intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tưởng tượng sáng tạo (TTST) đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ tiếp tục phát triển ở những cấp học tiếp theo. Bài viết trình bày nguyên tắc, quy trình thiết kế TCTH và đưa ra một vài trò chơi nhằm kích thích khả năng này cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Lê Văn Huy Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế levanhuy@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Tưởng tượng sáng tạo (TTST) đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ tiếp tục phát triển ở những cấp học tiếp theo. Năng lực này có thể được hình thành, bồi dưỡng và phát triển thông qua trò chơi tạo hình (TCTH) trong giáo dục mầm non. Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý luận về phát triển khả năng TTST cho trẻ mầm non, bài viết trình bày nguyên tắc, quy trình thiết kế TCTH và đưa ra một vài trò chơi nhằm kích thích khả năng này cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Từ khóa: Trò chơi tạo hình, tưởng tượng sáng tạo, trẻ 5-6 tuổi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo M. Wilson (1992), sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp các yếu tố khác nhau (dẫn theo Đức Uy, 1999). Không thể phủ nhận, xuyên suốt trong chiều dài văn minh lịch sử nhân loại, sáng tạo là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy loài người không ngừng tiến lên. Sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống hàng ngày và giáo dục không phải là ngoại lệ. Theo L.S. Vygosky (1985), hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực phối hợp của bộ não chúng ta được khoa học Tâm lý gọi là tưởng tượng. TTST là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc kinh nghiệm xã hội. Tưởng tượng là một hiện tượng tâm lý độc lập, đồng thời có thể xem nó là một “giai đoạn”, một “thao tác” trong quá trình sáng tạo. Trong năng lực sáng tạo, TTST giữ vị trí trung tâm. TTST đã giúp cho cá nhân khi đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề luôn tìm ra được nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết. TTST giúp cá nhân thoát ra khỏi thế giới thực tại để vươn tới sự mới mẻ độc đáo, kỳ diệu tạo nên những chất liệu mới của sự vật hiện tượng, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Điều này cho thấy việc kích thích và phát triển khả năng TTST cho người học phải được chú trọng ngay từ bậc học mầm non - bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân với mục tiêu “Giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1…” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Sự hình thành và phát triển khả năng TTST nói riêng ở mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động sau này của trẻ. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển tính sáng tạo, đặc biệt là khả năng TTST, trong đó 5-6 tuổi là giai đoạn mà khả năng TTST có nhiều điều kiện bộc lộ rõ nét qua trò chơi. Đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp lên bậc tiểu học, giai đoạn mà trẻ cần phát triển những năng lực thiết yếu, chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập và thể chất trong nhà trường, và khả năng TTST là một năng lực không thể thiếu. Trong việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển khả năng tưởng tượng, trò chơi như một “quân cờ” then chốt. Trò chơi sớm đã được khẳng định có khả năng kích thích động cơ học tập và tính sáng tạo của trẻ mầm non. LS. Vygosky (1985) đã viết “Chúng ta có thể xác định quá trình sáng tạo Ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng”. Ở một góc độ hẹp hơn, tranh vẽ - với tư cách là một thành tố của TCTH - giúp trẻ thỏa sức thể hiện tình cảm và khả năng TTST của bản thân. 74
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Chính từ tranh vẽ, trẻ thể hiện được tính sáng tạo mang đặc trưng tâm sinh lý lứa tuổi riêng biệt, độc đáo. Sự xuất hiện của các hình ảnh tưởng tượng phụ thuộc chặt chẽ vào: (1) Hoạt động của trẻ với thế giới đồ vật xung quanh; (2) Chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của xúc cảm, tình cảm cá nhân của trẻ và (3) Chưa có tính mục đích rõ ràng và còn nghèo nàn do sự thiếu hụt của vốn kinh nghiệm tri giác (L.S. Vygosky, 1985). Khả năng này không tự xuất hiện, tự phát triển mà được hình thành thông qua việc nhà giáo dục tổ chức và hướng dẫn. Do đó, việc tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo ở lứa tuổi này là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của giáo viên mầm non. Vui chơi là một hoạt động phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong mọi thời kỳ lịch sử khác nhau. Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là cuộc sống của trẻ mẫu giáo như N.K. Krupxkaia (1985) khẳng định: “Trò chơi đối với các em là học tập, trò chơi đối với các em là lao động, trò chơi đối với các em là phương tiện giáo dục quan trọng” (Dẫn theo N.N. Podiacop, 1987). Trò chơi và hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những kỹ năng tạo hình giúp cho trẻ dễ dàng thực hiện được ý định của trò chơi. TCTH là dạng trò chơi có cấu trúc và cách thức hành động đặc thù mang tính vui chơi, trong đó trẻ phản ánh tích cực, sáng tạo về thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích phù hợp với khả năng của trẻ. Loại trò chơi này góp phần kích thích khả năng TTST cho trẻ thông qua sử dụng các vật liệu chơi để tạo ra những sản phẩm mới với ý tưởng mới, xuất phát từ những biểu tượng có sẵn trước đó của trẻ. Tham gia TCTH sẽ giúp trẻ thỏa sức thể hiện tình cảm của mình bằng các đường nét, hình khối, màu sắc… và phát triển khả năng TTST của bản thân. 2. THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TẠO HÌNH NHẰM KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ CỦA GIÁO VIÊN Để tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng TCTH nhằm kích thích khả năng TTST cho trẻ, chúng tôi đã khảo sát trên 30 giáo viên mầm non ở thành phố Huế bằng một phiếu hỏi gồm 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi được chia làm 3 mức độ. Số liệu khảo sát được thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Bảng 1. Mức độ sử dụng TCTH để kích thích KNTTST cho trẻ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT Hình thức SL % SL % SL % 1. Hoạt động học có chủ đích 30 100 0 0 0 0 2. Hoạt động ngoài trời 29 96,6 1 3,4 0 0 3. Hoạt động vui chơi 25 83,3 5 16,7 0 0 4. Sinh hoạt hàng ngày 7 23,3 10 33,3 13 43,4 5. Tham quan 0 0 0 0 30 100 Bảng 1 cho thấy GV đã sử dụng TCTH một cách thường xuyên trong các hình thức hoạt động giáo dục của trẻ nhằm kích thích KNTTST cho trẻ. Các hình thức được chú ý nhiều nhất là học có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi. Điều này cho thấy GV đã có ý thức tận dụng các hoạt động cơ bản để thực hiện nhiệm vụ này. Đáng lưu ý là GV chưa tận dụng được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tham quan. Nhiều GV trao đổi: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày khó có thể sử dụng các TCTH cho trẻ; hoạt động tham quan thì hầu như tần suất diễn ra là 1 lần trong năm nên GV hầu như không có nhiều cơ hội để tổ chức TCTH nhằm kích thích KNTTST cho trẻ trong các hoạt động này. Bảng 2 sau đây thể hiện các nguồn TCTH giáo viên thường sử dụng để kích thích khả năng TTST cho trẻ: 75
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 2. Nguồn TCTH giáo viên sử dụng để kích thích KNTTST cho trẻ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT Nguồn TCTH SL % SL % SL % 1. Ở trong chương trình 30 100 0 0 0 0 2. Ở các tài liệu tham khảo 16 53,3 14 82,7 0 0 3. Tham khảo từ đồng nghiệp 17 56,7 10 33,3 3 10 4. Tự thiết kế 6 20 16 53,3 8 26,7 Từ bảng 2, chúng ta có thể thấy rằng: Hầu hết giáo viên thường xuyên sử dụng các TCTH có trong chương trình để tổ chức nhằm kích thích KNTTST cho trẻ. Bên cạnh nguồn trò chơi từ chương trình, vẫn còn nhiều nguồn TCTH khác nhau để giáo viên lựa chọn như tài liệu tham khảo, tham khảo từ đồng nghiệp, tự thiết kế. Số liệu cho thấy đa số giáo viên đã thường xuyên tận dụng nguồn tài liệu tham khảo và tham khảo từ đồng nghiệp, nhưng TCTH tự thiết kế ít được giáo viên sử dụng. Điều này cho thấy không nhiều giáo viên có thói quen thiết kế các TCTH để phục vụ cho mục đích dạy học, họ thường quen sử dụng các trò chơi có sẵn. Lý do nhiều giáo viên đưa ra là không có thời gian để thiết kế, ngại phải đầu tư trí tuệ, tài liệu tham khảo và giáo án đã được thiết kế sẵn nên sử dụng lại để tiện lợi và hiệu quả. Mức độ sử dụng các dạng TCTH được thống kê cụ thể ở bảng 3 như sau: Bảng 3. Dạng TCTH giáo viên sử dụng để kích thích KNTTST cho trẻ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT Dạng TCTH SL % SL % SL % 1. Trò chơi củng cố biểu tượng 20 66,7 10 33,4 0 0 2. Trò chơi tìm hiểu thế giới xung quanh 15 50 15 50 0 0 3. Trò chơi miêu tả có chủ đề 25 83,3 5 16,7 0 0 4. Trò chơi với sản phẩm tạo hình 12 40 18 60 0 0 Bảng 3 cho thấy các dạng TCTH đã được GV sử dụng nhằm kích thích KNTTST cho trẻ ở các mức độ khác nhau. Các trò chơi miêu tả có chủ đề được sử dụng thường xuyên nhất, sau đó là các trò chơi củng cố biểu tượng; trò chơi tìm hiểu thế giới xung quanh đã được GV sử dụng ở lựa chọn thứ 3; các trò chơi với sản phẩm tạo hình chưa được GV sử dụng thường xuyên. Nhiều GV trao đổi: “chúng tôi thấy trò chơi hay thì sử dụng vậy thôi chứ không biết nó thuộc nhóm nào”. Quan sát thực tế tổ chức hoạt động học có chủ đích, hoạt động ngoài trời và hoạt động chơi ở các góc, chúng tôi nhận thấy mặc dù GV đã chú ý sử dụng các TCTH nhưng các trò chơi được sử dụng lặp đi lặp lại trong năm học mà không thay đổi gì nhiều. Điều này sẽ dễ gây nhàm chán cho trẻ và các trò chơi mất dần tính mới lạ. Vì vậy, việc thiết kế các TCTH nhằm kích thích khả năng TTST cho trẻ làm việc là cần thiết. 3. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 3.1. Nguyên tắc thiết kế Một là, đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là kích thích KNTTST cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi. Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi, hành động chơi phải hướng đến việc tạo điều kiện cho trẻ thể hiện KNTTST của mình ở các mức độ khác nhau. Hai là, đảm bảo tính chất vui chơi trong trò chơi: Các TCTH phải là một trò chơi thật sự, hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia chơi. Ba là, đảm bảo tính vừa sức: TCTH được thiết kế phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ 5- 6 tuổi, nhất là đặc điểm tư duy và đặc điểm TTST của trẻ 76
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 MG 5-6 tuổi. Bốn là, đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các TCTH được thiết kế phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó, các TCTH cũng phải đảm bảo sự kích thích KNTTST của trẻ MG 5-6 tuổi. Năm là, đảm bảo tính đa dạng: TCTH được thiết kế đa dạng, phong phú với nhiều hướng mở rộng cho mỗi trò chơi như chơi ở nhiều chủ đề, nhiều hình thức chơi trong trò chơi, chơi ở các thời điểm, địa điểm khác nhau với các mức độ chơi cũng khác nhau đáp ứng trình độ khác nhau của trẻ. Sáu là, đảm bảo tính linh hoạt: TCTH được sử dụng trong các hoạt động khác nhau như trong giờ hoạt động có chủ đích, chơi ở góc chơi, chơi ở ngoài trời, chơi tự do và chơi ở giờ hoạt động chiều. Bảy là, đảm bảo tính phổ biến: Các trò chơi thiết kế dễ sử dụng, đồ chơi dễ làm, dễ tìm kiếm. Có thể sử dụng trong các điều kiện giáo dục tại những địa phương khác nhau. 3.2. Quy trình thiết kế Quá trình thiết kế hệ thống TCTH nhằm kích thích KNTTST của trẻ MG 5-6 tuổi được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Lựa chọn hoặc sáng tác các trò chơi có đầy đủ cấu trúc. Bước 2: Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của trò chơi và phân chúng theo 4 nhóm: Trò chơi củng cố biểu tượng, trò chơi tìm hiểu thế giứi xung quanh; trò chơi miêu tả có chủ đề; trò chơi với sản phẩm tạo hình. Điều chỉnh các thành tố của trò chơi sao cho ẩn chứa hành động tri giác mà nhà giáo dục muốn phát triển ở trẻ. Bước 3: Điều chỉnh đồ chơi và phân loại trò chơi theo nội dung kích thích KNTTST của trẻ MG 5-6 tuổi. 3.3. Hệ thống trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Chúng tôi đã thiết kế hệ thống kích thích và nâng cao kỹ năng TTST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, phân chia thành 4 nhóm: (1) Trò chơi củng cố biểu tượng: giúp cho quá trình củng cố biểu tượng không bị tẻ nhạt, nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng. (2) Trò chơi tìm hiểu thế giới xung quanh: bao gồm các tình huống, các loại trò chơi nhằm cho trẻ củng cố hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh; củng cố hệ thống hóa các chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt động. (3) Trò chơi miêu tả có chủ đề: gồm nhiều tình huống chơi tạo hình mang tính “sắm vai” nhằm kích thích trẻ tưởng tượng tốt hơn. (4) Trò chơi với các sản phẩm tạo hình: được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình hoàn thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Hệ thống trò chơi được khái quát cụ thể như sơ đồ dưới đây: 77
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Sơ đồ hệ thống TCTH kích thích KNTTST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi giới thiệu 05 trò chơi dưới đây: Trò chơi 1: Ai nhanh trí hơn Mục đích Ôn luyện và mở rộng những đặc điểm về đối tượng miêu tả; phát triển kỹ năng quan sát, phân tích; hình thành khả năng tưởng tượng, sáng tạo. Chuẩn bị Mỗi đội có ba bức tranh ghép hình chưa hoàn chỉnh và được gắn sẵn trên bảng, gồm: Chỉ vẽ phần thân nhà có cửa sổ; chỉ vẽ mái nhà và cửa chính; chỉ vẽ vài nét gợi ngôi nhà. Bút màu. Cách tổ chức Chia làm hai đội, mỗi đội có 3 trẻ. Sau khi có hiệu lệnh, lần lượt từng trẻ chạy lên vẽ vào phần thiếu của ngôi nhà và vẽ thêm một số sự vật khác như ông mặt trời, hoa cỏ,… để tạo ra bức tranh có chủ đề. Đội chiến thắng là đội vẽ tranh với nhiều sự vật và tô màu đẹp trong thời gian nhanh nhất. 78
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Trò chơi 2: Ai thông minh hơn? Mục đích Giúp trẻ liên tưởng, tưởng tượng về hình dáng, màu sắc của quả cam; hình thành ấn tượng, biểu tượng cho trẻ; phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ. Chuẩn bị Hai bộ tranh quả cam đã được vẽ thiếu nét và một số bộ phận, được kẹp chồng lên với nhau từ dễ đến khó; hai cái bảng để kẹp hai bộ tranh; chì hoặc sáp màu. Cách tổ chức: Chọn ra hai đội, mỗi đội có 5 cháu. Sau khi có hiệu lệnh của cô, bạn thứ nhất lên bảng vẽ thêm nét còn thiếu của quả cam, sau khi vẽ xong thì tháo bức tranh đó ra đặt trên bàn, thì bạn thứ hai mới được lên vẽ bức tranh tiếp theo, lần lượt như vậy đến khi kết thúc. Đội chiến thắng là đội vẽ xong tất cả quả cam với thời gian đã quy định. Trò chơi 3: Rung chuông vàng Mục đích Phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo; giúp trẻ biết cách phối hợp các vật liệu tạo hình; kích thích sự hứng thú. Chuẩn bị Một bức tranh mẫu xé dán, gợi ý một số hình chiếc thuyền hoặc cánh buồm; giấy vẽ, giấy màu; chì màu, sáp màu; hồ dán và một số vật liệu khác; máy tính, máy chiếu (tivi). Cách tổ chức Chơi toàn lớp. Cô chiếu tranh lên màn hình và đố trẻ: Đây là cái gì? Trong vòng 5 phút, GV yêu cầu trẻ phải trả lời câu đố bằng 1 bức tranh kết hợp giữa vẽ, xé dán và cắt dán. Hết thời gian thực hiện, GV yêu cầu trẻ đưa tranh lên, chọn một và tranh hoàn chỉnh và mời trẻ kể về bức tranh của mình. Trò chơi 4: Đuổi hình bắt bóng Mục đích Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân tích và định hướng trong không gian ba chiều; phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc thẩm mỹ; phát triển khả năng xây dựng hình tượng theo chủ đề. Chuẩn bị Hai bức tranh chỉ vẽ các hình tròn, elip,… ở các vị trí khác nhau trong tranh; bút chì màu và sáp màu. 79
  7. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Cách tổ chức Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 trẻ. Cô yêu cầu hai đội đoán xem những con vật này có tên và đang làm gì bằng các cử chỉ, động tác của như: vỗ cánh, rướn thân lên và gáy của gà trống; gà mẹ gọi con; gà con xúm xít, nô đùa,… và đang ở đâu. Cô cho trẻ hội ý trong vòng 15 giây. Hết thời gian hội ý, bạn thứ nhất lên bảng vẽ và tô màu những bộ phận còn thiếu của con gà; bạn thứ hai chỉ được lên vẽ và tô màu khi bạn thứ nhất vẽ xong một đối tượng. Tiếp tục bạn thứ ba, tư, năm lên vẽ và tô màu các sự vật khác còn lại như ông mặt trời, mây, hoa, cỏ, cây,… để tạo ra 1 bức tranh hoàn chỉnh. Kết thúc phần thi, GV yêu cầu đặt tên tranh của đội mình. Đội chiến thắng là đội thể hiện được bức tranh nêu được chủ đề. Bố cục, màu sắc hài hòa, không gian có nhiều tầng cảnh và vẽ thêm nhiều sự vật khác trong tranh. Trò chơi 5: Ai nhanh tay hơn Mục đích Phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, cảm xúc thẩm mỹ; hình thành khả năng xây dựng hình tượng theo chủ đề. Chuẩn bị Mỗi đội một bức tranh vẽ cây cam không có quả; sản phẩm vẽ (xé dán) quả cam. Cách tổ chức Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 trẻ. Trong thời gian 1 phút, GV yêu cầu hai đội lên dán những quả cam của mình với cây cam GV đã chuẩn bị theo trình tự hết trẻ này đến trẻ khác. Đội nào dán nhiều quả thì đội đó chiến thắng. 4. KẾT LUẬN TCTH là một kênh hữu ích phát triển khả năng tượng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Từ việc đưa ra nguyên tắc, quy trình thiết, chúng tôi đã thiết kế một hệ thống TCTH và phân chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm trò chơi sẽ có vai trò và hiệu quả khác nhau trong việc nâng cao năng lực TTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi đã trình bày 5 trò chơi và đưa ra một số lưu ý cơ bản cho quá trình tổ chức, sử dụng các trò chơi trên với hy vọng góp một phần vào việc kích thích và nâng cao mức độ TTST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Để phát huy hiệu quả sử dụng các TCTH nhằm kích thích khả năng TTST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viên mầm non cần: (1) Linh hoạt thay đổi, đa dạng hóa các yếu tố của trò chơi, vật liệu chơi, nội dung chơi cho phù hợp với đặc điểm của trẻ ở từng lớp học và điều kiện cơ sở vật chất, không gian lớp học. Tránh sử dụng lặp đi lặp lại một trò chơi trong một khoảng thời gian dài, gây nhàm chán cho trẻ; (2) Trò chơi cần được sử dụng phối hợp với các phương pháp, biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả kích thích cũng như nâng cao khả năng TTST cho trẻ. Tránh việc tuyệt đối hóa, vạn năng hóa vai trò của tạo hình trong thực hiện nhiệm vụ này; (3) Giáo viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng trẻ, luôn khơi gợi, khuyến khích trẻ thể hiện ý tưởng và tạo điều kiện cho trẻ trình bày ý tưởng của mình; không can thiệp quá sâu vào quá trình trẻ tham gia chơi mà cần để trẻ tự do, thỏa sức thể hiện; (4) Các trò chơi nói trên có thể được sử dụng ở các hình thức hoạt động đa dạng khác nhau ở trường mầm non như hoạt động tạo hình có chủ đích, hoạt động chơi ở các góc, hoạt động ngoài trời,… ở trường mầm non. 80
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục. [2] Trần Hiệp, Đức Long (1991). Sổ tay tâm lý học. NXB Khoa học xã hội. [3] Lê Văn Huy (2017). Thiết kế trò chơi tạo hình nhằm kích thích khả năng tưởng tưởng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [4] Lê Thanh Thủy (2014). Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội. [5] Podiacôp. N.N. (Lê Thị Ninh dịch) (1987). Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Ribot. T. Essay on Creative imagination. Produced by Clare Boothby and the Online. [7] Đức Uy (1999). Tâm lý học sáng tạo. NXB Giáo dục. [8] Vygotsky. L.S. (1985). Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi. NXB Phụ Nữ. [9] Hồ Hoàng Yến (2011), Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ tại một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Title: DESIGNING SHAPE-MADE GAMES TO DEVELOP THE CREATIVE IMAGINATIONS OF 5-6-YEAR-OLD PRESCHOOLERS Le Van Huy University of Education, Hue University levanhuy@dhsphue.edu.vn Abstract: Creative imaginations play an essential role in laying the foundation for the 5-6 age children’s psychological development as well as preparing them to enter subsequent years in the primary school. The ability could be built, educated and developed through some shape-made games in the kindergarten. Based on theoretical issues of developing of 5-6 years old preschool children’s creative imaginations, this paper presents the principles, the design process of Shape-made games, and shows some games to stimulate the ability for preschoolers aged 5-6. Keywords: Shape-made games, creative imaginations, 5-6-year-old preschoolers. 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2