Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may - Phần 2 (Ngành/Nghề: Công nghệ may - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
lượt xem 13
download
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may - Phần 2 (Ngành/Nghề: Công nghệ may - Trình độ: Cao đẳng) được biên soạn dựa trên kiến thức lý thuyết cơ bản về công nghệ và thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may hàng đầu ở Việt Nam. Giáo trình bao gồm 3 chương: Chương I - Thiết kế mẫu; Chương II - Nhảy mẫu; Chương III - Giác sơ đồ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may - Phần 2 (Ngành/Nghề: Công nghệ may - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
- TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT NGÀNH MAY - PHẦN 2 NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ MAY TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may – Phần 2 đƣợc biên soạn theo chƣơng trình đào tạo ngành Công nghệ may của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên kiến thức lý thuyết cơ bản về công nghệ và thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may hàng đầu ở Việt Nam; giáo trình bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Thiết kế mẫu Chƣơng II: Nhảy mẫu Chƣơng III: Giác sơ đồ Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh; Ban lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè, Tổng công ty Việt Thắng, Công ty Cổ phần Scavi,… đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình. TP. HỒ CHÍ MINH, ngày……tháng 08 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Đổng Thị Phƣơng Lan 2. TS Ngô Văn Cố (hiệu đính)
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TÊN ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 Áo sơ mi ASM 2 Áo sơ mi nam ngắn tay ASMNT 3 Bắp tay BT 4 Cao đô CĐ 5 Chân cổ CC 6 Cửa tay CT 7 Dài áo DA 8 Dài áo thân sau DATS 9 Dài bát tay DBT 10 Dài quần DQ 11 Dài tay DT 12 Đáy sau ĐS 13 Đáy trƣớc ĐT 14 Giàng quần GQ 15 Giao khuy GK 16 Hạ cổ sau HCS 17 Lá cổ LC 18 Ngang đô NĐ 19 Quần âu QA 20 Rộng vai RV 21 To bản nẹp TBN 22 Vòng cổ VC 23 Vòng đùi VĐ 24 Vòng eo VE 25 Vòng lai VL 26 Vòng mông VM 27 Vòng nách thân VNT 28 Vòng ngực VN 29 Vòng ống VÔ 30 Xuôi vai XV
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU Chương I: THIẾT KẾ MẪU .........................................................................................1 I. KHÁI NIỆM ............................................................................................................................ 1 1. Khái niệm về thiết kế mẫu ...................................................................................................... 1 2. Các loại mẫu trong sản xuất.................................................................................................... 2 3. Cơ sở thiết kế mẫu .................................................................................................................. 6 4. Nguyên tắc thiết kế mẫu ......................................................................................................... 6 5. Đồ dùng, dụng cụ cần thiết để thiết kế mẫu ........................................................................... 7 II. THIẾT KẾ THEO TÀI LIỆU VÀ THEO MẪU GỐC .......................................................... 7 1. Cơ sở thiết kế mẫu .................................................................................................................. 7 2. Các bƣớc tiến hành thiết kế .................................................................................................... 8 3. Các bài tập ứng dụng ............................................................................................................ 11 III. MAY MẪU ......................................................................................................................... 58 1. Khái niệm.............................................................................................................................. 58 2. Các bƣớc tiến hành may mẫu ............................................................................................... 58 Chương II: NHẢY MẪU .............................................................................................59 I. KHÁI NIỆM .......................................................................................................................... 59 1. Khái niệm.............................................................................................................................. 59 2. Cơ sở thực hiện nhảy mẫu .................................................................................................... 59 3. Nguyên tắc nhảy mẫu ........................................................................................................... 60 4. Các hình thức nhảy mẫu ....................................................................................................... 60 II. NHẢY MẪU THEO HỆ THỐNG CỠ VÓC ....................................................................... 60 1. Cơ sở nhảy mẫu .................................................................................................................... 60 2. Các bƣớc tiến hành nhảy mẫu ............................................................................................... 60 3. Các bài tập ứng dụng ............................................................................................................ 61 III. NHẢY MẪU THEO TÀI LIỆU KỸ THUẬT .................................................................... 69 1. Cơ sở nhảy mẫu .................................................................................................................... 69 2. Các bƣớc tiến hành nhảy mẫu ............................................................................................... 69 3. Các bài tập ứng dụng ............................................................................................................ 69 Chương III: GIÁC SƠ ĐỒ ..........................................................................................87 I. KHÁI NIỆM .......................................................................................................................... 87 1. Khái niệm về giác sơ đồ ....................................................................................................... 87 2. Yêu cầu và nguyên tắc khi giác sơ đồ .................................................................................. 87 3. Phân loại sơ đồ ...................................................................................................................... 88 4. Qui trình giác sơ đồ .............................................................................................................. 91
- II. GIÁC SƠ ĐỒ VỚI VẢI HOA VĂN TỰ DO ...................................................................... 92 1. Cơ sở giác sơ đồ .................................................................................................................... 92 2. Giác sơ đồ ............................................................................................................................. 93 III. GIÁC SƠ ĐỒ VỚI VẢI HOA VĂN MỘT CHIỀU ........................................................... 93 1. Cơ sở giác sơ đồ .................................................................................................................... 93 2. Giác sơ đồ ............................................................................................................................. 94 IV. GIÁC SƠ ĐỒ VỚI VẢI HOA VĂN CÓ CHU KỲ ........................................................... 95 1. Cơ sở giác sơ đồ .................................................................................................................... 95 2. Giác sơ đồ ............................................................................................................................. 96
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT NGÀNH MAY – PHẦN 2 Mã môn học/mô đun: MH 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học Chuẩn bị sản xuất về ngành may – phần 2 đƣợc bố trí vào học kỳ I năm thứ ba sau học phần Thiết kế trang phục II. - Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc, kết hợp lý thuyết và bài tập thực hành. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị sản xuất về thiết kế ngành may, hƣớng dẫn ngƣời học thiết kế, nhảy mẫu và giác sơ đồ đƣợc các sản phẩm áo quần từ đơn giản đến phức tạp dựa theo tài liệu kỹ thuật và mẫu gốc. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc các phƣơng pháp tiến hành thiết kế mẫu, nhảy mẫu và giác sơ đồ. - Về kỹ năng: + Tính toán đƣợc các thông số kỹ thuật trong thiết kế mẫu, may mẫu, nhảy mẫu và giác sơ đồ; + Thiết kế mẫu, may mẫu, nhảy mẫu và giác sơ đồ các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket, trang phục bơi theo mẫu gốc và tài liệu kỹ thuật; + Phân tích đƣợc một số sai hỏng thƣờng gặp và cách khắc phục. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức đƣợc ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học; + Rèn đƣợc tính cẩn thận, phƣơng pháp học tƣ duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập.
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 1 Chương I: THIẾT KẾ MẪU Giới thiệu: Thiết kế mẫu có một vị trí rất quan trọng và là công tác đầu tiên trong quá trình chuẩn bị sản xuất về thiết kế. Các nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng I bao gồm: Thiết kế mẫu các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket 3 lớp và trang phục bơi. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các phƣơng pháp tiến hành thiết kế mẫu áo sơ mi, quần âu, áo jacket và trang phục bơi; - Thực hành thiết kế mẫu hoàn chỉnh các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo jacket, veston và trang phục bơi theo mẫu gốc và tài liệu kỹ thuật; - Phân tích đƣợc các dạng sai hỏng thƣờng gặp và cách khắc phục trong quá trình thiết kế mẫu; Phân tích đƣợc các thông số kỹ thuật và vận dụng vào việc thiết kế mẫu và may mẫu; - Rèn đƣợc tính cẩn thận, chính xác, phƣơng pháp học nhóm, phƣơng pháp học tƣ duy và nghiêm túc trong công việc. I. KHÁI NIỆM 1. Khái niệm về thiết kế mẫu Thiết kế mẫu là công tác tạo dựng hình ảnh các chi tiết của sản phẩm. Tùy theo hình thức sản xuất là may đo hay may công nghiệp mà công tác thiết kế mẫu đƣợc thực hiện trên vải hay trên giấy. Hình vẽ các chi tiết của sản phẩm trên giấy theo thuật ngữ chuyên ngành đƣợc gọi là “rập”. Trƣớc khi thiết kế mẫu, ngƣời ta còn phải thực hiện nhiều công tác nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, sáng tác mẫu, nghiên cứu mẫu; tuy nhiên trong giới hạn của chƣơng trình, những công tác này không đƣợc trình bày trong giáo trình này. Công việc thiết kế mẫu phải đƣợc thực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nếu có sai sót mà không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả không lƣờng, thiệt hại không những về mặt kinh tế mà còn ảnh hƣởng đến uy tín của xí nghiệp. Trong sản xuất công nghiệp phải cùng lúc thỏa mãn đƣợc yêu cầu của nhiều ngƣời thuộc nhiều tầng lớp, giới tính, độ tuổi và ngành nghề khác nhau; để làm tốt đƣợc những yêu cầu trên, các doanh nghiệp may phải nỗ lực phấn đấu không ngừng, luôn đổi mới công nghệ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên nhằm tạo ra những bộ mẫu thiết kế đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, khẳng định đẳng cấp thƣơng hiệu và đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Đó cũng là mục tiêu đƣợc đƣa lên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 2 Hơn nữa trong xã hội ngày nay, luôn có những nhóm ngƣời với những cỡ vóc khác nhau (mỗi cỡ vóc là một tập hợp các số đo chiều cao, vòng cổ, vòng ngực, vòng mông… nhất định) với nhiều đặc điểm cấu trúc cơ thể, vùng miền, địa phƣơng với khí hậu địa lí, cùng với đời sống kinh tế - xã hội khác nhau; vì thế mẫu trong sản xuất công nghiệp cũng phải đảm bảo phù hợp những đặc điểm trên cho khách hàng. Trong ngành may công nghiệp với sự góp sức của nhiều ngƣời, với nhiều chuyên môn khác nhau, công việc thiết kế trở nên chuyên môn hóa, bởi đã có những bộ phận nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu cỡ vóc… những chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu sẽ đƣa ra những con số cụ thể về cỡ vóc phù hợp với các đối tƣợng, những nhận định cụ thể để phát triển mẫu. Ngƣời làm công tác thiết kế mẫu chú trọng vào phần chuyên môn thiết kế, để sao cho bộ mẫu thiết kế khi may mẫu (chế thử) đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay ngành may công nghiệp của Việt Nam, các đơn hàng phần lớn là xuất đi các nƣớc thuộc khối châu Âu, châu Mỹ, Nhật… tài liệu và mẫu gốc đƣợc chuyển đến trực tiếp hoặc gián tiếp qua email của nhà máy; bộ phận kỹ thuật tiếp nhận thông tin tiến hành dịch thuật, thiết kế, kiểm tra bộ mẫu so với tài liệu kỹ thuật và may mẫu đối. Tóm lại, thiết kế mẫu là quá trình thiết kế các chi tiết kết cấu nên sản phẩm, sau khi lắp ráp các chi tiết tạo thành một sản phẩm đảm bảo hình dáng của mẫu gốc và thông số kích thƣớc đúng theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng. Mẫu sau khi đƣợc khách hàng duyệt hay còn gọi là mẫu đối, đƣợc sử dụng làm cơ sở xây dựng các bộ mẫu phục vụ cho quá trình sản xuất nhƣ: mẫu cứng, mẫu đầu chuyền, mẫu ủi, mẫu kiểm tra... 2. Các loại mẫu trong sản xuất - Mẫu mỏng: Mẫu mỏng là mẫu bán thành phẩm, kích thƣớc và hình dạng của các chi tiết có tính thêm lƣợng dƣ công nghiệp cần thiết, đƣợc thiết kế trên vật liệu giấy mỏng, dai, mềm, ít biến dạng, có thể dễ dàng chỉnh sửa sau quá trình may mẫu. - Mẫu cứng: Mẫu cứng là bộ mẫu đƣợc sao chép từ mẫu mỏng đạt yêu cầu một cách chính xác với đầy đủ các thông tin từ mẫu mỏng. Mẫu cứng có 2 loại: là mẫu thành phẩm và mẫu bán thành phẩm + Mẫu thành phẩm: Mẫu thành phẩm là mẫu có thông số kích thƣớc đúng với thông số kích thƣớc thành phẩm của các chi tiết trên sản phẩm đƣợc cung cấp cho bộ phận giác sơ đồ làm mẫu giác các chi tiết keo (mex), dựng... cung cấp cho phân xƣởng cắt và may. + Mẫu bán thành phẩm: Mẫu bán thành phẩm là mẫu thành phẩm đƣợc gia đầy đủ đƣờng may cho quá trình lắp ráp chi tiết, mẫu đƣợc cung cấp cho bộ phận giác
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 3 sơ đồ, phân xƣởng cắt làm mẫu cắt chính xác các bán thành phẩm và cung cấp cho phân xƣởng may. - Mẫu cắt gọt: Mẫu cắt gọt là mẫu có kích thƣớc bằng mẫu thành phẩm hoặc bán thành phẩm, đƣợc làm bằng chất liệu có độ bền cao. Mẫu thƣờng đƣợc thiết kế để cắt các chi tiết nhỏ, cần độ chính xác cao nhƣ: thép tay, lá cổ, chân cổ, túi áo và các chi tiết keo lá cổ, chân cổ, bát tay, lƣng... - Mẫu may: Mẫu may là mẫu thành phẩm của chi tiết dùng để may các chi tiết nhỏ và các chi tiết có độ chính xác cao, mặt dƣới của mẫu thô ráp đảm bảo khi may ít bị xê dịch. - Mẫu ủi: Mẫu ủi là mẫu nhỏ hơn mẫu thành phẩm 0,1cm của chi tiết đƣợc ủi, đƣợc làm từ vật liệu ít bị biến dạng, chịu đƣợc nhiệt. - Mẫu sang dấu: Mẫu sang dấu là mẫu dùng để đánh dấu các chi tiết, có dạng khe hoặc lỗ, đảm bảo định vị chính xác vị trí của một số điểm thiết kế trên sản phẩm. - Mẫu kiểm tra: Mẫu kiểm tra là mẫu vẽ đúng theo hình dáng của sản phẩm, có xác định các thông số theo vị trí đo của khách hàng, dùng để kiểm tra thành phẩm nhanh và chính xác, đƣợc làm bằng giấy cứng và dán trên bàn kiểm tra thông số. - Mẫu phụ dùng cho vải kẻ sọc: Đây là loại mẫu bán thành phẩm có cộng thêm lƣợng dƣ an toàn khi gia công. Lƣợng dƣ an toàn là lƣợng dƣ đƣợc cộng thêm cho mỗi chi tiết, phụ thuộc vào chu kỳ kẻ sọc và qui cách may của chi tiết, nhằm đảm bảo đƣợc yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và tiết kiệm đƣợc nguyên liệu. Đối với áo sơ mi có kẻ sọc, caro: Lƣợng dƣ an toàn áp dụng cho các chi tiết nhỏ nhƣ cổ áo, bát tay, túi áo, đô áo (cầu vai), thép tay... Đối với vải kẻ sọc: Tùy theo yêu cầu kỹ thuật, lƣợng dƣ an toàn đƣợc cộng thêm cho chi tiết từ 0,5 đến 1 chu kỳ kẻ sọc. Ví dụ 1: Bát tay cần thẳng sọc, đô áo lớp trong canh thẳng sọc lớp ngoài (hình 1.1 và 1.2) Hình 1.1. Bát tay Hình 1.2. Đô áo Ví dụ 2: Đô áo lớp ngoài canh sọc với tay áo: Cầu vai sẽ cộng thêm 1 chu kỳ về phía vai (hình 1.3)
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 4 Hình 1.3. Đô áo lớp ngoài canh sọc với tay áo Đối với vải kẻ ngang, kẻ caro: Lƣợng dƣ an toàn cho các chi tiết theo chiều dọc và chiều ngang từ 0,5 đến 1 chu kỳ kẻ caro (hình 1.4; 1.5; 1.6; 1.7; 1.8 và 1.9). Hình 1.4. Đô áo và bát tay cần canh sọc Hình 1.5. Túi nở rộng canh kẻ dọc
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 5 Hình 1.6. Túi nở rộng canh kẻ ngang Hình 1.7. Túi nở rộng canh kẻ caro Hình 1.8. Lá cổ nở rộng canh kẻ caro
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 6 Hình 1.9. Thân quần nở rộng canh kẻ caro 3. Cơ sở thiết kế mẫu Dựa trên những mẫu gốc ban đầu của khách hàng nhƣ sản phẩm áo, quần, nón, giỏ xách… cũng có thể là bộ rập mỏng đƣợc khách hàng chuyển đến trực tiếp hoặc gián tiếp qua email của nhà máy. Trên cơ sở đó, kết hợp với tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra bộ mẫu về hình dáng, số lƣợng chi tiết, hƣớng canh sợi, đƣờng lắp ráp… và tiến hành thiết kế mẫu sao cho đảm bảo đƣợc hình dáng, cấu trúc chi tiết, thông số kích thƣớc và yêu cầu kỹ thuật. Độ co, giãn của nguyên liệu sẽ phát sinh trong quá trình gia công tạo ra sản phẩm. Vì vậy phải nghiên cứu kỹ tính chất nguyên liệu để xử lý, tăng giảm mẫu rập khi tiến hành thiết kế. Độ co giãn của nguyên liệu đƣợc xử lý theo yêu cầu cụ thể từng mã hàng nhƣ: phà hơi, giặt, ủi, ép nhiệt, wash, đƣờng may... Ngoài ra, khi sản xuất các sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số ngƣời tiêu dùng, ta còn phải căn cứ vào hệ thống cỡ số. Hệ thống cỡ số này chính là kết quả của quá trình khảo sát trên cơ thể nhiều ngƣời, nhiều lứa tuổi, nhiều đối tƣợng; mỗi quốc gia có một bảng hệ thống cỡ số khác nhau. Trong giai đoạn thiết kế mẫu, kinh nghiệm chuyên môn về thiết kế là một yếu tố rất quan trọng, có kinh nghiệm tốt sẽ phân tích tổng hợp các dử liệu đúng hƣớng và thiết kế hoàn chỉnh bộ rập đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sau khi may mẫu sẽ tạo ra một sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. Nếu trong trƣờng hợp tài liệu kỹ thuật và mẫu gốc có mâu thuẫn thì ta dựa vào tài liệu kỹ thuật để thiết kế hoặc tham khảo ý kiến của khách hàng. 4. Nguyên tắc thiết kế mẫu Thiết kế mẫu phải gắn liền với việc nghiên cứu tính chất nguyên phụ liệu. Tùy vào tính chất nguyên phụ liệu nhƣ độ co giãn, hoa văn, kẻ sọc hay có tuyết mà ngƣời thiết kế sẽ điều chỉnh hƣớng canh sợi trên chi tiết sao cho phù hợp đảm bảo đƣợc vẻ
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 7 thẩm mỹ cho sản phẩm và yêu cầu của khách hàng. Tùy vào tính chất của nguyên liệu mà sử dụng phụ liệu cho phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mẫu. Trong quá trình thiết kế phải luôn kết hợp với mẫu gốc, tài liệu kỹ thuật và phần trăm co rút của nguyên liệu mới có thể đảm bảo đƣợc hình dáng và thông số kích thƣớc mẫu khi sản xuất; phải luôn đảm bảo sự trùng khớp về đƣờng lắp ráp cho các chi tiết của bộ mẫu, các dấu bấm trong bộ mẫu phải đảm bảo trùng khớp khi cắt và may sản phẩm. Ngoài ra, ngƣời thiết kế còn phải chú ý đến điều kiện vật chất thiết bị nhà xƣởng và tay nghề của công nhân để khi sản xuất sẽ đạt năng suất cao. Tóm lại, bộ mẫu thiết kế phải bảo đảm: - Phù hợp với tính chất nguyên phụ liệu, hình dáng mẫu gốc và thông số kích thƣớc theo tài liệu kỹ thuật. - Trên các chi tiết phải ghi đầy đủ, chính xác các ký hiệu nhƣ tên chi tiết, số lƣợng, hƣớng canh sợi, cỡ vóc (size), mã hàng, lớp chính, lớp lót... - Đƣờng lắp ráp phải trùng khớp, đƣờng cong tròn làn, đƣờng cắt trơn láng. - Phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp. 5. Đồ dùng, dụng cụ cần thiết để thiết kế mẫu - Thƣớc dây, thƣớc thẳng, thƣớc êke - Bộ thƣớc cong - Bút chì - Tẩy - Giấy mỏng thiết kế. II. THIẾT KẾ THEO TÀI LIỆU VÀ THEO MẪU GỐC Thiết kế mẫu theo phƣơng pháp thủ công hay sử dụng phần mềm chuyên dụng, đều cần có những dữ liệu để thiết kế và trình tự các bƣớc công việc theo một nguyên tắc nhất định. 1. Cơ sở thiết kế mẫu 1.1. Tài liệu và mẫu gốc Dựa vào tài liệu và mẫu gốc sản phẩm của khách hàng chuyển đến, bộ phận thiết kế sẽ tiến hành nghiên cứu hình dáng, thông số kích thƣớc, vị trí đo, qui cách may sản phẩm; làm cơ sở để thiết kế mẫu chính xác theo yêu cầu của khách hàng và đề xuất trang thiết bị may mẫu. 1.2. Tính chất nguyên liệu Dựa trên kết quả nghiên cứu độ co rút, độ bai giãn, hoa văn... để xác định hƣớng canh sợi các chi tiết, thiết kế mẫu rập phù hợp với tính chất nguyên liệu đảm bảo thông số kích thƣớc thành phẩm theo tài liệu kỹ thuật. 1.3. Kinh nghiệm chuyên môn
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 8 Dựa vào kinh nghiệm về thiết kế để tiếp nhận và xử lý tốt thông tin của khách hàng, đảm bảo sản phẩm đúng thông số, hình dáng và lắp ráp đúng yêu cầu kỹ thuật từng chủng loại sản phẩm trên các loại nguyên liệu khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu và mẫu gốc, tính chất nguyên phụ liệu, ta cần thông báo với khách hàng nếu có các thông tin về mẫu thiết kế không đồng bộ. 2. Các bƣớc tiến hành thiết kế Bƣớc 1. Nghiên cứu tính chất nguyên liệu Khi thiết kế cần nắm vững tính chất cơ lý của nguyên phụ liệu: - Đặc điểm cấu tạo - Tính chất, thành phần nguyên liệu - Màu sắc - Độ dày mỏng, độ trơn bóng - Xác định hoa văn trên bề mặt của nguyên liệu: Vải trơn, vải hoa văn một chiều, vải có tuyết... - Nghiên cứu độ co, độ bai giãn của nguyên liệu qua giặt, phà hơi, wash, may... theo yêu cầu sản xuất của mã hàng. Trƣớc khi thiết kế phải nghiên cứu độ co, giãn của nguyên liệu và áp dụng công thức tính % độ co: Rdọc (hoặc ngang) % = (L0 - L1) / L0 x 100 Trong đó: L0 là chiều dài (hoặc rộng) ban đầu. L1 là chiều dài (hoặc rộng) sau khi vải bị co (do giặt ủi, máy xử lí độ co...) Tùy vào độ co giãn của nguyên liệu mà ngƣời thiết kế sẽ tăng giảm thông số trên bộ mẫu thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau khi giặt ủi. - Nghiên cứu ký hiệu mã vải, màu sắc hoa văn, vải một chiều, kẻ sọc, mặt trái, mặt phải... Ngƣời thiết kế phải biết mã vải cũng nhƣ màu sắc hoa văn trên vải để thuận tiện cho việc thiết kế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mẫu. - Ngoài ra, còn phải nghiên cứu nhiệt độ ủi ép để có hƣớng sử dụng nguyên phụ liệu cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mẫu. Bƣớc 2. Nghiên cứu tài liệu và mẫu gốc - Nghiên cứu những nét đặc trƣng về hình dáng của sản phẩm. - Nghiên cứu kết cấu các chi tiết của sản phẩm: Xác định các loại nguyên phụ liệu chính, lót, phối, keo... để lập bảng thống kê đầy đủ các chi tiết của sản phẩm. - Dựa vào mẫu gốc và các vị trí đo trên hình vẽ mô tả mẫu trong trong tài liệu để xác định thông số kích thƣớc các chi tiết + Đo thông số thành phẩm trên mẫu gốc: Đặt sản phẩm êm phẳng đúng theo hƣớng canh sợi (canh dọc, canh ngang, thiên canh và dƣợc canh), đo trên mặt phải của
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 9 mẫu, đảm bảo đo đúng vị trí và chính xác từng thông số để dễ dàng khi tiến hành thiết kế. + Dựa vào qui cách may, sử dụng thiết bị trên sản phẩm để có hƣớng gia đƣờng may cho phù hợp. Đối với mẫu gốc, nếu cần có thể tháo ra một đoạn để nghiên cứu độ gia đƣờng may. + Cần xác định lƣợng tiêu hao công nghệ trong quá trình gia công; tính toán đầy đủ lƣợng tiêu hao công nghệ cho các chi tiết trong quá trình thiết kế mẫu. Lƣợng tiêu hao công nghệ phụ thuộc vào nguyên liệu và phƣơng pháp gia công sản phẩm. Thông số bán thành phẩm = Thông số thành phẩm + Độ gia đƣờng may + Độ co nguyên liệu + Độ cộm + Độ xơ Bƣớc 3. Tính độ dƣ trung bình - Độ dƣ trung bình cho ép dựng phụ thuộc vào tính chất nguyên liệu, lực ép, nhiệt độ ép. - Độ dƣ trung bình cò phụ thuộc vào độ dày của vải... sẽ đƣợc nghiên cứu và tính toán cụ thể theo thực tế. - Độ dƣ co cộm trong quá trình may: + Độ co cộm đƣờng may phụ thuộc vào tính chất nguyên liệu và quá trình gia công. + Đối với vải đặc biệt nhƣ len, vải xốp dày, hoặc dễ xổ tuột... thì độ cộm sẽ lớn hơn. + Chất liệu vải co giãn khi có tác động của đƣờng may thì phải tính toán dựa vào kết quả chế thử của sản phẩm. Bƣớc 4. Tiến hành thiết kế - Dùng bút chì dựng hình trên giấy mỏng, thiết kế các chi tiết lớn trƣớc, nhỏ sau. Các chi tiết có decoup thì thiết kế chi tiết lớn trƣớc, sau đó rã decoup gia đƣờng may. Sản phẩm có nhiều lớp thì thiết kế lớp chính trƣớc, lớp lót sau. Sản phẩm có chần gòn chú ý độ dày mỏng của gòn để gia thêm đƣờng may xung quanh đảm bảo thông số sau khi chần gòn. Trong quá trình thiết kế mẫu phải đảm bảo đúng theo thông số kích thƣớc và hình dáng của sản phẩm; phải vận dụng kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm chuyên môn trong quá trình thiết kế để đảm bảo sự trùng khớp giữa các chi tiết khi lắp ráp sản phẩm. - Xác định độ gia đƣờng may. - Xác định các dấu bấm, dấu khoan cần thiết trên mỗi chi tiết. - Trong quá trình thiết kế, phải ghi đầy đủ thông tin trên mỗi chi tiết: Tên chi tiết, số lƣợng, định hƣớng canh sợi, ký hiệu mã hàng, cỡ vóc, vải chính, lót, phối, dựng, keo... Bƣớc 5. Kiểm tra: Dựa tài liệu và mẫu gốc
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 10 - Kiểm tra đƣờng vẽ chi tiết: + Đƣờng vẽ phải bảo đảm hình dáng mô tả sản phẩm và đúng thông số kích thƣớc trong tài liệu kỹ thuật + Đƣờng vẽ phải sắc nét, cong tròn làn và đảm bảo hình dáng chi tiết. - Kiểm tra đƣờng lắp ráp các chi tiết bộ mẫu Sau khi thiết kế xong, kiểm tra: số lƣợng, thông tin ghi trên các chi tiết, sự trùng khớp các dấu bấm trên các chi tiết. - Kiểm tra độ gia đƣờng may: Dựa vào yêu cầu sử dụng thiết bị và hình vẽ qui cách may của sản phẩm trong tài liệu và mẫu gốc, kiểm tra toàn bộ độ gia đƣờng may trên từng chi tiết của bộ mẫu. Bƣớc 6. Thiết kế các dấu bấm, dấu khoan trên các chi tiết, mẫu lấy dấu, mẫu định hình - Nghiên cứu và làm các mẫu định hình, định vị, mẫu thành phẩm, mẫu lấy dấu... để tiến hành may mẫu và cung cấp mẫu cho xƣởng may. - Mẫu mỏng thiết kế xong phải có đầy đủ các dấu bấm, dấu khoan định vị trên các chi tiết. Ngoài ra, bộ phận làm rập cải tiến sẽ nghiên cứu chế rập giúp cho công đoạn may đƣợc dễ dàng và nâng cao năng suất. Bƣớc 7. Lập bảng thống kê chi tiết Nội dung chính và hình thức bảng thống kê chi tiết đƣợc trình bày nhƣ bảng 1.1; tuy nhiên, bảng này có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm và công ty nhƣng phải nêu đƣợc các nội dung nhƣ sau: - Phải đảm bảo rằng bảng thống kê có đầy đủ các chi tiết của bộ mẫu, số lƣợng, vải chính, vải lót và yêu cầu kỹ thuật về hƣớng canh sơi, ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu. - Bảng thống kê và bộ mẫu đƣợc chuyển cho trƣởng phòng kỹ thuật duyệt và đƣợc chuyển sang bộ phận may mẫu chế thử. - Tùy theo mỗi loại nguyên liệu hay phụ liệu, cột số thứ tự sẽ đƣợc viết theo ký hiệu A, B, C... hoặc I, II, III... ở từng mục của bảng thống kê, trong đó: + A: Vải chính + B: Vải phối + C: Vải lót... Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cắt sản phẩm CÔNG TY CP MAY… XI NGHIỆP MAY… TIÊU CHUẨN CẮT Khách hàng:... Mã hàng:…
- Chƣơng I: Thiết kế mẫu 11 STT TÊN CHI TIẾT SỐ LƢỢNG CANH SỢI GHI CHÚ A VẢI CHÍNH 1 Thân trƣớc 2 Canh sợi dọc 2 Thân sau 1 Canh sợi dọc … … … … Tổng cộng … B VẢI PHỐI 1 Túi thân trƣớc 2 Canh sợi dọc 2 Sóng tay 2 Canh sợi dọc … … … … Tổng cộng … C VẢI LÓT 1 Thân trƣớc 1 Canh sợi dọc 2 Thân sau 1 Canh sợi dọc … … … … Tổng cộng: … * Chú ý: Khi mẫu hoặc bảng thống kê có sửa đổi, phải ghi rõ ngày sửa đổi và bàn giao cho bộ phận kỹ thuật và giác sơ đồ. 3. Các bài tập ứng dụng Mục 1 và 2 trong chƣơng này đã trình bày cơ sở thiết kế, các bƣớc tiến hành thiết kế. Đó là cơ sở và các bƣớc chung cho các loại sản phẩm. Mục 3 này trình bày chi tiết với từng loại sản phẩm đang đƣợc sản xuất phổ biến hiện nay (áo sơ mi, quần short, áo jacket 3 lớp, trang phục bơi nữ và trang phục bơi nam). 3.1. Thiết kế áo sơ mi nam ngắn tay 3.1.1. Tài liệu áo sơ mi nam ngắn tay a/ Bảng thông số kích thƣớc thành phẩm Bảng thông số kích thƣớc áo sơ mi nam ngắn tay đƣợc trình bày nhƣ bảng 1.2. Bảng 1.2. Thông số kích thƣớc thành phẩm áo sơ mi nam ngắn tay KÝ THÔNG SỐ TÊN SỐ ĐO VỊ TRÍ ĐO HIỆU SIZE M (cm)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH PLC CĂN BẢN
144 p | 1054 | 370
-
Giáo trình Công nghệ may - NXB ĐHQG TP. HCM
192 p | 914 | 307
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy - Chương VII
15 p | 429 | 285
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy - Chương 8: Quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết điển hình
30 p | 584 | 218
-
Chương 7 Thiết kế quy trình công nghệ
15 p | 805 | 204
-
Giáo trình công nghệ chế tạo máy - Chương 7
15 p | 330 | 94
-
Giáo trình Quản trị sản xuất trong công nghiệp đóng tàu thuỷ - ĐH GTVT TP.HCM
147 p | 245 | 80
-
Giáo án Công Nghệ lớp 8: Vai trò của cơ khí trong sx và trong đời sống
4 p | 271 | 59
-
Giáo trình Thiết bị đúc: Phần 2
144 p | 132 | 46
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: Bài 28 : MẠNG ĐIỆN SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ
6 p | 418 | 31
-
Giáo trình công nghệ chế tạo máy bay chương 7
17 p | 93 | 17
-
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may - Phần 1 (Ngành/Nghề: Công nghệ may - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
104 p | 69 | 15
-
Giáo trình Thiết bị ngành giấy (Tập 1: Thiết bị sản xuất bột giấy): Phần 1
149 p | 19 | 11
-
Giáo trình Tổ chức sản xuất - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
22 p | 16 | 7
-
Giáo trình Điện cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
112 p | 29 | 5
-
Giáo trình Tổ chức sản xuất cơ khí (In lần thứ nhất): Phần 1
141 p | 15 | 5
-
Giáo trình Điện cơ bản (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
200 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn