YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình CAD/CAM cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
14
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình "CAD/CAM cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng)" với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được những ưu điểm khi dùng phần mềm Visi để thực hiện bản vẽ chuyên ngành cơ khí; nắm được các phương pháp vẽ tạo các khối 3D, các phương pháp phối hợp các đối tượng lại tạo thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hỗ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ chính xác cao. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình CAD/CAM cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT NGUYỄN TRƢỜNG TỘ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔĐUN: CAD/CAM CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 387/QĐ-CĐKTNTT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ) (LƢU HÀNH NỘI BỘ) TP. Hồ Chí Minh, năm 2022 1
- LỜI NÓI ĐẦU Nhằm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao chất lƣợng đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trƣờng Cao Đẳng Kỹ Thuật Nguyễn Trƣờng Tộ tổ chức biên soạn giáo trình trình độ Trung cấp, Cao đẳng cho tất cả các môn học thuộc các ngành, nghề đào tạo tại trƣờng. Từ đó giúp cho học sinh – sinh viên có điều kiện học tập, nâng cao tính tự học và sáng tạo. Giáo trình môn học CAD/CAM CƠ BẢN thuộc các môn chuyên ngành của ngành đào tạo Cắt gọt kim loại và là tài liệu tham khảo cho ngành Cắt gọt kim loại. • Vị trí môn học: đƣợc bố trí ở học kỳ 3 của chƣơng trình đào tạo cao đẳng và học kỳ 3 của chƣơng trình trung cấp. • Mục tiêu môn học: Sau khi học xong môn học này ngƣời học có khả năng: * Kiến thức: + Trình bày đƣợc những ƣu điểm khi dùng phần mềm Visi để thực hiện bản vẽ chuyên ngành cơ khí. + Trình bày đƣợc các phƣơng pháp vẽ tạo các khối 3D, các phƣơng pháp phối hợp các đối tƣợng lại tạo thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hỗ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ chính xác cao. * Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức của môn học để tính toán, thiết kế đƣợc các chi tiết máy đơn giản. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môn học đối với nghề nghiệp. - Hình thành ý thức học tập, say mê nghề nghiệp qua từng bài học. - Có tác phong công nghiệp, an toàn lao động trong quá trình làm thí nghiệm và thực tập. • Thời lƣợng và nội dung môn học: Thời lƣợng: 75 giờ; trong đó: Lý thuyết 21, Thực hành 51, kiểm tra: 3 Nội dung giáo trình gồm các chƣơng/ bài: - Bài 1: Sử dụng chƣơng trình và các lệnh thiết kế trong VISI - Bài 2: Tiện ích của SKETCH - Bài 3: Thiết kế mô hình chi tiết - Bài 4: Sử dụng lệnh trợ giúp và các phƣơng pháp lựa chọn đối tƣợng - Bài 5: Các lệnh vẽ nhanh - Bài 6: Xuất bản vẽ kỹ thuật Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã chọn lọc những kiến thức cơ bản, bổ ích nhất, có chất lƣợng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh – sinh viên bậc cao đẳng, trung cấp tại trƣờng. 2
- Tuy nhiên, quá trình thực hiện không thể tránh những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp và các em học sinh – sinh viên để hiệu chỉnh giáo trình ngày càng hiệu quả hơn. Trân trọng cảm ơn. Tác giả: Đoàn Thành Phúc 3
- MỤC LỤC Tên bài Trang Lời nói đầu Bài 1: Sử dụng chƣơng trình và các lệnh thiết kế trong VISI 5 Bài 2: Tiện ích của SKETCH 12 Bài 3: Thiết kế mô hình chi tiết 18 Bài 4: Sử dụng lệnh trợ giúp và các phƣơng pháp lựa chọn đối tƣợng 23 Bài 5: Các lệnh vẽ nhanh 29 Bài 6: Xuất bản vẽ kỹ thuật 31 Bài tập 42 Tài liệu tham khảo 62 4
- Bài 1 SỬ DỤNG CHƢƠNG TRÌNH VÀ CÁC LỆNH THIẾT KẾ TRONG VISI Mục tiêu: * Kiến thức: - Phân tích đƣợc các đặc điểm và môi trƣờng làm việc của phần mềm Visi; - Xác định đƣợc các chức năng trên màn hình đồ họa. * Kỹ năng: Khởi động được phầm mềm Visi. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm. Nội dung: 1 GIỚI THIỆU SỬ DỤNG CHƢƠNG TRÌNH VISI VISI đƣợc biết đến nhƣ là một trong các giải pháp CAD/CAM/CAE chuyên dụng hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp khuôn mẫu. VISI bao gồm các module chuyên dụng cho thiết kế khuôn nhựa (VISI Mould), thiết kế khuôn giày (VISI Shoes) và thiết kế chế tạo dập liên hợp (VISI Progress). Tất cả các module trên đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn với tính năng gia công mạnh mẽ của VISI Machining để tạo ra một môi trƣờng hoàn hảo từ thiết kế cho đến thành phẩm. Là một sản phẩm có từ năm 1988. VISI với các đầy đủ các tính năng thiết kế chuyên dụng và các công cụ đặc biệt để tạo các khuôn âm, khuôn dƣơng và thiết kế kết cấu. Gia công từ 2 trục đến 5 trục và gia công phay tốc độ cao (High Speed Milling- HSM). Hiện nay nhà phát triển bộ phần mềm VISI thuộc tập đoàn phần mềm VERO Software đã tích hợp vào trong VISI giải pháp phân tích lƣu biến học (VISI Flow) dùng để phân tích dòng chảy nhựa trong khuôn với các tính năng phân tích quá trình điền đầy, phân tích độ co rút và đƣờng nƣớc, nhiệt độ…với việc tích hợp này VISI đã trở thành phần mềm chuyên dụng đầu tiên và duy nhất trên thế giới có đầy đủ sự tƣơng tác giữa CAD, CAM và CAE trong qui trình thiết kế và chế tạo khuôn ép nhựa. 1.1 Khởi động VISI Sau khi cài đặt xong phần mềm VISI, thƣờng sẽ có một biểu tƣợng VISI để chạy chƣơng trình ngoài màn hình nền. Ta có thể tạo một Shortcut ngoài màn hình nền bằng cách nhấp chuột vào nút Start trong Windows, nhấp phải chuột vào VISI, chọn Send / Shortcut on Desktop. Bất cứ một tập tin nào sử dụng phần mềm VISI đều có đuôi ở dạng *.WKF. Nếu trong một vài trƣờng hợp mà máy tính có sự cố, file sẽ đƣợc lƣu lại dƣới dạng file tạm (backup file) và khi khởi động lại phần mềm thì hệ thống sẽ hỏi là có sử dụng lại file backup hay không. Có thể đặt lại thời gian lƣu file theo một thời gian cố định. Ngoài ra mỗi khi lƣu file VISI sẽ tạo một file hình ảnh *.Bmp. 1.2 Cấu trúc màn hình đồ họa Giao diện VISI là một giao diện sử dụng kiểu XP, rất thân thiện và đẹp mắt, đƣợc thể hiện nhƣ hình bên dƣới: 5
- 1.2.1. Trình đơn xổ dọc - Đây là sự truy cập các lệnh theo phƣơng xổ dọc từ trên phần trên của phần mềm. Tất cả các lệnh đều đƣợc truy cập ở đây. 1.2.2. Thanh công cụ kéo ra - Là những công cụ hỗ trợ và các biểu tƣợng lệnh cho phép di chuyển tự do, nằm phía bên trái vùng đồ họa. 1.2.3. Hệ tọa độ - Là điểm 0 của hệ tọa độ trong mặt phẳng làm việc. Một hệ tọa độ thu nhỏ đƣợc hiển thị ngay góc trái dƣới của vùng đồ họa. 1.2.4. Layer, kiểu đƣờng nét, mặt làm việc - Trong Layer này quản lý về các đối tƣợng, cung cấp các thông tin, màu sắc đƣờng nét cho từng đối tƣợng. Có thể thay đổi hƣớng nhìn cho mặt làm việc cũng trong Layer này. 1.2.5. Dòng nhắc lệnh - Thông tin ở đây sẽ nhắc nhở cho ngƣời sử dụng các bƣớc tiếp theo của lệnh đang dùng. 1.2.6. Vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính - Vùng này đƣợc nhìn thấy ở bên trái vùng đồ họa. Các biểu tƣợng này tƣợng trƣng cho hầu hết các lệnh thông thƣờng. Hơn nữa, các biểu tƣợng này hiện diện hay không còn phụ thuộc vào các lệnh đang đƣợc sử dụng. 1.2.7. Thanh công cụ lệnh tĩnh - Thanh công cụ đóng mở file luôn đƣợc mặc định. Các biểu tƣợng khác có thể thêm vào hoặc tắt đi bằng cách nhấp chuột phải trong vùng này, tùy chọn thanh công cụ cần hiển thị. 1.2.8. Vùng đồ họa – Là vùng để thiết kế mô hình. 1.2.9. Thanh phục hồi lệnh – Chức năng này dùng để quay về hoặc đi tiếp khi thực hiện một lệnh có nhiều bƣớc thực hiện. 1.3. Các biểu tƣợng chuyển đổi Tại góc phải bên dƣới màn hình có các biểu tƣợng chuyển đổi rất năng động. Ví dụ nếu sử dụng nút trái chuột tại icon Workplane (mặt làm việc) sẽ chuyển đổi môi trƣờng làm việc. Sử dụng nút phải chuột để hiển thị hộp thoại điều khiển mặt làm việc. Workplane View icon Layer icon Linestyle icons icon - Chọn vào biểu tƣợng Layer để điều khiển lớp làm việc hiện hành. 6
- - Chọn vào biểu tƣợng Linestyle để hiệu chỉnh thuộc tính của đƣờng. - Chọn vào biểu tƣợng View để xem kiểu tƣơng đối hoặc tuyệt đối, nhấn phải chuột để hiển thị bảng xem hình chiếu. * Views: Các hình chiếu Các hình chiếu là tính năng rất quan trọng trong ứng dụng của VISI. Có 7 hình chiếu chuẩn đƣợc thiết lập: - DYNAMIC - TOP - BOTTOM - LEFT - RIGHT - FRONT - BACK Để thực hiện việc xem các hình chiếu, ta có thể nhấn phím chức năng F2 và F3. Nút lăn chuột cũng có thể chuyển đổi giữa các cách nhìn hình chiếu, tuy nhiên mặc định sử dụng nút lăn chuột để phóng to hoặc thu nhỏ hình. 1.4. Các phím chức năng Để thực hiện việc xem các hình chiếu, ta có thể nhấn phím chức năng F2 và F3. Nút lăn chuột cũng có thể chuyển đổi giữa các cách nhìn hình chiếu, tuy nhiên mặc định sử dụng nút lăn chuột để phóng to hoặc thu nhỏ hình. Để gán chức năng nhìn của phím F2 và F3, ta có thể thiết lập trong cấu hình SYSTEM > SETTINGS > OPTIONS > General dialog. Phím Góc nhìn Phím Góc nhìn 0 DYNAMIC 6 BACK 7
- 1 TOP 7 ISO FRONT RIGHT 2 BOTTOM 8 ISO FRONT LEFT 3 LEFT 9 ISO BACK RIGHT 4 RIGHT 10 ISO BACK LEFT 5 FRONT Phím chức năng F4 để thiết lập kiểu nhìn „Isometric‟/hình chiếu trục đo và cùng lúc thực hiện chức năng „Fit-to-screen‟/nhìn đầy màn hình. 1.4.1. Quay mô hình theo một điểm Menu bar Toolbar Window/view/Set-Reset Rotation centre Biểu tƣợng này cho phép quay mô hình theo một điểm. Bằng cách nhấn nút phải chuột ta có thể chọn một điểm làm tâm quay bất kỳ. Nhấn trái chuột để chuyển đổi chức năng quay. 1.4.2. Lựa chọn đối tƣợng chồng chéo nhau Menu bar Toolbar Biểu tƣợng này cho phép chọn lựa đối tƣợng chồng chéo nhau một cách tuần tự, chỉ có tác dụng khi gặp các mô hình chồng chéo nhau. Trƣờng hợp này rất hữu dụng khi môi trƣờng có rất nhiều chi tiết. Sử dụng thanh Space bar để chuyển đổi các đối tƣợng, chấp nhận bằng nút chuột bất kỳ. 1.4.3. Bật/tắt chế độ highlight Menu bar Toolbar Bật tắc chế độ highlight. Nếu chức năng này đƣợc chọn thì khi ta rê chuột đến mô hình, VISI sẽ làm nổi đỏ mô hình lên cho chúng ta dễ dàng nhận biết và chọn lựa. 1.4.4. Quay mô hình năng động Menu bar Nhập lệnh Toolbar Window/show-hide rotation control Ctrl + R - Mỗi thanh cuộn tƣợng trƣng cho một trục khác nhau. Chọn nút trái chuột và dịch chuyển để quay mô hình quay một trục, giá trị gia tăng 1 độ . - Chọn vào mũi tên thì mô hình sẽ quay quanh trục, giá trị gia tăng là 5 độ. - Chọn vào vùng giữa thanh cuộn và mũi tên thì mô hình sẽ quay quanh trục 45 độ. 1.5. Bàn phím Dùng để nhập các thông số, đoạn văn bản, ngoài ra còn một số phím đặc biệt… còn đƣợc gọi là phím nóng (Hotkeys) dùng để truy xuất nhanh các lệnh thƣờng dùng đã đƣợc qui định sẵn trong phần mềm. Ví dụ khi ứng dụng VISI đƣợc khởi động, nhấn phím chức năng hỗ trợ bằng phím F1. 1.6. Thao tác mouse (chuột) Khi chọn một lệnh vẽ, biểu tƣợng hoặc đối tƣợng bất kỳ trên vùng đồ họa đều phải dùng mouse (chuột). Tính năng sử dụng mouse (chuột) thông qua các phƣơng pháp theo sự qui định của phần mềm VISI nhƣ sau: * Nút trái chuột - Nhấp nút trái chuột dùng trong những trƣờng hợp chọn lệnh 8
- trong trình đơn chính, chọn một biểu tƣợng lệnh hoặc chọn một đối tƣợng trên vùng đồ họa. Nhấn đồng thời phím Shift và nút trái chuột: Di chuyển đối tƣợng vẽ trên vùng đồ họa. * Nút phải chuột - Lƣu ý: Nút này đƣợc lý giải trong vùng dòng nhắc nhƣ là M2. Ví dụ: (Nhấp nút phải chuột để thực hiện tiếp lệnh). Dùng trong trƣờng hợp sử dụng lại những lệnh vừa dùng trƣớc đó bằng cách nhắp nút phải chuột vào trong vùng đồ họa để xuất hiện menu con. * Nút giữa chuột - . Với phần mềm VISI, có thể dùng nút giữa chuột để có thể phóng to hoặc thu nhỏ đối tƣợng vẽ. Nhấn giữ nút giữa chuột, di chuyển vị trí chuột có thể xoay đối tƣợng vẽ. * Chức năng quay hình (Rotation) - + Con lăn chuột. * Chức năng di chuyển (Pan) - SHIFT>+ Nút trái chuột. * Chức năng phóng to, thu nhỏ (Zoom) - ++ Nút trái chuột. - ++ Con lăn chuột. 9
- 1.7. Preview: Chức năng xem trƣớc Chức năng này cho phép ngƣời thiết kế xem trƣớc kết quả của một lệnh trƣớc khi chấp nhận nó. Các nút cuộn: Tăng hoặc giảm giá trị cần thiết, có 3 cách 1. Sử dụng nút cuộn. 2. Nhập giá trị. 3. Sử dụng con lăn chuột. Giá trị thay đổi sẽ hiển thị trực tiếp trên mô hình. Nút xem trƣớc: Click nút Vùng thông tin: này để xem trƣớc Nếu không thực mô hình trƣớc khi hiện đƣợc lệnh thì chọn OK. VISI sẽ có thông báo trong vùng này. 2 CÁC LỆNH THÀNH LẬP BẢN VẼ 2.1. Đơn vị vùng vẽ Thực tế thiết kế trong ngành cơ khí cho thấy, đơn vị thƣờng dùng để vẽ là mm. Do vậy nhìn chung, ta có thể quy ƣớc rằng: Một đơn vị trên màn hình tương đương với một mm trên thực tế. Menu bar Nhập lệnh Toolbar System/system Option - Xuất hiện hộp thoại: System Option. - Chọn: General. - Tại ô cửa sổ Unit chọn: Millimettres (chọn hệ mét cho bản vẽ) - Cuối cùng nhấn nút OK. 2.2. Thiết lập bản vẽ 2.2.1. Tạo File bản vẽ mới Menu bar Nhập lệnh Toolbar File New hoặc Ctrl+N 2.2.2. Lƣu File bản vẽ Menu bar Nhập lệnh Toolbar 10
- File Save hoặc Ctrl+S + Trƣờng hợp bản vẽ chƣa đƣợc ghi thành File thì sau khi thực hiện lệnh Save xuất hiện hộp thoại File name, ta thực hiện các bƣớc sau: - Chọn thƣ mục, ổ đĩa. - Đặt tên File vào ô: File Name. - Chọn ô Save as type để chọn ghi File với các phiên bản trƣớc ( Nếu cần). - Cuối cùng nhấn nút SAVE hoặc nhấn phím ENTER. Chú ý: Nếu thoát khỏi VISI mà chƣa lƣu bản vẽ thì VISI sẽ hỏi có lƣu bản vẽ không nếu ta chọn YES thì ta cũng thực hiện các thao tác trên + Trƣờng hợp bản vẽ đó đã đƣợc lƣu thành File thì ta chỉ cần nhấp chuột trái vào biểu tƣợng ghi trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Ctrl + S lúc này VISI tự động cập nhật những thay đổi vào file đƣợc lƣu sẵn trƣớc đó. 2.2.3. Mở bản vẽ có sẵn Xuất hiện hộp thoại: Load a File - Chọn thƣ mục và ổ đĩa chứa File cần mở. - Chọn kiểu File cần mở (Nếu Cần). - Chọn File cần mở trong khung. - Cuối cùng nhấn nút OPEN hoặc nhấn phím ENTER. - Để huỷ bỏ lệnh Open thì nhấn vào nút Cancel. 2.2.4. Thoát khỏi VISI Menu bar Nhập lệnh Toolbar File Exit (Alt + F4) Nếu bản vẽ có sửa đổi thì xuất hiện hộp thoại nhắc nhở ta có ghi thay đổi không. - Chọn YES để có ghi thay đổi. - Chọn NO nếu không muốn ghi thay đổi. - Nhấn vào nút Cancel để huỷ bỏ lệnh Exit. 3. THAY ĐỔI MÀU MÀN HÌNH ĐỒ HỌA Menu bar Toolbar System/Setting Từ thanh Menu System/Setting xuất hiện cửa sổ Setting Chọn thẻ Colour Chọn thay đổi hai màu trên và dƣới của Background OK. 11
- Bài 2 TIỆN ÍCH CỦA SKETCH Mục tiêu: * Kiến thức: Xây dựng đƣợc đối tƣợng trong môi trƣờng làm việc Visi. * Kỹ năng: - Sử dụng đƣợc các lệnh vẽ cơ bản để thực hiện bài tập. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm. Nội dung: 1. CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN TRONG SKETCH 1.1 Lệnh Segment/Lines (vẽ đƣờng thẳng, đoạn thẳng) Menu bar Toolbar Wireframe/Segment/Lines : Vẽ đƣờng thẳng trực tiếp từ những điểm. : Vẽ đƣờng thẳng tiếp tuyến hai đối tƣợng. : Vẽ đƣờng thẳng theo góc độ của đƣờng thẳng khác. : Vẽ đƣờng thẳng song song với 1 đƣờng thẳng. : Vẽ đƣờng thẳng theo góc độ của các trục X, Y, Z. : Vát cạnh hai đối tƣợng thẳng. : Vẽ đƣờng thẳng theo bƣớc nhảy của một điểm. : Bẻ gảy một đoạn thẳng tạo ra hai đoạn. : Chuyển đổi từ đƣờng thẳng sang đoạn thẳng và ngƣợc lại. : Xóa các đƣờng thẳng (construction lines). 1.1.1. Lệnh Sketch Lines (Vẽ đƣờng thẳng trực tiếp từ những điểm) Menu bar Toolbar Wireframe/Segment/Lines/ Sketch Lines Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh hoặc vùng chứa thanh công cụ lệnh chính (bên trái màn hình giao diện) chọn Wireframe/Segment/Lines/ Sketch Lines. Từ vùng chứa thanh công cụ lệnh chính (bên trái màn hình giao diện) tiếp tục chọn (Segment filter) để vẽ từng đoạn thẳng hoặc chọn (Retain last Selected Element) để vẽ nhiều đoạn thẳng nối tiếp nhau, sau đó Click OK kết thúc lệnh. 1.1.2. Lệnh Segment Element - Element (Vẽ đƣờng thẳng tiếp tuyến hai đối tƣợng) Menu bar Toolbar Wireframe/Segment/Lines/ Segment Element - Element 12
- Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh chọn Wireframe/Segment/Lines/ Segment Element - Element. Từ vùng chứa thanh công cụ lệnh chính (bên trái màn hình giao diện) tiếp tục chọn (Element hoặc Point) để vẽ từng đoạn thẳng, sau đó Click OK kết thúc lệnh. 1.1.3. Lệnh Segment Angle - Line (Vẽ đƣờng thẳng theo góc độ của đoạn thẳng khác) Menu bar Toolbar Wireframe/Segment/Lines/ Segment Angle - Line Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh chọn Wireframe/Segment/Lines/ Segment Angle - Line. Từ vùng chứa thanh công cụ lệnh chính (bên trái màn hình giao diện) tiếp tục chọn (Point) rê chuột đến điểm cần vẽ góc, click phím trái chuột, tiếp tục Click phím phải chuột (xuất hiện cửa sổ Segment Angle-Line), nhập góc độ cần vẽ (lƣu ý: góc vẽ theo chiều dƣơng đƣợc tính ngƣợc chiều kim đồng hồ, ngƣợc lại là chiều âm) sau đó Click OK kết thúc lệnh. 1.1.4. Lệnh Parallel (Vẽ đoạn (đƣờng) thẳng song song) Menu bar Toolbar Wireframe/Segment/Lines/ Parallel Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh chọn Wireframe/Segment/Lines/ Parallel. Từ vùng chứa thanh công cụ lệnh chính (bên trái màn hình giao diện) tiếp tục chọn trục X, Y, Z (chỉ chọn đƣợc trục nằm ngang) rê chuột đến đoạn thẳng cần vẽ song song, click phím trái chuột (xuất hiện cửa sổ Segment Line Parallel), nhập khoảng cách và số lƣợng đoạn thẳng cần vẽ sau đó Click OK kết thúc lệnh. 1.2. Lệnh Circles/Arcs (vẽ đƣờng tròn/cung) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs : Đƣờng tròn/cung tròn theo điều kiện tâm và bán kính. : Đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi tâm và 01 đối tƣợng: hai điểm, hoặc một điểm và tiếp tuyến một đối tƣợng. : Đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi bán kính và 02 đối tƣợng: 2 điểm và bán kính hoặc tiếp tuyến hai đối tƣợng và bán kính. : Đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi 03 đối tƣợng: 3 điểm, tiếp tuyến 3 đối tƣợng, hai điểm và tiếp tuyến một đối tƣợng hoặc một điểm và tiếp tuyến hai đối tƣợng. : Đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi lấy offset khoảng cách so vối đối tƣợng trƣớc. : Đƣờng tròn/cung tròn đƣợc tạo bởi hai điểm. : Bo cung hai đối tƣợng. : Chuyển đổi phần ngƣợc lại của cung tròn. : Chuyển đổi đƣờng tròn thành cung tròn và ngƣợc lại. 1.2.1. Lệnh Circles/Arcs Centre – Radius (vẽ đƣờng tròn/cung tròn theo điều kiện tâm và bán kính) Menu bar Toolbar 13
- Wireframe/Circles/Arcs Centre – Radius - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs Centre – Radius, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circles/Arcs Centre – Radius), từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính chọn biểu tƣợng (Insert the point Coordinates – nhập tọa độ điểm cần vẽ đƣờng/cung tròn) hoặc biểu tƣợng (Intersection point – Giao điểm của hai đối tƣợng), click chuột vào đối tƣợng cần vẽ, xuất hiện cửa sổ Circles/Arcs Centre – Radius (nhập giá trị bán kính) sau đó clic OK 1.2.2. Lệnh Circles/Arcs Centre Element (vẽ đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi tâm và 01 đối tƣợng: hai điểm, hoặc một điểm và tiếp tuyến một đối tƣợng.) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs Centre Element - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs Centre – Element, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circles/Arcs Centre Element), từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính chọn biểu tƣợng (Insert the point Coordinates – nhập tọa độ điểm cần vẽ đƣờng/cung tròn) hoặc biểu tƣợng (Intersection point – Giao điểm của hai đối tƣợng), click chuột vào đối tƣợng cần vẽ, xuất hiện cửa sổ Circles/Arcs Centre Element (Chọn vẽ đƣờng tròn/cung tròn) sau đó clic OK. 1.2.3. Lệnh Circles/Arcs Element- Element-Radius (vẽ đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi bán kính và 02 đối tƣợng: 2 điểm và bán kính hoặc tiếp tuyến hai đối tƣợng và bán kính.) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs Element- Element-Radius - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs Element- Element-Radius, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circles/Arcs Element- Element-Radius), từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính chọn biểu tƣợng (Element) hoặc biểu tƣợng (Point), click chuột vào đối tƣợng cần vẽ, xuất hiện cửa sổ Circles/Arcs Element- Element-Radius (nhập giá trị bán kính) sau đó click OK. 1.2.4. Lệnh Circles/Arcs Element- Element- Element (vẽ đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi 03 đối tƣợng: 3 điểm, tiếp tuyến 3 đối tƣợng, hai điểm và tiếp tuyến một đối tƣợng hoặc một điểm và tiếp tuyến hai đối tƣợng.) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs Element- Element- Element - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs Element- Element- Element, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circles/Arcs Element- Element- Element), từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính chọn biểu tƣợng (Element) hoặc biểu tƣợng (Point), click chuột vào đối tƣợng cần vẽ. 1.2.5. Lệnh Circles/Arcs Concentric (vẽ đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi lấy offset khoảng cách so vối đối tƣợng trƣớc.) Menu bar Toolbar 14
- Wireframe/Circles/Arcs Concentric - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs Concentric, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circles/Arcs Concentric), click chuột vào đối tƣợng cần vẽ (xuất hiện cửa sổ Circles/Arcs Concentric, Nhập giá trị Offset Radius, sau đó click OK. 1.2.6. Lệnh Circles/Arcs by Diameter (vẽ đƣờng tròn/cung tròn tạo bởi hai điểm.) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs by Diameter - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs by Diameter, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circles/Arcs by Diameter), từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính chọn biểu tƣợng (Insert the point Coordinates – nhập tọa độ điểm cần vẽ đƣờng/cung tròn) hoặc biểu tƣợng (Intersection point – Giao điểm của hai đối tƣợng), click chuột vào đối tƣợng cần vẽ (điểm đầu/cuối đoạn thẳng hoặc giao điểm của hai đối tƣợng và điểm tự do. 1.2.7. Lệnh Complementary (Chuyển đổi phần ngƣợc lại của cung tròn.) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs/Complementary - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs/Complementary, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Complementary), từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính chọn biểu tƣợng (Move Elements – vẽ phần ngƣợc lại của cung tròn đã vẽ) hoặc biểu tƣợng (Copy Elements – vẽ hoàn chỉnh phần ngƣợc lại của cung tròn đã vẽ), sau đó click chuột vào đối tƣợng cần vẽ. 1.2.8. Lệnh Circle Arc (Chuyển đổi đƣờng tròn thành cung tròn và ngƣợc lại) Menu bar Toolbar Wireframe/Circles/Arcs/ Circle Arc - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Wireframe/Circles/Arcs/ Circle Arc, từ vùng chứa các thanh công cụ chọn biểu tƣợng (Circle Arc). Click phím trái chuột vào đối tƣợng cần chuyển đổi (Trƣờng hợp chuyển đổi từ cung sang đƣờng tròn). Lƣu ý: Trong trƣờng hợp chuyển đổi từ đƣờng tròn sang cung tròn, khi chọn đối tƣợng nên chọn tại phần cung sẽ bỏ đi sau đó click chuột vào vị trí đầu và cuối cung cần giữ lại. Ta sẽ nhận đƣợc phần cung nhƣ yêu cầu. 1.3. Các lệnh vẽ đƣờng cong (Curve) trong không gian 3D Menu bar Toolbar Wireframe/Creat Curves Từ vùng chứa các thanh công cụ lệnh chính (bên trái giao diện đồ họa) chọn nút Creat Curves bấm phím phải chuột (xuất hiện trình đơn xổ dọc) chọn Curves Creation (sẽ xuất hiện thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh). : Đƣờng curve phẳng hoặc đƣờng curve 3D đƣợc tạo bởi truy bắt những điểm : Đối tƣợng tạo bởi giao của hai mặt. : Đối tƣợng tạo bởi các đƣờng phân cấp theo tham số trên bề mặt. 15
- : Đƣờng curve đƣợc tạo trên một bề mặt bởi những điểm trên bề mặt. : Đƣờng tạo bởi các cạnh biên của mặt hoặc khối. : Kết nối các đối tƣợng thành một đƣờng Spline. : Offset một đối tƣợng bất kỳ. : Chuyển đổi thuộc tính của cung tròn thành đƣờng curve bất kỳ. : Chuyển đổi thuộc tính của đƣờng curve thành những đoạn thẳng và cung tròn. : Hiệu chỉnh đƣờng curve bằng cách kéo các điểm trên đối tƣợng. : Thay đổi hƣớng vẽ của một đối tƣợng. : Tạo một đƣờng curve tiếp tuyến hai đƣờng curve khác. : Kết nối hai đối tƣợng không khép kín. : Thiết lập lại đặc tính của đƣờng curve. 1.4. Lệnh Rectangular (vẽ hình tứ giác) Menu bar Toolbar Wirefram/Set of point/ Rectangular Từ thanh menu chính, chọn Wirefram/Set of point/ Rectangular, từ vùng chứa thanh công cụ lệnh chính (bên trái màn hình đồ họa) ta chọn lệnh: - Truy bắt điểm hoặc tọa độ . - Xuất hiện cửa sổ Rectangular set, nhập dữ liệu (chiều dài, rộng), chọn điểm đặt hình tứ giác. - Nhấn nút OK. 1.5. Lệnh Prism (vẽ hình đa giác) Menu bar Toolbar Modelling/Solids forms/ Prism Từ thanh menu chọn Modelling/Solids forms/ Prism , từ vùng dòng nhắc xuất hiện dòng chữ: Application Point. - Chọn một điểm trên màn hình đồ họa. - Xuất hiện ô cửa sổ nhập dữ liệu (nhập bán kính, số cạnh) - Nhấn nút OK. Nếu nhập dữ liệu sai, tại ô Preview sẽ báo lệnh: Bad radius 16
- 17
- Bài 3 THIẾT KẾ MÔ HÌNH CHI TIẾT Mục tiêu: * Kiến thức: Trình bày đƣợc các phƣơng pháp vẽ tạo các khối 3D, các phƣơng pháp phối hợp các đối tƣợng lại tạo thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hỗ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ chính xác cao. * Kỹ năng: Sử dụng công cụ tạo các Feature và trình tự thực hiện trong môi trƣờng thiết kế. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm. Nội dung: 1. MÔ HÌNH KHỐI 3D VÀ CÁC LỆNH CƠ BẢN Mô hình 3D Solid là một dạng mô hình giúp chúng ta thể hiện tốt nhất một vật thể để từ đó chúng ta có thể tính toán đƣợc tất cả các thông số liên quan đến vật thể nhƣ: khối lƣợng, tỉ trọng, vật liệu... Menu bar Toolbar Solid/Forms 1.1. Lệnh CUBOID (tạo khối lập phƣơng) Menu bar Toolbar Solid/Forms Từ thanh menu chọn Solid/Form, từ thanh công cụ động chọn biểu tƣợng (Cuboid), từ thanh công cụ (bên trái màn hình) tiếp tục chọn biểu tƣợng (Dialogue box data input), rê chuột đến điểm đầu tiên cần vẽ hình khối, click phím trái chuột (xuất hiện cửa sổ Solid block - nhập dữ liệu: dài, rộng, cao) OK. (Nhấn phím F2 để kiểm tra hình vẽ) 1.2. Lệnh CYLINDER (tạo khối trụ) Menu bar Toolbar Solid/Forms Từ thanh menu chọn Solid/Form, từ thanh công cụ động chọn biểu tƣợng (Cylinder), từ thanh công cụ (bên trái màn hình) tiếp tục chọn biểu tƣợng (Dialogue box data input), rê chuột đến điểm đầu tiên cần vẽ hình khối, click phím trái chuột (xuất hiện cửa sổ Cylinder - nhập dữ liệu: bán kính, chiều cao) OK. (Nhấn phím F2 để kiểm tra hình vẽ) 1.3. Lệnh PRISM (tạo khối đa giác) Menu bar Toolbar Solid/Forms Từ thanh menu chọn Solid/Form, từ thanh công cụ động chọn biểu tƣợng (Prism), rê chuột đến điểm đầu tiên cần vẽ hình khối, click phím trái chuột (xuất hiện 18
- cửa sổ Prism Parameters- nhập dữ liệu: bán kính, chiều cao, số cạnh) OK. (Nhấn phím F2 để kiểm tra hình vẽ) (nếu vẽ hình chóp thì chọn Pyramid trong cửa sổ Prism Parameters) 1.4. Lệnh CONE (tạo hình nón cụt) Menu bar Toolbar Solid/Forms Từ thanh menu chọn Solid/Form, từ thanh công cụ động chọn biểu tƣợng (Cone), rê chuột đến điểm đầu tiên cần vẽ hình khối, click phím trái chuột (xuất hiện cửa sổ Cone Definition- nhập dữ liệu: bán kính đáy, bán kính đỉnh, chiều cao) OK. (Nhấn phím F2 để kiểm tra hình vẽ) (nếu vẽ hình nón thì bán kính đỉnh là 0). 1.5. Lệnh SPHERE (tạo hình cầu) Menu bar Toolbar Solid/Forms Từ thanh menu chọn Solid/Form, từ thanh công cụ động chọn biểu tƣợng (Cylinder), từ thanh công cụ (bên trái màn hình) tiếp tục chọn biểu tƣợng (Dialogue box data input), rê chuột đến điểm đầu tiên cần vẽ hình khối, click phím trái chuột (xuất hiện cửa sổ Sphere - nhập dữ liệu: bán kính) OK. (Nhấn phím F2 để kiểm tra hình vẽ) 1.6. Lệnh TORUS (tạo vòng xuyến) Menu bar Toolbar Solid/Forms Từ thanh menu chọn Solid/Form, từ thanh công cụ động chọn biểu tƣợng (Torus), từ thanh công cụ (bên trái màn hình) tiếp tục chọn biểu tƣợng (Dialogue box data input), rê chuột đến điểm đầu tiên cần vẽ hình khối, click phím trái chuột (xuất hiện cửa sổ Torus - nhập dữ liệu: bán kính lớn, bán kính nhỏ) OK. (Nhấn phím F2 để kiểm tra hình vẽ) 1.7. Lệnh GRAPHIC (đồ họa) Lệnh này cho phép tô bóng hoặc nhìn vật thể với các kiểu khung dây. Menu bar Toolbar Standard/Graphic Wire frame (Khung dây) Hidden Lines Hidden Lines in Different Style Gouraud Shading Gouraud Shading With Outline 19
- Transparent Shading (độ bóng trong suốt) Transparent Shading With Outline Facet Mesh (mạng lƣới) 2. CÁC LỆNH TIỆN ÍCH KHÁC 2.1. Lệnh Blends (bo cung) Menu bar Toolbar Modelling/Blends - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Modelling/Blends, chọn biểu tƣợng (Select Single Edge), Click phím trái chuột vào cạnh cần bo (xuất hiện cửa sổ Blends - nhập dữ liệu: bán kính) OK. Ghi chú: Chúng ta nên thực hiện lệnh bo cung này trong giai đoạn cuối của thiết kế mô hình nếu có thể. 2.2. Lệnh Chamfer (vát cạnh) Đây là chức năng vát cạnh (vát mép) với 3 tùy chọn chính bên trong lệnh nhƣ vát theo 1 khoảng cách, theo 2 khoảng cách hoặc theo khoảng cách và góc. Menu bar Toolbar Modelling/Chamfer - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Modelling/Chamfer, chọn biểu tƣợng (Select Single Edge), Click phím trái chuột vào cạnh cần vát (xuất hiện cửa sổ Chamfer - nhập dữ liệu: kích thƣớc cần vát) OK. 2.3. Lệnh extrude Elements (đùn Profile) Khối solid hoặc mặt đƣợc tạo ra bằng cách đùn một biên dạng (đƣờng, cung, polyline, profile…). Menu bar Toolbar Modelling/ Extrude Elements - Từ thanh biểu tƣợng lệnh tĩnh, chọn Modelling/ Extrude Elements, chọn biểu tƣợng Element environment hoặc (Combined environment), Click phím trái 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn