kích thước chiều rộng của tàu thuyền 13
- 1.2.3.Các kích thước chiều cao. (Hình 4) 1. Chiều cao mớn nước (d) Chiều cao mớn nước hay còn gọi là chiều chìm, là khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm thấp nhất dưới đáy tàu đến mặt nước tiếp xúc với vỏ tàu. Như vậy d sẽ biến đổi từ mớn nước nhỏ nhất đến mớn nước lớn nhất ở mỗi thời điềm quan sát khác nhau. Đây là một thông số quan trọng trong tính toán vận tải và trong điều động phương tiện. 2. Chiều cao lực nổi dự trữ (F) Chiều cao lực nổi dự trữ hay còn gọi là chiếu cao mạn khô, là khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt boong chính đến mớn nước khi tàu chở đầy tải. Chiều cao lực nổi dự trữ thể hiện khả năng có đảm bảo hoạt động bình thường hay không khi tàu bị dao động dưới tác động của ngoại lực (sóng, gió, dòng chảy, va chạm v.v.), mặt khác nó còn là một trong những yếu tố quan trọng để xác định khả năng chống chìm của con tàu. HK F F D d Hình 4: Các kích thước chiều cao của tàu thuyền 3. Chiều cao thân tàu (D) Chiều cao thân tàu là khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm thấp nhất dưới đáy tàu đến mặt boong chính. Nó chính là tổng của chiều cao mớn nước tối đa và chiều cao lực nổi dự trữ. Đây cũng là một thông số để xác định thể tích thân tàu. 4. Chiều cao tĩnh không tàu (HK) Chiều cao tĩnh không tàu là khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt nước tiếp xúc với vỏ tàu đến điểm cao nhất trên thượng tầng. Như vậy chiều cao tĩnh 14
- không sẽ biến đổi ngược lại với sự biến đổi của chiều cao mớn nước, nghĩa là khi mớn nước giảm thì chiều cao tĩnh không tăng và ngược lại. 1.2.4 Ý nghĩa của các kích thước. Như trên đã đề cập khái quát tới ý nghĩa của từng kích thước, ở đây ta xét ý nghĩa riêng biệt của từng loại kích thước và tổng hợp ý nghĩa của một số kích thước với nhau đối vơí lĩnh vực kinh tế vận tải và lĩnh vực điều động phương tiện như sau: Biết được Ltk, Btk, d và hệ số béo lượng chiếm nước của tàu ta có thể xác định được thể tích phần chìm tàu, từ đó xác định được khối lượng hàng hoá mà con tàu đang chuyên chở. Biết được Lđk, Bđk, H cùng với hệ số béo thân tàu, ta có thể xác định được thể tích thân tàu nhằm bố trí trang, thiết bị, khoang hầm một cách hợp lý và lựa chọn phương án xếp dỡ hàng hoá một cách tối ưu để khai thác có hiệu quả thể tích thân tàu. Biết được d ta nắm vững được khả năng điều động tàu đi qua những đoạn luồng khan cạn có an toàn, chót lọt hay không, từ đó tính toán lựa chọn giờ khởi hành, xếp dỡ hàng hoá một cách hợp lý. Biết được Ltt người điều khiển phương tiện biết được khả năng ra, vào bến, quay trở trong các trường hợp cụ thể có an toàn, chót lọt hay không. Biết được Btt người điều khiển phương tiện biết được khả năng tàu đi qua những đoạn luồng hẹp, khi tránh, vượt nhau, khi ra, vào bến có an toàn, chót lọt hay không. Biết được HK người điều khiển phương tiện biết được khả năng tàu đi qua các công trình vượt sông trên không như cầu, cống, âu thuyền, đường dây điện v.v... có đảm bảo an toàn hay không. Nắm chắc F trước hết đối với người quản lý bố trí tuyến, vùng hoạt động cho tàu một cách phù hợp, đối với người điều khiển biết áp dụng các thao tác điều động phù hợp để giảm tới mức tối thiểu ảnh hưởng của không khí, gió đảm bảo hiệu quả điều động. Người khai thác và sử dụng tàu thuyền cũng cần nắm được mối quan hệ của các kích thước chính của tàu. Tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng L/B có ảnh hưởng lớn tới tính ổn định, tốc độ tàu, tính điều khiển của tàu. Tỷ số giữa chiều cao thân tàu và chiều cao mớn nước D/d cũng ảnh hưởng tới tính ổn định, sức cản của gió, dòng nước đối với tàu. Tỷ số giữa chiều rộng và mớn nước B/d càng lớn thì tính ổn định càng cao nhưng lực cản sẽ tăng làm giảm tốc độ tàu. Tỷ số giữa các kích thước và giá trị của các hệ số béo hợp lý theo tính toán và kinh nghiệm được thể hiện tại bảng 1: 15
- Bảng 1: Tỷ số giữa các kích thước và giá trị của các hệ số béo của các loại tàu dân dụng Các loại Tỷ số giữa các kích thước chính Hệ số béo tàu L/B B/d D/d L/D Tàu khách đi 7 10 2,4 1,35 1215 0,56 0,70 0,95 biển xa 3,1 1,70 0,70 0,80 0,98 Tàu khách đi 6,5 2,6 1,35 10 14 0,50 0,70 0,85 biến gần 7,5 3,2 1,45 0,60 0,80 0,96 Tàu chở hàng 7,2 2,4 1,3 12 14 0,60 0,80 0,95 khô loại lớn 8,0 2,6 1,5 0,75 0,85 0,98 Tàu chở hàng 6,5 7,5 2,32,5 1,3 10 14 0,65 0,80 0,96 khô loại 1,5 0,75 0,85 0,98 trung bình Tàu chở hàng 6,0 2,22,4 1,2 10 14 0,70 0,82 0,96 khô loại nhỏ 7,0 1,4 0,75 0,86 0,98 Tàu chở dầu 6,0 2,53,0 1,29 12 14 0,75 0,83 0,98 loại lớn 7,0 1,40 0,85 0,88 0,99 Tàu chở dầu 6,8 2,3 1,20 12,5 0,72 0,78 0,97 loại vừa 7,5 2,5 1,31 14 0,77 0,85 0,99 Tàu đánh cá 5,0 2,0 1,20 9 11 0,5 0,75 0,77 6,0 2,4 1,30 0,6 0,80 0,85 1.3. Các hệ số béo của tàu thuỷ 1.3.1.Khái niệm. Các kích thước cơ bản của tàu gồm; chiều dài (L); chiều rộng (B); chiều cao (D,d) là rất quan trọng, nhưng chưa thể mô tả đầy đủ hình dáng của một con tàu, vì có thể cùng một kích thước như nhau nhưng tàu vỏ dưa lại có thể tích nhỏ hơn tàu đáy bằng. Hay nói cách khác: tàu vỏ dưa gầy hơn tàu đáy bằng. Để đặc trưng cho tính chất trên, người ta đã đưa ra đại lượng gọi là hệ số béo. Hệ số nói lên độ béo, gầy của một con tàu gọi là hệ số béo. Để biểu thị một cách đấy đủ các đặc điểm hình dạng thân tàu người ta dùng các hệ số béo của phần ngâm nước (Hình 5) L d 16
- B B d L Hình 5: Các hệ số béo của tàu thủy : Hệ số béo đường nước ; : Hệ số béo sườn giữa; : Hệ số béo lượng chiếm nước 1.3.2.Các loại hệ số béo. 1. Hệ số béo đường nước thiết kế ( ) Là tỷ số giữa diện tích đường nước thiết kế S và diện tích hình chữ nhật bao quanh nó, có chiều dài là L và chiều rộng là B: = S / L.B 2. Hệ số béo sườn giữa ( ) Là tỷ số giữa diện tích sườn giữa và diện tích hình chữ nhật bao quanh nó, có các cạnh là B và T: = / B.d 3. Hệ số béo lượng chiếm nước(Hệ số béo chung) ( ) Là tỷ số giữa thể tích phần chiếm nước V của tàu và thể tích hình hộp chữ nhật bao quanh nó, có các kích thước là L, B, d: = V / L.B.d 4. Hệ số béo lượng chiếm nước dọc tàu ( ) Là tỷ số giữa thể tích V và thể tích hình lăng trụ có diện tích đáy là diện tích sườn giữa , có chiều cao là chiều dài L của tàu: = V / .L = .LBd/ . BdL = / 5. Hệ số béo lượng chiếm nước thẳng đứng ( ) Là tỷ số giữa thể tích chiếm nước V và thể tích hình lăng trụ có diện tích đáy là diện tích đường nước thiết kế S và chiều cao là mớn nước T của tàu: = V / S.T = .LBd / .BdL = / 1.3.3. Ý nghĩa của các hệ số béo. 17
- Từ định nghĩa của các loại hệ số béo của tàu thuyền, ta có thể rút ra kết luận là trị số lớn nhất của các hệ số béo là một và ý nghĩa của các hệ số béo như sau: Hệ số béo đường nước thiết kế ( ) cho ta biết độ thon của mũi, lái tàu: + có giá trị lớn, chứng tỏ con tàu có mũi tù, sức cản của nước đối với tàu lớn. + có giá trị nhỏ, chứng tỏ con tàu có mũi nhọn, sức cản của nước đối với tàu nhỏ. Mặt khác còn là cơ sở để xác định các hệ số béo khác. Hệ số béo sườn giữa ( ) cho ta biết độ thon theo chiều ngang của con tàu và còn là cơ sở để xác định các hệ số béo khác. + có giá trị lớn, chứng tỏ con tàu có tuyến hình mình phản. + có giá trị nhỏ, chứng tỏ con tàu có tuyến hình vỏ dưa. Hệ số béo lượng chiếm nước (Hệ số béo chung) ( ) cho ta biết tuyến hình của phần ngâm nước của thân tàu. + có giá trị lớn, chứng tỏ thân tàu có dung tích lớn, có thể chứa được khối lượng hàng hoá lớn. + có giá trị nhỏ, chứng tỏ thân tàu có dung tích nhỏ, có thể chứa được khối lượng hàng hoá nhỏ. + còn để xác định trọng lượng con tàu và trọng lượng hàng hoá. Ví dụ: Một con tàu có trọng tải 100 tấn, các kích thước chủ yếu như sau: Chiều dài L = 32 m Chiều rộng B = 6 m Mớn nước đầy tải T = 1,2 m Hệ số béo lượng chiếm nước được xác định là = 0,7, nghĩa lã thể tích phần ngâm nước của tàu chỉ bằng 70% thể tích của hình hộp chữ nhật bao quanh nó. Thể tích hình hộp chữ nhật đó sẽ là: Vhh = L.B.d = 32 . 6 . 1,2 = 230,4 (m3) Thể tích phần chiếm nước (lượng chiếm nước D) của tàu sẽ là: D = . LBT = 0,7 . 230,4 = 161,28 (tấn) Mà trọng tải tinh của tàu là 100 tấn, vậy trọng lượng riêng (trọng tải nguyên) của tàu sẽ là: 161,28 161,28 = 61,28 (tấn) Cần lưu ý, trong tính toán lập kế hoạch sản xuất người ta lấy tỷ trọng ( ) của nước bằng các số tương đối sau: ngọt = 1,0 tấn / m3 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kiến trúc nhà công cộng: Phần 2 - GS.TS.KTS.Nguyễn Đức Thiềm
148 p | 548 | 190
-
Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất
449 p | 106 | 24
-
Giáo trình bổ túc nâng hạng GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì
381 p | 122 | 23
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
28 p | 154 | 21
-
Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì môn Kinh tế vận tải - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
29 p | 133 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn