Giáo trình Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (dùng cho học viên hệ từ xa)
lượt xem 54
download
Giáo trình Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (dùng cho học viên hệ từ xa) trình bày những vấn đề chung về việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông, một số vấn đề cơ bản trong hoạt động của học sinh tiểu học, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường tiểu học, dạy trẻ làm quen với chữ theo hướng tích cực hóa hoạt động của trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (dùng cho học viên hệ từ xa)
- TRƯỜNG ĐAI HỌC VINH GIÁO TRÌNH CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP 1 (dùng cho học viên hệ từ xa) NGHỆ AN – 2011 1
- CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Đặc điểm tâm lý của trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp một 1.1. Ý thức về “cái tôi” ở trẻ phát triển mạnh Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của trẻ trong giai đoạn này là bắt đầu có ý thức về cái tôi của mình, trẻ dần nhận ra mình lag một con người riêng biệt, độc lập và có những ý muốn khác với những người xung quanh. Trẻ bắt đầu có ý thích độc lập, muốn tự mình hành động, vì thế trẻ có những tình cảm như ấm ức vì người lớn không còn tỏ ra chăm sóc và hụt hẫng vì có những điều trẻ không làm được thì người lớn lại bỏ qua. Đây chính là bước đầu của sự cá biệt hoá (việc trẻ biết gọi mình bằng ngôi thứ nhất: xưng tên, hoặc xưng là con, cháu đều là xác định cái tôi). Đây cũng là giai đoạn các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, mọi sự can thiệp sớm trong việc cải thiện các khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và ứng xử của trẻ cần phải đưa vào trong giai đoạn này. Ở lứa tuổi chuẩn bị bước vào lớp một, trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai…Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa ra những lời nhận xét về bản thân mình và của người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định… Do sự phát triển của cơ thể, trẻ chuẩn bị bước vào lớp một rất hoạt bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, thích được tự do chạy nhảy, không thích ngồi yên. 1.2. Tính hiếu kỳ phát triển mạnh Hiếu kỳ là bản tính tự nhiên của trẻ, đây là một điều tốt vì nó sẽ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Đây là cách tốt nhất để trẻ có kiến thức, biết tư duy và đó là nền tảng của học vấn sau này. Tính hiếu kỳ thể hiện rõ khi trẻ chuẩn bị vào lớp một. Ở lứa tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, cái gì trẻ cũng muốn biết, muốn hiểu và trẻ luôn đặt câu hỏi “tại sao” với người lớn. Nếu trẻ không được thoả mãn hoặc không nhận được lời giải thích xác đáng thì trẻ mất hứng thú nhận thức, không nhiệt tình tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh nữa. Vì vậy, người lớn cần vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, thoả mãn nhu cầu nhận thức cho trẻ và kích thích trẻ khám phá cái mới lạ, kỳ thú ở thế giới xung quanh. Người lớn cần tránh trả lời qua chuyện, không diễu cợt trẻ, cần kiên trì giảng giải và trả lời hết các câu hỏi của trẻ. 1.3. Tâm lý không ổn định Chuẩn bị bước vào lớp một, tâm lý trẻ dễ bị xáo trộn, đây cũng là lúc trẻ bước vào một giai đoạn mới của sự ích kỷ. Trẻ không muốn chia sẻ, hiếu thắng luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc, luôn đặt mình là trung tâm, trẻ cũng hay hờn dỗi nếu bị chê trách. Trẻ rất nhạy cảm, hay tủi thân nếu cha mẹ không chú ý… Ở lứa tuổi này có thể được coi là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị trước về mặt tâm lý cho trẻ tránh cho trẻ khỏi “sốc” khi vào trường phổ thông. 1.4. Trẻ “sợ đến trường” Ở lứa tuổi bắt đầu vào lớp một, sự lo lắng lại tập trung vào những khó khăn khi thay đổi môi trường mới, nhiều trường hợp rơi vào các trạng thái rối nhiễu cơ thể như đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi, rối loạn giấc ngủ… Sự thay đổi giữa môi trường gia đình và trường học có tác động không nhỏ tới tâm lý trẻ. Có thể nhận thấy một cách rõ rang là về mặt cảm xúc, những trẻ ở lứa tuổi chuẩn bị vào lớp một còn phụ thuộc nhiều vào người lớn. Khi đến trường, đối diện với khung 2
- cảnh xa lạ, nề nếp sinh hoạt mới, cô giáo và bạn bè mới cùng với việc xa cha mẹ thường để lại cho trẻ những dấu ấn không dễ chịu chút nào, đó chính là nguyên nhân khiến trẻ lo lắng. 2. Ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Mỗi đứa trẻ phát triển bình thường thì đến 6 tuổi đều có thể vào học lớp 1. Đối với trẻ em, việc bước vào trường phổ thông được coi như một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Đó là việc trẻ được chuyển qua một vị trí xã hội mới với những điều kiện hoạt động mới và những mối quan hệ mới. Nếu trước 6 tuổi, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua chơi mà trẻ tiếp thu mọi điều một cách tự nhiên và hứng thú, trong khi chơi trẻ hoàn toàn tự do, thoải mái, trẻ thích thì chơi không thích thì thôi chứ không bắt ép được. Vào lớp một, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động học tập. Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch đòi hỏi bản thân mỗi trẻ phải cố gắng nỗ lực mới có thể đạt kết quả tốt đẹp. Nội dung và tính chất của hoạt động học tập yêu cầu trẻ em phải có những hành vi mới: sự tập trung chú ý tương đối cao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn, cường độ làm việc tăng lên với sự kiên trì, nỗ lực, ý chí cao. Đến trường phổ thông, đứa trẻ phải hoà nhập vào những quan hệ mới với những người xung quanh, với thầy cô, với bạn bè, với những người lớn khác, đặc biệt với thầy cô giáo. Ở mẫu giáo trẻ được sống trong không khí gia đình “cô là mẹ và các cháu là con”, khi vào trường phổ thông trẻ sống trong khung cảnh trường học, mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ “thầy - trò”, quan hệ bạn bè cùng chơi ở mẫu giáo được chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Ở mẫu giáo trẻ là lớp đàn anh đàn chị vào lớp một lại trở thành em út trong trường nên trẻ không khỏi bỡ ngỡ Hơn nữa, ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về sinh lí, về tâm lí, về xã hội đòi hỏi trẻ phải thích ứng mới học tập đạt kết quả. Sự phát triển của trẻ từ giai đoạn này đến giai đoạn khác là một bước nhảy vọt có sự chuyển biến về chất, sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn vừa là sự kế thừa những thành tựu phát triển của giai đoạn trước vừa là tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau. VD: Sự phát triển tâm vận động, các giác quan, khả năng định hướng và ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu, lĩnh hội những biểu tượng về thế giới xung quanh thông qua nhận thức cảm tính và tư duy trực quan của trẻ mẫu giáo. Nhờ có những biểu tượng về thế giới xung quanh, ngôn ngữ, tư duy trực quan hình tượng ở mẫu giáo phát triển mà vào lớp một trẻ dễ dàng tiếp thu những tri thức khoa học mang tính khái quát do đó tư duy trực quan trừu tượng phát triển. Có thể nói bước ngoặt trong cuộc đời tuổi thơ khi từ trường mầm non bước vào trường phổ thông không phải em bé nào 6 tuổi cũng đều dễ dàng thích nghi. Bước ngoặt này là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ cần phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích ứng với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là học tập. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nếu được chuẩn bị chu đáo và toàn diện cả về sức khoẻ, trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội cùng cả tâm thế sẵn sàng vào lớp một sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích ứng với môi trường mới và hoạt động học tập ở lớp một. Điều đó tạo cho trẻ nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu lĩnh hội chương trình học tập ở lớp một và dễ dàng hơn trong giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với bạn bè với thầy cô và mọi người xung quanh. 3
- Ngược lại, nếu không được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập, nhất là các em không được đến trường mầm non, khi vào lớp một gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Trẻ sơ thầy, sợ cô, sợ cả bạn bè, trẻ nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô, với bạn bè, trẻ khó hoà mình vào tập thể thậm chí khủng hoảng sợ đi học… điều đó gây bất lợi cho các chặng đường phát triển tiếp theo. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy trên 95% số trẻ 5 tuổi được chuẩn bị chu đáo, hợp lí trước khi vào trường phổ thông đều có khả năng học tập tốt và thích ứng nhanh với những yêu cầu của lớp một. Xã hội càng phát triển, nội dung và yêu cầu học tập của học sinh ngày càng cao và căng thẳng hơn. Cho nên việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào lớp một là một vấn đề rất cấp bách. 2. Một số quan điểm về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có rất nhiều ý kiến cũng như quan niệm khác nhau. - Có quan niệm cho rằng không cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, trẻ đủ 6 tuổi là có thể đi học lớp một. Từ lâu nhà trường truyền thống ít quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đầu vào của trẻ em đầu tuổi học. Ngay cả trường mầm non, trong tâm niệm của nhiều người chỉ là nơi “gửi trẻ”. Tất thảy trẻ em 6 tuổi đều bình đẳng cắp sách tới trường, không cần biết tuổi khôn và sức khoẻ có học được không? Quan niệm này thường tồn tại ở những vùng nông thôn, hoặc vùng có trình độ dân trí thấp, họ ít quan tâm đến việc chuẩn bị về mặt trí tuệ và tinh thần cho trẻ vào lớp một. tuổi mầm non của trẻ chủ yếu sống trong gia đình, xóm giềng, không được giáo dục, rèn luyện một cách hệ thống những điều cần thiết cho học tập sau này. - Đối lập với quan niệm này là quan niệm cho rằng cần phải cho trẻ học trước chương trình lớp một, cụ thể là chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đọc thông viết thạo và làm thành thạo hai phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, 20 và nếu 100 thì càng tốt. Thực tế này hiện nay tồn tại khá phổ biến ở các thành phố, thị xã lớn nơi có trình độ dân trí tương đối cao. Do đó không ít người đã buộc trẻ ngồi vào bàn hàng giờ học một cách nghiêm chỉnh, tước đi mọi thời gian vui chơi, hoạt động nhiều mặt mà các cháu vốn ham thích rất cần cho sự phát triển sau này của trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh rằng trẻ em dưới 6 tuổi nói chung là chưa đủ khả năng để học chữ, học tính theo đúng ý nghĩa của môn học. Thực tế, một số trẻ được học trước chương trình lớp một, vào lớp một những tháng đầu có thể hơn những trẻ khác nhưng thời gian sau trình độ trong lớp ngang nhau, thậm chí một số trẻ tỏ ra chủ quan chểnh mảng trong học tập vì cảm thấy không có gì mới lạ hấp dẫn, do đó sức học còn yếu hơn trẻ khác. Nguy hại hơn, nếu học trước mà phạm sai lầm thì khi uốn nắn, sửa sai là một công việc rất khó khăn cho giáo viên lớp một, thậm chí để lại thói quen xấu trong hoạt động trí tuệ, thậm chí cản trở bước đường học tập của trẻ. Vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông không thể là việc làm thay cho việc dạy dỗ ở bậc tiểu học. Không nên dạy trẻ trước những gì mà sau này nó sẽ phải học tập một cách quy củ, nghiêm chỉnh ở trường phổ thông, không nên yêu cầu trẻ như một học sinh thực thụ ngay khi còn ở tuổi mẫu giáo mà phải đảm bảo cho trẻ được sống đúng với lứa tuổi của mình. - Theo quan điểm của các nhà khoa học giáo dục mầm non trong và ngoài nước cho rằng khi nào thể lực, trí tuệ nói riêng và tâm lí của trẻ phát triển đủ để học tập thì cho trẻ vào lớp một. Những người theo quan điểm này cho rằng cần phải chuẩn bị cho trẻ vào lớp một một cách toàn diện cả về thể lực, tâm lí và tâm thế chứ không dạy trẻ học chữ và làm toán. Họ cho rằng việc dạy trẻ làm toán và học chữ là nội dung học của lớp một. 4
- Cụ thể: + Các nhà giáo dục Nhật Bản rất quan tâm đến việc giáo dục và phát triển trí tuệ cũng như thể chất, tình cảm đạo đức của trẻ phù hợp với hoàn cảnh của trường mầm non, của cộng đồng địa phương ở nơi đó nhằm hướng tới thực hiện năm mục tiêu và nội dung giáo dục là giáo dục sức khoẻ, giáo dục quan hệ với xung quanh, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục môi trường và biểu đạt phù hợp với Luật giáo dục và Chuẩn quốc gia về chương trình giáo dục mầm non. + Ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh,Ý, Pháp… người ta quan tâm đến sự phát triển nhận thức của trẻ trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, nhưng không nhấn mạnh vào việc học các kỹ năng đọc, viết cũng như tính toán. Các nhà giáo dục ở các nước này cho rằng cần phải quan tâm đến những suy nghĩ của trẻ, đến những ý tưởng của trẻ hơn là những điều trẻ hiểu biết. Vì thế, họ cho rằng một trong những nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp một mà các giáo viên cũng như bố mẹ trẻ phải quan tâm đó là dạy cho trẻ biết cách chia sẻ các ý tưởng, dự định của chúng với mọi người, hình thành cho trẻ kỹ năng hợp tác cùng nhau. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện và kích thích tính tích cực cũng như óc sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. + Giáo dục mầm non của một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Hàn Quốc, Úc, Niu Dilân, Xingapo…) hướng tới hình thành cho trẻ những năng lực chung để chúng có thể hoà nhập vào cuộc sống và chuẩn bị vào trường tiểu học. + Quan điểm giáo dục mầm non của nước ta cũng nhấn mạnh là không dạy trẻ mẫu giáo lớn học trước chương trình lớp một, tránh phổ thông hoá trong giáo dục mầm non. Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục mầm non vẫn còn tình trạng ở một số nơi, một số địa phương do sự thúc ép và yêu cầu của phụ huynh cho nên vẫn dạy trẻ mẫu giáo lớn tập viết, tập đọc và làm toán như học sinh lớp một. 3. Một số đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi Đến 5 tuổi là trẻ đang ở giai đoạn cuối cùng của lứa tuổi mẫu giáo và đã trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ với tốc độ rất nhanh cả về thể chất lẫn tâm lí. Tốc độ nhanh như vậy sẽ không thể thấy lại đượcở những giai đoạn phát triển sau này. Cuối lứa tuổi mẫu giáo, đứa trẻ đang hoàn thiện dần về hình thái cơ thể và các chức năng tâm lí người ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Nếu được chăm sóc và giáo dục đúng đắn trong một hoàn cảnh sống thuận lợi thì sự phát triển của trẻ 5 tuổi sẽ có được những đặc điểm sau: 3.1.Đặc điểm phát triển thể chất - Về tầm vóc: Trẻ 5 tuổi tăng nhanh về chiều cao, cân nặng. + Trung bình về chiều cao: trẻ trai có thể đạt từ 106,4cm – 116,1cm Trẻ gái có thể đạt từ 104,8cm – 114,6cm + Trung bình về cân nặng: trẻ trai có thể đạt từ 16 kg – 20,7 kg trẻ gái đạt từ 15 kg – 19,5 kg - Về giải phẫu sinh lí + Hệ xương bắt đầu cốt hoá, cơ bắp to ra + Cơ quan hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển mạnh + Trọng lượng của não tăng nhanh từ 1.110g – 1.350g đạt tới 90% trọng lượng não của người lớn. Nhờ đó vỏ bán cầu đại não phát triển mạnh nên vai trò điều chỉnh và kiểm tra của nó đối với vùng dưới vỏ tăng cường rõ rệt hơn, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tăng lên nhanh chóng, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển nhanh về thể chất đã tạo nên những điều kiện cần thiết để trẻ 5 tuổi có thể hoạt động độc lập được nhiều hơn và giúp chúng lĩnh hội những hình thức mới của kinh nghiệm xã hội trong quá trình tiếp nhận giáo dục. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tạo ra được một chuyển biến thật mạnh mẽ thuận lợi cho hoạt động học tập. Phải đến 6 tuổi trở đi thì sự phát triển thể chất của trẻ mới bắt đầu thích ứng với hoạt động học tập. 5
- 3.2. Đặc điểm phát triển trí tuệ - Đặc điểm phát triển nhận cảm Hoạt động nhận cảm (bao gồm quá trình cảm giác và tri giác) của trẻ 5 tuổi phát triển mạnh, cho phép trẻ định hướng vào những thuộc tính và những mối liên hệ bên ngoài của sự vật và hiện tượng. Khả năng quan sát bắt đầu hình thành giúp trẻ biết ngắm nghía và phát hiện thuộc tính và mối quan hệ đặc trưng của sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh. Nhờ sự phát triển của hoạt động nhận cảm nên trẻ 5 tuổi có thể lĩnh hội được một số chuẩn nhận cảm về màu sắc, về hình dạng, kích thước, về âm thanh… VD: nhận ra 7 màu trong quang phổ, phân biệt được các dạng hình học (hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình bầu dục…), phân biệt đợưc các cao độ trong thang âm 7 nốt, phân biệt được độ to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau… Về tri giác không gian: trẻ 5 tuổi có thể nhận biết một cách chính xác các hướng chủ yếu trong không gian như trên - dưới, trước – sau, phải – trái. Cùng với sự phát triển của tri giác không gian, tri giác được tranh vẽ của trẻ 5 tuổi cũng có một bước tiến bộ rõ nét, trẻ có thể nhận ra màu sắc, đường nét và cả bố cục của bức tranh. Về tri giác thời quá khứ, hiện tại và tương lai trong những khoảng thời gian gần (lúc nãy, bây giờ, tí nữa, hôm qua, hôm nay, ngày mai). Cùng với sự phát triển của tri giác thời gian, tri giác độ dài của âm thanh cũng có một bước tiến rõ rệt, trẻ có thể phân biệt được độ dài ngắn của những âm thanh khác nhau. Đó chính là cơ sở để trẻ tiếp nhận tiết tấu, một thành phần cơ bản trong âm nhạc. - Đặc điểm phát triển tư duy Tư duy của trẻ 5 tuổi đang ở độ phát triển mạnh, đặc biệt là kiểu tư duy trực quan hình tượng. Ở giai đoạn này, một kiểu tư duy trực quan hình tượng mới xuất hiện, đó là tư duy trực quan sơ đồ, trong đó hình tượng đã bị tước đi những chi tiết rườm rà, sinh động, chỉt giữ lại những bộ phận chủ yếu nhất, khiến cho hình tượng bị mất đi tính trực quan cụ thể mà mang thêm tính khái quát. Đó chính là bước trung gian của sự chuyển tiếp từ tư duy trực quan hình tượng đến tư duy lôgic. Nhờ đó một số yếu tố của tư duy lôgic xuất hiện tạo cho trẻ khả năng khái quát hoá, phán đoán, suy luận và hình thành được một số khái niệm đơn giản. - Đặc điểm phát triển trí nhớ Ở trẻ mẫu giáo nói chung , trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế, nhưng đến 5 tuổi thì trí nhớ có chủ định đã bắt đầu phát triển đáng kể. Vị trí ưu thế của trí nhớ không chủ định giờ đây đã bị yếu dần đi, nhưng vai trò của nó vẫn hết sức quan trọng trong đời sống của trẻ. Cùng với sự phát triển của tư duy, trí nhớ có ý nghĩa bắt đầu phát triển mạnh, những gì mà trẻ hiểu thường được ghi nhớ bền vững hơn. Tuy vậy, trí nhớ máy móc vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ. - Đặc điểm phát triển chú ý Do yêu cầu của hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, trẻ 5 tuổi bắt đầu biết điều khiển chú ý của mình vào những đối tượng nhất định. Chú ý có chủ định phát triển mạnh, nhưng chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Sự phát triển chú ý có chủ định ở trẻ 5 tuổi thường gắn liền với mục đích của hành động và chức năng đặt kế hoạch của ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là cái gì trở thành đối tượng của hành động có mục đích lại được thể hiện bằng lời nói mang tính định hướng sẽ làm cho trẻ chú ý bền hơn, tập trung hơn. - Đặc điểm phát triển ngôn ngữ Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ 5 tuổi đã có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày (tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất đẻ giúp trẻ lĩnh hội nền văn hoá của dân tộc, để giao lưu, giao tiếp với mọi người xung quanh, để tư duy 6
- và tiếp thu tri thức khoa học). Lúc này ngôn ngữ đã thực sự trở thành phương tiện chủ yếu để giao tiếp với mọi người xung quanh và là cơ sở để cải tổ các quá trình tâm lí, giúp cho đời sống tinh thần của trẻ có một chất lượng mới: biết sống và hành động theo kiểu người. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi chủ yếu theo các hướng sau: + Về ngữ âm và ngữ điệu: cơ quan thính giác âm vị và cơ quan phát âm của trẻ đã đến độ hoàn thiện nên trẻ 5 tuổi có khả năng nắm giữ được ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Do đó trẻ phát âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó (quanh co, khúc khuỷu, khuya khoắt…) và biết dùng ngữ điệu đúng với tình huống giao tiếp để thể hiện tình cảm của mình đặc biệt là khi kể chuyện. + Về vốn từ và ngữ pháp Đến 5 tuổi trẻ đã có đầy đủ vốn từ để nghe, hiểu, và biểu đạt ý nghĩa của mình với những người xung quanh (khoảng 4000 từ) và biết nói đúng theo cơ cấu ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. + Hình thành ngôn ngữ mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện một trình độ phát triển tương đối cao cả về phương diện ngôn ngữ và phương diện tư duy. Ở trẻ 5 tuổi ngôn ngữ tình huống có xu hướng giảm dần, ngôn ngữ giải thích và đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc tăng lên rõ rệt. Ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp trẻ thiết lập được các mối quan hệ với những người xung quanh. Mặc dù, thực tế còn nhiều trẻ nói chưa đúng, phát âm ngọng, dùng từ sai, nói câu thiếu…(do trẻ bắt chước, học lỏm, sống trong môi trường kém văn hoá…) song trẻ 5 – 6 tuổi có thể nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần với sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp hoàn cảnh giao tiếp… Vì vậy người lớn cần so sánh trình độ phát triển riêng của từng bé 5 tuổi so với trình độ phát triển chung của cả độ tuổi để biết sự phát triển của trẻ nhanh hay chậm để tìm cách giáo dục phù hợp. 3.3. Đặc điểm phát triển mặt cảm xúc và ý chí - Đặc điểm phát triển xúc cảm Cuối tuổi mẫu giáo, xúc cảm vẫn tiếp tục phát triển và chi phối mạnh đời sống tâm lí của trẻ. Nét đặc biệt trong đời sống tình cảm của trẻ 5 tuổi là sự hình thành tương đối rõ nét của các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ. + Tình cảm trí tuệ biểu hiện: trẻ ham hiểu biết, ham tìm tòi khám phá những điều mới lạ, bí ẩn. + Tình cảm đạo đức: trẻ dễ xúc cảm và đồng cảm với con người và cảnh vật xung quanh VD: trẻ dễ thương cảm với người tàn tật hay người có hoàn cảnh éo le, trẻ bộc lộ tình yêu thương đối với động vật, cây cối…đối với trẻ tất cả đều mang hồn người. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để giáo dục lòng nhân ái. + Tình cảm thẩm mĩ: thể hiện ở chỗ trẻ yêu thích cái đẹp xung quanh, mong muốn làm ra cái đẹp để mang đến niềm vui cho chính mình và cho mọi người. Ở tuổi này, trẻ rất thích các loại hình nghệ thuật. Những bức tranh đẹp, những bài hát hay, những truyện cổ tích đầy chất huyền thoại đều rất dễ cuốn hút lòng say mê của trẻ và để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn. Do vậy, giáo dục bằng nghệ thuật đối với lứa tuổi này là phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. - Đặc điểm phát triển ý chí Ý chí của trẻ 5 tuổi đã bắt đầu phát triển tạo cho trẻ khả năng điều chỉnh hành vi. Tuy vậy, tính bột phát vẫn chi phối mạnh mẽ hành vi của trẻ. 7
- Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển ý chí của trẻ 5 tuổi là ý chí gắn liền với động cơ hành vi. Lúc này ở trẻ hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành tương đối rõ nét và bắt đầu có sự đấu tranh động cơ. Từ đó những động cơ xã hội cũng bắt đầu được hình thành. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày sự cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 2. Hãy làm sáng tỏ một số quan niệm về vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 2. Phân tích một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp một. CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Từ hoạt động chủ đạo là vui chơi ở trẻ mẫu giáo chuyển sang hoạt động chủ đạo là học tập ở học sinh tiểu học Ở tiểu học, học sinh tiếp tục tham gia vào tất cả các hoạt động như vui chơi, lao động, học tập. Nếu như trước đó - thời kì mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo thì đến thời điểm này nó sẽ lui về hàng thứ yếu, nhường vai trò hoạt động chủ đạo cho một hoạt động mới - hoạt động học tập. Vì vậy, nghiên cứu về hoạt động của học sinh ở tiểu học trước hết là nghiên cứu về hoạt động học tập, trong đó mốc quan trọng nhất là thời kì trẻ em bắt đầu đi học. Hoạt động chủ đạo được Lêonchiép nêu khái quát đó là hoạt động mà sự phát triển của hoạt động ấy quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các qúa trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách trẻ. Về mặt tâm lí, có thể coi những dấu hiệu phát triển tư duy của trẻ là một biểu hiện rõ nét nhất. Hoạt động giao lưu xúc cảm trực tiếp hướng tới làm thoả mãn nhu cầu chủ yếu về mặt xúc cảm của trẻ dưới 1 tuổi. Đến giai đoạn tiếp theo (1 – 3 tuổi), nhu cầu khám phá thế giới đối tượng chủ yếu là khám phá chức năng và phương thức sử dụng đồ vật bao trùm đời sống tâm lí của trẻ, vì vậy xuất hiện hoạt động với đồ vật. Thông qua hành động trực tiếp với đồ vật (hành động bằng tay) khả năng tri giác ở trẻ phát triển mạnh, các biểu tượng về thế giới đồ vật được hình thành. Ở giai đoạn này, hành động của trẻ luôn gắn trực tiếp với đối tượng, vì thế tạo ra ở trẻ một đặc trưng mới về tư duy đó là tư duy trực quan hành động. Từ 3 tuổi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tách rời hành động ra khỏi đồ vật nảy sinh các kí hiệu về đồ vật, làm cơ sở hình thành tư duy trực quan hình tượng. Vào học phổ thông, để nắm được các tri thức khoa học, tư duy của trẻ phải đạt tới trình độ phát triển cao hơn so với sự phát triển trước đó. Quá trình trẻ em tham gia vào hoạt động học tập, lĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm thông qua các hành động học được thực hiện bằng hệ thống thao tác là điều kiện kích thích sự xuất hiện năng lực tư duy mới tương xứng. Hoạt động chủ đạo diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, ban đầu còn ở dạng sơ khai khi đạt tới hình thái chính thức cũng là lúc chuẩn bị chuyển sang thời kì với hoạt động chủ đạo mới lại bắt đầu ở dạng sơ khai. Nắm được tiến trình phát triển như vậy của hoạt động chủ đạo sẽ tránh được sự áp đặt máy móc về nội dung, phương pháp, tránh 8
- được sự nôn nóng vội vã về yêu cầu cần đạt đối với học sinh. Điều quan trọng là phải thấy được sự lĩnh hội tri thức ở học sinh (nhất là đối với học sinh nhỏ tuổi) là một quá trình mà động cơ của nó nằm ở cuối quá trình của hoạt động, tức là ở kết quả của hoạt động: chiếm lĩnh tri thức khoa học. 2.Một số đặc điểm cơ bản trong hoạt động của học sinh lớp một Hoạt động học tập lần đầu tiên xuất hiện và được coi là hoạt động chủ đạo ở Tiểu học. Chính nhờ các yếu tố cấu thành hoạt động hay nói cách khác là do sự thay đổi nội dung trong các yếu tố cấu thành hoạt động như các thay đổi về động cơ, đối tượng, phương tiện…hoạt động mà sự biến đổi được tạo ra trong tư duy trẻ em. Nghiên cứu về hoạt động học tập ở tiểu học trước hết là xem xét hàng loạt các yếu tố quan trọng trong mối quan hệ chính nó như: đối tượng và chủ thể hoạt động, các hành động và thao tác, cơ chế và qui trình lĩnh hội… 2.1. Đối tượng lĩnh hội Đối tượng lĩnh hội trong hoạt động chính là nội dung học của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau được tập hợp thành hệ thống khái niệm trong từng môn học. Leonchiep đã dưa ra những kết luận quan trọng cần được chú ý khi nghiên cứu về đối tượng lĩnh hội trong mối quan hệ với chủ thể học sinh: - Đối tượng lĩnh hội và chủ thể luôn thống nhất với nhau trong suốt quá trình - Đối tượng lĩnh hội được sinh thành cùng với chủ thể hoạt động, có mối quan hệ hữu cơ với chủ thể, luôn luôn chứa đựng nhu cầu nào đó của chủ thể. Điều này cho thấy chỉ khi nào chủ thể tham gia vào hoạt động thì đối tượng mới xuất hiện, và chỉ có những nội dung nào trở thành đối tượng thì mới đem lại sự phát triển cho chủ thể học sinh. - Đối tượng lĩnh hội ở trình độ nào thì chủ thể phát triển ở trình độ đó. Cấu trúc mới của đối tượng trong hoạt động học tập ở trình độ khái niệm sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự hình thành tư duy khoa học ở học sinh. Vì vậy, xây dựng nội dung chương trình học tập cho từng cấp, từng lớp là một nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản nhất. Hiện nay chương trình ở tiểu học được thiết kế thành 9 môn trong đó môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt trong toàn cấp. Riêng đối với lớp một, vấn đề dạy tiếng Việt càng được chú trọng và có thể coi là môn học trọng tâm, bởi việc dạy tiếng Việt có liên quan đến nhu cầu biết đọc, biết viết của học sinh. Đây cũng là mục tiêu quan trọng ở lớp một. Nếu học xong lớp một, trẻ chưa đọc thông viết thạo hoặc tái mù sẽ là một chỉ số báo hiệu một thất bại rất lớn của giáo dục tiểu học. Môn tiếng Việt ở tiểu học có các hệ thống khái niệm gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Riêng ở lớp một, khái niệm ngữ âm là đối tượng của hoạt động học tiếng Việt. VD: Học sinh lớp một nhận diện khái niệm ngữ âm thông qua lĩnh hội cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Cấu trúc này được mô tả bằng sơ đồ sau: Thanh điệu Vần Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Tuy nhiên, việc dạy âm và chữ luôn gắn với nhau thành một thể thống nhất bởi tính tất yếu khách quan của nó. 2.2. Các hành động học Các hành động học là phương tiện trong hoạt động học tập mà học sinh phải sử dụng để lĩnh hội khái niệm trong hoạt động. Các hành động học bao giờ cũng được triển khai bằng hệ thống thao tác (thao tác là khái niệm quan trọng trong tâm lí học). 9
- Khi mô tả cấu trúc vĩ mô của hoạt động Leonchiep đã phân biệt thao tác với thành tố khác bằng sự sắp xếp các cặp tương ứng như sau: Hoạt động - Động cơ Hành động - Mục đích Thao tác - Phương tiện Như vậy, một trong những dấu hiệu phân biệt hành động và thao tác chính là ở mục đích và phương tiện. Nói cách khác cách thức hành động chính là thao tác. Hoạt động học ở tiểu học được thực hiện thông qua 4 hành động sau: 2.2.1. Hành động phân tích Hành động phân tích được triển khai trên hệ thống thao tác phân tích nhằm phân giải đối tượng trên đơn vị ngày càng nhỏ hơn, cụ thể hơn. Hành động phân tích là điểm tựa đầu tiên của quá trình lĩnh hội. Dựa vào hành động phân tích, trẻ em có thể phân giải cấu trúc âm tiết tiếng Việt, phân giải tập hợp thành các bộ phận, phân giải các lớp số trong toán học… 2.2.2 Hành động mô hình hoá Hành động mô hình hoá được triển khai trên hệ thống thao tác mô hình hoá, trong đó diễn ra quá trình trẻ em ghi lại kết quả thực hiện hành động phân tích dưới dạng mô hình. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp một, nội dung, khái niệm khoa học còn rất trừu tượng. Vì vậy, việc sử dụng mô hình để phân tích đối tượng giúp quá trình lĩnh hội thực hiện một cách hiệu quả. VD: Muốn học sinh lĩnh hội được cấu trúc âm tiết tiếng Việt người ta trải lôgic của cấu trúc này trên một mô hình rỗng: Dựa vào mô hình này, học sinh sẽ phân tích để nhận ra 4 cấu tạo của vần tiếng Việt: - Vần có một âm chính - Vần có âm đệm và âm chính - Vần có âm, âm chính, âm cuối - Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối VD: phân tích tiếng Loan L O A N Từ việc ghi lại cấu trúc âm thanh ngôn ngữ trên sơ đồ sẽ giúp trẻ khắc phục được những sai sót trong đọc và viết chính tả. 2.2.3. Hành động cụ thể hoá Hành động cụ thể hoá được triển khai trên hệ thống thao tác cụ thể hoá. Thực hiện hành động cụ thể hoá có nghĩa là trẻ em đi vào giải quyết những tình huống cụ thể. Dựa trên mẫu khái quát ban đầu, trẻ em thay thế vào đó các vật liệu mới, để tìm ra lời giải. Hành động cụ thể hoá làm cho đối tượng lĩnh hội trở nên thực tiễn và được củng cố vững chắc hơn đối với nhận thức của học sinh. 2.2.4. Hành động kiểm tra đánh giá Hành động kiểm tra đánh giá được triển khai trên hệ thống thao tác kiểm tra đánh giá để xác định mức độ kết quả hoạt động. Đây là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động. Trong đó trẻ em xem xét chính xác hoá toàn bộ nội dung của đối tượng lĩnh hội. 2.2.5. Các giai đoạn của quá trình tổ chức hoạt động học tập 10
- Quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội khái niệm khoa học trong hoạt động học tập ở tiểu học diễn ra theo quy trình gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành Đây là giai đoạn công phu và kó khăn nhất đối với trẻ. Nhờ vào các thao tác được thực hiện nhiều lần trên vật liệu và mô hình mẫu, trẻ dần dần nhận ra cấu trúc lôgic cũng như bản chất của đối tượng lĩnh hội. Khi khái niệm đã được hình thành ở dạng sơ khai trẻ chuyển sang giai đoạn luyện tập. Giai đoạn 2: Luyện tập Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu học thay thế các vật liệu khác nhau vào vật liệu mẫu. Chất liệu mới được củng cố và việc thực hiện thao tác trong hoạt động sẽ tạo thành kĩ năng, kĩ xảo ở học sinh. Giai đoạn 3: Ứng dụng Đến giai đoạn ứng dụng, trẻ đã nắm được căn bản cách tiếp cận đối tượng (cách học) và nội dung đối tượng (tri thức khoa học). Sự phân chia các giai đoạn như trên trong thực tiễn thường không tách biệt mà đan xen vào nhau trong từng tiết học hay trong quá trình. 3. Một số khó khăn đối với học sinh lớp một Những yêu cầu mới ở phổ thông đặt ra cho học sinh lớp một nhiều khó khăn cần được quan tâm. Hàng loạt các vấn đề: thói quen sinh hoạt, môi trường hoạt động với các mối quan hệ mới, nội dung và phương thức lĩnh hội tri thức…sẽ phải được thay đổi khi trẻ vào lớp một. Phần lớn trẻ em đã thích ứng với yêu cầu học tập ở trường phổ thông sau khi kết thúc học kì 1. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ vẫn rất lúng túng, đặc biệt là khó khăn trong việc nắm bắt phương thức lĩnh hội nội dung các môn học, lúng túng về cách học. Các khó khăn đối với học sinh lớp một có thể quy về một số dạng như sau: 3.1. Sự thay đổi các thói quen sinh hoạt - Ở mẫu giáo: trẻ thường được thoả mãn các nhu cầu về vui chơi, nghỉ ngơi, ăn uống…việc tham gia các hoạt động chung cũng xuất phát phần lớn từ nhu cầu cá nhân. Mọi hoạt động mang tính chất tự do thoải mái, tiết học ít, ngắn hơn và không yêu cầu cao như ở lớp một. Ở trường phổ thông: chế độ sinh hoạt của trẻ thay đổi hoàn toàn, các quy định trong sinh hoạt mang tính nguyên tắc. Quy định đối với giờ học, giờ chơi, quy định các yêu cầu về kiến thức kĩ năng trong mỗi tiết học, bài học được định lượng trở thành yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với học sinh. Vì vậy, khó khăn đầu tiên khi trẻ vào lớp một là sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt, mà điểm đáng quan tâm nhất là thói quen về chế độ học tập. Trong các giờ học đầu tiên ở lớp một (khoảng thời gian của học kỳ một) phần lớn trẻ còn rất ngơ ngác, lúng túng trước yêu cầu của giáo viên, nhiều trẻ lơ đãng, ngủ gật, mệt mỏi, ngồi không yên…Đến hết lớp một, tình trạng này mới cơ bản chấm dứt, dần dần trẻ đi vào nề nếp. Việc giúp trẻ quen dần với yêu cầu của lớp một là công việc khó khăn vất vả mà giáo viên lớp một giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình này. 3.2. Sự thay đổi cơ chế lĩnh hội (thay đổi cách học) Nội dung học tập ở trường phổ thông được cấu trúc thành hệ thống theo chương trình các môn học. Học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học trong từng bài, từng tiết theo mục đích yêu cầu môn học để đạt mục tiêu toàn cấp. Một trong những khó khăn nhất ở lớp một là phải giải quyết được mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa trình độ phát triển của trẻ em và yêu cầu của nhiệm vụ học tập mới được đặt ra ở lớp một. Làm thế nào để có thể giúp trẻ em lĩnh hội được tri thức khoa học 11
- vừa trừu tượng lại vừa mang tính khái quát, trong khi tư duy đứa trẻ lại chưa vượt qua được trình độ tư duy trực quan cụ thể, nhận thức còn hết sức cảm tính, trẻ rất khó khăn khi đi sâu tìm hiểu khám phá cấu trúc lôgic bản chất của đối tượng lĩnh hội. Điều hết sức quan trọng ở lớp một là phải tập cho trẻ nghĩ, tức là tập cho trẻ làm việc trí óc, biết chuyển các hành động bên ngoài thành các hành động bên trong của tư duy. Ngoài ra, còn một loạt khó khăn không nhỏ đối với học sinh lớp một như tư thế ngồi học, cách cầm bút, thực hiện hiệu lệnh học tập, cách làm bài kiểm tra…Vì vậy, đối với học sinh lớp một việc dạy cho trẻ học cách học là một nhiệm vụ cực kì quan trọng. 3.3. Sự thiết lập quan hệ mới Bước vào lớp một, những mối quan hệ của trẻ thay đổi. Trẻ phải thực hiện nghĩa vụ công dân đó là hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông. Chính sự thay đổi này là nguyên nhân căn bản thúc đẩy sự hình thành giữa trẻ và những người xung quanh một quan hệ mới so với trước đó. Những thay đổi trong mối quan hệ với thầy cô giáo và tập thể học sinh cùng lớp có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với đứa trẻ. Giáo viên có trách nhiệm giảng dạy, học sinh có trách nhiệm học và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo viên sẽ là người đánh giá kết quả học tập của học sinh, thậm chí sẽ phải nhắc nhở, khiển trách những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh phải làm việc độc lập trong suốt quá trình tham gia hoạt động học tập từ việc lĩnh hội tri thức đến thực hành kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đó, kết quả đạt được của từng học sinh lại liên quan đến kết quả chung của tập thể lớp. VD: bị điểm kém, không mặc đồng phục…đều ảnh hưởng đến tập thể Mối quan hệ trên đòi hỏi ở học sinh lớp một tính tự lập cao hơn, cứng rắn và có ý thức không chỉ đối với nhiệm vụ được giao mà còn ý thức được trách nhiệm với tập thể. những trẻ nhút nhát hoặc chưa nhanh chóng điều chỉnh nhận thức để hoà vào mối quan hệ mới dễ dẫn tới tình trạng lo lắng sợ sệt ngại tiếp xúc với cô giáo và bạn bè. Vì vậy, ngay từ khi còn ở mẫu giáo hoặc ở nhà cần tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, hình thành tính tự lập, tự tin là một điều kiện giúp trẻ nhanh chóng tiếp nhận, hoà đồng vào mối quan hệ mới trong trường phổ thông. 4. Một vài yêu cầu cơ bản của người học sinh lớp một ở trường phổ thông Để công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có hiệu quả ta không thể không nghiên cứu chương trình học tập của học sinh lớp một; yêu cầu, nhiệm vụ của người học sinh lớp một trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Những yêu cầu, nhiệm vụ đối với học sinh lớp một được thể hiện trong nội dung các môn học, trong nội quy, điều lệ của trường phổ thông. Nội dung dạy học lớp một hiện nay rất phong phú và phức tạp. Học sinh không chỉ tập đọc, tập viết, tập làm toán… mà còn phải học các môn như kỹ thuật, mĩ thuật, tự nhiên & xã hội, hát nhạc,…Những tri thức của các môn học mang tính khái quát về các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh. Để tiếp thu được tri thức của các môn học này, đòi hỏi người học sinh phải có khả năng hoạt động trí óc căng thẳng, linh hoạt và dẻo dai; có vốn hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, biết sử dụng thành thạo các thao tác trí tuệ như óc quan sát, định hướng, phán đoán, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát…, có ngôn ngữ phát triển, sự tập trung chú ý và nỗ lực ý chí cao, sự say mê hoạt động trí óc… So sánh nội dung tri thức của một số môn học của học sinh lớp một với mẫu giáo ta thấy, nhiều tri thức của một số môn ở lớp một là sự khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức mà trẻ đã được làm quen và lĩnh hội ở trường mầm non. Như trên đã trình bày, bước vào lớp một là bước vào môi trường hoạt động mới với những mối quan hệ mới. Những hành vi, cách ứng xử với người lớn, với bạn bè đã 12
- thay đổi. Quan hệ “thầy – trò” thay cho quan hệ “Cô – cháu”. Quan hệ này mang tính chất nghiêm túc hơn so với quan hệ “Cô – cháu” mềm dịu theo kiểu “Mẹ - con”. Quan hệ bạn bè trước đây là quan hệ bạn chơi nay quan hệ bạn bè là bạn học. Yêu cầu đối với quan hệ này cũng khác, đòi hỏi phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập và “nhóm học tập” được hình thành. Ngoài việc thay đổi quan hệ xã hội, thay đổi nội dung, tính chất hoạt động, trẻ phải tập luyện một loạt kĩ năng mới: tập đọc, tập viết, tập làm toán... để hoàn thành nhiệm vụ theo tính chất cá nhân “bài tập trên lớp, bài tập về nhà...”. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích những đặc điểm chủ yếu trong hoạt động học tập của học sinh lớp một. 2. Nêu những nguyên nhân khiến trẻ chưa thích nghi với việc đến trường. Nên giúp trẻ khắc phục như thế nào? 3. Trẻ thường gặp khó khăn gì khi vào lớp một? CHƯƠNG III NỘI DUNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ đi học Lần đầu tiên trẻ đi học, cha mẹ phải chuẩn bị rất nhiều thứ cho trẻ. Nhưng có một thứ quan trọng lại hay bị bỏ quên hoặc xem nhẹ: đó chính là chuẩn bị tâm lí cho trẻ trước khi đến trường. Để giúp trẻ thích ứng với môi trường hoạt động mới và học tập có kết quả ở trường phổ thông, việc chuẩn bị cho trẻ phải được tiến hành một cách toàn diện và có cơ sở khoa học. 1.1. Nuôi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc khá lớn vào hứng thú nhận thức của người học sinh, có hứng thú trẻ sẽ học tập tốt hơn. Hứng thú nhận thức không phải là cái bẩm sinh vốn có của mỗi người. Nó là sản phẩm của quá trình giáo dục có tổ chức của nhà giáo dục. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu lớp một cần bồi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động chơi, cần kích thích lòng ham hiểu biết, tìm tòi khám phá của trẻ. Luôn tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ và giải quyết vấn đề. VD: trong tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái, ta có thể tạo tình huống: cũng một chữ p ta lật ngược xuống thành chữ b, lật sang trái thành chữ d và lật ngược xuống thành chữ q…cuối cùng ta có thể giúp trẻ phân biệt được 4 chữ nói trên ở vị trí không gian của các nét chữ và trẻ hứng thú học. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức các hoạt động và cuộc sống của trẻ chúng ta cần khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh và những sáng kiến của trẻ. 1.2. Kích thích lòng mong muốn được đi học của trẻ 13
- Theo các nhà tâm lí học thì lòng mong muốn được đi học, được trở thành người học sinh được biểu hiện vào cuối tuổi mẫu giáo, khi những nét tâm lí, thể chất của trẻ bắt đầu chín muồi. Trẻ bắt đầu ý thức được trường học là nơi giải đáp những điều trẻ đang thắc mắc, băn khoăn và mong muốn được giải thích. VD: trong quá trình tổ chức cuộc sống và hoạt động cho trẻ cần cho trẻ biết rằng những băn khoăn, thắc mắc của trẻ: tại sao lại có mưa? tại sao lại có gió? tại sao hạt nảy mầm thành cây?...khi được đi học ở trường phổ thông các cháu sẽ được giải thích một cách tường tận. Nhu cầu được làm người học sinh được bộc lộ rõ, tuy nhiên nhu cầu đó không phải do chính bản thân hoạt động học tập hấp dẫn trẻ mà chính là đặc điểm bên ngoài cuộc sống đã hấp dẫn trẻ như được mang cặp sách, có bút vở, quần áo mới, đồng phục, được sinh hoạt sao nhi đồng, được tiếp xúc với anh chị ở trường tiểu học… Lòng mong muốn được đi học, được trở thành người học sinh là sản phẩm của cả quá trình giáo dục lâu dài ở trường mầm non. Cuối tuổi mẫu giáo, việc tạo ra những nét tâm lí này được mọi người quan tâm nhiều hơn. Trong quá trình giáo dục cần phải khêu gợi ở trẻ lòng mong mỏi, háo hức được đi học, được làm một người học sinh. Bằng nhiều cách làm cho trẻ hiểu mình đã lớn sắp được đi học, tạo cho trẻ có những biểu tượng về các nghề nghiệp khác nhau, giúp trẻ hiểu rằng để trở thành người tốt, người tài giỏi thì phải đi học và học thật giỏi. Với chủ đề trường học, cần giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường tiểu học, về người học sinh, về các mối quan hệ xã hội…Từ đó dần dần hình thành cho trẻ tâm lí muốn được sống và học tập ở trường phổ thông. Thông qua những hình thức hấp dẫn, nhẹ nhàng như cho trẻ đi thăm một số trường tiểu học gần gũi, gặp gỡ các anh chị học sinh chăm ngoan, học giỏi, làm quen với đồ dùng học tập đẹp và hấp dẫn như sách vở, giấy bút, cặp sách hoặc thông qua các bài hát, bài thơ, chuyện kể, trò chơi có nội dung gần gũi với đề tài trẻ vào lớp một,…Tất cả những thứ đó tuy chưa tạo ra động cơ học tập đích thực nhưng có khả năng khơi dậy lòng mong mỏi, tâm thế náo nức được đến trường, được làm một người học sinh, được biết những điều mới lạ, từ đó tạo cho trẻ niềm vui đi học. 2. Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ Một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ là sự phát triển thể chất. Thể chất phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách. Một khi cơ thể được khoẻ mạnh thì con người hoạt động tích cực, lạc quan trong cuộc sống. Ngược lại, một cơ thể ốm yếu, bệnh hoạn con người trở nên lười biếng, hoạt động mệt mỏi, kém hiệu quả, bi quan trong cuộc sông ... Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không chỉ đơn giản là phát triển chiều cao, trọng lượng cơ thể, mà điều chủ yếu và cần thiết là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp; độ khéo léo của bàn tay, là rèn luyện cho các giác quan của trẻ em trở nên tinh nhạy hơn... Trong thực tế cuộc sống, nhiều trẻ em có cơ thể phát triển cân đối, hài hoà về chiều cao, trọng lượng, song khả năng hoạt động lại hạn chế : kém linh hoạt, dễ mệt mỏi, khả năng quan sát yếu...Ngược lại, có những trẻ em chỉ số về chiều cao, trọng lượng dưới mức bình thường nhưng do biết luyện tập, các em có khả năng bền bỉ, linh hoạt, các giác quan nhạy bén ... Như vậy, về phương diện thể lực ta không chỉ quan tâm đến sự phát triển về lượng mà cần quan tâm đến sự phát triển về chất. Để có được những tư chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi, luyện tập…cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. 14
- Trước hết là chế độ dinh dưỡng trong ăn uống của trẻ, chế độ vệ sinh và chương trình rèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý. Tất cả những chế độ sinh hoạt và luyện tập này được thể hiện rõ trong nội dung chương trình chăm sóc sức khoẻ của trẻ mẫu giáo. Điều quan trọng là phải nghiên cứu và thực hiện chương trình này một cách nghiêm túc, thường xuyên. 3. Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động trí tuệ 3.1. Dạy trẻ biết điều khiển chú ý của mình Khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo đang phát triển mạnh mẽ. Chú ý có chủ định đang hình thành và phát triển, song chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng: màu sắc, hình dạng, kích thước… vẫn hấp dẫn lôi cuốn mạnh sự chú ý của trẻ. Để giúp trẻ giải quyết được nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông sau này, ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi, chúng ta cần rèn luyện cho trẻ biết tập trung chú ý vào những ấn đề cần nhận thức.Trong công tác giáo dục chúng ta cần tạo điều kiện để giúp trẻ chuyển dần chú ý không chủ định đến chú ý có chủ định. Điều này có thể tiến hành trong các tiết học, trong trò chơi, trong giao tiếp… VD: giờ kể chuyện, giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ sau khi nghe cô kể, các cháu phải nhớ được tên nhân vật, nội dung câu chuyện và kể lại cho các bạn cùng nghe. Hay trong trò chơi học tập “Con gì biến mất”, để giải quyết được nhiệm vụ chơi là quan sát xem con gì đã biến mất trẻ phải tập trung chú ý để nhớ xem có những con vật gì? chỉ khi nào tập trung chú ý như vậy trẻ mới giải quyết được nhiệm vụ chơi. Tương tự như vậy, có những trò chơi “Nghe tiếng kêu”, “Đoán tên con vật”, “Túi vải kì diệu”…cũng là cơ hội để rèn luyện sự tập trung chú ý có chủ định. Đồng thời với việc rèn cho trẻ sự tập trung chú ý có chủ định, cần phải ngăn ngừa bệnh đãng trí và sự phân tán chú ý của trẻ. Trong quá trình giáo dục cần tránh những tác động bên ngoài như tiếng ồn, hoạt động phi giáo dục,.. làm phân tán sự chú ý của trẻ. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, hoạt động học tập ở trường phổ thông đòi hỏi người học sinh phải duy trì sự chú ý của mình trong một thời gian khá dài, do vậy trường mầm non cần phải tập cho trẻ biết duy trì chú ý trong những khoảng thời gian cần thiết trong các hoạt động. Những hoạt động mà có thể tập cho trẻ duy trì chú ý trong một thời gian dài là hoạt động tạo hình, hoạt động múa, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trong tiết học thơ truyện, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng...Thời gian chú ý của trẻ nhiều hay ít phụ thuộc vào nội dung, nhiệm vụ hoạt động. Trong hoạt động tạo hình có thể tăng dần nhiệm vụ hoạt động: yêu cầu trẻ tạo ra những sản phẩm phức tạp dần. VD: lúc đầu yêu cầu nặn quả, sau đó thêm cuống, rồi có thêm lá, cành…hay trong trò chơi xếp hình cũng có thể kéo dài thời gian chú ý của trẻ qua việc tăng nhiệm vụ chơi: xếp căn nhà, xếp đường đi, hàng rào, cây cối… Bên cạnh việc tập cho trẻ khả năng duy trì sự chú ý trong khoảng thời gian cần thiết cho một hoạt động, cũng cần tập cho trẻ hoàn thành dứt điểm công việc trong một thời gian nhất định: chơi trong bao lâu, ăn trong bao lâu,…điều này rất cần thiết khi trẻ vào lớp một, nó giúp cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh trong những koảng thời gian nhất định. 3.2. Phát triển hoạt động nhận cảm Nhận thức cảm tính là con đường nhận thức cơ bản của trẻ mẫu giáo về thế giới xung quanh. Nhờ có cảm giác và tri giác phát triển mà đứa trẻ có một vốn tri thức khá phong phú về thế giới xung quanh, đó là những tri thức “tiền khoa học”, là tiền đề cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ sau này. Để hoạt động nhận cảm của trẻ phát triển theo hướng tích cực, làm tiền đề cho nhận thức lí tính và hoạt động học tập căng thẳng sau này, cần phải rèn luyện cho trẻ biết cách quan sát sự vật hiện tượng thế giới xung quanh, qua đó giúp trẻ nhận biết những 15
- thuộc tính cơ bản, đặc trưng của đối tượng, phân biệt được sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. VD: Thông qua các hoạt động cần rèn cho trẻ khả năng quan sát nhằm nhận ra được những thuộc tính cơ bản của vật thể như cứng - mềm, nhẵn nhụi - sần sùi, những thuộc tính của các con vật (con gà mào đỏ, lông vàng, đi bảng hai chân, con cá bơi dưới nước…), những thuộc tính của cây cối (cây lấy gỗ, cây lấy quả, rau quả… ). Đặc biệt, qua tiết học, cô giáo cần tập cho trẻ nhận biết được các thuộc tính của các sự vật hiện tượng. Chính nhờ các thuộc tính đặc trưng mà trẻ phân biệt được sự vật này với sự vật khác (hoa hồng khác hoa đồng tiền ở mùi thơm, cành cây…, con thỏ khác mèo ở đôi tai…). Đồng thời cũng cần cho trẻ làm quen với hình khối của sự vật hiện tượng, những thuộc tính lẩn khuất (thuộc tính khó nhận ra) của đối tượng, mặt khác đòi hỏi trẻ phải có những biểu tượng khá rõ về đối tượng. VD: khi trẻ vẽ ô tô, chiếc bàn trẻ thường vẽ ô tô có 2 bánh, bàn có 2 chân… nếu giáo viên khéo gợi ý để trẻ tái hiện lại biểu tượng đã có về đối tượng thì trẻ sẽ nhận ra những thuộc tính hợp lí của đối tượng. Sự phát triển của hoạt động nhận cảm được thể hiện ở vốn tri thức, biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh, đặc biệt là chuẩn cảm giác. Đối với trẻ mẫu giáo, nhiệm vụ cơ bản của người lớn là giúp trẻ nắm được các chuẩn nhận cảm đơn giản là chuẩn nhận cảm về màu sắc, về hình dạng, kích thước, âm thanh. 3.3. Phát triển tư duy cho trẻ Nếu ở đầu tuổi mẫu giáo tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, thì đầu tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Có thể khẳng định rằng sự phát triển của tư duy trực quan hình tượng là nhờ sự phong phú về biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh. Do vậy, để phát triển tư duy trực quan hình tượng cho trẻ cần phải cung cấp biểu tượng đa dạng, dồi dào về thế giới xung quanh và giúp trẻ hệ thống hoá, chính xác hoá những biểu tượng đó. Qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là qua việc tổ chức các tiết học cần giúp trẻ phân loại hệ thống hoá các sự vật hiện tượng khách quan theo một vài dấu hiệu đặc trưng của đối tượng (gia cầm, gia súc, hoa hồng có mùi thơm và nhiều màu sắc, con thỏ tai dài lông trắng…). VD: mẫu giáo bé, trẻ thường phân loại, hệ thống hoá các sự vật hiện tượng theo một dấu hiệu đặc trưng: mằu sắc, hình dạng hay mùi vị…đến 5 tuổi trẻ Như vậy, việc cung cấp biểu tượng đa dạng về thế giới xung quanh cho trẻ là điều kiện cần và việc giúp trẻ hệ thống hoá những biểu tượng đó theo một dấu hiệu nào đó là điều kiện đủ để tư duy trực quan hình tượng nói riêng và tư duy nói chung của trẻ được hình thành và phát triển. 4. Định hướng vào môi trường xung quanh Khả năng định hướng về không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Nó không chỉ giúp cho trẻ thích ứng với môi trường sống mà còn là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông. 4.1. Định hướng vào không gian Khả năng định hướng trong không gian tốt là điều kiện thuận lợi để trẻ học tập sau này có hiệu quả không chỉ đối với môn toán, mĩ thuật, tìm hiểu tự nhiên, lao động – kĩ thuật, giáo dục sức khoẻ… mà còn giúp trẻ tập đọc, tập viết dẽ dàng hơn. Ngay từ những tháng đầu của cuộc sống đứa trẻ đã có khả năng định hướng vào không gian khi có những tác nhân kích thích (âm thanh, ánh sáng) tác động vào giác quan của trẻ (trẻ đưa mắt nhìn theo một vật, hướng về phía có tiếng kêu…). Khả năng này ngày càng phát triển cùng với sự hoạt động tích cực của cảm giác và tri giác. Đến tuổi mẫu giáo, khả năng định hướng vào không gian khá phát triển. Thoạt đầu trẻ lấy bản thân 16
- mình làm chuẩn để xác định các hướng trong không gian: trên đầu, dưới chân, trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái… Cuối tuổi mẫu giáo, phần lớn trẻ đã có khả năng phân biệt được trên, dưới, trước, sau nhưng nhiều trẻ vẫn lẫn lộn, chưa phân biệt được bên phải, bên trái. Thậm chí nhiều trẻ vào lớp một vẫn chưa phân biệt được tay phải, tay trái…Vì vậy, trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, học tập, giao tiếp cần thường xuyên rèn luyện cho trẻ sử dụng tay phải, tay trái để giải quyết nhiệm vụ chơi, nhiệm vụ học tập. Nếu trẻ không phân biệt được vị trí trong không gian thì trẻ gặp khó khăn hơn khi nhận dạng các chữ cái trong một từ, một câu khi tập đọc, tập viết. VD: những chữ cái p - q, d – b, những từ ít – tí…chỉ khác nhau về vị trí các nét, các chữ cái trong không gian. Đứa trẻ có khả năng định hướng không gian tốt sẽ đọc viết dễ dàng không bị nhầm lẫn. Cùng với việc rèn luyện cho trẻ xác định các hướng trong không gian xung quanh bản thân mình, cần dạy trẻ tách mình ra khỏi đối tượng, lấy một vật bất kì nào đó để xác định hướng trong không gian của đối tượng. VD: trẻ lấy cái bàn làm chuẩn để xác định cái ca, cái cốc, con búp bê…ở trên bàn, dưới gầm bàn, phía trước, đằng sau, bên phải, bên trái cái bàn… Việc tách mình ra khỏi đối tượng, lấy một vật nào đó làm chuẩn để định hướng vị trí không gian của đối tượng sẽ giúp trẻ tiếp thu được tri thức, thực hiện được nhiệm vụ học tập sau này. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong tổ chức trò chơi, tổ chức “tiết học” cần đặt ra những nhiệm vụ mà trẻ phải dựa vào một vật nào đó làm chuẩn để giải quyết nhiệm vụ. Đồng thời cũng cần tăng mức độ khó, phức tạp để phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ. VD: phía trên bên phải cửa sổ có gì? Phía dưới bên trái cái tủ có cái gì? Phía trước cái ghế, canh cái bàn bên phải có gì?... 4.2. Định hướng vào thời gian Khả năng định hướng vào thời gian giúp trẻ lĩnh hội được diễn biến vận động, phát triển của các sự vật trong không gian và thời gian. Hình thành khả năng định hướng vào thời gian cho trẻ mẫu giáo là điều kiện cần thiết để trẻ học tập, sinh hoạt ở trường phổ thông sau này, xây dựng thời gian biểu cho công việc của mình. Các nhà Tâm lí học đã khẳng định rằng, khả năng định hướng về thời gian của trẻ phát triển chậm hơn khả năng định hướng không gian. Khi dạy trẻ biết định hướng vào thời gian cần quan tâm đến những nội dung cơ bản sau: - Dạy trẻ nhận biết các thời điểm: + Các thời điểm trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Có thể dạy trẻ nhận biết các biểu tượng về các thời điểm trong ngày dựa vào các công việc sinh hoạt của con người vào các thời điểm trong ngày, dựa vào quang cảnh thiên nhiên ở các thời điểm: buổi sáng mặt trời mọc, con gà trống gáy, mọi người chuẩn bị đi làm…và dạy trẻ biết biểu tượng về bình minh, hoàng hôn. + Dạy trẻ nhận biết các ngày trong tuần: biểu tượng về tuần lễ giúp trẻ thực hiện được thời gian biểu của một tuần. Trẻ phải hiểu được một tuần có 7 ngày, thứ 2 là ngày đầu tuần, chủ nhật cuối tuần mọi người được nghỉ ngơi giải trí… + Mức độ cao hơn của biểu tượng về thời điểm là dạy trẻ nhận biết các mùa trong một năm qua những đặc điểm nổi bật về thời tiết. Ở miền Bắc có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; miền Nam có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. + Cung cấp cho trẻ biểu tượng về một số ngày đặc biệt trong năm: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày khai giảng, ngày sinh nhật Bác Hồ… - Hình thành cho trẻ biểu tượng đúng đắn về quá khứ, hiện tại và tương lai 17
- Giúp trẻ hiểu được quá khứ là thời điểm mà một sự vật hiện tượng nào đó đã xảy ra trước đây, hiện tại là thời điểm một sự vật hiện tượng nào đó đang xảy ra, tương lai là thời điểm mà một sự vật nào đó sẽ xảy ra… + Thời điểm hiện tại: tức là một thời điểm được tính bằng giờ, phút. VD: bây giờ là 9 giờ sáng, bây giờ là buổi chiều, bây giờ là buổi tối… + Từ mốc thời gian hiện tại, cung cấp cho trẻ biểu tượng về quá khứ (vừa xảy ra). VD: vừa rồi bạn Nam bị ngã, lúc nãy bạn Lan không vâng lời cô… + Từ mốc thời gian hiện tại, cung cấp cho trẻ biểu tượng về tương lai (gần) tức là thời điểm mà trong một thời gian ngắn (vài phút) một sự vật hiện tượng nào đó sẽ xảy ra. VD: tí nữa chúng ta sẽ đi dạo, chốc nữa là đến giờ tập thể dục… + Trong một vài hoàn cảnh cụ thể có thể tính thời gian bằng đơn vị phút VD: 3 phút nữa sẽ đến giờ ăn, chúng ta vào học được 5 phút rồi… + Từ mốc thời gian 1ngày cung cấp cho trẻ biểu tượng về hôm qua, hôm nay, ngày mai VD: hôm qua chúng ta đi chơi công viên, hôm nay chúng ta cùng nhau xây dựng công viên; hôm nay tập múa hát để ngày mai chúng ta biểu diễn văn nghệ… + Trong những hoàn cảnh cụ thể cần hình thành cho trẻ biểu tượng thời gian dài hơn VD: trước đây cháu là trẻ nhỏ, hiện nay cháu là mẫu giáo lớn, sang năm cháu là học sinh tiểu học và sau này lớn lên cháu sẽ làm cô giáo, bác sĩ, chú bộ đội… - Dạy trẻ ước lượng gần đúng thời gian đơn giản Thông qua các hình thức tổ chức hát múa, tạo hình, kể chuyện, làm các công việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày… để dạy trẻ ước lượng các khoảng thời gian mà trẻ thường sử dụng. VD: 5 phút nữa chúng ta sẽ đi dạo, 10 phút nữa chúng ta sẽ biểu diễn, chúng ta chơi trong nửa tiếng, một giờ nữa ăn cơm, chúng ta được nghỉ một ngày, nghỉ Tết một tuần… 4.3. Dạy trẻ một số hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh Môi trường xung quanh rất đa dạng, phong phú, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Khi tiếp xúc với môi trường xung quanh trẻ tiếp thu được những tri thức nhất định, đó là những tri thức đơn giản, những biểu tượng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Trước hết là cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh trẻ: các sinh hoạt hàng ngày của con người (ăn uống, tắm rửa, vui chơi giải trí…), các nghề trong xã hội, những quan hệ giao tiếp ứng xử giữa người với người trong xã hội (quan hệ giữa con cái với bố mẹ, giữa giáo viên với học sinh, giữa bác sĩ với bệnh nhân…). Những tri thức này có thể cung cấp cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động. - Cùng với những tri thức trong đời sống của con người, chúng ta cần cung cấp cho trẻ những tri thức tiền khoa học (tri thức tiền khái niệm) về thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ. Đó là những tri thức về thế giới thực vật, động vật, thế giới đồ chơi, đồ vật và những hiện tượng thiên nhiên gần gũi: mưa, nắng, gió, đất, cát, nước,… + Về thế giới thực vật gần gũi xung quanh trẻ: dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm bề ngoài, quá trình sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, ra hoa, kết quả), môi trường sống, hữu ích của nó đối với cuộc sống con người. Dạy trẻ biết phân loại thực vật: cây lấy gỗ, cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy quả, cây có gai,…các loại hoa có màu vàng, màu đỏ, có hương thơm, các loại rau đậu…những tri thức này trẻ tiếp thu được qua các tiết học làm quen với môi trường xung quanh, qua đi dạo, tham quan, qua các trò chơi… + Về thế giới động vật: cần dạy trẻ gọi đúng tên các con vật quen thuộc gần gũi, nắm được đặc điểm bên ngoài của các con vật, môi trường sống, đặc điểm sinh hoạt và 18
- lợi ích của chúng… trên cơ sở hiểu biết về thế giới động, thực vật cần giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. VD: con gà có 2 chân, 2 cánh; chó có 4 chân, có mõm; thỏ có đôi tai dài…; cá sống dưới nước; chim biết bay; thỏ đẻ con; gà đẻ trứng; bò kéo xe… + Về thế giới đồ vật, đồ chơi: cung cấp cho trẻ tên gọi, chức năng và phương thức sử dụng các đồ vật, đồ chơi, giúp trẻ nhận biết chất liệu vật liệu làm ra đồ vật, đồ chơi và biết phân loại các đồ vật theo một dấu hiệu nào đó. VD: ca dùng để uống nước, ghế để ngồi, kéo để cắt tóc, cắt giấy; ca bằng nhôm, ghế bằng gỗ, kéo bằng sắt…và phân loại theo chức năng: các đồ dùng sinh hoạt (ca, cốc, bát, đũa, xoong, nồi…); các đồ dùng lao động (cày, cuốc, búa, liềm…); các dụng cụ thể thao (vợt cầu lông, bóng bàn, bóng đá…); các dụng cụ âm nhạc (đàn, sáo, nhị, trống…)… + Về những hiện tượng thiên nhiên gần gũi: nắng, mưa, gió, cát, sỏi, đá, nước, không khí… Cần hướng dẫn trẻ quan sát, phân tích các dấu hiệu của các hiện tượng. VD: trời mưa sấm chớp đùng đoàng, mây đen bao phủ, nước mưa ào ào như trút nước…; khi đi nắng phải đội mũ nón, trời mưa phải mặc áo mưa… Tất cả những tri thức này có thể cung cấp cho trẻ thông qua nhiều con đường như quan sát, tổ chức lao động, chăm sóc cây… 5. Những định hướng vào xã hội 5.1. Chuẩn bị cho trẻ gia nhập vào những mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn trước Vào lớp một là một bước ngoặt trong cuộc đời của đứa trẻ. Khi vào lớp một không chỉ hoạt động chủ đạo thay đổi mà môi trường xã hội và các quan hệ xã hội cũng thay đổi, các em được tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy, để trẻ thích ứng nhanh chóng với môi trường sống mới, thiết lập được các mối quan hệ xã hội mới, ngay từ thời kì mẫu giáo cần phải mở rộng các mối quan hệ xã hội của trẻ, cho trẻ làm quen với những quan hệ xã hội mà sau này khi vào lớp một các em phải giao tiếp ứng xử. - Trong các mối quan hệ xã hội rộng lớn ấy, trẻ phải nhận biết được vị trí của mình. + Trong gia đình, trẻ phải nhận ra được mình là con của bố mẹ, cháu của ông bà… phải biết vâng lời bố mẹ, ông bà, kính trọng và giúp đỡ bố mẹ, ông bà, nhường nhịn, giúp đỡ em nhỏ… + Ở trường, trẻ phải nhận ra vị trí mình khi tiếp xúc với các bạn trong lớp, các bạn cùng trường, với cô giáo, với các cán bộ CNV, với hiệu trưởng… + Ngoài ra, có các mối quan hệ giữa trẻ với làng xóm, phố phường…trẻ phải biết lễ phép với những người xung quanh; biết cám ơn, xin lỗi; kính trọng người già, giúp đỡ em nhỏ; có ý thức bảo vệ môi trường; cảm thông, giúp đỡ người tàn tật, những người gặp cảnh ngộ éo le… Những quan hệ xã hội và cách ứng xử thích hợp với các mối quan hệ xã hội ấy được hình thành và củng cố trong quá trình đứa trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội. Trong quá trình cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội rộng lớn, phải giúp trẻ hình thành những động cơ xã hội tích cực. Động cơ hành vi của trẻ không ngừng phát triển và có những biến đổi căn bản trong suốt thời kì mẫu giáo. Ở đầu tuổi mẫu giáo trẻ hành động theo những động cơ cá nhân: tự khẳng định mình, muốn được sống, làm việc như người lớn, thoả mãn niềm vui, trí tò mò của bản thân, hoặc theo động cơ bên ngoài: theo lời cô dặn, tại cô giáo bảo… Đến cuối tuổi mẫu giáo, động cơ xã hội thúc đẩy mạnh mẽ hành vi của trẻ, nhất là những hành vi đạo đức. Cụ thể, trẻ muốn làm một cái gì cho người khác, mang lại niềm vui cho người khác ngày càng chiếm ưu thế. Trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng 19
- có thể mang lại lợi ích cho người khác và chúng có thể thực hiện công việc vì người khác theo sáng kiến của mình… Vì vậy, người lớn cần phải làm sao để trẻ có thể hình dung được việc mình làm là đem lại niềm vui cho những người mà trẻ quan tâm. VD: khuyến khích trẻ hoàn thành được công việc làm đồ chơi tặng các em bé nhà trẻ nhân dịp tết Trung thu. Cô giáo cần giúp trẻ hiểu sự thèm khát có đồ chơi của các em bé ở nhà trẻ, niềm vui của các em khi nhận được quà Trung thu do anh chị mẫu giáo gửi…từ đó trẻ sẽ tự giác thực hiện các yêu cầu của người lớn. Trong việc hình thành cho trẻ động cơ xã hội tích cực, người lớn cần xác định xem trẻ hành động do động cơ nào thúc đẩy: lễ phép với người lớn, giiúp đỡ ông bà, cha mẹ…xuất phát từ lòng mong muốn của mình là đem lại niềm vui cho người khác (động cơ tích cực) hay xuất phát từ mục đích cá nhân: được khen thưởng… Vào lớp một, các hoạt động của người học sinh mang tính tập thể cao: trẻ được sinh hoạt học tập theo một tập thể lớp với những nội quy chặt chẽ: đi học đúng giờ, giữ gìn lớp học, sân trường sạch sẽ… Để trẻ mẫu giáo khi vào lớp một thích ứng được với những yêu cầu của tập thể học sinh, ngay từ môi trường mẫu giáo cần hình thành ở trẻ nhu cầu tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể cao. Cụ thể, cần tăng cường tổ chức trẻ tham gia vào các hoạt động cùng nhau, trong đó hoạt động vui chơi mà trung tâm tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành các quan hệ xã hội và nhu cầu hoạt động theo nhóm, theo tập thể. Ngoài ra, cần tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, qua các “tiết học”…cũng hình thành ở trẻ ý thức tập thể. 5.2. Hình thành ở trẻ khả năng tự điều chỉnh hành vi Ý thức về hành động của trẻ mẫu giáo có những bước phát triển rõ rệt. Từ những hành vi mang tính bột phát, không chủ định đến những hành vi chủ định, có ý thức. Nhờ có sự ý thức được hành vi, việc làm mà trẻ tự điều chỉnh được hành vi của mình. Vì vậy, người lớn cần tập cho trẻ khả năng tự kiềm chế những nhu cầu, hành vi cá nhân khi cần thiết. Trong quá trình tổ chức cuộc sống của trẻ, người lớn cần đặt ra cho trẻ những mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu trẻ kìm hãm những hành vi bột phát để theo đuổi mục đích, hoàn thành nhiệm vụ. VD: để thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lí, trẻ mẫu giáo phải tự điều chỉnh nhu cầu, hứng thú của mình. Người lớn phải tập cho trẻ có một định hình, thói quen thực hiện các công việc theo một chế độ ổn định: giờ nào việc nấy. Bên cạnh đó, người lớn cần giúp trẻ nhận thức được việc gì nên làm, việc gì không nên làm như đoàn kết, vui vẻ, giúp đỡ nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn, phải biết tự sắp xếp bàn ăn, tự xúc ăn… Đặc biệt, cần chuẩn bị cho trẻ thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường phổ thông. So với chế độ sinh hoạt ở gia đình và ở mẫu giáo, chế độ sinh hoạt ở trường phổ thông mang tính nghiêm ngặt hơn theo một nội quy chặt chẽ. Vì vậy, cần chuẩn bị cho trẻ thích ứng dần với bằng một chế độ sinh hoạt mềm dẻo hơn phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ 5 tuổi. Trong cuộc sống hàng ngày, trong các “tiết học”, hay trong việc tổ chức các trò chơi cần luyện tập cho trẻ một số thói quen cần thiết: thói quen văn hoá vệ sinh, thói quen đi đứng, ngồi học ngay ngắn, thói quen gọn gàng, ngăn nắp; nhanh nhẹn trong sinh hoạt, trong giao tiếp; tập cho trẻ khả năng thao tác khéo léo của đôi tay, tập kĩ năng cầm bút, cầm kéo… 6. Phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu.Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tâm lý học trẻ em và giáo dục học trẻ em: Phần 1
87 p | 113 | 17
-
Giáo trình Tâm lý học trẻ em và giáo dục học trẻ em: Phần 2
142 p | 86 | 16
-
Bài giảng Giáo dục học mầm non: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
82 p | 51 | 11
-
Giáo trình Giáo dục học mầm non (in lần thứ mười): Phần 2
128 p | 33 | 10
-
Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Phần 2
143 p | 40 | 7
-
Cơ sở lí luận về sự tham gia của gia đình trong chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một
6 p | 26 | 6
-
Tính liên thông trong việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non dựa trên đường phát triển năng lực của trẻ em 5-6 tuổi
10 p | 8 | 6
-
Thiết kế trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
8 p | 29 | 4
-
Giáo trình Giáo dục học mầm non (Tập 2): Phần 2
142 p | 7 | 4
-
Đề xuất một số hoạt động chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6 p | 12 | 3
-
Biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non
14 p | 9 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phương pháp tổ chức cho trẻ vui chơi năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 8 | 3
-
Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào trường Tiểu học
7 p | 27 | 3
-
Công tác chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp một và một số định hướng trong đào tạo sinh viên
12 p | 68 | 3
-
Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.Ia.Galperin nhằm phát triển khả năng bảo toàn cho trẻ 5-6 tuổi
7 p | 117 | 3
-
Vận dụng học thuyết gắn bó trong việc chuẩn bị cho trẻ chuyển tiếp từ nhà đến trường mầm non
10 p | 42 | 2
-
Một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số từ 2 đến 5 tuổi
7 p | 84 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn