Giáo trình Chủ nghĩa vô thần học: Phần 2
lượt xem 10
download
Phần 2 của giáo trình "Chủ nghĩa vô thần học" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: một số tôn giáo lớn trên thế giới; tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tinh thần quân nhân;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chủ nghĩa vô thần học: Phần 2
- 59 Chương 5 MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI Nhân loại từ khi có tôn giáo đến nay đã từng chứng kiến sự ra đời, tồn tại, mất đi của nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Song, số tôn giáo tồn tại với tính cách là một tôn giáo lớn trên thế giới, có hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức tôn giáo có hệ thống chức sắc, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và có lực lượng tín đồ đông đảo ở nhiều nước thì phải nói tới Phật giáo; Kytô giáo và Hồi giáo. PHẬT GIÁO 1. Khái lược sự ra đời và phát triển 1.1. Tiền đề kinh tế-xã hội, văn hoá, tư tưởng Ấn Độ cổ đại là một nước lớn. Chủ nhân chính của nền văn minh Ấn Độ cổ đại là người Đravida (cư trú ở phía nam) và người Arian ( ở phía bắc). Lịch sử Ấn Độ cổ đại chia thành 3 thời kỳ chính. - Thời kỳ văn hoá Haráppa (văn minh sông Ấn) vào khoảng thiên niên kỷ III-II trước công nguyên. - Thời kỳ Vêđa, với sự hình thành đạo Bàlamôn, vào khoảng thiên niên kỷ II-I trước công nguyên. - Thời kỳ cuối của Ấn Độ cổ đại với sự xuất hiện đạo Phật, vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên đến thế kỷ II sau công nguyên. Vào giữa thế kỷ I trước công nguyên, đặc điểm nổi bật về kinh tế -xã hội Ấn Độ là nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tự cung tự cấp và xã hội phân hoá thành những đẳng cấp khác nhau. Các đẳng cấp này được luật Manu của Ấn Độ thừa nhận và xã hội đẳng cấp ấy được gọi là chế độ Vácna ( màu sắc). Do xã hội phân chia thành đẳng cấp một cách khắc nghiệt đã tạo nên mâu thuẫn xã hội gay gắt. Đặc biệt, đẳng cấp Thủđàla căm ghét chế độ xã hội đương thời, hä luôn mong muèn thoát khỏi cuộc sống khổ cực. Lúc này, về tư tưởng, xã hội Ấn Độ hình thành nhiều trường phái triết học - tôn giáo, được chia thành hai phái, phái chính thống và không chính thống. Các trào lưu tư tưởng dù ở phái nào đều trực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều đều phản kháng lại chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn. Như vậy, Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, bắt nguồn từ nguồn gốc kinh tế - xã hội, văn hoá tư tưởng, là một trào lưu tư tưởng chống lại chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn. Đồng thời, trào lưu tư tưởng đó phản ánh tâm trạng, cuộc sống khốn khó, khổ cực của tầng lớp bần cùng trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.
- 60 1.2. Người sáng lập đạo Phật Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Tất-đạt-đa, thái tử con vua Sútđôđana thuộc bộ tộc Thích Ca (Sakya) trị vì một vương quốc nhỏ là Catỳlavệ (Kapilaxtu) ở vùng trung lưu sông Hằng. Mẹ là hoàng hậu Meya. Tất-đạt-đa sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 (TCN). Thời niên thiếu, Tất-đạt-đa sống trong nhung lụa và được mọi người tránh cho những ưu lo, phiền não. Tất-đạt-đa ít khi rời khỏi cung thành, chỉ sử dụng thời gian vào học hành, yến tiệc, tế tự…nên không hề biết những gì là đen tối, xấu xa, cực nhọc, nỗi bất hạnh của con người Lý do dẫn đến bước ngoặt trong tư tưởng Tất-đạt-đa là những cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngoài cửa thành và ông nhận ra rằng, bệnh tật, già cả, chết chóc, đói kém là những bi kịch, bất hạnh cho tất cả mọi người. Vì vậy, năm 29 tuổi, Tất-đạt-đa quyết định rời bỏ hoàng cung, gia đình, từ chối giàu sang và quyền lực đi tìm chân lý để giải thoát nỗi khổ cho con người. Sau 6 năm tu hành khổ hạnh ở trong rừng nhưng vẫn không đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn và không tìm ra chân lý. Từ thực tiễn tu hành, Tất-đạt-đa thấy cuộc sống đầy vật chất, thoả mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh ép xác đều vô nghĩa không đúng đắn. Ông cho cuộc sống thứ nhất là tầm thường, vô tích sự. Cuộc sống thứ hai cũng tối tăm không xứng đáng để con người noi theo và thực hiện. Theo ông, con đường đúng đắn là phải "Trung đạo", đó là con đường tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý, con đường dẫn tới sự yên tĩnh và sự bừng sáng của tâm hồn trí tuệ. Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ đề, chìm đắm trong những tư duy sâu thẳm, cuối cùng ông tuyên bố là đã đến với chân lý, hiểu được bản chất của sự tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu vớt loài người thoát khỏi nỗi khổ. Sau khi giác ngộ, Tất-đạt-đa đi truyền bá đức tin và mất vào năm 483 TCN, tròn 80 tuổi. Từ đó ông có hiệu là Thích Ca Màu Ni (Sakyamuni), trở thành bậc thánh của dòng họ Thích Ca và được gọi là Bútđa (Buddha), phiên âm qua chữ Hán là Tất-đạt-đa, còn gọi là Phật. Sau khi Phật tịch, các đệ tử tiếp tục phát triển đạo của Tất-đạt-đa, dựng hình tượng ông và chọn cây Bồ đề làm biểu tượng nhà Phật - tượng trưng cho sự giác ngộ. 1.3.Kết tập kinh điển và quá trình truyền bá đạo Phật Sau khi Phật tịch, các đệ tử tiêu biểu như Xá Lợi Phát; Mục Kiên Liên, Phu lâu La, Ca Chiên Diên, ĐạiCa Diếp, ANaLuật, ANanĐa, La hầu La…nhận thấy cần phải biên tập, đúc kết lời Phật dạy thành sách để lưu truyền cho hậu thế. Phật giáo đã trải qua 4 lần kết tập kinh điển của mình: - Lần 1, được tổ chức sau một năm khi Phật Tịch. Lần 2, vào thiên niên kỷ IV (TCN). Lần 3, vào khoảng thế kỷ III (TCN). Lần 4, tổ chức đại hội dưới triều vua Canhịsắcca (KaniSka) vào năm 125 đến 150 sau công nguyên
- 61 Kinh điển nhà Phật viết bằng tiếng Phạn (Sancrit), gồm ba loại gọi là Tam Tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng. Kinh tạng (Sutrapitaka) là sách ghi lời phật Thích ca giảng về giáo lý, gồm 5 bộ lớn: Trường bộ kinh (Digha NiKay), Trung bộ kinh (Majjma NiKaya); Tương ứng bộ kinh (Samgútta NiKaya); Tăng bộ kinh (Angúttara NiKaya); Tiểu bộ kinh (Khuđaca NiKaya) gồm 15 tập. Năm bộ kinh trên Phật giáo Đại thừa còn gọi bằng tên khác là: Trường A hàm, Trung A hàm, Trung nhất A hàm, Tăng nhất A hàm và Tiểu A hàm. Ngoài năm bộ kinh trên, Phật giáo Đại thừa còn có một số bộ kinh khác như Kinh hoa nghiêm, Kinh diệu pháp liên hoa; Bát nhã Balamật, Kinh lăng nghiêm, Kinh kim cương… (Riêng kinh này phái Tiểu thừa không chấp nhận). Luật Tạng (Vinaya Pitaka), là sách ghi những giới luật do Tất-đạt-đa chế định làm khuôn phép cho việc học tập, sinh hoạt, tu hành… nhất là đối với những người xuất gia tu hành. Luận tạng (Abhidhamma Pitaka ) là sách để giới thiệu giáo lý một cách có hệ thống, phê bình uốn nắn những nhận thức sai trái, cũng như các quan điểm chống đối học thuyết nhà Phật. Khi mới ra đời, Phật giáo được đông đảo quần chúng tin theo, nhất là những người có địa vị xã hội thấp kém. Vì giáo lý Phật giáo tập trung bàn về nỗi khổ trần thế, việc chấm dứt nỗi khổ trần thế, nêu lên khả năng chế ngự dục vọng, vấn đề tự giải thoát nỗi khổ của con người, sự bình đẳng, tình thương yêu con người với nhau (từ, bi, hỉ, xả). Luật lệ, lễ nghi đơn giản, ít tốn kém, không rườm rà như đạo Bàlamôn. Vì thế, trong một thời gian ngắn Phật giáo đã lan toả khắp Ấn Độ. Song, đến thời vua Gúpta Phật giáo không còn giữ được vai trò như trước và dần phải nhường chỗ cho Ấn độ giáo - một tôn giáo kết hợp đạo Bàlamôn với một số tín ngưỡng dân gian, và một số yếu tố của đạo Phật. Đặc biệt, từ thế kỷ VIII trở đi, khi Hồi giáo xâm nhập vào Ấn Độ, thì Phật giáo càng suy tàn. Đến năm 125-130 Phật giáo phân hoá thành hai phái: Đại thừa và phái Tiểu thừa. Mặc dù bị suy tàn ở nơi phát sinh nhưng Phật giáo lại phát triển một cách nhanh chóng ra ngoài Ấn Độ cổ. Ở phía Bắc, Phật giáo phát triển ở các vùng Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…. Ở phía Nam, Phật giáo đến Xirilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia… Đến nay, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, tín đồ Phật giáo hiện nay có mặt ở hầu hết các châu lục, với một số lượng lớn. Phật giáo đã, đang và sẽ còn là lối sống, tư duy của một phần nhân loại. 2.Giáo lý, giáo luật, lễ nghi
- 62 2.1. Nội dung cơ bản của giáo lý Phật giáo 2.1.1.Quan niệm về vũ trụ và nhận thức luận Về vũ trụ quan, ngoài chức năng tôn giáo, giáo lý Phật giáo còn là một triết thuyết sâu sắc và tinh tế. Giáo lý Phật giáo khẳng định rằng thế giới này là thế giới vật chất, do vạn Pháp tạo nên. Mỗi sự vật là một Pháp không do phép màu nào sinh ra Vạn Pháp trong thế giới bao gồm hai loại: Hữu tình và vô tình. Loại hữu tình bao gồm những động vật có thân sắc, hình tướng, có tình cảm. Loại vô tình bao gồm những loại thực vật, khoáng vật, vật vô tri vô giác. Vạn Pháp luôn vận động, biến đổi theo luật Vô thường với chu trình: Sinh - Trụ - Dị - Diệt (với loại hữu tình) và Thành - Trụ - Hoại - Không (với loại vô tình). Theo luật Vô thường này, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều phải trải qua các giai đoạn: - Nảy nở, sinh ra (sinh) - Tồn tại, phát triển trong một không gian, thời gian nhất định (trụ) - Hư hoại, thay đổi (dị, hoại ) - Tiêu tan, mất đi (diệt, không ) Ví như một con người, khi cất tiếng khóc chào đời gọi là sinh. Quãng thời gian để con người đó hình thành, phát triển dáng vóc, tâm sinh lý, thể chất…gọi là trụ. Lúc già, ốm đau gọi là dị, lúc trút hơi thở cuối cùng, vĩnh biệt cõi đời gọi là diệt. Luật Vô thường của Phật giáo còn cho rằng, không phải sự vật hiện tượng sinh ra mới gọi là Sinh, mất đi hay chết mới gọi là Diệt, mà trong sự sống đã có sự chết. Chết không phải là hết mà là điều kiện của một sự sinh thành mới. Sinh và Diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật cũng như trong toàn thể vũ trụ bao la. Vận động vô thường của sự vật trong vũ trụ bị chi phối bởi luật Nhân - Duyên. Thuyết Nhân-Duyên của Phật giáo cho rằng, Nhân là mầm tạo quả; Duyên là điều kiện, phương tiện để tạo quả. Khi Nhân - Duyên hoà hợp thì sự vật sinh ra, Nhân - Duyên tan rã thì sự vật diệt. Trong kinh Thủ lăng nghiêm có câu: Nhân - Duyên hoà hợp, hư vọng hữu sinh Nhân - Duyên biệt ly, hư vọng danh diệt. Theo giáo lý Phật giáo, tuỳ theo Nhân - Duyên kết hợp mà hình thành các sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng không phải do một Nhân- Duyên mà do nhiều Nhân-Duyên tạo thành. Nhân-Duyên cũng không tự nhiên mà có mà do nhiều Nhân - Duyên đã có từ trước. Trong vũ trụ là cả một hệ thống Nhân - Duyên vô tận. Sách nhà Phật gọi là "tính trùng trùng duyên
- 63 khởi". Do tính trùng trùng duyên khởi mà các sự vật quan hệ, nương tựa, tác động chi phối lẫn nhau. Thế giới quan Phật giáo còn nêu lên thuyết "sắc", "không". Theo thuyết này, thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng, không có cái gì, sự vật nào đứng im. Quan niệm về "sắc", "không"thì không phải khi sự vật tồn tại ở trạng thái có hình tướng, trong không gian mới gọi là "sắc", mới là "có", ở trạng thái " không" mới gọi là"không". Mà, cái gọi là "có"đã là 'không", cái gọi là"không" đã bao hàm là "có". Sắc sắc- không không - có đấy mà không có đấy, không có đấy mà có đấy. Đồng thời, Sắc - Không theo Phật giáo đó là hai thuộc tính tồn tại của vật chất. Kinh Bát nhã có câu: cái Sắc chẳng khác cái Không, cái Không chẳng khác cái Sắc. Cái Sắc tức cái Không, cái Không tức cái Sắc. Phật giáo cũng nói tới không gian, thời gian, theo Tất-đạt-đa thì vũ trụ này là mênh mông vô tận, và không thể kể hết. Tuy vậy, Phật giáo lại đưa ra những khái niệm đo lường cụ thể, về không gian của vũ trụ có tam giới: Đại thiên thế giới, Trung thiên thế giới, Tiểu thiên thế giới. Về thời gian có tam kiếp là đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp. Khi xét từng sự vật hiện tượng, Phật giáo nhìn nhận nó trong không gian và thời gian nhất định. Do vậy, trong vũ trụ không có sự vật nào lại không có khởi đầu cũng như không có kết thúc. Như vậy, quan niệm về vũ trụ của Phật giáo lẫn lộn duy vật, duy tâm. Những yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng còn sơ khai, song đã ít nhiều phản ánh được sự vận động, sự phong phú muôn vẻ của thế giới hiện thực. Về nhận thức luận của Phật giáo: Trước khi Phật giáo xuất hiện đã có thuyết "Thánh giáo lượng" tồn tại trong một thời gian dài. Thuyết này cho nguồn gốc của nhận thức con người là do thần thánh, lực lượng siêu nhiên mách bảo. Bác bỏ tư tưởng " Thánh giáo lượng", Phật giáo cho nhận thức của con người là một quá trình từ "hiện lượng" đến "tỷ lượng". "Hiện lượng" là quá trình nhận thức đi từ cảm giác đến tri giác và quan niệm. Hiện lượng cho ta biết "tự tướng" của sự vật. "Tỷ lượng" là quá trình phán đoán, suy lý và cho ta biết " cộng tướng" các sự vật. Như vậy, nhận biết được sự vật phải biết cả "Tự tướng" và "cộng tướng"của nó. Đó chính là công cụ nhận thức thế giới của Phật giáo. Song, “hiện lượng" và "tỷ lượng" mới chỉ cho ta biết "sắc tướng" của sự vật, chưa cho ta biết được sự vật tự nó. Muốn biết sự vật tự nó phải nhờ đến "phi lượng" - một thứ tổng hợp cao cấp của trí tuệ. Mặt khác, từ luận thuyết " Sắc sắc- không không" nên con người khó hiểu biết được bản chất của sự vật trong thế giới. 2.1.2.Quan niệm về con người của Phật giáo Theo Phật giáo, con người không phải do Thượng đế hay đấng siêu nhiªn nào sinh ra mà là một Pháp đặc biệt trong vạn vạn pháp của thế giới. Con
- 64 người bao gồm phần sinh lý; tâm lý và sự kết hợp của ngũ uẩn tạo thành. Phần sinh lý (sắc uẩn - Rypakaya) là thần sắc, hình tướng được giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da…Nó được cấu thành bởi bốn yếu tố vật chất (tứ đại): địa, thuỷ, hoả, phong. Trong đó, đất tạo nên các thành phần xương, tóc, lục phủ ngũ tạng; nước tạo nên chất lỏng như máu, mật, mồ hôi; Hoả tạo nên thân nhiệt; Phong tạo nên hơi thở, hơi khí trong cơ thể. Phần tâm lý (tinh thần, ý thức) được thể hiện ra bên ngoài bằng bảy trạng thái tình cảm (Thất tình) là ái, ố, hỷ, nộ, ai, lạc, dục (yêu, ghét, vui, giận, buồn, thích, ham muốn). Phần tâm lý bao giờ cũng dựa vào phần sinh lý. Nói cách khác, không thể có tinh thần, ý thức ngoài cơ thể vật chất. Con người, Phật giáo gọi là "ngã" hay cái "ta" cũng chỉ là giả tướng không có thật (vô ngã). Con người cũng như mọi loài hữu tình trong vũ trụ phải tuân theo qui luật sinh- trụ-dị- diệt và thực chất chỉ là giả hợp của ngũ uẩn. Khi ngũ uẩn kết hợp lại thì gọi là sinh, khi ngũ uẩn tan rã gọi là diệt. Khi con người diệt (chết) không phải là hết mà gọi là " chấp đoạn" và khi đầu thai vào kiếp khác gọi là "chấp thường". Phật giáo cũng giải thích con người sau khi chết bằng thuyết "nghiệp báo" "luân hồi". Nghiệp là hành động do con người tạo ra và theo luật nhân - quả, thì "Nghiệp" thế nào thì sẽ sinh quả như vậy - tức là một con người sống nhân hậu sẽ được đáp bằng nhân hậu, kẻ sống lọc lừa sẽ được trả giá lọc lừa. Cứ như vậy mà kéo con người vào vòng luân hồi, sinh tử không ngừng, không dứt từ đời này qua đời khác, kiếp này đến kiếp khác. Con người ở kiếp này phải chịu quả báo hay gặt được quả ân là do ở kiếp trước đã tạo ra như thế nào? Con người ở kiếp trước là nhân của con người hiện tại, con người hiện tại là nhân của con người trong tương lai. Như vậy, kết cục cuộc sống của con người ra sao là do con người quyết định chứ không phải do Thượng đế. 2.1.3.Quan niệm về khổ và con đường cứu khổ Đây là một nội dung cơ bản, quan trọng trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng về khổ và con đường cứu khổ thể hiện trong bốn chân lý (tứ diệu đế) là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Bốn chân lý trên tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản của con người là: vấn đề tồn tại trần thế và việc chấm dứt khỏi nỗi khổ tồn tại trần thế. Vấn đề tồn tại trần thế, theo Phật giáo con người có tám nỗi khổ là sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly; oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ. Như vậy, khổ đế nói lên bản chất của nhân sinh trong cuộc sống là khổ, khổ là tuyệt đối. Cuộc đời ngoài nỗi đau khổ không còn tồn tại nào khác. Phật giáo đã ví nỗi khổ đau của con người bằng hình ảnh: nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước các đại dương cộng lại. Phật giáo giải thích nguyên nhân tạo nên nỗi khổ của con người là do vô
- 65 minh, do tham lam, giận dữ. Trong đó, nguyên nhân sâu xa là do"Thập nhị nhân duyên" (mười hai nhân duyên). Thập nhị nhân duyên bắt đầu từ Vô minh đến Lão, Tử, đó là một quá trình bao chứa cả quá khứ, hiện tại và tương lai của con người. Trong đó, nguồn gốc của sự khổ là do vô minh. Vì vô minh là mê hoặc, tối tăm, nhầm lẫn, ngu dốt, là trạng thái trí tuệ không sáng suốt, không đúng đắn. Do vô minh nên con người không nhận thức được thực tướng, bản chất của thế giới và của con người nên sinh ra vọng tâm, chấp ngã, sinh ra lòng tham lam, dục vọng và có hành động tương ứng. Hành động đó gọi là Nghiệp, đặc biệt là Nghiệp ác nên con người phải chịu khổ đau, không dứt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Vì vậy, muốn diệt khổ phải đi ngược lại sự vận động của 12 duyên, nghĩa là bắt đầu từ diệt trừ vô minh để có trí tuệ bừng sáng. Trí tuệ bừng sáng là để chuyển từ bờ mê đến bến giác ngộ, để xoá bỏ dục vọng, xoá bỏ nghiệp ác, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Khi giải thích về sự khổ, nguyên nhân sự khổ, Phật giáo cũng chỉ ra rằng: nỗi khổ và nguyên nhân của nó có thể diệt trừ được. Vấn đề chấm dứt nỗi khổ tồn tại trần thế. Muốn thoát khỏi nỗi khổ trần thế, con người phải thực hiện đúng đắn, nghiêm túc Đạo đế. Đạo đế là chân lý nói về con đường tu tập mà mọi người phải theo để diệt trừ nỗi khổ. Phật giáo chủ trương vừa lấy trí tuệ để diệt trừ vô minh phá vòng luân hồi sinh tử vừa thực hành tu tập diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp đạt đến sự giải thoát. Phật giáo đặt ra nhiều phép tu tập như Tứ niệm xứ, Tứ chính cần, Tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lục, Bát chính đạo và Tam học. Trong các phép tu tập ấy Phật giáo nhấn mạnh tới Bát chính đạo và Tam học. Bát chính đạo: Là tám con đường đồng thời cũng là tám yêu cầu con người tu tập phải đạt đến. Để tu tập theo Bát chính đạo đạt hiệu quả, Phật giáo cho rằng phải thực hiện đúng Tam học là Giới- Định -Tuệ. Giới học là những qui định giúp cho người tu hành không phạm phải những lỗi lầm do thân, khẩu, ý tạo ra. Phật giáo chế định nhiều giới luật cho các đối tượng tu hành như tu tại gia, xuất gia, cho tăng, ni, tỷ kheo… như ngũ giới, thập giới, tứ chính cần… Định học là phương pháp giúp cho người tu hành không rối loạn thân tâm, qua đó loại trừ được ý nghĩ, tư tưởng xấu, tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng. Tuệ học là người tu hành có trí tuệ sáng suốt đã diệt trừ được vô minh, tham dục, chứng ngộ được chân lý Phật, làm điều thiện, thực hiện từ, bi, hỷ, xả mưu lợi ích cho chúng sinh. Trong tam học thì giới học là quan trọng nhất, vì có giữ được Giới thì
- 66 Tâm mới Định, Tâm có Định thì Tuệ mới phát sáng. Tuệ phát sáng thì diệt trừ được vô minh, phiền não, mới minh tâm kiên tính và mới trở thành Phật được. Như vậy, luận thuyết về khổ và con đường cứu khổ thông qua" tứ diệu đế" cho thấy đời người là khổ do vô minh, tham dục mà rơi vào vòng luân hồi sinh tử. Muốn thoát khổ con người phải tu thiền đi vào cõi hư vô tịnh diệt. Đây là điểm yếu bộc lộ tính chất duy t©m, bi quan yếm thế của Phật giáo. 2.1.4.Giải thoát và niết bàn Cứu khổ và giải thoát vừa là nội dung, vừa là chủ đích của Phật giáo. Đức Phật nói rằng, trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải về nỗi đau khổ và giải thoát nỗi khổ đau… Cũng như nước đại dương có một vị mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt. Giải thoát là chuyển từ vô minh, mê muội, lầm lạc trở thành người giác ngộ, tránh vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật cho rằng, tất cả mọi người không phân biệt sang hèn, giàu nghèo đều có thể giải thoát khi tu hành xoá bỏ được vô minh, tham, sân, si, có lòng từ, bi, hỷ, xả, có sự giác ngộ. Sự giác ngộ, giải thoát là công việc của mỗi chúng sinh, do bản thân chúng sinh thực hiện không ai có thể làm thay được. Sự giải thoát nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào quá trình tu luyện của mỗi người. Bản thân Đức Phật cũng nhận mình không phải là thánh thần mà chỉ là người bình thường đã được giác ngộ, giải thoát. Đức Phật kêu gọi: Hỡi các đệ tử, hãy tự mình làm ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự tạo cho mình một chỗ nương tựa và đừng nương tựa vào ai khác ngoài bản thân mình. Phải coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của đời mình để đi tới Niết bàn. Niết bàn( Nirvana) trong các sách Phật giáo, đề cập rất tản mạn và có nhiều cách lý giải khác nhau. Song nhìn chung, Niết bàn là trạng thái tâm hồn đã đoạn trừ được những ràng buộc trần thế, những khổ đau phiền não do vô minh, tham dục gây ra, một tâm hồn đã hoàn toàn được giải thoát. Có hai hình thức Niết bàn là" Hữu dư Niết bàn" và "Vô dư Niết bàn". "Hữu dư Niết bàn" là hình thức đạt được trong lúc con người đang còn mang thân ngũ uẩn. "Vô dư Niết bàn" là hình thức đạt được khi tinh thần rời bỏ thân xác. Như vậy, theo Phật giáo, Niết bàn không chỉ có ở thế giới hư vô mà có cả ở trên thế gian này khi con người tu hành chân chính và đã được giác ngộ. 2.2.Giới luật, lễ nghi, tăng ni và hàng giáo phẩm 2.2.1.Giới luật: Giới luật Phật giáo được khái quát từ lần kết tập kinh điển thứ nhất. Giới luật có nhiều điều nhưng nội dung chủ yếu là những điều cấm kỵ, những qui định nhằm chế ngự dục vọng, từ bỏ việc ác, khuyến khích việc thiện, để tu hành trở thành giác ngộ. Giới luật Phật giáo qui định cụ thể cho từng đối tượng tu hành như tu tại gia, xuất gia tu hành, cho tăng, ni và cho các chức
- 67 sắc Phật giáo. Đối với mọi tăng, ni phải thực hiện nghiêm ngũ giới và thập thiện. Ngũ giới (gồm năm điều): không sát sinh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không rượu chè, cờ bạc. Thập thiện (10 điều thiện) gồm: - Ba điều thiện về thân: Cứu chúng sinh; thực hành bố thí và giữ gìn phẩm hạnh. - Bốn điều thiện về khẩu: Nói lời thành thực hoà nhã; không nói hai chiều, thêu dệt; nói lời ái kính; nói ngay thẳng. - Ba diều thiện về ý: Sống thanh tịnh; không giận giữ, có tấm lòng từ bi; luôn có chính kiến. Đối với Sadi phải thực hiện thêm 5 giới nữa là: không trang điểm, không bôi nước hoa, không xức dầu thơm; không nằm giường đệm cao sang, giường đôi; không xem ca hát nhảy múa, không ca hát nhảy múa; không giữ vàng bạc; không ăn quá giờ qui định. Bậc tỷ kheo phải thực hiện đủ 250 giới (tỷ kheo tăng) và 350 giới đối với tỷ kheo Ni. Những người xuất gia tu hành ở bậc tỷ kheo, giới luật qui định rất chặt chẽ từ ăn mặc, đi lại, ngủ nghỉ, nói năng, quan hệ giao tiếp với gia đình, xã hội, đồng đạo đến cách thức hành đạo. Cùng với việc thực hiện các giới luật trên, Phật tử còn phải chú ý thực hiện "lục hoà", "lục độ": chung sống hoà hợp; đồng tâm nhất trí,bố thí, thiền định và trí tuệ… Để giữ nghiêm giới luật, hàng tháng vào ngày 15 hoặc 29, 30 âm lịch các tăng, ni phải vào chùa, tu viện để tụng giới hay xử lý phạm giới bằng phép Yếtma ( kiểm điểm). 2.2.2. Lễ nghi Với mục đích Hoằng dương Phật pháp, lễ nghi của Phật giáo ban đầu rất đơn giản, đến chùa, tu viện chỉ để thờ Phật và truyền đạo. Song, càng về sau, lễ nghi càng rườm rà, phức tạp do Phật giáo chia ra nhiều tông phái, vµ tiếp thu những yếu tố tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán nơi Phật giáo truyền đến. Nhìn chung, các ngày lễ của Phật giáo không nhiều, nổi lên một số ngày lễ chính trong năm như: - Tháng giêng: tết nguyên đán; ngày1lễ phật Di lặc, ngày 15 lễ Thượng Nguyên. - Tháng hai: ngày 8 vía Phật Thích ca xuất gia, ngày 15 vía Phật nhập tịch. - Tháng ba, tư: ngày 4 vía Bồ tát văn thù, 15 vía Phật sinh.
- 68 - Tháng tư, sáu: ngày 19 Quan thế âm Bồ tát thành đạo… - Tháng tám, mười hai: ngày 8 vía Phật Thích ca thành đạo… Trên đây chỉ là tóm lược một số ngày lễ chính, còn tụng kinh niệm phật là công việc hàng ngày của tín đồ Phật giáo. 2.3. Tăng đoàn, hàng giáo phẩm và tổ chức Phật giáo 2.3.1. Tăng đoàn Phật giáo Từ khi ra đời đến nay, Phật giáo đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm, không chỉ ở Ấn Độ mà ngay cả ở các nước mà Phật giáo có mặt. Việc tu hành ở những tín đồ theo đạo Phật rất phong phú đa dạng, nhưng có thể chia thành hai loại là tu tại gia và tu tại chùa hay tu viện Phật giáo. Những người tu tại gia gọi là cư sĩ, những người này hàng ngày tụng kinh niệm Phật trong không gian thê tù của gia đình. Những người xuất gia tu hành ở chùa chiền, tu viện gọi là khất sĩ. Lúc đầu chỉ gồm những nam giới, sau đó, trong quá trình phát triển tăng đoàn Phật giáo bổ sung thêm nữ. Dù là cư sĩ hay khất sĩ, họ vẫn phải tu luyện theo giáo lý, giáo luật của đạo Phật. 2.3.2. Phẩm trật của Phật giáo Phật giáo chia thành bốn bậc là Sadi, Tỳ kheo, Thượng toạ và Hoà thượng. Cơ sở của sự phân chia phẩm trật là năng lực trình độ giác ngộ Phật học của mỗi người và phẩm hạnh uy tín của họ đối với tín đồ đạo Phật. Riêng với Phật tử Ni không có phẩm Thượng toạ, Hoà thượng. Song, ở từng quốc gia, dân tộc khác nhau thì tên gọi phẩm trật có khác nhau. Mỗi lần lên phẩm trật mới phải qua thi sát hạch. Càng lên cao thì việc thụ giới, kiểm tra càng chặt chẽ. Trong các phẩm trật ấy, Hoà thượng là phẩm trật cao nhất, khi được thụ phong phẩm trật, tổ chức Phật giáo tổ chức rất long trọng. 2.3.3. Hệ thống tổ chức Phật giáo Là một tôn giáo lớn trên thế giới, số lượng tín đồ đông nhưng Phật giáo không có một tổ chức Phật giáo thế giới. Nhiều nơi tổ chức hội Phật giáo khu vực nhưng đó không phải là hội Phật giáo thế giới. Việc tổ chức hệ thống tổ chức Phật giáo hiện nay là tuỳ thuộc vào từng quốc gia dân tộc mà Phật giáo chi phối, ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của xã hội đó. Có quốc gia dân tộc tổ chức hội Phật giáo riêng của mình như Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam. Đồng thời, có tỉnh thành lập hội Phật giáo tỉnh. Các hoạt động của Phật giáo được thực hiện thông qua hoạt động của Hội Phật giáo, của hệ thống nhà trường đào tạo tăng, ni và của hệ thống nhà chùa. Qua hệ thống hoạt động đó mà gây ảnh hưởng của Phật giáo tới quần chúng để lôi kéo hoặc củng cố phát triển tín đồ đạo Phật. Như vậy, hệ thống tổ chức Phật giáo không chặt chẽ mà đơn giản hơn đạo Kitô nhiều. Nhận xét chung
- 69 1. Phật giáo là một trường phái triết học của Ấn Độ cổ đại. Song, tư tưởng triết học Phật giáo lẫn lộn yếu tố duy vật, duy tâm, yếu tố biện chứng với siêu hình. Trong quan niệm về nhân sinh, tư tưởng Phật giáo đặc biệt quan tâm đến con người và xã hội. Song, tư tưởng Phật giáo lại không thấy nguồn gốc cơ bản tạo nên nỗi khổ, nỗi bất hạnh của con người và xã hội là áp bức giai cấp, là sự phân chia đẳng cấp trong xã hội đương thời. Muốn giải thoát con người khỏi nỗi khổ trần thế nhưng lại không chỉ ra được con đường, phương pháp đúng đắn là phải tiến hành đấu tranh giai cấp để xoá bỏ áp bức, bóc lột, không đi vào hoạt động thực tiễn sản xuất vật chất, tạo ra của cải để nuôi sống mình và phát triển xã hội mà bằng con đường tu thiền, tu nhân tích đức. Đó là hạn chế về thế giới quan, phương pháp luận - hạn chế căn bản nhất của hệ thống tư tưởng Phật giáo. 2. Dù có nhiều hạn chế, song đặt trong hoàn cảnh cụ thể, tư tưởng Phật giáo có những giá trị tích cực nhất định. Những quan niệm về thế giới, về nhân sinh đã làm cho nhận thức của con người không xơ cứng, thấy được những mối quan hệ đa chiều… từ đó tìm ra cách ứng xử giữa người với người, người với tập thể với cộng đồng một cách tốt hơn, nhân v¨n hơn. Những tư tưởng kiếp- nghiệp, luân hồi, sinh tử, thiện ác… mang màu sắc duy tâm song ít nhiều giúp con người hạn chế làm điều xấu, tu tích điều tốt làm điều thiện, gạt bỏ tham dục, ra sức học tập xoá bỏ u mê, xoá bỏ ngu dốt để bừng sáng về trí tuệ. Trong đó, Phật giáo chủ trương mỗi người phải vươn lên làm chủ lấy bản thân mình, do bản thân mình quyết định cuộc sống của mình là chính. Có thể nói, về nhân sinh Phật giáo đề cao chữ "Tâm" (nhất thiết duy tâm tạo) lấy cái tâm làm trọng. Dưới góc độ cụ thể nhiều người cho tư tưởng đó là duy tâm, duy ý chí chẳng có ý nghĩa gì. Song, trong cuộc sống, trong quan hệ xã hội chúng ta cần một chữ Tâm. Người quản lý, lãnh đạo xã hội cần có tâm để thu phục nhân tâm tạo thành sức mạnh tinh thần vượt qua các biến cố. Cha mẹ cần có tâm để con cái noi theo. Quan hệ bạn bè, cần có tâm mới bền vững. Trong nền sản xuất hàng hoá, trong trao đổi, phân phối lưu thông…chúng ta đều mong muốn mỗi người phải có tâm với nhau. Có được cái tâm ấy xã hội, gia đình, con người hạnh phúc biết nhường nào. 3. Dưới góc độ văn hoá, những lễ hội là một sinh hoạt văn hoá tinh thần của xã hội. Những công trình kiến trúc chùa, tháp, những tác phẩm điêu khắc tượng, tranh trong chùa, những tác phẩm văn học của các nhà sư … đã góp phần làm phong phó kho tàng văn hóa, nghệ thuật dân tộc, góp phần hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam và làm phong phú đời sống tinh thần của xã hội. 4. Về đạo đức, Phật giáo cũng như một số tôn giáo khác, trong tư tưởng đều bao chứa nội dung đạo đức. Nhiều người cho rằng, đạo đức tôn giáo cao
- 70 hơn đạo đức xã hội hoặc thậm chí tiến gần tới đạo đức cộng sản chủ nghĩa nên họ muốn lấy đạo đức tôn giáo để giáo dục cho mọi người. Đó là một nhận thức phiến diện không đầy đủ về đạo đức tôn giáo… Trong hệ thống giáo luật, ở đó hiện lên thứ đạo đức phục tùng cam chịu chứ không phải là một nền đạo đức được xây dựng trên nền tảng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Đồng thời, họ không thấy sự vận động, biến đổi của đạo đức xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử và qua mỗi thời đại. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa khác về bản chất so với đạo đức tôn giáo, bởi nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa, một nền đạo đức mà ở đó con người có thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng tư tưởng cho ý thức đạo đức. Những hành vi đạo đức là tự nguyện và con người dám đứng lên đấu tranh để xoá bỏ áp bức, bất công, thực hiện sự nghiệp giải phóng cho toàn nhân loại chứ không phải là ngồi tu thiền, tụng kinh, gõ mõ để cầu mong có một xã hội công bằng, tốt đẹp. Chúng ta không phủ nhận những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo. Chúng ta biết kế thừa nó, song không phải là sự kế thừa nguyên vẹn, không chọn lọc. Ngày nay, tôn giáo đang còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, đồng thời tôn giáo đang tác động tới đời sống xã hội cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Thái độ của chúng ta là nhận thức, đánh giá đúng từng tôn giáo để có giải pháp đúng đắn để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của nó, đồng thời chọn lọc những yếu tố phù hợp vận dụng vào xây dựng phát triển đời sống tinh thần của đất nước, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. KI TÔ GIÁO 1. Khái lược sự ra đời và phát triển 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng Vào thế kỷ III - II TCN, nhà nước chiếm hữu nô lệ ở LaMã sau khi ra đời đã liên tục mở các cuộc chiến tranh ra bên ngoài để bành trướng thế lực của mình. Đến thế kỷ II sau công nguyên, La Mã trở thành một đế quốc rộng lớn trải dài từ Đông sang Tây, bao gồm bán đảo Italia và các nước vùng Địa Trung Hải. Quá trình xâm lăng và thống trị của đế quốc La Mã đối với các quốc gia nô lệ ở vùng Trung Cận §ông đã đẩy nhanh sự tan rã của các quốc gia này, đồng thời, làm sâu sắc thêm sự phân hoá và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Do vậy, trong lòng đế quốc La Mã cũng như các quốc gia bị La Mã xâm chiếm chinh phục nô dịch đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc và gay gắt. Mâu thuẫn cơ bản, sâu sắc, quyết liệt nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp
- 71 nô lệ với giai cấp chủ nô, giữa các dân tộc bị xâm lược với kẻ xâm lược. Từ đó đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúng nô lệ chống lại giai cấp chủ nô và quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpáctaquýt lãnh đạo vào năm 73-71 TCN làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã lún sâu vào cuộc khủng hoảng về mọi mặt. Song, đế quốc La Mã lúc đó còn rất mạnh, đã thẳng tay đàn áp tàn bạo cuộc khởi nghĩa của nô lệ. Bị thất bại, mệt mỏi, tuyệt vọng, bi quan trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nô và đế quốc La Mã, quần chúng nô lệ buộc phải tìm chỗ dựa phi trần thế, vào lực lượng siêu nhiên để có sức mạnh đánh đổ đế quốc, xây dựng xã hội công bằng. Đó chính là nguyên nhân kinh tế -xã hội dẫn đến sự ra đời của Kitô giáo. Về tiền đề tư tưởng, tín ngưỡng. Sự ra đời của Kitô giáo còn dựa trên cơ sở thần học đạo Dothái; tư tưởng triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại; những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Cận Đông. Ở đạo Dothái, Kitô giáo tiếp thu, kế thừa những tư tưởng về lịch sử sáng thế, tội tổ tông, màu nhiệm đức Chúa Trời, thiên đường và địa ngục, thiên thần và ma quỷ. Với triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại, Kitô giáo tiếp thu tư tưởng triết học khắc kỷ của Sênếc và Phulông. Phulông cho rằng, mọi suy đồi về đạo đức, các tệ nạn xã hội là do con người gây ra, vì thế Phulông chủ trương con người phải sống nhẫn nhục và không ngừng sám hối và phải biết chờ đợi một "đấng cứu thế" để cứu vớt tội lỗi cho con người. Còn Sênếc cho rằng, cuộc đời nơi trần thế là giả dối, hạnh phúc và bình đẳng chỉ có ở thế giới bên kia nên ông khuyên mọi người hãy bỏ lạc thú, sống thanh đạm, đạo đức và tin vào sự an bài của Thượng đế. Tư tưởng của Sênếc và Phulông đã có ảnh hưởng không nhỏ tới Kitô giáo, vì thế mà Ăngghen cho "Sênếc là người chú" và "Phulông là người cha" của đạo Kitô. Như vậy, Kitô giáo ra đời vừa là sản phẩm tinh thần của quần chúng trước tình trạng bi đát và thất vọng trong cuộc sống, vừa là sự phản ứng của nô lệ trước chính sách áp bức, bóc lột của giai cấp chủ nô. Đồng thời, dựa trên cơ sở thần học của đạo Dothái, tư tưởng triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại và các yếu tố tín ngưỡng của các dân tộc vùng Trung cận đông. 1.2.Người sáng lập đạo Kitô Theo thánh kinh của Kitô giáo thì Giêsu là người sáng lập và ông sinh vào năm 1 của công nguyên. Giêsu là người thông minh, hiếu thảo, từng học đạo Dothái. Năm 30 tuổi, Giêsu bắt đầu truyền bá tôn giáo mới do ông khởi xướng. Sau ba năm truyền đạo, các giáo trưởng đạo Dothái cho Giêsu là kẻ chống lại tôn giáo truyền thống, còn chính quyền La Mã cho Giêsu là kẻ tuyên truyền tư tưởng chống lại nhà nước La Mã. Ông đã bị nhà cầm quyền La Mã và Hội đồng tăng lữ ở
- 72 Giêruxalem bắt xử và bị hình phạt đóng đinh trên cây thập giá ở núi Canve gần Giêruxalem với lời nhạo báng: Đây là GiêsuNagiarét- Vua nước Giuđê, khi đó Giêsu mới 33 tuổi và các môn đệ đã táng xác ông trong hang đá lạnh. Tương truyền rằng, sau khi an táng được ba ngày thì Giêsu sống lại, 40 ngày sau Giêsu về Trời và sau đó 10 ngày Chúa Trời lại phái ngôi thứ ba của mình dưới dạng thánh thần xuống trần để ban phước cho học trò của Giêsu và dạy họ biết nhiều thứ ngôn ngữ để đi truyền đạo. 1.3. Quá trình phát triển Lúc đầu, Kitô giáo xuất hiện dưới hình thức các cộng đồng nhỏ gồm những người nghèo khổ trong dòng người Dothái lưu tán ở vùng Tiểu ¸ và sinh hoạt tôn giáo dưới bóng của đạo Dothái để tránh sự săn lùng, cấm đoán của chính quyền La Mã. Về sau, do sự phát triển, các cộng đồng Kitô giáo lớn thay thế các cộng đồng Kitô giáo nhỏ và nó vượt ra khỏi tính cách Dothái trở thành một tôn giáo độc lập. Về phương diện xã hội, Kitô giáo xuất hiện với tư cách là tôn giáo của những người nghèo, người nô lệ của các dân tộc bị áp bức bị La Mã xâm lược. Bởi vậy, các cộng đồng Kitô giáo ban đầu rất coi trọng lao động, ghét áp bức, bóc lột, căm ghét đế quốc La Mã và cầu nguyện để đế quốc La Mã sớm bị diệt vong. Từ thế kỷ thứ II trở đi, cùng với sự suy yếu, tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, nhiều người thuộc tầng lớp bóc lột, giàu có theo đạo Kitô đã gây ra những thay đổi về nội dung, tư tưởng, tổ chức của cộng đồng Kitô giáo. Ví như, người ta cho rằng, những kẻ giàu có lên thiên đàng bằng cách bố thí của cải mà không cần phải từ bỏ bóc lột và của cải của họ (vì trước đây đạo Kitô cho rằng người giàu lên thiên đàng khó khăn như con lạc đà chui qua lỗ kim). Chính quyền La Mã đã không dửng dưng trước sự chuyển biến ấy, vì nhìn thấy Kitô giáo có hai điều lợi. Thứ nhất Kitô giáo có khả năng tập hợp được đông đảo quần chúng nô lệ. Thứ hai nếu nắm được Kitô giáo thì có khả năng cứu vãn được chế độ La Mã đang suy vong. Do vậy, năm 313 Hoàng đế Côngxtăngtin với sắc chỉ Milăng đã tuyên bố đạo Kitô là quốc đạo của đế chế La Mã và trao trả lại tài sản đã bị tịch thu trước đây cho giáo hội. Côngxtăngtin còn cho xây dựng một thủ đô mới ở phương Đông đế quốc La Mã là Côngxtăngtintinốp (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) và đây cũng là trung tâm Kitô giáo lớn thứ hai của đế quốc La Mã. Năm 325, giáo hội La Mã chính thức được thành lập ở tây La Mã. Như vậy, Kitô giáo từ một tôn giáo địa phương nay trở thành một tôn giáo lớn và trở thành công cụ nô dịch, bóc lột quần chúng lao động. Kitô giáo thời trung cổ được xác định từ năm 476 với sự suy vong của đế quốc tây La Mã. Do biết lợi dụng tình hình không ổn định về kinh tế, chính trị xã hội ở Tây Âu, giáo hội đã tích cực mở rộng ảnh hưởng tới các bộ tộc, vương quốc nhỏ yếu kém để truyền đạo và lập nên thánh quốc La Mã (cuối
- 73 thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX). Giữa thế kỷ XI, một sự kiện lớn trong đạo Kitô xảy ra, đó là sự chia rẽ về tổ chức giáo hội giữa Rôma (giáo hội Tây) và giáo hội Côngxtăngtinốp (giáo hội Đông) hình thành nên chính thống giáo ở phương Đông (1054). Cùng với sự phân liệt tổ chức giáo hội, thời kỳ này còn diễn ra nhiều cuộc thánh chiến (Thập tự chinh) do giáo hội và vua chúa phong kiến Châu Âu tiến hành. Trong khoảng 200 năm, từ 1096 đến 1254 đã có 7 cuộc thánh chiến lớn và nhiều cuộc thánh chiến nhỏ Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII là giai đoạn đo sức quyết liệt giữa thần quyền và thế quyền. Nối tiếp đó, từ thế kỷ XIV về sau, nội bộ giáo hội Rôma lại nảy sinh những bất đồng do sự xuất hiện những quan niệm mới của các giáo sĩ tiến bộ như Calvin ( 1509-1546) Luther ( 1483- 1546) Muntzer (1490- 1525). Đặc biệt có sự kết hợp với cuộc khởi nghĩa của nông dân Đức ( 1509- 1564) mà dẫn đến sự ra đời của Đạo Tin lành ( thế kỷ XVI). Bước sang thời kỳ cận, hiện đại, Kitô giáo không còn giữ vai trò chi phối đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng ở châu Âu như thời trung cổ. Để bù lại thế lực suy giảm, giáo hội Kitô đã thực hiện một chương trình truyền giáo với một qui mô lớn đến hầu hết các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh. Trong lịch sử giáo hội, đây là giai đoạn truyền giáo thứ ba và là giai đoạn đem lại nhiều kết quả nhất. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thời kỳ cận, hiện đại xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng mới, tiến bộ, khoa học phát triển tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội và nhận thức của con người về thế giới. Điều đó làm cho vai trò tư tưởng Kitô giáo càng hạn chế. Đặc biệt, từ giữa thế kỷ XIX, học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học ra đời, từ một học thuyết nó đã trở thành hiện thực với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX. Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa cộng sản khoa học là một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có ý nghĩa lớn lao giúp cho con người có công cụ nhận thức và cải tạo thế giới đạt hiệu quả cao. Điều đó tác động tới giáo hội Kitô giáo và giáo hội đã phản ứng mạnh mẽ chủ nghĩa cộng sản khoa học cả về mặt tư tưởng và mặt hiện thực xã hội. Giáo hội Kitô giáo đã ra nhiều thông điệp, sắc lệnh… để phạt vạ, tuyệt thông víi cộng sản và tuyên bố công khai chống cộng sản. Trước sự phát triển của ba dòng thác cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật làm cho sự vận động biến đổi của đời sống xã hội nhanh chóng nên giáo hội tìm mọi cách làm cho Kitô giáo thích ứng với đời sống hiện thực. Vì vậy, giáo hoàng Gioan 23 đã triệu tập họp cộng đồng 21 (1963-1965) gọi là cộng đồng Vatican 2 để điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động tôn giáo cho phù hợp với thực tiễn đang vận động.
- 74 Hiện nay, trước sự vận động của các tôn giáo trên thế giới, Kitô giáo tìm mọi cách để đi theo xu hướng "Toàn cầu hoá", nhưng điều đó khó có thể xảy ra, mặc dù Kitô giáo là một tôn giáo lớn. 2.2. Giáo lý, giáo luật, lễ nghi 2.2.1. Giáo lý Giáo lý Kitô giáo chứa đựng trong hai bộ kinh thánh là kinh "Cựu ước" và kinh "Tân ước". Kinh "Cựu ước" là bộ dã sử của dân tộc Dothái và là kinh thánh của đạo Dothái, gồm 46 quyển chia làm 3 loại: Sách lịch sử, sách văn thơ, sách tiên tri (sấm ký). Kinh" Tân ước" gồm 27 quyển kể về cuộc đời, sự nghiệp của Giêsu, hoạt động của các thánh tông đồ, những lời dạy, chỉ bảo của Giêsu và của các thánh tông đồ đối với con người, gồm 4 loại: Sách tin mừng (phúc âm), sách công vụ sứ đồ, sách thánh thư, sách khải huyền của thánh Gioan. Giáo lý Kitô giáo nổi lên một số nội dung cơ bản sau. Quan niệm về thế giới: Tín điều căn bản đầu tiên của Kitô giáo là niềm tin vào Thiên Chúa và sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Theo giáo lý, Thiên Chúa có trước tất cả và có ba ngôi. Ngôi thứ nhất là đức chúa cha. Ngôi thứ hai là đức chúa con, ngôi thứ ba là đức chúa thánh thần. Tuy ba ngôi nhưng cùng một bản thể là Thiên Chúa (tam vị nhất thể). Mỗi ngôi có một vị trí khác nhau; ngôi một: Tạo dựng; ngôi hai: Cứu chuộc, ngôi ba: Thánh hoá. Thiên Chúa là đấng sáng tạo nên trời đất, muôn loài trong vòng sáu ngày. Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng tối, đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm. Ngày thứ hai tạo ra không gian quen gọi là trời. Ngày thứ ba tạo ra đất, nước, cây cỏ. Ngày thứ tư tạo nên các tinh tú trên trời làm cơ sở phân chia ngày, đêm, tháng năm, thời tiết, trong đó có hai tinh tú lớn là mặt trời cai trị ban ngày, mặt trăng cai quản ban đêm. Ngày thứ năm tạo ra muôn vật: chim trên trời, cá dưới nước, muông thú trong rừng. Ngày thứ sáu tạo ra con người. Ngày thứ bảy, sau khi hoàn thành công việc sáng tạo của mình, Thiên Chúa nghỉ ngơi (ta quen gọi là ngày Chúa nhật hay ngày Chủ nhật). Giáo lý Kitô còn cho rằng, Thiên Chúa quyết định sự sinh tồn và vận động biến đổi của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, kể cả con người, từng quốc gia dân tộc cũng như toàn nhân loại. Về con người, theo quan niệm của đạo Ki tô, con người do Thiên Chúa tạo dựng nên theo hình ảnh của mình, có nhiệm vụ thờ phụng Thiên Chúa và tiếp tục công việc kiến tạo trái đất của Thiên Chúa. Theo truyền thuyết, con người đầu tiên được Thiên Chúa tạo nên bằng cách lấy đất nặn ra một người nam thổi sinh khí vào đó và trở thành người sống. Người đó tên là Ađam. Sau khi có Ađam, nhân lúc Ađam ngủ say, Thiên Chúa đã rút một chiếc xương
- 75 sườn và tạo ra một người nữ, đặt tên là Êva. Đạo Kitô cho rằng, trong các công trình sáng tạo của Thiên Chúa, con người là sản phẩm hoàn hảo và tuyệt mỹ nhất. Bởi, con người có trí khôn, có lương tâm, tình cảm, đạo đức nên làm chủ thế giới và muôn loài, vì thế mà được Thiên Chúa thương yêu và quí nhất. Con người có hai phần, phần thể xác và phần linh hồn, sau khi con người chết, thể xác trở về với cát bụi, còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý đạo Kitô cũng cho rằng, đến một ngày kia thế giới sẽ bị huỷ diệt, con người sẽ chết hết. Song, từ trong tro bụi loài người lại được sống lại. Khi đó chúa Giêsu lại giáng trần lần nữa để có "lời phán xét cuối cùng" gọi là ngày phán xét chung. Nếu ai không có tội sẽ lên Thiên đường sống sung sướng mãi mãi như thời Ađam, Êva, còn ai có tội sẽ bị đày xuống §ịa ngục để tra tấn, hành hạ. 2.2.Luật lệ, lễ nghi 2.2.1.Luật lệ Luật lệ Kitô giáo có nhiều, song tập trung chủ yếu trên một số luật cơ bản sau: Thứ nhất, 10 điều răn của Thiên Chúa: Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự; không được lấy danh Thiên Chúa để làm việc phàm tục, tầm thường; giành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa; thảo kính với cha mẹ; không được giết người; không được dâm dục; không được gian tham lấy của người khác; không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối; không được ham muốn (vợ, chồng) người khác; không ham muốn của trái lẽ. Thực chất 10 điều răn trên nói lên hai vấn đề được coi là tín chỉ của đạo Kitô là kính Chúa và yêu Người. Thứ hai, sáu điều răn của giáo hội: Xem lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc; kiêng việc xác ngày chủ nhật; xưng tội mỗi năm một lần; chịu lễ mùa phục sinh; giữ chay những ngày qui định; kiêng ăn thịt những ngày qui định. Thứ ba, bảy phép bí tích. - Bí tích rửa tội, mục đích để rửa sạch tội tổ tông truyền trở thành tín đồ đạo Kitô, để được gia nhập hội thánh và được tái sinh trong ngày phán xét. - Bí tích thêm sức, để cho tín đồ được ơn Chúa thánh thần mà liên kết chặt chẽ với giáo hội, vững lòng tin để đi vào đời sống tín ngưỡng. - Bí tích giải tội, nhằm tha thứ những tội lỗi mà con người mắc phải. - Bí tích thánh thể (gọi là phép mình thánh chúa). Là sự tái diễn việc chúa Giêsu đã hiến thân thể cho sự nghiệp cứu chuộc. - Bí tích xức dầu thánh, được thực hiện đối với bệnh nhân Kitô giáo trong cơn nguy kịch để xin Thiên Chúa nâng đỡ và cứu vớt. - Bí tích truyền chức thánh, được thực hiện cho tín đồ có ơn riêng của
- 76 Thiên Chúa trở thành thừa tác viên (giám mục, linh mục, phó tế) thay mặt Thiên Chúa để chăn dắt tín đồ. - Bí tích hôn phối, là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung sống trọn đời của một nam, một nữ đã chịu phép rửa tội, làm tăng thêm tính bền vững trong hôn nhân và quan hệ gia đình tín đồ Kitô giáo. Ngoài những nội dung trên, giáo hội Kitô giáo còn có những qui định trong các quan hệ đối với linh hồn, đồng loại và với bản thân mình như: Lấy điều thiện mà khuyên người; hướng dẫn cho kẻ mê muội; tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình; nhịn kẻ xúc phạm đến mình; răn bảo kẻ tội lỗi; an ủi người lo âu; cầu nguyện cho người sống và người chết; cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống, kẻ rách mặc; cho khách ở nhà, cho người làm thuê; thăm người hoạn nạn, an táng người chết; khiêm nhường không hà tiện, đoan chính, không tị hiềm; siêng năng, ăn uống điều độ. 2.2.2.Các ngày lễ chính Đạo Kitô có nhiều ngày lễ trong một năm ( tính theo dương lịch) với nghi lễ và ý nghĩa khác nhau, trong đó có 6 ngày lễ buộc tín đồ phải nghỉ phần xác để tham dự: - Lễ sinh nhật chúa Giêsu 25-12 ( Nô-en) - Lễ phục sinh kỷ niệm chúa Giêsu sống lại vào một ngày của tháng 4. - Lễ Chúa Giêsu lên Trời sau lễ Phục sinh 40 ngày. - Lễ chúa thánh thần hiện xuống sau lễ chúa Giêsu lên trời 10 ngày. - Lễ đức bà Maria hồn và xác lên trời ngày 15-8. - Lễ các thánh ngày 1-11. Ngoài ra, giáo hội còn chia một năm thành từng tháng, mùa để làm chủ đích cho sinh hoạt tôn giáo và hoạt động của tín đồ như tháng 3 là tháng kính thánh cả Giuse; tháng 5 dâng hoa kính đức bà Maria, tháng 11 cầu nguyện cho các linh hồn … 2.3. Tổ chức giáo hội Kitô giáo Đạo Kitô có hệ thống tổ chức chặt chẽ bao gồm hệ thống điều khiển hoạt động của giáo hội và hệ thống các dòng tu. - Giáo triều Vatican; nhà thờ địa phận; giáo tỉnh; giáo miền; giáo xứ và giáo hạt. Trong hệ thống tổ chức ấy, Vatican là tổ chức cao nhất của đạo Kitô. Vatican được coi là cơ quan đầu não, được tổ chức như một bộ máy nhà nước thế quyền. Giáo triều Vatican có các cơ quan như: + Văn phòng thư ký giáo hoàng. + Các thánh bộ của giáo triều (12 bộ).
- 77 + Các toàn án giáo triều gồm: Tòa ân giải, tòa thượng thẩm, tòa chung thẩm. + Các hội đồng giáo hoàng như: Hội đồng giáo hoàng đặc trách giáo dân; hội đồng gia đình đặc trách gia đình; hội đồng giáo hoàng hợp nhất những người thờ chúa Kitô; héi đồng giáo hoàng đối thoại với những người không tín ngưỡng; hội đồng giáo hoàng phụ trách mục vụ dân du mục; hội đồng giáo hoàng phụ trách về truyền thông xã hội, về văn hoá, về giải thích văn bản, về y tế… Về hàng phẩm trật: có Giáo hoàng; Hồng y Giáo chủ; TổngGiám mục, Giám mục, Linh mục… Tuỳ theo tính chất của sự ảnh hưởng tới đời sống xã hội ở mỗi quốc gia, hệ thống tổ chức nhà thờ; năng lực của tín đồ mà được phong sắc đến đâu và có những hàng giáo phẩm nào. Nhận xét chung 1. Kitô giáo ra đời vừa là sản phẩm tinh thần của quần chúng nô lệ trước tình trạng bi đát và thất vọng vào cuộc sống vừa là sự phản ứng của nô lệ trước chính sách áp bức, bóc lột của giai cấp chủ nô. Đồng thời, dựa trên cơ sở thần học của đạo Do thái, tư tưởng triết học duy tâm và các yếu tố tín ngưỡng của các dân tộc Trung Cận Đông. Điều này nói lên nguồn gốc của tôn giáo, đồng thời cũng là một qui luật về sự ra đời, tồn tại, phát triển của tôn giáo nói chung và của các tôn giáo cụ thể. Về mặt xã hội, khi mới xuất hiện với tính cách là tôn giáo của những người nô lệ, của các dân tộc bị áp bức bóc lột, lên án kẻ giàu có, làm cho con người có ước mơ được giải phóng khỏi áp bức, khỏi thân phận nô lệ. 2. Trong quá trình phát triển, Kitô giáo đã bị đế quốc La Mã lợi dụng làm công cụ ru ngủ, lừa bịp, trấn áp, mê hoặc người nghèo. Suốt thời kỳ trung cổ, sự kết hợp chặt chẽ giữa thần quyền và vương quyền, nhà thờ Kitô giáo, tổ chức giáo hội cùng nhà nước phong kiến đã gây nên không ít tội lỗi đối với nhân dân, kéo lùi sự phát triển của xã hội loài người. Đến khi học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác, Ăngghen, Lênin ra đời có vai trò to lớn trong đời sống hiện thực thì giai cấp tư sản lỗi thời phản động đã sử dụng tư tưởng và tổ chức giáo hội Kitô để chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa, thù hằn và tìm cách tiêu diệt những tín đồ tiến bộ cách mạng, nhất là những nhà khoa học, nhà cách mạng. 3. Giáo lý Kitô là một hệ thống quan điểm duy tâm, thần bí. Quan niệm thế giới là do Thiên Chúa sáng tạo ra là một bước thụt lùi về nhận thức so với Phật giáo. Việc Thiên Chúa sáng tạo ra con người, xă hội loài người, sáng tạo ra các dân tộc khác nhau trên thế giới là một điều nhảm nhí. Đặc biệt, quan điểm về ngày phán xét cuối cùng, ngày lụi tàn của thế giới và sự sống lại của
- 78 loài người là một quan điểm phản động, phản khoa học. Những quan điểm đó thực chất nhằm trói buộc tư tưởng con người, thân phận con người vào một lực lượng siêu nhiên, mơ tưởng vào một cuộc sống hoang đường sau khi chết mà quên đi thân phận bị áp bức bóc lột, bị đè nén do giai cấp bóc lột gây ra. Họ không dám đấu tranh để xoá bỏ áp bức bóc lột ấy, vì họ sợ khi chết không được lên thiên đường để sống sung sướng như Ađam, Êva mà bị đày xuống địa ngục để quỉ dữ tra tấn hành hình. Mặt khác, truyền thuyết về việc chúa Giêsu xuống trần và chịu nạn, chịu chết là nhằm gieo vào tín đồ đạo Kitô lòng biết ơn Thiên Chúa. Bởi Giêsu xuống trần là để cứu chuộc tội lỗi cho mọi người và Giê su chết là để cho nhân loại được sống, còn xã hội hiện tại không phải là xã hội tốt lành cao đẹp nhưng con người phải cam chịu, chấp nhận. 4. Giáo luật Kitô giáo thể hiện tập trung ở 10 điều răn của Thiên Chúa, 6 điều răn của giáo hội ở một số qui định khác và 7 phép bí tích của Giêsu. Nội dung của giáo luật chủ yếu là những qui định, chuẩn mực đạo đức mà tín đồ Kitô giáo phải tuân theo nhằm đạt tới kính chúa và yêu người. Những nội dung đó nói lên tình thương yêu con người và mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó tạo nên một giá trị đạo đức nhất định không chỉ trước đây mà cả ngày nay. Song, trên thực tế không phải mọi tín đồ, mọi chức sắc Kitô giáo đều thực hiện tốt điều này. Bên cạnh đa số tín đồ, chức sắc đã thực hiện sống tốt đời, đẹp đạo vẫn còn một bộ phận bị lừa dối, bị lợi dụng, bị lôi kéo, thâm chí một số chức sắc vì lợi ích cá nhân, vì tham vọng chính trị đã trở thành kẻ phản Chúa, phản dân, trở thành bạn đồng hành của các thế lực phản động. Nghi lễ của đạo Kitô là những điều hoang tưởng, thần bí như rửa tội, xức dầu thánh, ăn bánh thánh… Những nghi lễ ấy đều bắt nguồn từ tín ngưỡng nguyên thuỷ, nhất là phép phù thuỷ. Nghi lễ chính của đạo Kitô là lễ Misa - một hoạt động theo kiểu nhà hát kèm theo niệm thần chú, đọc kinh, làm dấu, đốt đèn, kèn, nhạc… Mục đích của những buổi lễ Misa là để tác động thường xuyên tới lý trí và tình cảm của tín đồ, kích dậy lòng tin của họ vào đấng siêu nhiên là Thiên Chúa. Tuy vậy, trong quá trình truyền đạo, đã có không ít những tín đồ, tăng lữ đạo Kitô đã đi đầu trong sự nghiệp khai sáng cho những quốc gia, dân tộc mà đạo Kitô có mặt. Đồng thời, có những tăng lữ đạo Kitô trở thành lãnh tụ tinh thần của quần chúng trong đấu tranh chống lại sự bất công, sự xâm lược của kẻ thù. 5. Về mặt chính trị xã hội, Kitô giáo là một tổ chức thường bị các thế lực phản động lợi dụng, lôi kéo để chống phá cách mạng. Mặt khác, Kitô giáo còn thể hiện tính chất cơ hội trước những điều kiện xã hội, sự vận động của hoàn cảnh và gắn bó chặt chẽ tín ngưỡng với chính trị xã hội. Ví như từ 11-10-1962 đến 8-12-1965, Vaticăng do Giáo hoàng Gioan XXIII chủ trì, đã triệu tập bốn cuộc họp lớn để sửa đổi giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với thế giới hiện đại, trong thời gian đó giáo hội Kitô giáo cũng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tại sao nói sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
16 p | 523 | 117
-
Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trih đầu tiên của Đảng
51 p | 563 | 106
-
Chương 2B: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Vấn đề dân tộc
9 p | 819 | 49
-
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
8 p | 70 | 10
-
Hành trình trí thức của Karl Marx - Làm báo
4 p | 84 | 8
-
Giáo trình Chủ nghĩa vô thần học: Phần 1
58 p | 27 | 8
-
Nghiên cứu, học tập tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh
5 p | 66 | 3
-
Nghiên cứu Đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội và hòa bình: Phần 1
234 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn