Giáo trình Bóng rổ - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
lượt xem 11
download
(NB) Bóng rổ là một trong những môn thể thao hội tụ đầy đủ và thể hiện rất cao về tính đối kháng, tính tập thể. Nội dung giáo trình gồm 2 chương, cung cấp các kiến thức về Sơ lược lịch sử và quá trình phát triển của môn bóng rổ. Phương pháp các kỹ thuật cơ bản. Những điều luật cơ bản trong bóng rổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bóng rổ - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH BÓNG RỔ BẬC TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Tp. HCM – 2018
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH BÓNG RỔ THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN Chủ biên Nguyễn Thị Lan Em Học vị Thạc sỹ Thành viên tham dự Nguyễn Ngọc Linh Học vị Thạc sỹ TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI Huỳnh Thị Tuyết Hồng Trương Hiền Nguyễn Thị Lan Em HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI
- LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu của Giáo dục dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa của nước ta là Đào tạo một lớp người mới cho tương lai với đủ các tiêu chí là có đạo đức, phẩm chất tốt, có kiến thức văn hóa sâu rộng và có một thể chất khỏe mạnh. Cả 3 tiêu chí này đều có tầm quan trọng như nhau và chính nó sẽ hình thành nên một con người phát triển toàn diện. Bóng rổ là một trong những môn thể thao hội tụ đầy đủ và thể hiện rất cao về tính đối kháng, tính tập thể. Bóng rổ giúp phát triển rất tốt các tố chất như: Nhanh – mạnh – bền – khéo léo và kỹ thuật. Cho nên Giảng viên Thể dục thể thao thường lấy môn bóng rổ nhằm phát triển và bổ trợ cho nhiều môn thể thao khác. Bản thân môn bóng rổ có một sức hút rất lớn với mọi người, Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Cuốn giáo trình giảng dạy này được biên soạn phù hợp với chương trình, thời lượng đối với một học sinh - sinh viên hệ Cao đẳng. Giáo trình gồm 2 chương: Chương 1:- Sơ lược lịch sử và quá trình phát triển của môn bóng rổ. - Phương pháp các kỹ thuật cơ bản. Chương 2: Những điều luật cơ bản trong bóng rổ. Trong quá trình biên soạn mặc dù đã rất cố gắng nhưng như trên đã trình bày, do chương trình và thời lượng dành cho môn học còn ít, nên giáo trình này viết chưa thật sâu và rộng so với sự mong muốn của các tác giả. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp để giáo trình này ngày càng hoàn thành hơn.
- MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BÓNG RỔ………...…………………….1 1. SỰ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ………………………………………….1 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ THẾ GIỚI………………….2 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ Ở VIỆT NAM ......................... 2 4. PHƯƠNG PHÁP CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN................................................... 3 4.1. Khát quát ..................................................................................................... 3 4.2. Phương pháp các kỹ thuật cơ bản ................................................................ 4 4.2.1. Các kỹ thuật chuyền bắt bóng cơ bản....................................................... 4 4.2.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 4 4.2.1.2. Phân loại ............................................................................................ 4 4.2.1.3. Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp ................... 4 4.2.1.4. Phương pháp kỹ thuật chuyền và bắt bóng hai tay trước ngực trực tiếp .......................................................................................................... 6 4.2.2 Các kỹ thuật dẫn bóng cơ bản ................................................................... 8 4.2.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 8 4.2.2.2. Phân loại ............................................................................................ 8 4.2.2.3. Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng ........................................................... 8 4.2.3 Các kỹ thuật ném rổ cơ bản ..................................................................... 10 4.2.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 10 4.2.3.2. Phân loại .......................................................................................... 10 4.2.3.3. Kỹ thuật tại chỗ và nhảy ném rổ 1 tay trên vai ............................... 11 Chương 2: LUẬT BÓNG RỔ................................................................................. 14 1. NHỮNG ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN TRONG MÔN BÓNG RỔ.......................... 14 2. KÍCH THƯỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ .......................................... 15 3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THI ĐẤU BÓNG RỔ ................................ 18 3.1. Một số qui định cơ bản về đội bóng .............................................................. 18 3.2. Một số qui định cơ bản về trận đấu bóng rổ .................................................. 19 3.3. Một số qui định cơ bản về cách chơi bóng .................................................... 20 3.4. Một số qui định cơ bản khi tiến hành nhảy tranh bóng ................................. 22
- 3.5. Một số qui định cơ bản khi tiến hành phát bóng biên ................................... 23 3.6. Một số qui định cơ bản để tiến hành hội ý..................................................... 24 3.7. Một số qui định cơ bản để tiến hành thay người ........................................... 26 4. PHẠM LUẬT VÀ LỖI CÁ NHÂN .................................................................... 28 4.1. Những kiến thức cơ bản về luật và lỗi ........................................................... 28 4.2. Những điều luật thường áp dụng trong thi đấu .............................................. 31 4.2.1. Luật dẫn bóng ......................................................................................... 31 4.2.2. Chạy bước............................................................................................... 32 4.2.3. Các điều luật về thời gian ....................................................................... 33 4.2.4. Bóng trở về sân sau ................................................................................ 34 4.3. Các hình thức phạm lỗi thường xảy ra trong thi đấu ..................................... 34 4.3.1. Lỗi cá nhân ............................................................................................. 34 4.3.2. Lỗi đồng đội ........................................................................................... 35 4.3.3. Lỗi hai bên .............................................................................................. 35 4.3.4. Lỗi kỹ thuật ............................................................................................ 35 4.3.5. Lỗi phản tinh thần thể thao ..................................................................... 37 4.3.6. Lỗi trục xuất ........................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 39
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ Chương I GIỚI THIỆU KỸ THUẬT MÔN BÓNG RỔ Giới thiệu chương Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm người trên sân. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế không cho đối phương ném bóng vào rổ mình. Bóng rổ là một trong những môn thể thao thịnh hành và được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Philippines,… Mục tiêu chương - Hiểu biết sự phát triển bóng rổ thế giới và trong nước, hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động thể dục ở các trường cũng như công tác phong trào. Ý nghĩa, tác dụng của luyện tập môn bóng rổ đối với học sinh- sinh viên. - Phân tích được kỹ thuật môn bóng rổ. Thực hiện khá chính xác kỹ thuật cơ bản. - Có ý thức tự giác tập luyện, xác định được động cơ học tập đúng đắn phát triển thể lực chuyên môn. Nội dung 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ Bóng rổ ra đời năm 1891, do Dr.James Naismith – giảng viên giáo dục thể chất của học viện Springfield thuộc bang Massacusets (Mỹ) phát minh. Khi sáng tạo ra môn bóng rổ, ông đã sử dụng và phát triển môn này từ những trò chơi đơn giản và đã phổ biến từ rất lâu ở Mỹ. từ hơn 2500 trước đây, những người bộ tộc da đỏ In – ki và Mause sống trên lãnh thổ Mehico hiện nay đã có trò chơi “Poc –tô-poc”. Hình thức trò chơi này là những người tham gia tìm cách dùng vai, thân hoặc chân (không được dùng tay) để đưa bóng vào một cái vòng bằng đá gắn trên tường cao. Để cho giờ học thể dục trong nhà tập vào mùa đông thêm sinh động. Naismith đã suy nghĩ ra một trò chơi mới. Ông gắn 2 chiếc rỗ bằng gỗ để dùng khi đi hái đào vào tay vịn hành lang phòng tập để làm chỗ ném bóng vào. Trò chơi đã tỏ ra hết sức hấp dẫn, cuốn hút và kết quả thu được vượt ra ngoài sự tưởng tượng. Lúc đầu mỗi đội KHOA CÁC MÔN CHUNG 6
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ có 9 người chơi, sau đó giảm xuống còn 7 và sau củng chỉ còn 5 người trên sân. Năm 1892 NaiSmith đã soạn thảo ra sách “Luật bóng rổ” gồm có 15 điều luật được áp dụng cho những trận thi đấu bóng rổ đầu tiên. Và cơ bản phần lớn trong những điều luật này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ CỦA THẾ GIỚI * Giai đoạn đầu (1892 - 1918): Thời kỳ hình thành của môn bóng rổ mới. Từ một trò chơi để làm cho bài tập thể dục thêm sinh động, dần dần qua thực tế bóng rổ đã trở thành một môn thể thao mang sắc thái riêng biệt. Từ năm 1892 sau khi luật bóng rổ chính thức đầu tiên được ban hành và có những cuộc thi đấu chính thức theo luật này thì hệ thống kỹ - chiến thuật bóng rổ được hình thành và phát triển rất nhanh. Trong chiến thuật đã bắt đầu xuất hiện chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ; xác định được vị trí và chức năng của từng đấu thủ trên sân. Về sau, môn bóng rổ phát triển dần sang các nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin rồi sang Châu Âu và Nam Mỹ. Tại thế vận hội Olympic lần thứ 3 ở Saint loui (Mỹ) năm 1904 môn bóng rổ chính thức được thi đấu biểu diễn. Năm 1913, giải Vô địch bóng rổ đầu tiên của Châu Á được ổ chức ở Manila – Thủ Đô của Philippine. 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ Ở VIỆT NAM Tháng 11 năm 1992, Hội Bóng rổ Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam, viết tắt là VBF (Vietnam Basketball Federation. Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đòan Bóng rổ Quốc tế. Theo báo cáo trong Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam khóa II (1997 – 2001) thì trên cả nước hiện đang có khoảng 15.000 người tham gia tập luyện bóng rổ thường xuyên. Có 7 đội mạnh, 13 đội Á (5 đội nữ và 14 đội trẻ). Trên thực tế có khoảng 500 vận động viên chia làm 4 tuyến hiện đang tham gia tập luyện. Tuy nhiên nếu so sánh với trình độ bóng rổ của các nước trong khu vực thì vận động viên Việt Nam vẫn còn kém về chuyên môn, về chiều cao và cả thể lực do đó cần phải có sự quan tâm thích đáng hơn trong khâu tuyển chọn và có kế hoạch tập luyện tích cực để bù lấp những mặt năng lực vẫn còn hạn chế của lực lượng vận động viên bóng rổ nước nhà. KHOA CÁC MÔN CHUNG 7
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ 4. PHƯƠNG PHÁP CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN 4.1. Khái quát Do mục đích trong quá trình thi đấu bóng rổ là 2 đội sẽ cùng tranh giành một quả bóng để ném vào rổ đối phương nên trong tấn công các Vận động viên sẽ thường xuyên di chuyển và hoán đổi vị trí cho nhau để tìm cách chiến các vị trí thuận lợi có thể gây sức ép tấn công và ném bóng vào rổ đối phương; Bên cạnh đó, trong phòng thủ cũng không ngừng che chắn, ngăn cản các đường di chuyển, chuyền hoặc ném rổ của đối phương nhằm hạn chế khả năn ghi điểm của họ… Theo IU.M.PORNOVA (1997) thì một Vận động viên bóng rổ trong mỗi trận đấu phải di chuyển nhanh và biến hóa trên 5000m; bật nhẩy khoảng 130 – 150 lần; phối hợp tăng tốc – giảm tốc và đột biến hướng từ 120 – 150 lần và ở những thời điểm nổ lực gắn sức nhất thì nhịp tim của một vận động viên có thể lên tới 180 – 200 lần/phút nên sau mỗi trận đấu trọng lượng cơ thể của một vận động viên có thể giảm đi từ 2 – 4 kg. Mặt khác, do có sự tác động của một số điều luật qui định về thời gian khống chế bóng, nên ngoại trừ trường hợp phản công nhanh dẫn đến kết thúc bất ngờ, thì trong suốt quá trình triển khai thi đấu các đấu thủ trên sân thường có su hướng tấn công qua nửa sân đối phương hoặc lui về phòng thủ tích cực ở nửa sân nhà, nên nhìn chung mọi hoạt động của 10 đấu thù trên sân hầu như chỉ diễn ra trong cùng một lúc ở cùng một nữa sân mà quyết liệt nhất vẫn là khu vực lân cận rổ cho đến những khu vực cách vòng 3 điểm khoảng từ 1.00m đến 1.20m. Các hành động vận động liên tục trong một không gian tương đối hạn chế như trên đòi hỏi người chơi phải có năng lực phối hợp vận động tốt, nắm vững kỹ thuật, kỹ xảo và đặc biệt phải luôn nhạy bén khi quan sát, đánh giá mọi tình huống xảy ra để lựa chọn hành động đáp trả một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Cần phải thấy rằng những va chạm trực tiếp về thể chất đối với đối phương và sự căn thẳng về tâm lý do áp lực của nhiệm vụ thi đấu hoặc từ phía trọng tài, khan giả… luôn có sự tác động mạnh mẽ lên Vận động viên nên họ cần phải nỗ lực ý chí rất lớn để vượt qua sự mệt mỏi về thần kinh và cơ bắp có chiều hướng càng tăng dần khi về cuối trận để hoàn thành tốt nhiệm vụ thi đấu được giao. 4.2. Phương pháp các kỹ thuật cơ bản 4.2.1. Các kỹ thuật chuyền bắt bóng cơ bản KHOA CÁC MÔN CHUNG 8
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ 4.2.1.1. Khái niệm Chuyền bóng là đưa bóng lên trên không, lăn bóng hoặc làm bóng bật đất để bóng vượt qua người phòng thủ và đến tay đồng đội ở vị trí thuận lợi nhất. Bắt bóng là những động tác hợp lí để đón những đường chuyền đến một cách chắc chắn và sẵn sang thực hiện các đông tác tiếp theo. Phối hợp chuyền bắt bóng tốt sẽ tạo nên sự liên kết chiến thuật trong tấn công, làm cho hàng phòng thủ của đối phương bị rối loạn và tạo cơ hội thuận lợi để dứt điểm. 4.2.1.2. Phân loại * Các kỹ thuật tại chỗ chuyền bóng cơ bản: - Chuyển bóng 1 tay: trên vai, bên mình, dưới thấp, sau lưng… - Chuyển bóng 2 tay: trên đầu, ngang vai, trước ngực (trực tiếp, gián tiếp )… - Nhảy chuyền 2 tay trên đầu. * Các kỹ thuật tại chỗ bắt bóng cơ bản: - Bắt bóng 1 tay: trên cao, trước ngực… - Bắt bóng 2 tay: trước ngực, dưới thấp, bắt bóng bật đất… * Phối hợp chuyền bắt bóng: - Di chuyển chuyền bóng một tay: bên mình, dưới thấp… - di chuyển chuyền bóng hai tay: trước ngực (trực tiếp, gián tiếp)… 4.2.1.3. Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp + Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực trực tiếp * Cách vận dụng: Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực trực tiếp là một kỹ thuật chuyền cơ bản. Nó đơn giản có thể vận dụng chuyền nhanh và chính xác ở cự ly gần và trung bình. * Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cần bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng chuyền. - Khi chuyền bóng: Chân sau đạp đất đẩy thân người về trước, đồng lúc kéo bóng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài thành một đường vòng cung nhỏ đến ngang KHOA CÁC MÔN CHUNG 9
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ tầm ngực thì cổ tay hơi bẻ ra ngoài và duỗi 2 cánh tay về hướng chuyền. Khi cách tay gần duỗi thẳng thì phối hợp giữa lực cỗ tay và lực miết vào bóng của 3 ngón cái, trỏ, giữa để chuyền bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng bởi 3 ngón cái, trỏ và giữa. Sau khi bóng rời khỏi tay, trọng tâm dồn về trước, 2 tay duỗi thẳng song song với mặt đất hướng về hướng chuyền. Hình 1.1 Kỹ thuật bắt bóng hai tay trước ngực trực tiếp * Cách vận dụng: Đây là kỹ thuật cơ bản để bắt bóng từ tất cả các hướng chuyền đến, dễ dàng bảo vệ bóng rất tiện lợi cho việc thực hiện các động tác tiếp theo sau. * Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu, thân trên quay về hướng bóng tới. Hai tay thả lỏng, hai lòng bàn tay hướng vào nhau với khoảng cách nhỏ hơn đường kính của bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên theo hình túi, hai ngón cái và trỏ mở theo hình bán nguyệt theo hướng bóng tới. - Khi bắt bóng: Xác định hướng bóng đến và chủ động đưa hình tay đã tạp sẵn về phía bóng. Đầu tiên cho bóng tiếp xúc với phẩn chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng, sau đó nhanh chóng kéo bóng về trước ngực để hoãn xung đồng thời kém cỗ tay, hai tay hơi gập ở khớp khuỷu để bảo vệ bóng và chuẩn bị thực hiện động tác tiếp theo. Hình 1.2 Bắt bóng hai tay trước ngực Sai lầm thường mắc khi chuyền bắt bóng và biện pháp sửa chữa: KHOA CÁC MÔN CHUNG 10
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ * Chuyền bóng không chính xác do trong quá trình tập ban đầu học sinh – sinh viên dùng lực không đều hoặc tiếp xúc bóng chưa hợp lý đặc biệt là ở giai đoạn trước khi bóng rời tay. Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng đúng vị trí, thả lỏng cổ tay, khi chuyền nên kép hai khuỷu tay vào thân mình và miết tích cực các ngón tay vào bóng. * Không thể chuyền bóng đi xa do động tác phối hợp lực giữa tay, chân và thân chưa nhịp nhàng. Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng cố định, tập chuyển lực từ chân, thân đến tay liên tục. khi đã nhuần nhuyễn động tác thì tiếp tục kết hợp lực duỗi của tay và lực miết của các ngón tay để chuyền bóng đi. * Khi bắt, bóng bị bật khỏi tay hoặc lọt về sau. Biện pháp sửa chữa: Tập chủ động tiếp xúc bóng khi đng thả lỏng 2 bàn tay với các ngón tay xòe đều tự nhiên hình túi, thu hẹp cự ly 2 ngón cái và áp sát 2 khuỷu tay vào thân. 4.2.1.4. Phương pháp kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp + Giới thiệu kỹ thuật: Giảng viên tiến hành phân tích, giảng giải và thị phạm cho học sinh – sinh viên nắm vững kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp theo một số bước căn bản như sau: * Khái quát tên, đặc điểm và cách vận dụng: Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp là 1 trong những dạng kỹ thuật cơ bản dễ thực hiện và có độ chính xác tương đối cao nên các đấu thủ rất thường sử dụng khi phối hợp tấn công ở nhiều cự ly và nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là khi người phòng thủ kèm không sát. * Làm mẫu và phân tích kỹ thuật: - Làm mẫu kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực trực tiếp hoàn chỉnh và kết hợp với sự mô tả bằng ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng để giúp học sinh – sinh viên cảm nhận đầy đủ cấu trúc của động tác vả nhanh chóng hình thành tư duy động tác. - Đây là giai đoạn ban đầu do đó trong quá trình phân tích kỹ thuật nên làm mẫu các giai đoạn chậm rãi để người học dễ tiếp thu cách thực hiện và nhịp điệu của động tác. Sau đó có thể thị phạm một số động tác sai thường gặp và nêu biện pháp sửa chữa KHOA CÁC MÔN CHUNG 11
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ cụ thể để học sinh – sinh viên có ý thức phòng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập luyện động tác. + Tiến hành tập luyện: * Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ tập tư thế chuyền và bắt bóng. Nên cho học sinh tập từng giai đoạn của động tác cho đến khi nhuần nhuyễn rồi mới thực hiện kỹ thuật hoàn chỉnh. Trong giai đoạn tập không bóng này giảng viên cần chú ý đến trình tự, nhịp điệu và khả năng phối hợp lực khi thực hiện động tác của học sinh, nếu phát hiện sai sót phải sửa ngay để tránh sự hình thành động tác sai về sau. * Cho học sinh – sinh viên đứng hai hàng ngang đối diện nhau để tập tại chỗ chuyền và bắt bóng theo trình tự từ dễ đến khó, ví dụ như cự ly (từ gần đến xa), tốc độ (từ chậm đến nhanh) và tăng những yêu cầu về độ khó (giảm động tác thừa, tăng độ chính xác…) để phù hợp với khả năng thực hiện kỹ thuật của học sinh. - Ký hiệu: A B A và B đứng đối diện, cự ly từ 3 đến 6m thực hiện tại chỗ chuyền bắt bóng. Ngoài ra, trong quá trình tập kỹ thuật tại chỗ chuyền bắt bóng còn có thể áp dụng cho 3, 4 hoặc 5 người với đội hình tập luyện như sau: Hình 1.3 Đội hình tập luyện chuyền bóng * Sau khi hoàn thành các đội hình đơn giản sẽ cho học sinh – sinh viên tập các đội hình và bài tập phức tạp hơn chẳng hạn như tập chuyền bắt bóng khi có người phòng thủ, phối hợp với những kỹ thuật khác… hoặc cho học sinh làm quen với những bài tập có cấu trúc và yêu cầu gần giống với những tình huống trong thi đấu để họ có điều kiện áp dụng những kỹ thuật đã học vào thực tế. 4.2.2. Các kỹ thuật dẫn bóng cơ bản 4.2.2.1. Khái niệm Dẫn bóng là một kỹ thuật cá nhân quan trọng thường dùng để đột phá và gây rối loạn cho hàng phòng thủ của đối phương trong tấn công. Trong những trường hợp bị KHOA CÁC MÔN CHUNG 12
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ truy cản liên tục khi đối phương sử dụng chiến thuật 1 kèm 1 thì các đấu thủ phải có khả năng dẫn bóng tốt để thoát khỏi sự đeo bám và nếu có thời cơ thuật lợi còn có thể chủ động phản công. Vì vậy, dẫn bóng là một dạng kỹ thuật trọng yếu mà các đấu thủ bóng rổ cần rèn luyện thuần thục cho cả hai tay. 4.2.2.2. Phân loại Các kỹ thuật dẫn bóng cơ bản - Tại chỗ dẫn bóng + Trọng tâm cao + Trọng tâm thấp - Di động dẫn bóng + Biến tốc + Biến hướng + Quay người đổi tay 4.2.2.3. Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng Tại chỗ dẫn bóng tầm cao: * Cách vận dụng: Là kỹ thuật thường được vận dụng khi người khống chế bóng đang đứng xa người phòng thủ, khi cần giữ bóng sống để quan sát tình hình trên sân và tạm thời giảm nhịp độ trận đấu hoặc phối hợp di chuyển dẫn bóng qua người đối thủ… * Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều 2 chân. Hai tay thả lỏng tự nhiên và giữ bóng ngang bên hông thuận, bàn tay thuận đặt trên đỉnh bóng, tay không thuận đặt phía dưới bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với phần chai tay và lòng của các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Mắt quan sát nhìn trên sân. - Khi dẫn bóng: + Từ tư thế chuẩn bị rút tay không thuận ra, lấy khuỷu tay thuận làm trụ để dùng lực cổ tay thông qua cẳng tay đến chai tay và lòng các ngón tay ấn bóng xuống. Sau khi bóng rời tay sẽ tiếp tục đi xuống và chạm đất tại 1 điểm cách mũi bàn chân thuận từ 10cm đến 15cm ở ngoài thân người rổi theo quán tính bóng lại nẩy thẳng lên. + Dùng bàn tay thuận chủ động đón đỉnh đầu bóng ngay từ dưới thắt lưng. Cổ tay hơi ngửa, bóng tiếp xúc đầu tiên với các ngón tay rồi đến các chai tay. Bàn tay thuậ KHOA CÁC MÔN CHUNG 13
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ tiếp tục đưa lên theo bóng để hãm đà nẩy của bóng cho đến ngang thắng lưng thì lại dùng sức của cổ tay và các ngón tay ấn bóng xuống lần kế tiếp. Hình 1.4. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp * Cách vận dụng: Được vận dụng khi người phòng thủ đến gần và có hành động truy cản hoặc cướp, phá bóng. * Phân tích kỹ thuật: - Tư thế chuẩn bị: Tương tự như kỹ thuật dẫn bóng trọng tâm cao nhưng người thực hiện sẽ lùi chân thuận về phía sau một bước để chuyển trọng tâm xuống thấp hơn. - Khi dẫn bóng: Các giai đoạn được thực hiện tương tự như trên nhưng ở kỹ thuật này bóng sẽ được khống chế ngang tầm đầu gối và có tần số nhanh hơn. Tay không dẫn bóng sẽ đặt phía trước để che chắn bóng, mắt quan sát tình hình trên sân. Sai lầm thường mắc phải khi dẫn bóng và biện pháp sửa chữa: * Không thể điều khiển bóng theo ý muốn do tiếp xúc bóng chưa tốt, chưa đúng thời điểm hoặc do cổ tay quá cứng nên không thể khống chế bóng nhịp nhàng. Biện pháp sửa chữa: Cố gắng giữ khuỷu tay cố định ở bên mình và thả lỏng cổ tay để có thể chủ động di chuyển bàn tay tiếp xúc với bóng đúng vị trí, đúng thời điểm. * Khi dẫn bóng thường bị mất bóng. Biện pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng thuần thục cả hai tay, dùng thân trên để che chắn, cách ly người phòng thủ với bóng và phối hợp với các động tác xoay trở để tránh né hoặc đưa bóng ra xa tầm tay với của người phòng thủ. 4.2.3. Các kỹ thuật ném rổ cơ bản 4.2.3.1. Khái niệm Ném rổ là một kỹ thuật tấn công mang tính quyết định đối với kết quả thành hay bại của một trận đấu và là khâu cuối cùng của một đợt phối hợp tấn công. Trong quá trình thi đấu, tỷ lệ ném rổ chuẩn xác cao hay thấp tùy thuộc vào một số yếu tố sau: KHOA CÁC MÔN CHUNG 14
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ - Ý chí phẩm chất: Thể hiện qua khả năng tập trung và ý thức trách nhiệm đối với mỗi lần ném rổ. người thực hiện kỹ thuật ném rổ cần mạng dạn, tự tin vào khả năng của mình và tránh biểu hiện mất bình tĩnh, lo sợ hoặc căng thẳng quá mức do bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. - Chọn vị trí tốt và đúng thời cơ: Là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật ném rổ. Bên cạnh đó phải nhanh chóng xác định điểm ngắm rổ (điểm chính giữa của nửa vành rổ hướng về người ném) và hình thành tư thế chuẩn để tạo góc ném phù hợp. - Độ ổn định của động tác: Là khả năng duy trì giống nhau 1 cấu trúc động tác qua nhiều lần thực hiện (góc độ rat ay; độ dẻo khi gập cổ tay, điều khiển lực miết của ngón tay…) để căn cứ vào đó mà tiếp tục kéo dài độ chuẩn xác của đường bóng hoặc có biện pháp chỉnh sửa các sai sót. - Đường bay và độ xoáy của bóng: Căn cứ vào cự ly ném xa hay gần, ném trực tiếp hay gián tiếp mà tạo quỹ đạo bay của bóng cho phù hợp. Tuy nhiên, do sức miết của các ngón tay vào bóng nên sau khi rời tay, bóng sẽ có xu hướng xoáy theo trục nằm ngang và ngược hướng bay. 4.2.3.2. Phân loại * Các kỹ thuật tại chỗ ném rổ cơ bản: - 1 tay: 1 tay trên cao, trên vai. - 2 tay: 2 tay trên cao, trước ngực. * Các kỹ thuật nhảy ném cơ bản: - 1 tay: 1 tay trên vai. - 2 tay: 2 tay trên cao, trước ngực. * Các kỹ thuật di động ném rổ cơ bản: - 1 tay: 1 tay trên vai, trên cao, dưới thấp. - 2 tay: 2 tay trên cao, trước ngực, dưới thấp. 4.2.3.3. Kỹ thuật tại chỗ và nhảy ném rổ 1 tay trên vai - Kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai: * Cách vận dụng: Tại chỗ ném rổ 1 tay trên vai là một loại kỹ thuật phổ biến được sử dụng nhiều ở các vị trí và nhiều cự ly khác nhau. Ưu điểm của nó là dễ thực KHOA CÁC MÔN CHUNG 15
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ hiện và phù hợp với nhiều loại đối tượng; vửa giữ được bóng chắc chắn vửa có thể ứng biến linh hoạt khi cần phối hợp chuyền xiết hoặc đột phá bất ngờ. * Phân tích kỹ thuật: + Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặc hơi chếch lên trên, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên và hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xòe đều tự nhiên, tiếp xúc với bóng bằng phần chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Hai cánh tay thả lỏng tự nhiên giữ bóng trước ngực hoặc ở phía trước bụng trên. Mắt quan sát điểm ngắm rổ. Hình 1.5 Kỹ thuật cầm bóng + Khi ném rổ: Đưa bóng từ vị trí trước ngực lên vai, đồng lúc khuỵu đều hai gối. Khi đưa bóng lên vai, bàn tay thuận đặc dưới bóng (lúc này điểm ngắm rổ và mặt trước cẳng tay cùng với hai ngón trỏ và giữ gần như nằm trên cùng 1 mặt phẳng tường tượng) và bàn tay còn lại xòe rộng tự nhiên giữ phía bên chếch về trước quả bóng. Sau khi đưa bóng lên vai, lập tức hai chân đạp đất chuyển lực từ chân qua thân tới vai thì duỗi cách tay về trước để chuyển lực sang khuỷu tay, khi tay gần duỗi thẳng thì gập cổ tay và miết các ngón tay vào bóng để đẩy bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng bởi hai ngón trỏ và giữa. Sau khi bóng rời tay, người vươn cao, trọng tâm dồn lên chân trước và do sức miết của các ngón tay bóng sẽ xoáy ngược trở lại theo trục ngang. KHOA CÁC MÔN CHUNG 16
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ Hình 1.6 Kỹ thuật ném rổ - Kỹ thuật nhảy ném rổ 1 tay trên vai: * Cách vận dụng: Nhảy ném rổ 1 tay trên vai là kỹ thuật tấn công được sử dụng thường xuyên trong thi đấu (chiếm 70% số lần thực hiện ném rổ). Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể tận dụng được độ cao do bật nhảy để vượt qua tay chắn của người phòng thủ. * Phân tích kỹ thuật: + Tư thế chuẩn bị: Tương tự như kỹ thuật tại chỗ ném đã nêu trên nhưng người ném phải hạ thấp trọng tâm bằng cách khuỵu đều hai gối để sẵn sàng nhảy ném khi có thời cơ. + Khi nhảy ném: Đạp mạnh hai chân để đưa thân người bật thẳng lên không, đồng thời đưa bóng từ tư thế chuẩn bị lên vai và tiếp tục duỗi tay về hướng rổ. khi cơ thể đạt độ dừng trên không lập tức gập cổ tay để miết các ngón tay vào bóng và đẩy bóng đi. Bóng sau cùng bởi hai ngón trỏ và giữa. - Sai lầm lầm thường mắt khi ném rổ và biện pháp sửa chữa: * Ném rổ ít chuẩn xác: Do trong quá trình tập ban đầu cảm giác về thời gian, không gian và khả năng điều khiển lực ném rổ của học sinh – sinh viên chưa tốt. Biện pháp sửa chữa: Tập cảm giác tay cho học sinh – sinh viên bằng cách cho họ đứng tại chỗ phối hợp đẩy bóng lên cao rồi bắt lại nhiều lần và tập sử dụng hai ngón trỏ và giữa để miết tích cực vào bóng trước khi bóng rời tay. * Đường đi thấp. Biện pháp sửa chữa: Khi ném cần nâng khuỷu tay hướng về trước và lên trên để tạo góc độ ra tay phù hợp với độ cao của rổ, bên cạnh đó phải chú ý điều khiển lực gập cổ tay và sức miết của các ngón tay vào bóng sao cho lực ném bóng đi luôn phù hợp với góc độ ra tay. KHOA CÁC MÔN CHUNG 17
- Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng rổ * Không lợi dụng được lực phối hợp toàn thân khi đứng tại chỗ ném rổ: Biện pháp sửa chữa: Cho học sinh -sinh viên đứng tại chỗ tập động tác ném không bóng nhiều lần cho đến khi có thể thực hiện thuần thục động tác hoàn chỉnh thì mới tập ném bóng vào rổ theo trình tự từ chậm đến nhanh. * Không lợi dụng được lực phối hợp toàn thân khi nhảy ném rổ: Biện pháp sửa chữa: Cho học sinh – sinh viên bật nhảy tại chỗ và lợi dụng đà bật để đưa bóng lên vai đồng lúc vươn thân người để khi thân người lên đến điểm cao nhất sẽ thực hiện duỗi tay ném bóng đi. Bài tập tập luyện: 1. Thực hiện kỹ thuật nhồi bóng. 2. Thực hiện kỹ thuật di chuyển dẫn bóng. 3. Thực hiện kỹ thuật chuyền bóng. 4. Thực hiện kỹ thuật bắt bóng. 5. Thực hiện kỹ thuật ném rổ. 6. Thực hiện kỹ thuật 2 bước ném rổ. KHOA CÁC MÔN CHUNG 18
- Chương 2: Luật Bóng rổ Chương 2 LUẬT BÓNG RỔ Giới thiệu chương Bóng rổ ngày càng được phổ biến và phát triển trên khắp thế giới. Vận động viên Bóng rổ ngày càng nhảy cao hơn, tốc độ thi đấu nhanh hơn và mạnh hơn. Các trận đấu ngày càng được nhiều người chú ý. Nhưng luật Bóng rổ thì không đơn giản và vì mục đích phát triển của Bóng rổ, trong từng giai đoạn, FIBA đã thay đổi luật để khán giả được thích thú hơn khi xem các trận thi đấu. Mục tiêu chương - Cung cấp cho học sinh - sinh viên cơ sở lý luận, kỹ năng, kiến thức, phù hợp với yêu cầu luật thi đấu bóng rổ, phương pháp tổ chức và trọng tài môn bóng rổ. Từ đó học sinh - sinh viên hiểu và biết vận dụng vào học tập môn học cũng như sau này ra công tác. - Hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và hoạt động trong công tác thể dục ở các trường cũng như công tác phong trào. - Qua học phần bóng rổ, học sinh - sinh viên thấy được vai trò, ý nghĩa của môn học, xác định được động cơ học tập đúng đắn Nội dung 1. NHỮNG ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN TRONG MÔN BÓNG RỔ Bất kỳ một môn thể thao nào cũng cần phải có những điều luật qui định cụ thể về cách chơi cũng như cách xác định việc thắng hoặc thua trong thi đấu. Các điều luật này được ban hành và áp dụng thống nhất cho các cuộc thi đấu được tổ chức ở từng vùng, từng quốc gia hoặc trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế do trình độ chuyên môn hóa của các môn thể thao luôn có chiều hướng đi lên nên các điều luật này cũng thường có những sự điều chỉnh mang tính tất yếu về nội dung để kịp thời tiếp cận và phù hợp với sự phát triển của từng môn thể thao hơn. Biểu hiện đặc trưng của những biến chuyển là tính khoa học vả sự chặc chẽ trong khâu vận dụng nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những mâu thuẫn mang tính khách quan đã phát sinh từ quá trình thi đấu trước đó và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trình độ thể thao phát triển ngày càng cao hơn trong các giai đoạn kế tiếp sau. KHOA CÁC MÔN CHUNG 19
- Chương 2: Luật Bóng rổ Luật bóng rổ nói riêng và luật của các môn thể thao nói chung chính là một hệ thống gồm nhiều điều luật cụ thể đã được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định. Việc bổ sung, hạn chế hoặc sửa đổi về nội dung của bất kỳ điều luật nào trong hệ thống này dù là nhỏ nhất cũng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận dụng và triễn khai kỹ - chiến thuật thi đấu của từng môn thể thao trong từng thời điểm khác nhau. Bóng rổ là một môn thể thao tập thể mang tính đối kháng trực tiếp và có nhiều tình huống thường xyên xảy ra trong thi đấu nên nó cần phải có một hệ thông tương đối phong phú và đa dạng gồm nhiều điều luật để vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ còn nhiều hạn chế của giáo trình này chúng tôi không thể trình bày hết toàn bộ nội dung của Luật bóng rổ hiện nay gồm có 8 chương và 58 điều mà chỉ có thể đề cập đến một số điều luật qui định về sân bãi và trang thiết bị phục vụ cho thi đấu hoặc các kiến thức cơ bản có liên quan đến việc tiến hành thi đấu bóng rổ như trình tự xử lý của trọng tài đối vớ những vi phạm về luật hoặc lỗi và những điều luật phổ biên thường áp dụng được trong quá trình triển khai thi đấu. Những nội dung có liên quan chưa đưa vào giáo trình này sẽ được hướng dẫn tham khảo trực tiếp trong “Luật bóng rổ” được Ủy ban Thể dục thể thao ban hành năm 2003. 2. KÍCH THƯỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ - Sân bóng rổ là 1 mặt phẳng hình chữ nhật, trên mặt phẳng không có vật cản. Nền sân làm bằng gỗ, nhựa tổng hợp bằng bê tông. - Sân bóng rổ dài 15m x 28m, được tính từ mét trong của đường biên. - Các đướng kẽ trên sân phải rõ ràng và rộng 5cm. - Đường giữa sân được kẽ song song với 2 đường biên cuối san, cắt hai đường biên dọc ở điểm chính giữa và được kéo dài thêm 15cm ở mỗi bên. - Các vòng tròn trên sân có đường kính là 3.6m tính từ mét ngoài vòng tròn. Ở nửa trong 2 vòng tròn ném phạt được kẽ không liền nét với các vạch dài 35cm và cách nhau 40cm. KHOA CÁC MÔN CHUNG 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bóng rổ - Nguyễn Hữu Bằng
213 p | 1259 | 244
-
Huấn luyện bóng rổ hiện đại part 1
23 p | 600 | 153
-
Kỹ thuật chơi bóng rổ hiện đại: Phần 1
84 p | 355 | 70
-
Giáo trình Bóng rổ (Tập 1-Kỹ chiến thuật và phương pháp giảng dạy): Phần 1
256 p | 24 | 8
-
Giáo trình Bóng rổ (Tập 1-Kỹ chiến thuật và phương pháp giảng dạy): Phần 2
104 p | 26 | 7
-
Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phối hợp với bóng trong môn Bóng rổ nhằm phát triển thể lực cho sinh viên không chuyên Đại học Huế
5 p | 31 | 5
-
Thực trạng thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng rổ nam trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 8 | 4
-
Hiệu quả chương trình giảng dạy môn Bóng rổ tự chọn cho nữ sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên
6 p | 7 | 4
-
Giáo trình dạy học môn Giáo dục thể chất (Trình độ: Trung cấp): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
46 p | 16 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng rổ tại trường Đại học Quảng Nam
7 p | 36 | 4
-
Kết quả lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật 2 bước ném rổ trong môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành GDTC, Khoa GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn
7 p | 49 | 3
-
Vấn đề huấn luyện sức bền chuyên môn trong môn Bóng rổ cho vận động viên sinh viên
3 p | 10 | 3
-
Xác định mục tiêu, nội dung và tiêu chí đánh giá chương trình môn học Bóng rổ ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
4 p | 43 | 3
-
Xác định test đánh giá thể lực cho đội tuyển bóng rổ nữ lứa tuổi 14 – 15 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 34 | 2
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ của nam sinh viên đội tuyển bóng rổ trường Đại học Xây dựng
3 p | 40 | 2
-
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản cho đội tuyển bóng rổ nam trường Trung học cơ sơ Lý Phong, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 4 | 2
-
Giáo trình môn Giáo dục thể chất trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng
132 p | 4 | 0
-
Giáo trình môn Giáo dục thể chất trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp
98 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn